I. Lĩnh vực Văn hóa: Thủ tục đăng lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Trình tự thực hiện


DANH SÁCH NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ



tải về 1.62 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.62 Mb.
#24329
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

DANH SÁCH NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ

TRONG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH


Kính gửi: - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng.

SSố TT

Họ và tên

Năm sinh


Chức danh

Trình độ

Nam

Nữ

Văn hóa

Chuyên môn

Nghiệp vụ du lịch


Ngoại ngữ (*)

1

























2


















































Ghi chú:


Ngoại ngữ (*) kê khai như sau:

A (tiếng Anh); P (tiếng Pháp); T (tiếng Trung Quốc); K (ngoại ngữ khác)

GTCB: giao tiếp cơ bản (tương đương bằng A, B)

GTT: giao tiếp tốt (tương đương bằng C)

TT: thông thạo (tương đương bằng đại học)

Ví dụ:

TT (A, P): thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp

GTT (T): giao tiếp tốt tiếng Trung Quốc

GTCB (K): giao tiếp cơ bản ngoại ngữ khác


Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:......


GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
HOẶC CHỦ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

III. Lĩnh vực Thể thao:

43. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến thường trực Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục thể thao quần chúng) để chủ trì phối hợp kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

- Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo đề nghị Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hoạt động thể thao.

Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.



- Bước 4: Đại diện Câu lạc bộ nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

* Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (mẫu 04 Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

+ Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (mẫu 06 Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

Đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp.


  • Vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

  • Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của câu lạc bộ.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.  

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao

* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

+ Huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp là người được chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

+ Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

- Quyết định số 2844/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao
44. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ thường trực Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục thể thao quần chúng) để chủ trì phối hợp kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao.

- Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo trình Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.

Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.



- Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

* Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (mẫu 04 Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao).

+ Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (mẫu 06 Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao).



  • Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

  • Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.             

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

-Quyết định số 2844/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng./.

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao

45. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động billards & snooker đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến thường trực Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục Thể thao quần chúng) để chủ trì phối hợp kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao billards & snooker.

- Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo trình Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hoạt động thể thao.

Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.



- Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

* Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.



* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (mẫu 04 Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

+ Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (mẫu 06 Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)



  • Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

  • Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Về cơ sở vật chất:

- Khu vực đặt bàn phải được bố trí trong khuôn viên có mái che.

- Mỗi bàn được đặt có khoảng cách tối thiểu tính từ thành bàn tới tường là 1,5m. Trong trường hợp có từ 02 bàn trở lên, khoảng cách các bàn với nhau tối thiểu là 1,2m.

- Ánh sáng: Độ sáng tới các điểm trên mặt bàn và thành băng tối thiểu từ 300Lux.

- Đèn chiếu sáng: Trường hợp đèn được thiết kế cho mỗi bàn thì độ cao của đèn tính từ mặt bàn trở lên ít nhất là 1m.

- Phải có phòng vệ sinh, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện; bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu bia.

- Nơi hoạt động phải thoáng mát, nếu trang bị máy lạnh thì cửa ra vào không được sử dụng kính màu hoặc che chắn, bảo đảm nhìn thấy được toàn bộ bên trong phòng.

* Về dụng cụ, trang thiết bị:

- Bàn: Bao gồm các loại bàn snooker, bàn carom, bàn pool dựa trên các tiêu chuẩn chung của quốc tế về từng loại bàn. Cụ thể:

+ Bàn snooker: Kích thước lòng bàn 3,569m - 1,778m +/- 13mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 85 - 88mm.

+ Bàn pool: Kích thước lòng bàn 2,54m - 1,27m +/- 3mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 74mm - 79mm.

+ Bàn carom: Kích thước lòng bàn lớn 2,84m - 1,42m +/- 5mm, kích thước lòng bàn nhỏ 2,54m - 1,27m +/- 5mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng 75mm - 80mm.

- Vải bàn: Các loại bàn phải được trải các tấm vải theo đúng chủng loại.

- Bi: Bi sử dụng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế theo chủng loại bàn.

- Các trang thiết bị khác: Cơ sở kinh doanh cung cấp các loại cơ, cầu nối, lơ, giá để cơ, bảng ghi điểm.

(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:

- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:

+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.



* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao sô 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

- Thông tư số 15/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker. Có hiệu lực từ ngày 14/02/2011

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao./.

46. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể dục thể hình đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) .

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến thường trực Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục thể thao quần chúng) để chủ trì phối hợp kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể dục thể hình.

- Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo đề nghị Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hoạt động thể dục thể hình

Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.



- Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

* Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.



* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (mẫu 04 Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao);

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (mẫu 06 Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).



* Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Về cơ sở vật chất:

- Địa điểm tập luyện môn thể dục thể hình phải có mái che, diện tích từ 60m2 trở lên; khoảng cách giữa các thiết bị tập luyện thể dục thể hình từ 1m trở lên;

- Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;

- Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên;

- Có hệ thống thông gió đảm bảo thông thoáng;

- Có âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 90dBA;

- Có tủ thuốc sơ cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;

- Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia;

- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định.

(2) Về trang thiết bị:

Trang thiết bị tập luyện phải có Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu tập luyện của người tập, không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập.

(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:

Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:

+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.


* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

- Thông tư số 16/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình. Có hiệu lực từ ngày 14/02/2011.

- Quyết định số 2844/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao/.



47. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mô tô nước trên biển đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến thường trực Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục Thể thao Quần chúng) để chủ trì phối hợp kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động mô tô nước trên biển.

- Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo đề nghị Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh mô tô nước trên biển.

Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.



- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

* Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.



* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

+ Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)



  • Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

  • Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Về vùng hoạt động mô tô nước:

- Vùng hoạt động mô tô nước là vùng mặt nước được xác định bằng tọa đồ trên hải đồ và hệ thống phao tiêu hoặc cờ được định vị phù hợp với quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Vùng hoạt động mô tô nước ven biển phải bảo đảm các điều kiện sau:

+ Có độ sâu tối thiểu 2m, không có đá ngầm, không có rạn san hô;

+ Khoảng cách từ mép nước của bờ biển đến giới hạn ngoài của vùng hoạt động tối đa là 650m, đến giới hạn trong của vùng hoạt động tối thiểu là 60m.

(2) Về bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động:

Bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động phải đặt ở những vị trí thích hợp, dễ nhận biết. Nội dung chủ yếu của bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động gồm:

- Người tắm biển, người đang thực hiện các công tác trên biển tuyệt đối không được vào vùng có phương tiện hoạt động, hoặc đu bám hệ thống cờ, phao neo giới hạn an toàn (trừ nhân viên đang thừa hành nhiệm vụ và thực hiện công tác cứu nạn trên biển);

- Người tham gia vào hoạt động thể thao mô tô nước phải mặc áo phao, biết bơi, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, hô hấp;

- Không được uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi tham gia các hoạt động thể thao mô tô nước;

- Không được điều khiển các phương tiện ra khỏi vùng hoạt động cho phép đã có cờ, phao neo.

(3) Về bến bãi neo đậu:

- Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Phải có hệ thống tiếp nhận dầu thải từ các phương tiện khi hoạt động trên biển.

- Vị trí cửa ra vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện phải cách nhau ít nhất là 250m; cửa ra vào bến bãi neo đậu của phương tiện phải có chiều rộng tối thiểu là 6m.

(4) Về phao neo, cờ:

- Phao neo, cờ có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát, phù hợp theo Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam (22TCN 269 – 2000) ban hành theo Quyết định số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Giao thông Vận tải.

Chất liệu được sử dụng làm phao neo phải là các chất liệu không gây ô nhiễm môi trường biển.

- Phao neo, cờ có kích thước như sau:

+ Đường kính phao tiêu ít nhất là 30cm, kích thước cờ từ 30 x 40cm trở lên;

+ Khoảng cách giữa các cờ hoặc phao tiêu không quá 10m.

(5) Về trang thiết bị tập luyện:

- Động cơ của mô tô nước phải có công suất (tính bằng sức ngựa) phù hợp với thiết kế kỹ thuật của phương tiện, khi hoạt động không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến khu vực nghỉ dưỡng, viện nghiên cứu, trường học, khu dân cư.

- Mô tô nước khi đưa vào hoạt động phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Mô tô nước không được thải nước làm mát động cơ có nồng độ dầu vượt quá 05mg/lít (Theo TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); có các thiết bị ngăn ngừa việc rơi vãi xăng, dầu, dầu thải xuống biển.

- Mô tô nước phải được kiểm tra định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

(6) Về thông tin liên lạc và an toàn cứu nạn:

- Thông tin liên lạc: Cơ sở thể thao phải trang bị hệ thống thông tin đảm bảo yêu cầu liên lạc từ Bộ phận Điều hành và cứu hộ đến các vùng hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở thể thao.

- An toàn cứu nạn:

+ Cơ sở thể thao phải có trạm quan sát bảo đảm quan sát được toàn bộ vùng hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở.

+ Cơ sở thể thao phải có ca nô cứu hộ, phao cứu sinh (ít nhất là 05 phao), áo phao (ít nhất 02 áo phao/01 Môtô nước).

+ Người tham gia hoạt động phải mặc áo phao và phải được hướng dẫn sử dụng thành thạo phao cứu sinh. Những người không biết sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo mô tô nước phải có huấn luyện viên hoặc hướng dẫn viên đi kèm để điều khiển, hỗ trợ.

+ Phải bố trí nhân viên y tế thường trực và có phương án khắc phục sự cố, tai nạn xảy ra.

(7) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:

- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:

+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.

- Nhân viên cứu hộ phải có Giấy chứng nhận về khả năng bơi cứu hộ 400 m trở lên, do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam cấp hoặc công nhận.

- Người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ phải được khám sức khỏe theo quy định trước khi tham gia hoạt động và phải tái khám định kỳ 6 tháng một lần.



* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao. Có hiệu lực từ ngày 03/8/2007.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

- Quyết định số 2844/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng./.

- Thông tư số 19/2014/TT-BVHTTDL ngày 08/12/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch; Thông tư 17/2010/TT-BVHTTDL; Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL.

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao.



48. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động vũ đạo giải trí đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến thường trực Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục thể thao quần chúng) để chủ trì phối hợp kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động vũ đạo giải trí.

- Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo trình Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động vũ đạo giải trí.

Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.



- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

* Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.



* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (mẫu 04 theo phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

+ Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (mẫu 06 theo phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)



  • Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

  • Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Về cơ sở vật chất:

- Địa điểm tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí đảm bảo các điều kiện sau:

+ Địa điểm tập luyện môn vũ đạo giải trí phải có mái che, diện tích từ 30m2 trở lên;

+ Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;

+ Có hệ thống cách âm đảm bảo âm thanh vang ra ngoài địa điểm hoạt động không vượt quá quy định của nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;

+ Có hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ rọi từ 150Lux trở lên.

- Phải có phòng vệ sinh, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện.

- Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.

(2) Về trang thiết bị:

- Phải có bố trí trang thiết bị cho người tập, bao gồm: tấm lót khủy tay, tấm lót đầu gối, mũ đội đầu.

- Bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu, bia.

(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn

- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:

+ Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.



* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thế dục, Thể thao.

- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.

- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.

- Thông tư số 01/2011/TT-BVHTTDL ngày 06/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí. Có hiệu lực từ ngày 20/02/2011.

- Quyết định số 2844/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao.


49. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động bơi, lặn đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 18 Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến thường trực Đoàn Kiểm tra điều kiện (Phòng Thể dục thể thao quần chúng) để chủ trì phối hợp kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn.

- Bước 3: Căn cứ Kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Phòng Thể dục thể thao quần chúng báo cáo trình Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn.

Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.



- Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

* Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.



* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu số 04 phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

+ Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (theo mẫu số 04 phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)



  • Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

  • Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

* Phí, lệ phí: không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (theo phụ lục Thông tư 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể thao)

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Về cơ sở vật chất:

- Bể bơi:

+ Kích thước: Bể bơi được xây dựng có kích thước tối thiểu 8m x18m hoặc có diện tích tương đương;

+ Đáy bể có độ dốc đều, không gấp khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài trên 25m hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài đến 25m;

+ Thành bể, đáy bể sạch, gạch lát nền không nứt vỡ. Đối với bể nhảy cầu, đáy phải màu trắng.

- Bục nhảy:

+ Chỉ được lắp bục xuất phát bơi đối với bể bơi có độ sâu tối thiểu 1,35m;

+ Đối với bể nhảy cầu, chiều sâu của bể ít nhất bằng nửa chiều cao tính từ mặt nước đến vị trí đặt bục nhảy.

- Sàn: Sàn xung quanh bể bơi (kể cả khu vực vệ sinh và tắm tráng) phải phẳng không đọng nước, đảm bảo không trơn trượt.

- Bồn nhúng chân:

+ Bồn nhúng chân đặt tại vị trí trước khi người tập xuống bể;

+ Chiều sâu bồn nhúng chân từ 0,15m - 0,2m;

+ Lát gạch tráng men và đủ nước, độ trong và độ clo dư tốt.

- Có nhà tắm, nhà vệ sinh và phòng thay đồ.

- Âm thanh, ánh sáng:

+ Âm thanh: Bể bơi phải có hệ thống âm thanh đủ công suất đảm bảo mọi khu vực trên mặt bể đều có thể nghe rõ những thông báo cần thiết;

+ Ánh sáng: Bể bơi hoạt động phải có hệ thống ánh sáng không nhỏ hơn 300Lux ở mọi địa điểm trên mặt bể bơi. Khuyến khích có hệ thống đèn chiếu sáng dưới lòng bể.

- Tiêu chuẩn về nước:

+ Đảm bảo thay nước, cọ rửa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu bể̀ bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất.

+ Đối với các bể̀ bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể̀ và hút cặn, bơm bù đủ nước.

+ Nước bể bơi đáp ứng được mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (Giới hạn tối đa cho phép II) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT- BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cụ thể như sau:



TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

1

Màu sắc(*)

TCU

15

TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120

A

2

Mùi vị(*)

-

Không có mùi vị lạ

Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B

A

3

Độ đục(*)

NTU

5

TCVN 6184 - 1996

(ISO 7027 - 1990)

hoặc SMEWW 2130 B


A

4

Clo dư

mg/l

-

SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1

A

5

pH(*)

-

Trong khoảng 6,0 - 8,5

TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+



tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương