ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học giáo dụC



tải về 131.64 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu23.09.2022
Kích131.64 Kb.
#53290
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4

Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, lý tưởng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội. Nó quy định xu hướng chính trị, tư tưởng, đạo đức và những phẩm chất khác. Nó chi phối cách nhìn nhận, thái độ và hành động của mỗi cá nhân. Trong xã hội có giai cấp, thế giới quan cá nhân đều mang tính giai cấp. Chính vì thế trong quá trình dạy học cần phải quan tâm đầy đủ đến việc hình thành những cơ sở thế giới quan khoa học cho sinh viên để họ suy nghĩ, có thái độ và hành động đúng. Đồng thời cần bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp theo mục đích giáo dục đã đề ra như làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, năng động, chủ động, sáng tạo, thích ứng nhanh với những yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước… thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Ba nhiệm vụ trên có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó, nhiệm vụ thứ nhất là cơ sở của nhiệm vụ thứ hai và nhiệm vụ thứ ba, điều đó thể hiện ở chỗ sinh viên sẽ chỉ thực hiện các thao tác trí tuệ khi các em tiến hành lĩnh hội và vận dụng hệ thống các tri thức. Thế giới quan, những phẩm chất nhân cách được hình thành ở các em có đúng đắn hay không lại tùy thuộc vào những tri thức mà các em lĩnh hội có chính xác, khoa học hay không.
Nhiệm vụ thứ hai là điều kiện của nhiệm vụ thứ nhất và nhiệm vụ thứ ba; điều đó thể hiện ở chỗ một khi trí tuệ của các em phát triển, các em biết phương pháp học thì chính sự phát triển trí tuệ đó giúp cho các em có thể lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và những phẩm chất nhân cách tốt hơn.
Nhiệm vụ thứ ba vừa là mục đích, kết quả của nhiệm vụ thứ nhất và nhiệm vụ thứ hai lại vừa trở thành động lực thúc đẩy nhiệm vụ thứ nhất và nhiệm vụ thứ hai phát triển.

4. Đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục đại học


Trên cơ sở phân tích sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục đại học và nhiệm vụ của quá trình dạy học đại học để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thì cần phải đổi mới giáo dục đại học. Để đổi mới giáo dục đại học, trong thời gian tới chúng ta nên tập trung vào việc đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục đại học trong đó thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Về đổi mới nội dung
Một là, phải xây dựng một triết lý mới về giáo dục đại học: Nhu cầu đổi mới giáo dục xuất phát từ yếu tố thời đại. Hiện nay, các đại học nghiên cứu của các nước phát triển trên thế giới đang chuyển mình sang đại học đổi mới sáng tạo, gắn kết nghiên cứu khoa học và chuyển giao các kết quả nghiên cứu với doanh nghiệp. Vì vậy, triết lý đào tạo phải thay đổi. Triết lý của đào tạo nhân lực trong thời đại CMCN 4.0 là số hóa, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Hai là, đổi mới cấu trúc và yêu cầu, chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, hội nhập với quốc tế và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam: Cần có nhiều chương trình đào tạo mới có tính liên ngành và xuyên ngành cao và nhiều chương trình đào tạo gắn với công nghệ 4.0. Chú trọng đào tạo các kỹ năng mới như: tìm kiếm thông tin; cập nhật phần mềm; tiếp cận và lưu trữ dữ liệu; sử dụng các thiết bị cảm biến, làm việc cùng robot; sử dụng công nghệ Blockchain; giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo; quản lý nhân sự; làm việc nhóm... Chương trình đào tạo phải chuyển đổi phù hợp với xu thế liên ngành, xuyên ngành của CMCN 4.0. nhất là những ngành khoa học tự nhiên, công nghệ - kỹ thuật, kinh tế…; chương trình đào tạo cần hội nhập sâu rộng với chương trình đào tạo của khu vực và thế giới. Sinh viên ra trường không chỉ có công ăn việc làm, mà còn phải có tầm nhìn, có khát vọng đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp.
Ba là, cần có quy hoạch và phát triển ngành nghề cho tương lai, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các ngành học mới. Hiện nay, chúng ta còn quá mỏng lực lượng chuyên gia và nguồn nhân lực trong các lĩnh vực tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh công nghệ thông tin, chúng ta cũng phải đẩy mạnh nghiên cứu về tích hợp hệ thống, công nghệ tương tác thực tế, an toàn thông tin, năng lượng mới, các vật liệu mới tiên tiến, thông minh… để ứng dụng cho các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật mới cũng như nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp theo các mô hình mới. Gần đây, một số trường đại học lớn của Việt Nam (trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nhanh chóng bắt kịp xu thế thời đại, mở đào tạo các ngành/chuyên ngành mới như an toàn thông tin, kỹ thuật máy tính, robotic, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ nano, năng lượng mới, an ninh phi truyền thống, khoa học dữ liệu, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu… Đó là những đáp ứng rất phù hợp và kịp thời của giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian qua.

tải về 131.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương