I. Những kiến thức cần nắm: Vài nét về tác giả Tô Hoài


 Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam: nhân



tải về 0.59 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích0.59 Mb.
#34696
1   2   3   4   5   6   7   8

Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam: nhân

hậu, bao dung, cao thượng, giàu lòng vị tha.

- Về người đàn ông độc ác:

+ Cuộc sống đói nghèo đã biến “anh con trai” cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu.

+ Lão đàn ông có “mái tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ” vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình.

+ Lời nguyền rủa vợ con: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ” bộc lộ sự đau đớn, bất lực tột cùng của một người đàn ông trước đói nghèo, cơ cực đang bao vây gia đình, vợ con.

Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy?

- Chị em thằng Phác: Bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy.

+ Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ đến toà án huyện.

+ Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, theo sự yêu thương rất bản năng mà đứa con sẵn có giành cho mẹ:

. Nhìn thấy cha đánh mẹ, nó lao như một viên đạn về phía cha, giằng được cái thắt lưng, quật vo giữa ngực trần vạm vỡ của cha… Tình yu thương mẹ, và sự uất ức đối với cha đ vượt ra ngoài cái dáng vóc nhỏ b loắt choắt của nĩ. Đó là hình ảnh tuổi thơ đầy dấu vết của những đứa trẻ con nghèo vùng biển.

. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chặng chịt”, “nó tuyên bố (…) rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh” -> Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động, xót xa…

- Người nghệ sĩ nhiếp ảnh:

+ Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng.

+ Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển.

=> Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ: trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.

4. Nghệ thuật:

a. Cách xây tình huống truyện độc đáo:

- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.

- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.

- Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.

- Ý nghĩa: Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.

b. Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm:

- Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng là sự hóa thân của tác giả: sắc sảo, khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục, tăng cường khả năng khám phá đời sống.

- Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

C. Kết bài:

- “Chiếc thuyền ngồi xa” là những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

- Sự thật nghiệt ng trong tc phẩm khơi gợi nguời cầm bút nên nhìn kĩ vo những gì ẩn sau vẻ đẹp bên ngoài để nhớ tới trách nhiệm của nguời nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người.

Đề 2. Phân tích nhân vật Phùng để làm rõ quan niệm về nghệ thuật và cách nhìn cuộc sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

1. Nhân vật Phùng thể hiện quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

a. Phùng là người yêu nghề, có trách nhiệm với nghề

- Anh đã phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào.

- Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm anh mới chụp được bức ảnh ưng ý.

Phùng không đơn giản, qua loa với công việc mà anh luôn hết lòng vì công việc.

b. Phùng là một nghệ sĩ tài năng:

- Anh đã phát hiện bức tranh thiên nhiên giàu giá trị nghệ thuật:

+ Trước mặt Phùng là một khung cảnh thiên nhiên như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.

+ “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng của mặt trời chiếu vào”.

+ “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.

+ Khung cảnh được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới giữa hai chiếc gọng vó giống hệt “cánh một con dơi”, đẹp từ đường nét đến ánh sáng.

Phùng là người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát bằng đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần.

c. Phùng là người nghệ sĩ thật sự rung cảm trước cái đẹp:



tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương