ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học giáo dụC



tải về 131.64 Kb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu23.09.2022
Kích131.64 Kb.
#53290
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4

Bốn là, khẩn trương xây dựng chiến lược và giải pháp đổi mới đào tạo tài năng và chất lượng cao trong các trường đại học: cần triển khai đẩy mạnh đầu tư đào tạo cử nhân/kỹ sư tài năng về công nghệ thông tin, mạng máy tính, tự động hóa, cơ điện tử, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực khác. Thời đại ngày nay đang có xu thế đào tạo tài năng và chất lượng cao theo cá thể hóa, do vậy các trường đại học ở Việt Nam cần sớm đổi mới mô hình đào tạo tài năng và chất lượng cao ở bậc đại học.
Về đổi mới phương pháp
Một là, các trường đại học cần chuyển mô hình đào tạo từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học; từ đào tạo chủ yếu theo số lượng sang nâng cao cả số lượng, chất lượng và hiệu quả; từ chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức sang kết hợp ba mục tiêu: kiến thức, kỹ năng và thái độ để phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân. Người học không chỉ tiếp nhận thông qua giáo trình, tài liệu tham khảo, bài giảng trên lớp, mà còn có thể dễ dàng tiếp nhận qua đối thoại, làm việc nhóm, phản biện vấn đề khi đó người thầy sẽ là người kích thích năng lực tư duy, niềm đam mê nghiên cứu và khám phá cái mới trong sinh viên.
Hai là, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm. Phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” không có nghĩa là loại trừ phương pháp thuyết giảng. Thực chất đó là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa thuyết giảng và những phương pháp dạy học phát huy được tư duy sáng tạo của người học như: phương pháp động não, nêu vấn đề, dự án, tìm tòi nghiên cứu... Áp dụng các kĩ thuật dạy học mới như kĩ thuật ổ bi, tia chớp, bể cá, khăn trải bàn, 3 lần 3, phòng tranh... Với phương pháp này yêu cầu giảng viên không chỉ nắm vững những vấn đề cần trình bày mà còn phải rất năng động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên cơ sở đó giảng viên có thể truyền thụ những vấn đề cần thiết cơ bản đến học viên.
Ba là, sử dụng các thiết bị, phương tiện hiện đại trong giảng dạy. Đó là việc sử dụng, tích hợp các phương tiện, sản phẩm công nghệ vào trong các quá trình dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, trong và ngoài lớp học. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Các nhà giáo dục, sư phạm coi công nghệ dạy học là cuộc cách mạng thứ tư trong giáo dục sau sự ra đời của nhà trường, chữ viết, in ấn và sách. Với công nghệ dạy học hiện đại vị thế người “truyền giáo tri thức”, “độc tôn, quyền uy về tri thức” của người dạy không còn nữa. Thay vào đó, công nghệ dạy học sẽ hỗ trợ cho người dạy tối ưu hoá việc dạy học bằng việc thúc đẩy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Việc ứng dụng các công nghệ dạy học mới đã cho phép quá trình dạy học thực hiện theo nguyên tắc không cùng lúc, không cùng tại một thời điểm và điều quan trọng hơn là khả năng tương tác đa chiều giữa người học-người dạy-người học được tăng cuờng mạnh mẽ. Người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, học bất kỳ cái gì, học với bất kỳ ai và tương tác trực tiếp với nội dung dạy học, thông tin tri thức môn học. Công nghệ dạy học còn tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, tăng cường cơ hội, năng suất học tập cho người học (dạy học bằng chính các hoạt động học tập của người học, xây dựng môi trường xã hội học tập, trao đổi cộng đồng, nhóm học tập...)
Bốn là, đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trước đây cánh thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên chỉ chú trọng vào kết quả kỳ thi cuối khóa và việc đánh giá chỉ chú trọng đến kiến thức chứ chưa chú trọng đến việc phát huy tư duy, khả năng sáng tạo, khả năng làm việc nhóm… Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần theo hướng đánh giá quá trình như kiểm tra ngắn, kiểm tra đột xuất, bài tập làm ở nhà, dự án hay đồ án thiết kế, báo cáo nghiên cứu khoa học, tiểu luận, thi giữa học kỳ… Cách kiểm tra đánh giá này sẽ làm cho sinh viên chú ý việc suy luận, nghiên cứu, phân tích giải quyết vấn đề một cách thường xuyên trong quá trình học tập, và sẽ chấm dứt tình trạng học vẹt, học tủ, hay dùng phao để gian lận thi cử. Khi đó giảng viên sẽ khuyến khích sinh viên tham khảo nhiều tài liệu khi làm bài ở nhà, có thể cho sinh viên hợp tác theo nhóm, và trong các kỳ thi giữa học kỳ và cuối khóa có thể cho sinh viên sử dụng tài liệu theo dạng đề mở.
Đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục là một yêu cầu khách quan của thực tế vừa là động lực phát triển, đòi hỏi mỗi người thầy phải nhận thức sâu sắc được vai trò và trách nhiệm tích cực tham gia vào quá trình đổi mới ở đại học, đòi hỏi sinh viên phải thay đổi vai trò, cách học cho phù hợp. Điều này cũng đặt ra cho các nhà quản lý những yêu cầu mới trong việc trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học, đánh giá xếp loại sinh viên, giảng viên,… Đây là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng chính là lương tâm của mỗi chúng ta trước những thử thách to lớn trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước.

tải về 131.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương