ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học giáo dục kiến tập sư phạm và RÈn nghề



tải về 0.85 Mb.
trang18/57
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích0.85 Mb.
#54153
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   57
KIẾN TẬP SƯ PHẠM VÀ RÈN NGHỀ

HOẠT ĐỘNG 4: NHIỆM VỤ VỀ NHÀ.

a. Mục tiêu.
– Nhận xét và nhắc nhở HS khắc phục.
– Quan sát video và thực hành nuôi muối tinh thể.
– Hướng dẫn tự rèn luyện và tìm tài liệu liên quan đến nội dung của bài học.
b. Nội dung.
– Đọc và tìm hiểu bài mới: “Liên kết cộng hóa trị”.
– Nuôi muối tinh thể.
c. Sản phẩm.
– Muối tinh thể của học sinh.
c. Tổ chức hoạt động học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

– GV nhận xét tiết học và giao nhiệm vụ.
– Đưa link driver cho học sinh nộp sản phẩm.

  • Đọc và tìm hiểu bài “Liên kết cộng hóa trị”“.

  • Học sinh hoàn thành sản phẩm.

– HS lắng nghe nhiệm vụ về nhà.







Giáo viên hướng dẫn.
(Kí và ghi rõ họ tên)


Nguyễn Thị Thu Hằng

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2022.
Sinh viên
(Kí và ghi rõ họ tên)


Vũ Thùy Linh




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRƯỜNG THCS – THPT HÀ THÀNH


PHIẾU DỰ GIỜ DẠY HỌC (TRỰC TIẾP)

Họ và tên người dạy: Cô Nguyễn Thị Thu Hằng.
Môn: Hóa học.
Bài dạy: Liên kết Ion.
Lớp: 10A5.
Trường: THCS – THPT Hà Thành
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 28/12/2022.
Họ và tên người dự giờ: Vũ Thùy Linh.

1. Tóm tắt tiến trình bài dạy

Nội dung:

Hoạt động 1: Mở đầu: (10 phút) Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt sang bài mới.
- Giáo viên cho bài tập viết cấu hình electron của nguyên tử Na, Ca, Cl, O; từ cấu hình electron để biết nguyên tử đó là kim loại hay phi kim, khí hiếm.
- Giáo viên nhắc lại về quy tắc Octet. Đưa ra câu hỏi các nguyên tố trên dễ nhường hay nhận e theo quy tắc Octet.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi dễ nhường hay nhận e thì có tính chất gì. Sau đó dẫn dắt sang bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Nhiệm vụ 1: Sự tạo thành Ion (18 phút).
- Giáo viên gọi học sinh trả lời khái niệm về ion (+) và ion (-).
- Sau đó Giáo viên chốt lại kiến thức.
- Giáo viên hỏi về cấu hình e của ion (+) Na+ và cho biết cấu hình đó giống với nguyên tố nào.
- Đưa ra kết luận “Ion dương/ion âm có số e ngoài cùng bền như khí hiếm gần nhất”.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng viết phương trình sự hình thành ion S, K. Từ nguyên tử ion đó để viết cấu hình e.
-> Giáo viên chốt lại kiến thức “KL mất đi bao nhiêu e thì điện tích (+) bấy nhiêu”/ Tương tự “PK nhận bao nhiêu e thì có điện tích (-) bấy nhiêu”.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi cho cả lớp “Những nguyên tử, ion nào có cấu hình e 1s22s22p6
- Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi BT.
- Nhắc nhở học sinh đọc phần em có biết trong SGK. Sau đó đặt câu hỏi “Vậy ion là gì?” và gọi học sinh trả lời.
-> Giáo viên chốt lại kiến thức “Ion là nguyên tử, hay nhóm nguyên tử mang điện tích.
- Giáo viên đưa ra lưu ý về cách gọi tên của Ion, sau đó dẫn dắt sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Sự tạo thành liên kết ion (12 phút).
- Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh lên bảng trả lời câu hỏi “Mô tả sự hình thành liên kết Na và Cl. Viết sơ đồ phản ứng dựa theo quy tắc Octet”.
- Giáo viên đưa ra nhận xét và lưu ý “Na+ và Cl- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành phân tử NaCl”. “Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết ion”.
-> Giáo viên tổng kết lại kiến thức sự tạo thành liên kết ion do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu trong phân tử.
Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút).
- Giáo viên nhắc lại kiến thức về ion, sự tạo thành ion và liên kết ion. Sau đó giao BT về nhà Câu 3,5 trang 52 SGK.


tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương