I. Lĩnh vực Văn hóa: Thủ tục đăng lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Trình tự thực hiện



tải về 1.62 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.62 Mb.
#24329
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

A




TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

6

Hàm lượng Amoni(*)

mg/l

3

SMEWW 4500 - NH3 C hoặc

SMEWW 4500 - NH3 D



A

7

Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*)

mg/l

0,5

TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe

B

8

Chỉ số Pecmanganat

mg/l

4

TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)

A

9

Độ cứng tính theo CaCO3(*)

mg/l

-

TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C

B

10

Hàm lượng Clorua(*)

mg/l

-

TCVN6194 - 1996

(ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D



A

11

Hàm lượng Florua

mg/l

-

TCVN 6195 - 1996

(ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F-



B

12

Hàm lượng Asen tổng số

mg/l

0,05

TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B

B

13

Coliform tổng số

Vi khuẩn/ 100ml

150

TCVN 6187 - 1,2:1996

(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222


A


14

E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt

Vi khuẩn/ 100ml

20

TCVN6187 - 1,2:1996

(ISO 9308 -1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222



A

Ghi chú: (*) Là chỉ tiêu cảm quan.

Các chỉ tiêu chất lượng nước bể bơi phải được kiểm tra, giám sát theo quy định. Cơ sở thể thao có trách nhiệm lưu mẫu nước (500ml) mỗi lần xét nghiệm ít nhất trong 5 ngày, kể từ ngày kiểm tra. Tài liệu mỗi lần kiểm tra phải lưu hồ sơ và cung cấp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Y tế:

+ Có phòng y tế, có giường nghỉ cho người bị mệt và cấp cứu, có đủ cơ số thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu ngạt nước;

+ Đăng ký liên kết cấp cứu với cơ sở y tế gần nhất;

+ Tổ chức nhỏ thuốc mắt, mũi, lau khô tai cho những người tham gia tập luyện trước khi rời khỏi bể bơi.

- Mật độ: 01 người/m2 ở khu vực nước nông (độ sâu dưới 1,0m) hoặc 01 người/2m2 ở khu vực nước sâu (độ sâu từ 1,0m trở lên).

- Đảm bảo các quy định về thời gian hoạt động, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.

(2) Về trang thiết bị:

- Dây phao:

+ Dây phao dọc: Được căng dọc theo đường bơi cho các bể bơi có độ sâu từ 1,40m trở lên dùng cho các đối tượng đã biết bơi;

+ Dây phao ngang: Được căng ngang bể bơi để chia khu vực có độ sâu từ 1m trở xuống cho người chưa biết bơi ngăn với khu vực có độ sâu hơn 1m đối với bể bơi có độ sâu khác nhau.

- Trang bị cứu hộ:

+ Sào cứu hộ: Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 sào cứu hộ dài 2,50m, sào cứu hộ được sơn màu đỏ - trắng, được đặt ở các vị trí thuận lợi trên thành bể dễ phát hiện để khi cần mọi người đều có thể sử dụng;

+ Phao cứu sinh: Mỗi bể bơi phải có ít nhất 06 chiếc phao cứu sinh được đặt ở vị trí thuận lợi, dễ nhìn thấy;

+ Ghế: Ghế cứu hộ phải có chiều cao ít nhất 1,50m (tính từ mặt bể), được đặt ở hai bên thành bể để đảm bảo vị trí quan sát thuận lợi cho nhân viên cứu hộ.

- Bảng biểu:

+ Bảng nội quy: Mỗi bể bơi phải có bảng nội quy đặt ở vị trí dễ đọc, dễ xem. Nội dung nội quy phải quy định rõ trách nhiệm của cơ sở thể thao hoạt động bơi, lặn; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tập luyện; quy định khuyến cáo những người không nên tham gia bơi, lặn như: người mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền qua tiếp xúc với nước bể bơi, người mắc các bệnh có nguy cơ cao dễ gây tai biến ảnh hưởng đến sức khoẻ theo chỉ định của bác sĩ, người uống rượu, ăn no, vừa làm việc quá mệt hoặc phơi ngoài nắng lâu; những người không được tham gia bơi, lặn; quy định về trang phục đối với người tập và các nhân viên làm việc tại bể bơi;

+ Biển báo: Trong khu vực bể bơi phải có đầy đủ các bảng báo hiệu đặt ở các hướng khác nhau và ở vị trí thuận lợi nhất cho việc quan sát và chỉ dẫn người sử dụng bể bơi;

+ Bảng báo hiệu khu vực dành cho người không biết bơi (có độ sâu từ 1m trở xuống) đặt trên thành bể sát khu vực cần khuyến cáo;

+ Bảng cấm: Thông báo cấm các hành vi như nhảy chúi cắm đầu ở khu vực bể bơi có độ sâu ít hơn 1,40m;

+ Biển báo khác: Có các bảng thông báo nguy hiểm; độ sâu nguy hiểm, khu vực dành cho những người biết bơi, có độ sâu từ 1,50m; khu vực hạn chế đi lại, khu vực ưu tiên dành cho người khuyết tật, người già yếu; các bảng đề nghị giữ vệ sinh chung, tắm sạch trước khi xuống bể bơi.

(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:

- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:

+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.

- Nhân viên cứu hộ:

+ Điều kiện: Phải đảm bảo có nhân viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện; Số lượng nhân viên cứu hộ phải đảm bảo tỷ lệ 200m2 bể bơi/nhân viên hoặc khi có đông người tham gia tập luyện phải đảm bảo tỷ lệ 50 người bơi/nhân viên;Nhân viên cứu hộ phải có chứng nhận chuyên môn cứu hộ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam cấp.

+ Yêu cầu đối với nhân viên cứu hộ: Nhân viên cứu hộ luôn ở tư thế sẵn sàng cứu hộ; Có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở người bơi thực hiện tốt nội quy của bể bơi về đảm bảo an toàn; Chọn vị trí ngồi không bị ngược sáng để quan sát, giám sát chặt chẽ khu vực được phân công; Phát hiện kịp thời mọi hiện tượng có biểu hiện đuối nước, tổ chức cứu hộ kịp thời và thông báo ngay với nhân viên y tế và cơ sở y tế gần nhất.

- Mỗi hướng dẫn viên chỉ được hướng dẫn tập luyện cho không quá 20 người đối với trẻ em dưới 10 tuổi, không quá 30 người trong một giờ học.



* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

- Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn. Có hiệu lực từ ngày 24/02/2011.

- Quyết định số 2844/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng./.

- Văn bản hợp nhất số 4679/VBHN-BVHTTDL ngày 23/12/2014 Thông tư Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn.

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao


50. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động khiêu vũ thể thao đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).



- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến thường trực Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục Thể thao quần chúng) để phối hợp kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ khiêu vũ thể thao.

- Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo trình Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hoạt động khiêu vũ thể thao.

Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.



- Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

* Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu số 04 phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

+ Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (theo mẫu số 06 phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)



  • Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

  • Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Về cơ sở vật chất:

- Kích thước:

+ Sàn gỗ khiêu vũ có kích thước ít nhất là 08m x 11m;

+ Khoảng cách từ sàn nhà đến trần ít nhất là 03m

- Điều kiện về không gian, âm thanh, ánh sáng:

+ Sàn khiêu vũ phải đảm bảo không gian thoáng mát.

+ Hệ thống âm thanh loa đài đảm bảo chất lượng, cường độ âm thanh trong khoảng từ 90 dBA đến 120 dBA;

+ Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên.

- Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất 2m2/01 người.

- Đảm bảo các quy định về thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.

(2) Về trang thiết bị:

- Phải có phòng tắm, phòng vệ sinh, tủ đựng quần áo, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện.

- Phải bố trí ghế ngồi và gương soi. Số lượng và kích cỡ phù hợp với quy mô, địa điểm tập luyện

- Có bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia trong khi tập luyện.

(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:

- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:

+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.

- Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 35 người trong một giờ học.



* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

- Thông tư số 03/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao. Có hiệu lực từ ngày 19/3/2011.

- Quyết định số 2844/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao.


57. Thủ tục đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của thành phố trực thuộc Trung ương:

* Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ xin phép đăng cai đến đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục thể thao quần chúng thường trực) để phối hợp kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ

Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra, Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo trình Giám đốc Sở quyết định cho phép tổ chức Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của thành phố.

Nếu không cho phép phải nêu rõ lý do.



Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả.

* Cách thức thực hiện:

Các văn bản quy định về thủ tục này không quy định cách thức thực hiện.



* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin đăng cai tổ chức, trong đó nêu rõ mục đích tổ chức, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật (theo mẫu số 03 phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

+ Điều lệ giải thể thao;

+ Danh sách ban tổ chức giải thể thao;

+ Chương trình thi đấu và các hoạt động khác của giải thể thao;

+ Tên giải thi đấu; huy chương, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải.

- Số lượng hồ sơ:  Các văn bản quy định về thủ tục này không quy định số lượng hồ sơ.



* Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.             

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (theo mẫu số 03 phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007

- Quyết định số 2844/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao

51. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động môn võ cổ truyền và vovinam:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động võ cổ truyền và vovinam đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến thường trực Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục thể thao quần chúng) để phối hợp kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ võ cổ truyền và vovinam.

- Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo trình Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thể thao tổ chức hoạt động môn võ cổ truyền và vovinam.

Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.



- Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

* Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.



* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu số 04 phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

+ Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (theo mẫu số 06 phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;


  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

  • Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (theo phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Về cơ sở vật chất:

- Địa điểm tập luyện có thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;

- Mật độ tập luyện trên sàn đảm bảo ít nhất là 2,5m­­2/01người­­;

- Điểm tập luyện phải đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng;

- Âm thanh, tiếng ồn không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;

- Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu;

- Có khu vực vệ sinh, để xe;

- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng võ sinh;

- Có chương trình, giáo án huấn luyện cụ thể đối với từng môn võ;

- Có bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện;

- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định.

(2) Về trang thiết bị, dụng cụ:

- Phù hợp với Luật thi đấu của từng môn và các quy định chuyên môn do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoặc Liên đoàn Vovinam Việt Nam ban hành.

- Nếu các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện thuộc danh mục các loại vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ thì phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ.

(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:

- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:

+ Huấn luyện viên phải có các tiêu chuẩn sau:

Đối với Võ cổ truyền: có Giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Võ thuật cổ truyền do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp; có bằng đẳng cấp chuyên môn từ cấp 15 trở lên do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp.

Đối với Vovinam: có Giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp; có bằng đẳng cấp chuyên môn từ Hoàng đai nhị (đai vàng hai vạch) trở lên do Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp.

+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.

- Hướng dẫn viên phải có 1 trong các tiêu chuẩn sau:

Đối với Võ cổ truyền:

+ Có Giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Võ cổ truyền do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

+ Có bằng đẳng cấp chuyên môn từ cấp 13 trở lên do Hội Võ thuật cổ truyền địa phương cấp.

Đối với Vovinam:

+ Có Giấy chứng nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Vovinam Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

+ Có bằng đẳng cấp chuyên môn từ Hoàng đai nhất (đai vàng một vạch) trở lên do Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp.

- Mỗi huấn luyện viên hướng dẫn tập luyện không quá 40 võ sinh trong một giờ học, nếu trên 40 võ sinh đến 60 võ sinh phải có thêm một hướng dẫn viên, trên 60 võ sinh đến 80 võ sinh phải có thêm hai hướng dẫn viên.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

- Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL ngày 09/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động võ cổ truyền và vovinam. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.

- Quyết định số 2844/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng./.

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao



tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương