ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học giáo dụC


Nhiệm vụ của quá trình dạy học đại học



tải về 131.64 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu23.09.2022
Kích131.64 Kb.
#53290
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4

3. Nhiệm vụ của quá trình dạy học đại học


Để thích ứng và thay đổi quá trình dạy học đại học dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mỗi trường đại học cần phải xác định rõ nhiệm vụ của quá trình dạy học đại học.
Trước hết nhiệm vụ của quá trình dạy học đại học được xác định dựa trên một số cơ sở chủ yếu sau đây: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và đào tạo; Căn cứ vào sự tiến bộ của cách mạng khoa học, kỹ thuật- công nghệ và cách mạng xã hội; Căn cứ vào yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực; Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nêu lên 3 nhiệm vụ chủ yếu của quá trình dạy học ở đại học như sau:
Tổ chức cho sinh viên chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kĩ xảo nghề nghiệp
Hệ thống tri thức sinh viên cần phải nắm vững để làm hành trang để bước vào nghề nghiệp trong tương lai đó chính là những tri thức khoa học cơ bản, tri thức khoa học cơ sở và tri thức khoa học chuyên ngành, những tri thức công cụ như ngoại ngữ, tin học, logic học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học. Những tri thức này phải có tính hiện đại phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học – công nghệ trong điều kiện xã hội bùng nổ thông tin và toàn cầu hóa, cách mạng khoa học công nghệ diễn ra như vũ bão, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn của đất nước cũng như phù hợp với đặc điểm hoạt động nhận thức của sinh viên, đảm bảo được tính hệ thống, tính lôgic khoa học và mối liên hệ giữa các khối kiến thức trong ngành đào tạo và chuyên ngành đào tạo.
Quá trình dạy học đại học đồng thời phải hình thành cho sinh viên hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nhất định tương ứng với nội dung môn học, ngành học. Xã hội hiện đại đang đặt ra cho người lao động những yêu cầu ngày càng cao về các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, do vậy, trong dạy học ở Đại học, bên cạnh việc tổ chức cho sinh viên chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, giảng viên còn cần chú ý trang bị cho người học những năng lực: Năng lực hành động; Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; Tính tự lực và trách nhiệm; Năng lực cộng tác làm việc; Năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp; Năng lực học tập suốt đời; Năng lực sử dụng phương tiện mới; Năng sử dụng ngoại ngữ…
Tổ chức, điều khiển sinh viên hình thành và phát triển trí tuệ, tư duy khoa học và nghề nghiệp
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự tích lũy vốn tri thức và sự tích lũy các thao tác trí tuệ thành thạo vững chắc. Trong quá trình nắm tri thức diễn ra sự thống nhất giữa một bên là những tri thức với tư cách là đối tượng được phản ánh và một bên là các thao tác trí tuệ với tư cách là phương thức phản ánh. Những tri thức được nắm vững nhờ các thao tác trí tuệ, và ngược lại, quá trình nắm tri thức làm cho các thao tác trí tuệ được hình thành và phát triển.
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần đặc biệt chú ý đến việc bồi dưỡng cho sinh viên khả năng thực hiện các thao tác tư duy thành thạo, vững chắc như phân tích, tổng hợp, so sánh, cụ thể hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong đó:
Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các “bộ phận”, các thành phần khác nhau. Tổng hợp là dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể. Phân tích và tổng hợp có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo thành một sự thống nhất không tách rời. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng, nhờ đó mà xác định được phương hướng phân tích đối tượng. Từ sự phân tích đối tượng sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân tích càng sâu thì sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ. Sự tổng hợp hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sự phân tích tiếp theo
So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức. Thao tác này liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích, tổng hợp. Muốn so sánh các sự vật (hiện tượng), ta phải phân tích các dấu hiệu, các thuộc tính của chúng, đối chiếu các dấu hiệu, các thuộc tính đó với nhau, rồi tổng hợp lại xem các sự vật đó có gì giống nhau và khác nhau.
So sánh các đối tượng có thể được thực hiện theo trình tự sau: Nêu định nghĩa đối tượng cần so sánh; Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánh; Xác định những điểm giống nhau và những điểm khác nhau của từng dấu hiệu tương ứng; Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của các đối tượng so sánh; Nếu có thể được thì nêu rõ nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó.
Cụ thể hóa là quá trình minh họa hay giải thích những khái niệm, định luật khái quát, trừu tượng bằng những ví dụ cụ thể. Trên cơ sở phát triển các thao tác tư duy thành thạo, dần dần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất của hoạt động trí tuệ.
Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc
tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung, nhất định. Những thuộc tính chung này bao gồm hai loại: Những thuộc tính chung giống nhau và những thuộc tính chung bản chất. Muốn vạch được những dấu hiệu bản chất cần phải có phân tích, tổng hợp, so sánh sâu sắc sự vật, hiện tượng định.

tải về 131.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương