I. giã TỪ DỐi trá


Hàng ngàn Công nhân Công ty Da giày Sài Gòn



tải về 436.03 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích436.03 Kb.
#13669
1   2   3   4   5

Hàng ngàn Công nhân Công ty Da giày Sài Gòn

mất trắng Bảo hiểm xã hội

(VNN). Chiều 17-6-06, một số công nhân tại đây đã có đơn tố cáo Giám đốc Công ty XNK Da giày Sài Gòn đã để người nước ngoài đầu tư chui vào xưởng giày nữ ở quận Gò Vấp, khiến hàng ngàn công nhân mất trắng quyền lợi bảo hiểm xã hội... Trong đơn gửi các cơ quan truyền thông, các công nhân này cho biết: "Chúng cháu làm việc ở xưởng giày nữ quận Gò Vấp (59/9 Phạm Văn Chiêu, P.12 Gò Vấp) đã nhiều năm nên hiểu rất rõ, ban giám đốc Công ty (đứng đầu là ông Nguyễn Bảo Thọ) không có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, nên đã để cho người nước ngoài đầu tư chui. Cụ thể: Ông Thọ ký hợp đồng gia công cho Công ty Nanhai Newatt Shoe Marking Ltd. (của Trung Quốc, gọi tắt là ATT) để sản xuất giày tại xưởng giày nữ Gò Vấp, nhưng toàn bộ việc quản lý, điều hành từ sản xuất kinh doanh đến tuyển dụng lao động, quyết định mức lương của cán bộ khung và công nhân, quyết định kỷ luật, sa thải bất cứ ai... đều do một tay ông Pan Chao Quan (đại diện Cty ATT) quyết định.

Để che mắt Bộ Công nghiệp và các cơ quan chức năng, Nguyễn Bảo Thọ đã cử một tổ văn phòng do Nguyễn Trọng Khiêm (được phong làm giám đốc xưởng) phụ trách 7 người chuyên hợp thức hoá sổ sách, biến đầu tư chui thành việc Công ty trực tiếp tổ chức sản xuất. Chính vì thế Công ty không quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, khiến công nhân hàng ngày phải thường xuyên tiếp xúc với đủ loại hoá chất (các loại keo dán, keo làm sạch mặt da...) nhưng không có chế độ bồi dưỡng độc hại.

Chủ nước ngoài buộc công nhân tăng ca triền miên, nhưng Công ty không dám can thiệp. Công nhân làm việc tại doanh nghiệp FDI (vốn nước ngoài), nhưng quyền lợi thì lại thua các công ty có vốn trong nước. Thậm chí công nhân không được ký hợp đồng lao động và mất trắng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Đặc biệt, bữa ăn của công nhân hết sức đạm bạc vì chủ TQ chỉ chấp nhận chi 3.500đ mỗi suất ăn, nên công nhân không đủ sức làm việc. Hậu quả là cuộc đình công ngày 12-4 vừa qua, nhưng sau khi các cơ quan chức năng ra về, mọi chuyện lại đâu vào đấy"!



Qua đơn tố cáo của công nhân, phóng viên đã cất công tìm hiểu và đã xác nhận vụ đầu tư chui là có thật. Quả thế, ở xưởng giày Gò Vấp tồn tại 2 hệ thống sổ sách, do 2 kế toán lập (bà Nhàn làm cho phía TQ và bà Chi cho phía VN).

Riêng tiền bảo hiểm xã hội của công nhân xưởng giày Gò Vấp, phía Cty Nanhai Newatt Shoe Marking Ltd. (TQ) không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội đủ số lượng người thực tế làm việc tại đây, mà... "nộp khoán" thông qua Cty XNK Da giày Sài Gòn mỗi tháng 1.800 đôla, để Công ty đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Số tiền này chỉ đủ đóng cho trên dưới 300 công nhân mỗi tháng ở mức tối thiểu của các doanh nghiệp có vốn trong nước, trong khi số công nhân thường xuyên làm việc tại xưởng từ 700 đến 800 người, lúc cao điểm lên tới 1.500 công nhân.

Đáng nói là căn cứ mã số công nhân, từ năm 2000 đến nay, xưởng giày Gò Vấp sử dụng thường xuyên khoảng 6.500 c.nhân (kể cả những người đã bỏ đi), nhưng theo bảng lương nhà báo có trong tay, thì hầu hết c.nhân không được đóng bảo hiểm xã hội và y tế. Vì vậy, các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... của c.nhân kể như mất trắng!

Chỉ sau khi bị báo chí phanh phui âm mưu chiếm đoạt 8 tỉ đồng lương công nhân, Bộ Công nghiệp CSVN buộc phải chi trả, lúc này Công ty mới gấp rút hợp thức hoá sổ sách để đối phó, nhưng bảo hiểm xã hội của công nhân thì... đành chịu!



Ngộ độc thực phẩm, 172

công nhân phải nhập viện

(VNN) Một vụ ngộ độc thực phẩm lớn đã xảy ra tại quận Liên Chiểu, tp Đà Nẵng, vào trưa ngày 21-6-06. Số nạn nhân nhập viện lên tới 172 người. Những người này đều là công nhân của Cty Dae Won Đà Nẵng, với 100% vốn Nam Hàn tại khu công nghệ Hòa Khánh, chuyên sản xuất hàng may mặc...

Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu trưa ngày 21-6 gần như náo loạn vì bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn liên tiếp được chuyển vào với tình trạng bị chóng mặt, đau bụng và nôn mửa. Do số lượng bệnh nhân quá nhiều nên một số ca bị nặng đã được chuyển xuống Bệnh viện Giao thông 5 (ph. Hòa Minh), TT Y tế quận Thanh Khê và Bv Đà Nẵng. Công nhân Phan Thị Thân, người may mắn chỉ đau bụng nhẹ, kể: "Chúng tôi ăn trưa lúc 11g30, ăn xong một lúc sau thì cảm thấy chóng mặt, đau bụng và buồn nôn dữ dội. Khi chuyển đến Bv Liên Chiểu, một số chị em đã gần như ngất xỉu". Một công nhân khác kể: "Toàn bộ công nhân ăn thịt đều đau bụng dữ dội, còn ăn cá lại không sao". Bị làm việc, ông Lim Kwang Kook, Giám đốc Cty nói: "Khi xảy ra ngộ độc, chúng tôi đã cho ngừng sản xuất các dây chuyền và thu hồi mẫu thức ăn buổi trưa. Lúc 11g20, tôi có nghe nói thức ăn đã bị bốc mùi và đề nghị ngừng lại, trả cơm cho nhà cung cấp, nhưng một số công nhân đã ăn rồi".

Được biết, Công ty Dae Won mới thành lập tại khu công nghệ Hòa Khánh vào tháng 5-06, hiện có 700 công nhân đang làm việc. Tại bản hợp đồng cung cấp cơm cho công nhân giữa Công ty Dae Won và cơ sở kinh doanh cấp dưỡng Hiệp Thành, dò mỏi mắt, vẫn không thấy một dòng chữ nào về cam kết đảm bảo thức ăn sạch, an toàn cho công nhân cả. Ông Lim Kwang Kook cũng như Ban Giám đốc Công ty không biết gì về cơ sở này. Hơn nữa, trong tay ông không hề có bản cam kết kinh doanh của bên cung cấp cơm. Một số ý kiến công nhân cho rằng, nhà ăn quá nóng, trần thấp và một suất ăn giá 4.000đ là không thể đảm bảo sức khỏe để làm việc. Được biết, lương công nhân mỗi tháng là 710.000đ, bao gồm cả tăng ca, làm thêm...

Đến 3g cùng ngày, trong số 172 bệnh nhân được nhập viện thì có 50 trường hợp phải thở ô xy. Theo TT Y tế Đà Nẵng cho biết, thời gian xét nghiệm để biết nguyên nhân gây ngộ độc ít nhất cũng mất 3 ngày. Được biết, tại Hiệp Thành, nơi cung cấp bữa ăn, có một số điểm đáng ngờ về cơ sở kinh doanh này của ông Phạm Quốc Thành. Nước dùng để rửa rau, nấu thức ăn cũng là nước giếng. Khi đại diện TT Y tế dự phòng lấy nước mẫu, chai nước bơm lên từ giếng đục ngầu, có màu vàng và mùi hôi.

Ông Thành cho biết, trưa 21-6, cơ sở ông nấu 550 suất cơm cá và 180 suất cơm thịt. Điều này hoàn toàn trùng khớp với việc chỉ có các công nhân ăn cơm thịt mới bị ngộ độc. Thịt heo ông mua tại một lò mổ tư ở xóm 7, xã Hòa Liên. Ông Thành xác định lò mổ này đã được đóng dấu kiểm dịch. Cơ sở Hiệp Thành này đã bị tạm đóng cửa để kiểm tra.






Số 06 * Trang 1

Каталог: IMG -> doc
doc -> Phụ lục 1 danh mục hóa chất phân loại và ghi nhãN
doc -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc quy đỊnh tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn của một số loài cây trồng
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương
doc -> Danh sách các công ty nhập khẩu và kinh doanh chè lớn của Maroc mido food company s. A
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định
doc -> BÁo cáo an toàn hóa chất phần I. Thông tin chung
doc -> PHỤ LỤc VI danh mục hóa chấT ĐỘc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua, BÁn hóa chấT ĐỘC
doc -> Cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Đà Lạt

tải về 436.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương