ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học giáo dụC


Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục đại học



tải về 131.64 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu23.09.2022
Kích131.64 Kb.
#53290
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4

2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục đại học


Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng cơ bản là trí tuệ nhân tạo và điều khiển học có bước phát triển vượt bậc cho phép con người kiểm soát từ xa mọi thứ, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn, tốt hơn và chính xác hơn. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, mọi lĩnh vực, trong đó sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giáo dục đại học là rất lớn.
Thứ nhất, cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhu cầu đào tạo rất lớn cho các trường đại học.
Trước hết, cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, vốn liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Đây là yêu cầu cấp bách đặt ra cho nền giáo dục, nhất là giáo dục đại học. Do đó, ngành giáo dục phải chuyển nhanh từ giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang một nền giáo dục giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho người học. Như thế, ở các trường đại học sẽ ra đời các mô hình học tập mới cùng sự phát triển của khoa học - công nghệ, thay thế dần các phương pháp dạy- học truyền thống.
Những đột phá về công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo, robot, mạng internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn tới đời sống xã hội. Theo đó, sẽ là sự liên kết giữa các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh, từ đó hàng loạt ngành, chuyên ngành cũ sẽ mất đi và thay vào đó là cơ hội cho sự phát triển của những ngành, chuyên ngành đào tạo mới, đặc biệt là sự liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy móc. Hệ thống giáo dục đại học sẽ bị tác động rất mạnh và toàn diện, danh mục ngành nghề đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh.
Thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có trình độ thấp và nhóm lao động có trình độ cao. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp, mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không được trang bị kiến thức mới - kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ tạo ra cơ hội cho các trường đại học đào tạo lần đầu cho giới trẻ, mà còn đòi hỏi những người đã đi làm, từ công nhân đến kỹ sư phải thay đổi, cập nhật kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn bằng các biện pháp học tập tai chức, học văn bằng hai để đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới.
Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mọi hoạt động trong các trường đại học.
Để đáp ứng đủ nhân lực cho nền kinh tế sáng tạo, đòi hỏi phải thay đổi các hoạt động đào tạo, từ đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, quản lý sinh viên, phương pháp kiểm tra, đánh giá chuẩn đầu ra, với sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin cụ thể như:
Các phương thức giảng dạy cũ không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội. Với sự vận dụng những thành tựu của công nghệ, người học ở bất cứ đâu đều có thể truy cập vào thư viện của nhà trường để tự học, tự nghiên cứu. Do đó trong mỗi trường đại học không thể chỉ tồn tại mô hình thư viện truyền thống, mà các trường phải xây dựng được thư viện điện tử.
Thay đổi mô hình giảng dạy, như đào tạo trực tuyến không cần lớp học, không cần giảng viên đứng lớp, người học sẽ được hướng dẫn học qua mạng internet. Những lớp học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo có tính mô phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua những nền tảng xã như Facebook, Zalo, Google meet, YouTube... sẽ trở thành xu thế phát triển trong hoạt động đào tạo đại học trong thời gian tới. Khi đó, kiến thức không thể bó hẹp và độc quyền bởi một người hay trong một phạm vi tổ chức nào đó. Sinh viên có nhiều cơ hội để tiếp cận, tích lũy, chắt lọc cái mới, cái hay để trở thành công dân toàn cầu - người lao động tương lai có khả năng làm việc trong môi trường sáng tạo và có tính cạnh tranh.
Kết quả khi sinh viên ra trường không chỉ còn là bằng cấp trên giấy tờ nữa, mà là bằng cấp theo nghĩa mở rộng, là trao đổi tri thức, sáng tạo, những giá trị đóng góp cho xã hội. Khi đó, tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng là cần người làm được việc chứ không cần người có văn bằng cao. Như vậy, các trường đại học sẽ phải chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần”, những nội dung của các môn học cơ bản sẽ phải được rút ngắn và thay thế vào đó là những nội dung cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và giúp người học thực hiện được phương châm “học tập suốt đời”.
Trong giáo dục 4.0, nhờ ứng dụng các công nghệ AI, Big Data và IoT tất cả các dữ liệu của người học từ mã số, điểm số, thông tin cá nhân... đều được số hóa và lưu trữ. Khi đó lãnh đạo, đội ngũ quản lý nhà trường, giảng viên có thể thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá chính xác về người học; theo dõi quá trình học tập tại nhà, kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập và thông báo kết quả học tập tới sinh viên cũng như gia đình. Thậm chí công nghệ AI có thể thay thế giảng viên ở một số khâu như điểm danh, hỗ trợ coi chấm thi.

tải về 131.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương