I. giã TỪ DỐi trá



tải về 436.03 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích436.03 Kb.
#13669
1   2   3   4   5

Tuyên bố tại Việt Nam,

ngày 20 tháng 6 năm 2006


Đại diện lâm thời Khối 8406

gồm 1.711 thành viên quốc nội

Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn

Cựu sĩ quan Trần Anh Kim, TB

Linh mục Nguyễn Văn Lý, Huế

Tin tức tiếp trang 11

Vấn đề giao thương VN-HK, cũng như vấn đề VN bước vào WTO được 3 diễn giả rất quan tâm. Bà Sanchez cho biết vào năm 2000, nhân dịp đến VN qua chuyến đi của ông Clinton, bà đã lợi dụng cơ hội để vận động chính giới HK phải cột điều kiện cải thiện tình trạng tôn giáo và nhân quyền ở VN vào mọi ký kết mậu dịch. Bà cũng cho biết là tại Quốc Hội HK, bà đã vận động để đặt VN vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về TDTG (CPC). Về quy chế bình thường hóa quan hệ thương mại thường trực (PNTR), bà cho biết sẽ cùng với các dân biểu vận động để quy chế này chỉ được thông qua khi việc tôn trọng nhân quyền ở VN được giải quyết.

Lm Lý đã nhờ bà Sanchez chuyển đến chính giới HK quan điểm của Lm về liên hệ HK-VN. Theo Lm thì áp lực của HK lên vấn đề tôn giáo, nhân quyền ở VN chưa đủ mạnh mẽ, dứt khoát và không kéo dài. Vì vậy, CSVN mới có cơ hội tiếp tục duy trì chính sách đàn áp như hiện nay. Lm Lý kêu gọi chính giới và chính quyền Mỹ phải dứt khoát hơn đối với VN trong vấn đề này. Cụ thể là nếu VN chưa có dân chủ đa nguyên, thì HK chớ nên thông qua PNTR (xem tiếp trang 14)

Trước khi rời chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt cộng, ông Phan Văn Khải đã để lại một di sản mang tính đe dọa với chủ đích bóp chết quyền Tự do Ngôn luận, bóp chết đời sống tinh thần của toàn Dân Việt Nam. Ngày 6-6-2006, ông ta đã ký ban hành Nghị định về Xử phạt vi phạm hành chánh trong các hoạt động văn hóa, thông tin. Đó là Nghị định số 56/2006/NĐ/CP. Nghị định này có hiệu lực vào ngày 1-7-2006.

Ngày 16-6-2006, ông Thủ tướng Phan Văn Khải đã không thèm trả lời câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội bù nhìn, khi họ chất vấn ông ta. Ông chỉ nói toàn chuyện vu vơ về thời gian dài ông đã nắm được nhiều quyền hành và cũng là thời gian ông đã sai phạm nhiều vấn đề và cuối cùng thì “xin lỗi”. Việc “xin lỗi” của ông Khải làm cho nhiều người liên tưởng đến cuộc đấu tố, giết hại hằng trăm ngàn dân lành trong cuộc Cải cách Ruộng đất cách đây 50 năm của đảng cộng sản Việt Nam. Sau khi những nạn nhân bị chết một cách thảm khốc dưới bàn tay đấu tố của những tên sát nhân trong thời đại Hồ Chí Minh, thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cũng chỉ “xin lỗi”!? Khi “xin lỗi”, ông Khải có nhớ rằng ông đã ký một văn bản đe doạ người Dân bằng chuyện phạt tiền chỉ cách đó 10 ngày thôi không? Quốc dân nào mà chấp nhận lối “xin lỗi” đó của ông?

Tháng 8-2005, Bộ ngoại giao Việt cộng có công bố quyển “Sách Trắng” để khoe với thế giới rằng: tại Việt Nam, vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí hoàn toàn được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ cũng như khuyến khích việc phát huy quyền này.

Điều 2 Sách Trắng ghi: “Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân”. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...”. Luật báo chí cũng quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Không một tổ chức, cá nhân được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Luật báo chí còn qui định: “Công dân được thông tin và phát biểu ý kiến qua báo chí về tình hình đất nước và thế giới; quyền được tiếp xúc, cung cấp tin, bài, ảnh và tác phẩm cho báo chí và nhà báo mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào.... quyền phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí...”

Đây là điều xác minh của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về quyền Tự do ngôn luận tại Việt Nam, được ghi một cách trọn vẹn trong cuốn sách gọi là “Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người tại Việt Nam”. Cuốn sách được ông Lê Văn Bàng Thứ trưởng Ngoại giao công bố với báo chí vào chiều ngày 18-8-2005.

Nhắc lại điều 2 trong “Sách Trắng” để tố cáo với Quốc dân đồng bào rằng: ông Thủ tướng Phan Văn Khải đã vi phạm điều 69 của Hiến pháp 1992 khi ban hành Nghị định 56. Ông ta lại dám phủ nhận những gì mà Bộ ngoại giao đã công bố với thế giới, vì Nghị định ra đời và có hiệu lực thì cướp mất quyền thông tin ngôn luận của người dân mà “Sách Trắng” đã hô hào với thế giới. Hơn thế nữa, việc nhắc lại điều này cũng để tố cáo trước dư luận Quốc tế rằng: Nghị định 56 đã vi phạm điều 19 được ghi trong Công Ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị. Đồng thời cũng tố cáo trước dư luận Quốc tế rằng những gì mà Bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam công bố trong “Sách trắng”, hay Nhà nước cộng sản Việt Nam thường tuyên bố với thế giới về mọi thứ tự do tại Việt Nam đều là dối trá, bịp bợm cả, chẳng có chi thật đâu.

Xin đưa ra vài nét đại cương của Nghị định để biết lối gian manh của ông Khải hay bạo quyền Việt cộng cũng thế. Đây là kế sách cố tìm cách tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, bóp chết đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Nghị định gồm có 5 Chương và 77 Điều. Đặc biệt Chương II có 10 Mục.

Mới đọc Chương I: Những Qui định chung, thì đã thấy ngay việc bóp chết quyền tự do ngôn luận, cũng như bóp chết đời sống tinh thần của con người.

Điều 1.2: “Vi phạm hành chánh trong các lĩnh vực văn hoá thông tin quy định trong Nghị định này bao gồm: Những hành vi vi phạm quy tắc quản lý của nhà nước trong các hoạt động thông tin báo chí; hoạt động xuất bản; điện ảnh; các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; mỹ thuật; triển lảm văn hoá, nghệ thuật; nhiếp ảnh; quyền tác giả tác phẩm văn học; nghệ thuật và quyền liên quan... công bố; phổ biến tác phẩm ra nước ngoài”.

Qua đoạn 2 của Điều 1 vừa nêu trên, ai cũng thấy rằng tại Việt Nam, mọi người Dân đều có quyền “tự do ngôn luận theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đó là thứ tự do được Nhà nước Việt cộng quản lý một cách chặt chẽ. Thứ tự do này được qui định rõ ràng từ các hoạt động thông tin, báo chí, văn học nghệ thuật đến cả quyền tác giả tác phẩm đều phải được nhà nước quản lý. Tác giả và tác phẩm mà phải được nhà nước quản lý có nghĩa là nhà nước muốn nhào nặn cũng như muốn biến khối óc con người trở thành công cụ phục vụ đảng. Ai viết để ca tụng bác đảng thì mới khỏi bị vi phạm, tức tác giả đó đã theo đúng nguyên tắc quản lý của nhà nước, không vi phạm Nghị định 56. Mọi tác giả đều phải trở thành bồi bút của đảng. Phải chăng đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà đảng cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện bằng việc bắt người Dân phải “nghe theo đảng, nói theo đài” ?

Chương II, từ Điều 6 đến Điều 63, người viết gọi là Chương trình bày Nhà nước dùng quyền để áp đặt đời sống tinh thần của người Dân vào quỹ đạo bóc lột của đảng bằng những vụ phạt tiền. Thật vậy, gần như toàn bộ chương này đều đề cập đến mọi động tĩnh của người Dân có liên quan đến Quyền Tự do ngôn luận, liên quan đến các hoạt động thuộc đời sống tinh thần, trí tuệ của con người. Tất cả đều bị phạt tiền, mức phạt lên đến 30 triệu đồng, nếu những động tĩnh đó đi ngoài luồng của nhà nước quản lý. Nghị định dựa vào bạo lực, với những lý luận mơ hồ, nhằm mục đích qui tội và phạt tiền người dân như : thông tin mang nội dung độc hại - xuyên tạc sự thật lịch sử - phủ nhận thành tựu cách mạng - vĩ nhân - anh hùng dân tộc- xúc phạm uy tín cơ quan - truyền bá tư tưởng phản động... và bắt người dân phải luôn chịu dưới trướng độc tài của đảng, tức cơ chế “Xin-Cho” với đủ giấy phép. Sự mơ hồ này nằm trong các Điều 7.3ab; 7.4; 10.5a; 15.4; 17.1a; 17.2; 17.3; 17.4; 19.3a; 21.3bcd... của Nghị định.

Tóm lại Nghị định 56 là một trong những kế sách của Bắc bộ phủ, nhắm dùng sức mạnh để đàn áp người dân, làm cho người dân sợ hãi mà cúi đầu cam chịu cuộc đời an phận, để chúng kéo dài thời gian đè đầu cỡi cổ nhân dân Việt Nam. Nghị định này nhắm triệt tiêu phong trào Dân chủ trong Nước đang nở rộ. Tờ báo Tự do Ngôn luận, một trong những biểu hiện của phong trào ấy, ra đời tại Việt Nam đến nay đã được 5 số rồi. Hiện được nhiều người thuộc nhiều giới trong Nước tiếp tay phổ biến, nên tờ báo đã được chuyển đi khắp mọi miền. Người Dân đã đón nhận tờ báo như phản ảnh lý tưởng tự do dân chủ mà mọi người đều mơ ước. Chắc chắn người Dân đã có niềm tin và không còn sợ hãi nữa. Bởi vậy, nhiều công dân khắp mọi miền đất Nước đã can đảm liên kết với Khối 8406 ngày càng đông đảo. Trước sự đoàn kết của quần chúng ngày càng lớn mạnh này, đảng cộng sản hết sức lo sợ, nên tìm mánh khóe để triệt hạ. Nghị định mà ông Khải ký trước khi bay chức Thủ tướng, mang một nội dung man rợ trong thời đại hôm nay, thời đại mà tin tức khắp mọi nơi trên thế giới được chuyển tải qua Siêu Xa lộ Thông tin một cách rộng rãi và nhanh chóng, thời đại không còn “Bức Màn Sắt” như trước đây, để chế độ cộng sản bưng bít sự thật được nữa.

Ngày 21-6-2006, Khối 8406 (tức khối công dân Việt Nam tranh đấu cho Tự do Dân chủ Việt Nam gồm 1,715 nhà tranh đấu khắp mọi miền đất nước) đã thấy được âm mưu đen tối của tập đoàn cộng sản Việt Nam trong Nghị định 56, nên đã ra Kháng Thư phản đối văn kiện lếu láo này. Chúng tôi tin chắc người Việt hải ngoại cũng như cộng đồng Quốc tế, đã thấy được Sự thật đau thương mà Dân tộc Việt Nam đang gánh chịu dưới chế độ cộng sản Việt Nam.

Xin thế giới hãy giúp Việt Nam để giải cứu Dân tộc Việt Nam, chứ không phải giúp để nuôi dưỡng chế độ độc tài cộng sản.



(21.06.2006)
Đừng sợ những gì Cộng sản làm !

Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

Tin tức tiếp trang 13

Ks Hải nêu lên một nhận định đáng quan tâm là mặc dù HK và các nước phương tây cần tiếp tục áp lực nhà cầm quyền VN trên mặt nhân quyền, tiếp tục ràng buộc qua các ký kết, nhưng cần lưu ý là không nên để thế lực bảo thủ trong đảng CSVN lên nắm quyền và đẩy VN vào vòng chi phối của Trung Quốc. Đây là một tình huống vô cùng tiêu cực cho VN..

Khi được hỏi là nếu VN đã tham gia vào WTO, thì những yếu tố nào có thể khai dụng để áp lực Hà Nội phải cải thiện tình trạng nhân quyền, bà Sanchez cho rằng những ký kết của VN với WTO về quyền lao động, quyền nghiệp đoàn, quốc tế có thể khai thác để áp lực nhằm cải thiện quyền lao động và có những nghiệp đoàn độc lập ở VN. Vấn đề cải thiện luật pháp để có sự công minh, trong sáng cũng là một phương tiện áp lực lên Hà Nội. Bà Sanchez còn cho biết bà rất quan tâm đến vấn đề cải cách chính sách nhà đất ở VN. Do đó, bà đã bảo trợ cho một nghị quyết của Quốc Hội HK nhằm áp lực để Hà Nội phải có chính sách trả lại đất đai, cơ sở cho các tôn giáo.

Được hỏi là trong những ngày tới, Khối 8406 có những dự tính gì và liệu rằng Hà Nội sẽ tiến hành một đợt đàn áp quy mô không ? Ks Hải trả lời: Khối 8406 đang vận động sự ủng hộ của quần chúng VN. Sự ủng hộ này đang ngày một lên cao, vì dân Việt đã và đang vượt qua sợ hãi. Chính sự ủng hộ này sẽ làm cho nhà cầm quyền nếu muốn đàn áp cũng khó thực hiện. Ngoài ra, Ks Hải cũng nhấn mạnh đến sự ủng hộ của quốc tế. Nếu sự ủng hộ này ngày một mạnh mẽ, thì sẽ lùi bước sự đàn áp của nhà cầm quyền.

Lm Lý đã đưa ra một số dự tính rất cụ thể của Khối 8406. Trước hết là làm thế nào tờ bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận tiếp tục phát hành rộng rãi. Lm cũng kêu gọi các tổ chức khác xuất bản công khai những tờ báo tương tự ở VN, để giành lại quyền tự do ngôn luận thật sự về tay người dân. Sự hỗ trợ của quốc tế cũng rất cần thiết để VN có tự do ngôn luận, để Hà Nội phải chấp nhận báo tư nhân, nhà xuất bản độc lập... Lm Lý cũng nhân cơ hội mời bà Sanchez và chính giới quốc tế đến VN viếng thăm các nhà dân chủ. Nếu được thì cách cuộc viếng thăm này nên diễn ra trước khi VN vào WTO và trước cuộc hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 sắp tới. Việc viếng thăm này là một hành động cụ thể nhất nói lên mối quan tâm của quốc tế đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ của người VN và tạo ra những áp lực lên Hà Nội.

Xem tiếp trang

Việt Nam, ngày 21-6-2006

Căn cứ vào :

1- Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, điều 19 : “Ai cũng có quyền tự do bày tỏ quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.

2- Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, mà Việt Nam đã xin được tham gia năm 1982 :

- Điều 19 : “1- Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. 2- Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình”.



- Điều 5 : “1- Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước. 2- Các quốc gia hội viên kết ước nào đã thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn”.

3- Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 69 : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình…”.

4- Sách Trắng về Nhân quyền - Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam do Bộ Ngoại giao CSVN công bố tại Hà Nội ngày 18-8-2005, chương II mục I.2 : “Chính phủ Việt Nam chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện để người Dân tiếp cận, khai thác và sử dụng rộng rãi thông tin trên mạng Internet”.


Chúng tôi nhận thấy :

Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá–thông tin, do ông Phan Văn Khải, Thủ tướng Nhà cầm quyền CSVN đã ký ngày 06-6-2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2006 :

- Mặc dù có nhiều điều tích cực có thể góp phần ổn định cuộc sống Dân Việt Nam thêm văn minh, đạo đức, trật tự.

- Nhưng điều 6, điều 7.3.a-b, điều 7.4, điều 10.5.a, điều 15.4, điều 17.1.a, điều 17.2, điều 17.3, điều 17.4, điều 19.3.a, điều 21.3.b-c-d của Nghị định :



một đàng chứa đựng các ý niệm rất mơ hồ, chủ quan, dễ giải thích theo hướng độc đoán tuỳ tiện quen thuộc của Nhà cầm quyền CSVN từ trước đến nay, như “thông tin nội dung độc hại, xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, truyền bá tư tưởng phản động”…

đàng khác chứa đựng các nguyên tắc độc tài, dung dưỡng cơ chế “xin-cho” như “phải có giấy phép”, “theo quy định của pháp luật” (luôn được mọi Nhà cầm quyền độc đoán thêm vào để tiện bề phủ nhận mọi quyền tự do vừa xác nhận trước đó). Như thế là vừa vi hiến vừa vừa trái với các văn kiện pháp lý nêu trên.

Trước thực trạng nầy, chúng tôi, Đại diện Khối 8406 gồm 1.715 Công dân đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam ký tên dưới đây, đồng thanh tuyên bố trước công luận quốc tế :

1- Chúng tôi cực lực phản đối việc Nhà cầm quyền CSVN, qua Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06-6-2006, đã kéo nền văn minh Việt Nam lùi lại gần 2 thế kỷ, khi làm cho quyền tự do thông tin ngôn luận của toàn Dân Việt Nam trong thời đại dân chủ toàn cầu này không bằng thời Đế quốc Anh và Thực dân Pháp. Vì cách đây hơn 150 năm, ông Karl Marx đã phổ biến “Tuyên ngôn đảng cộng sản” hoặc đầu thế kỷ XX nhóm Nguyễn Ái Quốc… đã phổ biến “Bản án chế độ Thực dân Pháp” hay tạp chí “Người Cùng Khổ” (Le Paria) ngay tại Nước Pháp mà không hề gặp khó khăn nào. Rõ ràng tại Việt Nam hiện nay, quyền tự do thông tin ngôn luận của toàn Dân còn thua kém và tệ hại hơn dưới thời Pháp thuộc nhiều, vì thời đó đã có tạp chí Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, Tiếng Chuông Rè của Nguyễn An Ninh, Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục thường xuyên vẫn được quyền công khai diễn thuyết trực tiếp chống lại Thực dân Pháp cách ôn hoà không bạo lực…

2- Chúng tôi cương quyết đấu tranh cách ôn hoà bất bạo động trong mục tiêu giúp Đất nước Việt Nam theo kịp nếp sống tự do dân chủ văn minh của Cộng đồng Nhân loại hiện nay. Vì thế, dựa vào các tiêu chuẩn và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc, chúng tôi nhất quyết không chấp hành những điều phản tự do dân chủ văn minh chứa đựng trong Nghị định 56/2006/NĐ-CP nêu trên.

3- Chúng tôi kêu gọi Liên Hiệp Quốc, các Quốc hội, các Chính phủ, các Lãnh đạo chính trị sẽ tham dự Hội nghị APEC tại Việt Nam vào tháng 11-2006, các Tổ chức Nhân quyền quốc tế, các Tổ chức Thông tin Báo chí quốc tế, toàn thể Đồng bào Việt Nam hải ngoại hãy tạo các áp lực cần thiết để Nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ các hạn chế về tự do thông tin ngôn luận đang áp đặt lên toàn Dân Việt Nam cách rất bất công qua Nghị định phản tự do dân chủ nói trên.

Tuyên kháng tại Việt Nam,

ngày 21 tháng 6 năm 2006

Đại diện lâm thời Khối 8406

gồm 1.715 thành viên quốc nội :

Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn.

Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, TB.

Linh mục Nguyễn Văn Lý, Huế.

Tin tức tiếp trang 14

Liên Hội Người Việt Tại Canada Vận Động Hỗ Trợ Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006

Liên Hội Người Việt tại Canada ngày 20-6-06 đã phổ biến bản thông cáo báo chí cho biết Liên hội sẽ tổ chức cuộc họp báo tại quốc hội Cana-da để phổ biến những văn kiện nhằm hỗ trợ bản Tuyên Ngôn TDDC 2006 đã được các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đưa ra ngày 8-4-06 vừa qua. Cũng trong dịp này Liên Hội sẽ vận động các vị dân cử Canada ký vào thỉnh nguyện thư để quốc hội Canada ban hành nhằm chính thức hỗ trợ bản tuyên ngôn lịch sử này. Sau đây là nội dung thỉnh nguyện thư“

„Xét rằng 118 nhà tranh đấu cho dân chủ tại toàn cõi VN đã can đảm phổ biến một bản tuyên ngôn lịch sử ngày 8-4-06 (sau đây gọi là bản Tuyên Ngôn 2006) mà không sợ bị chính quyền CSVN đàn áp áp hoặc cầm tù;

Xét rằng bản Tuyên Ngôn 2006 phân tích một cách gọn ghẽ và chính xác những biến cố chính trị trong lịch sử VN từ khi Đảng CS lên nắm chính quyền năm 1945 cho tới ngày nay;

Xét rằng bản Tuyên Ngôn 2006 kết luận rằng thể chế chính trị ở Việt Nam phải được thay thế triệt để, từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, trong đó hệ thống tam quyền, Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp phải được phân lập rõ ràng.

Xem tiếp trang 20

Việt Nam, ngày 21-6-2006

Hôm nay, ngày 21-6-2006, Khối 8406 đã công bố Kháng Thư số 05 của 1.715 Công dân đấu tranh cho Tự do Dân chủ tại Việt Nam về Nghị định 56/2006/NĐ-CP của Nhà cầm quyền CSVN ngày 06-6-2006. Chúng tôi, một số Công dân đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam ký tên dưới đây, đồng thanh tuyên bố trước công luận quốc tế rằng :



1- Chúng tôi hoàn toàn tán thành Kháng Thư số 05 ngày 21-6-2006 nói trên mà chúng tôi xin đính kèm cùng với Lời Tuyên bố này.

2- Chúng tôi cương quyết đấu tranh cách ôn hoà bất bạo động qua các phương tiện truyền thông hiện đại bằng cách phổ biến các tài liệu chứa đựng sự thật về hiện tình Việt Nam, ấn hành Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận và tặng Đồng bào trong Nước (từ ngày 15-4-2006), trong mục tiêu giúp Đất nước theo kịp nếp sống tự do dân chủ văn minh của Cộng đồng Nhân loại hiện nay. Vì thế, dựa vào các tiêu chuẩn và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc, chúng tôi nhất quyết không chấp hành những điều phản tự do dân chủ văn minh chứa đựng trong Nghị định 56/2006/NĐ-CP nêu trên, để không góp phần kéo nền văn minh của Dân tộc Việt Nam lùi lại gần 2 thế kỷ.

Vậy nếu Nhà cầm quyền CSVN cho rằng chúng tôi vi phạm Công ước quốc tế, vi phạm Hiến pháp thì phải xét xử chúng tôi phù hợp với công pháp quốc tế, không được dùng một số điều trong Nghị định độc đoán 56/2006/NĐ-CP nói trên để đe dọa, áp bức và tước đoạt các quyền tự do cơ bản của toàn Dân Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN chớ nuôi cuồng vọng áp bức được toàn Dân phải khuất phục chấp hành các điều phản tự do dân chủ trong Nghị định này hầu duy trì mãi ách độc tài toàn trị, đồng thời phải hiểu rằng người Dân Việt Nam hiện nay không còn sợ hãi cúi đầu tuân thủ ý muốn độc đoán ngang ngược của một thiểu số lãnh đạo Cộng sản cao cấp qua các quy định độc đoán vô lý vô luật nữa, trái lại đang quyết tâm đoàn kết lấy sinh mạng mình để từng bước giành lại 26 quyền cơ bản cho toàn Dân mà trước tiên là quyền tự do thông tin ngôn luận theo đúng tinh thần và nội dung của điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam đã xin tham gia năm 1982, buộc Nhà cầm quyền CSVN phải mở rộng tự do dân chủ cho toàn Dân ngày càng thông thoáng hơn thay vì làm ngược lại.



Cùng tuyên bố tại Việt Nam,

ngày 21 tháng 6 năm 2006

Mục sư Nguyễn Công Chính, Pleiku

Cựu Sĩ quan Phạm Quế Dương, HN

Luật sư Nguyễn Văn Đài, Hà Nội

Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Huế

Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn

Giáo sư Nguyễn Chính Kết, S.Gòn

Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, T.Bình

Hội trưởng Lê Quang Liêm, S.Gòn

Linh mục Phan Văn Lợi, Huế

Linh mục Nguyễn Văn Lý, Huế

Mục sư Trần Mai, Sài Gòn

Mục sư Ngô Hoài Nở, Sài Gòn

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, SG

Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội

Linh mục Chân Tín, Sài Gòn

Giáo viên Nguyễn Khắc Toàn, HN




Nhìn vào tình trạng Việt Nam hiện nay : một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới, một trong những quốc gia tham nhũng, bất công nhất thế giới, tình trạng giáo dục xuống cấp, luân lý suy đồi, đạo đức băng hoại, nhiều người nghĩ rằng Việt Nam cần phải có một cuộc cách mạng. Điều này, nếu là những người còn có lòng với đất nước và dân tộc, thì không ai chối cãi. Nhưng, rút tỉa kinh nghiệm từ những cuộc cách mạng lớn trên thế giới và những cuộc cách mạng dân chủ gần đây, chúng ta tự đặt câu hỏi : Cách mạng Việt Nam sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai ? Đó là một cuộc cách mạng bạo động đổ máu hay là cách mạng nhung ? Giai tầng nào sẽ lãnh đạo cuộc cách mạng này ? Cuộc cách mạng này dựa trên nền tảng, nguyên tắc căn bản nào ?

I) Rút tỉa kinh nghiệm từ quá khứ qua những cuộc cách mạng lớn trên thế giới và những cuộc cách mạng dân chủ gần đây

1- Những cuộc cách mạng dân chủ gần đây tại Liên Sô, Đông Âu, tại Phi luật Tân và Nam Dương vào những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90.

Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ nêu lên những nét chính và sẽ có dịp trở lại với chi tiết trong một bài khác, vì nó gần với chúng ta và quan trọng, đánh dấu chiều hướng tiến bộ của văn minh nhân loại là đi đến dân chủ, tất cả mọi chế độ độc tài tả cũng như hữu đều phải nhường bước cho dân chủ.

- Cách mạng dân chủ ở Liên Sô : Trong cuộc cách mạng này không ai chối cãi vai trò quan trọng của những người cựu đảng viên đảng cộng sản như Gorbatchev, Tổng Bí thư Đảng cộng sản, người đã dám can đảm nói : «Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản ; nhưng ngày hôm nay, tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo», như Boris Eltsine, Ủy viên Bộ Chính trị mà dám xé thẻ đảng. Tất nhiên trong đó vai trò của giới trí thức cũng không kém phần quan trọng như nhà bác học Sakharov, cha đẻ của bom nguyên tử Nga, 3 lần được huy chương Lénine, nhưng cũng can đảm từ bỏ mọi đặc ân, đặc lợi, để nói lên sự thật, mặc dầu bị cầm tù.

- Cách mạng Ba Lan : Trong cuộc cách mạng này, vai trò quan trọng là ở tôn giáo, nhất là Giáo Hoàng Jean-Paul II. Vào năm 1978, khi vừa mới nhậm chức Giáo Hoàng, Ngài trở về thăm quê mình đang đắm chìm trong chế độ độc tài cộng sản. Ngài đã tuyên bố với dân Ba Lan : «Đừng sợ sệt ! Hãy hy vọng !» Tất nhiên trong khuôn khổ một nước độc tài, Ngài không thể nói nhiều ; nhưng chúng ta phải hiểu «Đừng sợ sệt» ở đây là đừng sợ sệt bạo quyền, hãy can đảm đứng lên để đấu tranh cho quyền sống, cho những quyền căn bản của mình. Và chỉ có làm như vậy, thì mới hy vọng có ngày mai tốt đẹp hơn.

- Cách mạng Nhung Tiệp Khắc : Trong cuộc cách mạng này, vai trò trí thức nhất là nhóm Hiến chương 77, cầm đầu bởi nhà bi hài kịch Vaclav Havel giữ vai trò quan trọng.

- Cách mạng dân chủ lật đổ 2 nhà độc tài Marcos và Suharto ở Phi luật Tân và Nam Dương : Trong 2 cuộc cách mạng này, phe đối lập -vì 2 chế độ độc tài này không phải là chế độ độc tài toàn diện cộng sản- giữ vai trò quan trọng, trong đó phải kể đến giới trí thức và sinh viên, nhất là các giáo sư. Đặc biệt cuộc cách mạng dân chủ Phi Luật Tân có sự hỗ trợ của tôn giáo.



2- Ba cuộc cách mạng lớn trên thế giới : Nhìn vào lịch sử thế giới, chúng ta thấy có 3 cuộc cách mạng lớn : Cách mạng Hoa Kỳ 1776, Cách mạng Pháp 1789 và cái gọi là Cách mạng Cộng sản 1917.

- Cách mạng Hoa Kỳ 1776 :

Cuộc cách mạng này bắt nguồn từ những cuộc phản đối sưu cao, thuế nặng, lúc đầu mang hình thức phản đối hợp pháp, sau đó mang hình thức bạo động, như vụ thảm sát ở Boston năm 1770. Họp Đại hội ở Philadephie năm 1774, theo đề nghị của Benjamin Franklin, người có công trong việc soạn thảo hiến pháp Hoa Kỳ, các đại diện của những dân tộc thuộc địa đã soạn thảo ra một bản Tuyên Ngôn về vấn đề thuế má. Sau một vài thắng lợi của những người chống lại chế độ thuộc địa ở Massachussettes, họ soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập, mà người chính là Thomas Jefferson, được công bố vào ngày 4-7-1776. Những người nổi dậy, qua sự giúp đỡ của Pháp với đoàn quân chính thức dưới sự chỉ huy của tướng Rochambeau, và với đoàn quân tự nguyện của tướng Lafayette, đã thắng quân đội Anh ở Yorktown vào năm 1781. Hai năm sau, qua hiệp ước Versailles, nước Anh công nhận Hoa Kỳ độc lập. Đại Hội Philadelphie soạn thảo Hiến Pháp Hoa Kỳ, được công bố vào ngày 17-7-1787, mà người tổng thống đầu tiên là G. Washington, nhậm chức vào năm 1789.

Cách mạng Hoa Kỳ bắt đầu từ những đòi hỏi đơn giản và thiết thực của người dân, không có tham vọng cao như cuộc cách mạng Pháp, không được hướng dẫn bởi một ý thức hệ như cuộc cách mạng Nga, được lãnh đạo bởi những chính trị gia tài tử, chứ không phải người chuyên nghiệp cách mạng và bởi một đảng như của Nga và một tổ chức như tổ chức Tam Điểm của Pháp. Nhưng cho tới ngày hôm nay, cuộc cách mạng Hoa Kỳ là cuộc cách mạng thành công nhất trong 3 cuộc cách mạng. Nó đã mang lại độc lập cho Hoa Kỳ và tạo dựng được mô hình tổ chức nhân xã dân chủ, tự do, được coi là mẫu mực và thành công nhất hiện nay.

- Cách mạng Pháp 1789 :

Người ta có thể nói một trong những nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng này là những tư tưởng dân chủ, tiến bộ của những nhà tư tưởng như J.-J. Rousseau (1718-1778), Montesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778), Diderot (1718-1784), và những người làm ra quyển Tự điển Bách Khoa. Thêm vào đó là vụ mất mùa mà phần lớn dân Pháp, 80 đến 85% dân số, là nạn nhân. Cộng thêm là việc đầu tư vào những hãng xưởng bị đình trệ vì thiếu tiền, gây ra thất nghiệp. Dân chúng nghèo đói, nổi lên chống đặc quyền, đặc lợi của giai cấp quí tộc và tăng lữ cao cấp. Một trong những nguyên nhân gần của cuộc cách mạng này là hội Tam Điểm (Franc-Maçon), vì phần lớn những người chủ trương và lãnh đạo cách mạng là người trong hội này, mà người chủ tịch không ai khác là công tước Orléans, em ruột của vua đương thời Louis XVI. Ý muốn của công tước là đi đến một chế độ quân chủ lập hiến cộng hòa, lấy mô hình của nước Anh và Hoa Kỳ làm tiêu chuẩn. Những người quan trọng của cách mạng phải kể tướng Lafayette, cánh tay mặt của công tước, rồi sau tới Marat, Grouchy, Talleyrand, Condorcet, Danton.

Cuộc cách mạng Pháp là một cuộc cách mạng bột phát từ dân, được hướng dẫn từ xa bởi những tư tưởng dân chủ, trên thực tế thì được hướng dẫn bởi những nhà trí thức và ngay cả quí tộc yêu nước, thấy rõ tình trạng bế tắc của đất nước, thấy rõ trào lưu tiến bộ của dân chủ, nên đã cùng dân làm cách mạng ; nó có một số tư tưởng hướng dẫn, nhưng nó không phải là ý thức hệ như cuộc cách mạng Nga, nó có sự lãnh đạo của hội Tam Điểm, nhưng đây chỉ là một hội văn hóa, triết học, chứ không phải là một đảng chính trị như đảng của Lénine. Đặc biệt cuộc cách mạng Pháp không có sự giúp đỡ của ngoại quốc như cuộc cách mạng của Hoa Kỳ có sự giúp đỡ của Pháp, và cuộc cách mạng Nga 1917 có sự giúp đỡ của Đức.

Cách mạng Pháp có điểm tốt là nói lên được những quyền căn bản của con người và của các dân tộc, như bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền ngày 26-8-1789, được coi như Lời Mở đầu của Hiến Pháp 1791, bản này đã ảnh hưởng rất nhiều đến những nhà soạn thảo bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận vào ngày 10-12-1948.

Nhưng cuộc cách mạng này cũng có những điểm xấu là quá kéo dài, giết quá nhiều người, lâm vào cảnh cách mạng ăn thịt con, như giết Condorcet, một nhà quí tộc, triết gia, toán học và chính trị gia, thư ký của Hàn Lâm Viện Khoa học Pháp, có tư tưởng dân chủ, tiến bộ, theo cách mạng lúc ban đầu ; nhưng sau đó chính cách mạng bỏ tù, định đưa ra máy chém, nên ông đã uống thuộc độc tự tử trong tù. Chính trong tù ông đã viết quyển sách Bảng Sơ lược về những tiến bộ của trí tuệ con người (Esquisse d’un tableau des progrès de l’esprit humain), theo đó, ông cho rằng một nền giáo dục tốt phải dựa trên những nguyên tắc căn bản như nhân bản, hướng thượng, khoa học, tiến bộ và đại chúng, đó là nền tảng giúp cho một dân tộc phát triển, tiến bộ và công bằng. Tư tưởng này đã ảnh hưởng rất mạnh đến Thomas Jefferson, người xây dựng nền tảng giáo dục chính cho Hoa Kỳ. Jefferson và Condorcet là 2 người bạn thân với nhau. Ngày hôm nay chúng ta có thể nói là những nguyên tắc mà Condorcet đề ra cho giáo dục, không những được Jefferson thực hiện, mà nền giáo dục ở những nước tân tiến hiện tại vẫn áp dụng. Theo Condorcet, công bằng đầu tiên là bắt đầu bằng công bằng giáo dục và giới trẻ, vì vậy ông chủ trương giáo dục đại chúng; giáo dục là động lực chính của phát triển đất nước.

Cách mạng Pháp còn giết Lavoisier, được coi như một trong những cha đẻ của nền hóa học hiện đại, chính ông đã phân tích nước ra làm Hydrogène và Oxygène. Khi Lavoisier bị chém, có người than khóc ông : «Chỉ cần 3 giây đủ làm đầu Lavoisier rơi xuống đất; nhưng để có bộ óc như Lavoisier, thì nước Pháp phải cần đến cả 300 năm. »



- Cuộc cách mạng Nga 1917 :

Nhiều người cho rằng đây là một cuộc cách mạng từ dân nổi lên và đã lật đổ Nga Hoàng. Nhưng không phải vậy, trước đó đã có việc Nga Hoàng thoái vị cho công tước Georges Lvov, rồi sau đó có cuộc đảo chính Georges Lvov do đảng dân Chủ Xã Hội Nga lên nắm quyền. Một trong những lầm lẫn lớn nhất của Kérenski, người cầm đầu chính quyền Nga lúc đó là vẫn chủ trương tiếp tục chiến tranh và cho phép những người cộng sản hoạt động lại. Lénine bắt lấy cơ hội, tuyên bố : «Hòa bình bằng bất cứ giá nào, hòa bình và bánh mì cho dân». Lúc đó là lúc cuối của Đệ Nhất thế Chiến, đế quốc Đức không thể đương đầu cùng một lúc hai mặt trận to lớn, phía đông bắc với Nga, phía tây nam với Pháp, muốn dồn lực vào mặt trận chính phía tây nam, nên đã chở Lénine và một số bạn trong đó có cả tình báo Đức biết nói tiếng Nga, từ Thụy Sỹ về tới Pétrograde ngày 17-4-1917, và giúp Lénine về đủ mọi phương diện nhất là tiền bạc để cướp chính quyền. Với tiền bạc này, Lénine đã đưa cho Trotski để tổ chức Ủy ban Cách mạng quân sự (Comité révolutionnaire et militaire). Đêm ngày 7-11-1917, những người cộng sản, dưới sự hướng dẫn của Ủy Ban Cách Mạng Quân sự, đứng đầu là Trotski, đã nổi lên cướp các công sở, trước sự lãnh đạm và thờ ơ của dân, quân đội đã oanh tạc Lâu đài Mùa Đông (Palais d’Hiver). Vào 8giờ 40, chính quyền Kérenski bỏ trốn. Hội Đồng Ủy Viên Nhân Dân được thành lập với chủ tịch : Lénine, Ủy viên Ngoại giao : Trotski, Ủy viên Dân tộc Thiểu số : Staline. Cuộc cách mạng này có phải là cuộc cách mạng đổ máu và do công nhân và dân chúng tham gia hay không ? Hoàn toàn không. Chính Trotski trong những bài viết của mình nói rõ : «Sau một đêm ngủ, người dân Nga bừng mắt dậy và đã thấy đất nước thay đổi. Cuộc thay đổi chỉ có 7 người chết và gần 50 người bị thương».

Trong 3 cuộc cách mạng lớn và nhiều người biết ở trên thế giới, cuộc cách mạng thành công nhất là cuộc cách mạng Hoa Kỳ, cuộc cách mạng nửa thành công, nửa thất bại là cuộc cách mạng Pháp, cuộc cách mạng thất bại và mang nhiều hậu quả tai hại cho tới ngày hôm nay là cuộc cách mạng cộng sản Nga 1917.

Nó thất bại và tai hại, vì nó là cuộc «cách mạng đẻ non, sớm muộn sẽ sẩy thai», là cuộc cách mạng thừa, không cần thiết.



a) Cách mạng cộng sản, «cách mạng đẻ non, sớm muộn sẽ sẩy thai»,

Đây không phải lời ai nói, mà chính lời những người bạn của Lénine ở trong Đệ Nhị Quốc Tế. Thật vậy, nếu chúng ta lấy con mắt của lý thuyết Marx để nhìn, thì cuộc cách mạng Nga chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất. Hạ tầng cơ sở của Nga chưa phát triển đến mức độ để có thể làm cách mạng cộng sản, vì nước Nga lúc đó phần lớn còn là nông nghiệp, kỹ nghệ mới bắt đầu phát triển, và theo Marx, chỉ có ở những nước kỹ nghệ phát triển mới có giai cấp vô sản, đội quân tiền phong của cách mạng cộng sản. Chính vì vậy, theo quan niệm duy vật sử quan của Marx, nếu hạ tầng cơ sở chưa phát triển đến mức độ có thể làm cách mạng cộng sản, mà cứ làm, thì cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng để non, sớm muộn sẽ sẩy thai đi đến chỗ chết. Đây cũng là một trong những lý do chính đã đưa đến sự sụp đổ của những chế độ cộng sản Nga Sô, Đông Âu và sẽ đưa đến sự sụp đổ của những chế độ cộng sản còn lại.



b) Cách mạng cộng sản là một cuộc cách mạng thừa, không cần thiết.

Như trên đã nói, Lénine được Bộ Tham mưu Đức đưa từ Thụy Sỹ về, giúp đỡ làm cuộc đảo chính, thế rồi với tuyên truyền cộng sản, trình bày cuộc đảo chính này như một cuộc cách mạng, với sự tham dự của dân chúng và thợ thuyền, nhưng trên thực tế, dân chúng lãnh đạm và Lénine cùng một số người mạo nhận là đại diện giai cấp công nhân. Hơn thế nữa, cuộc đảo chính này đã lật đổ chính quyền do đảng Dân Chủ Xã Hội bởi Kérenski cầm đầu chứ không phải lật đổ Nga Hoàng như nhiều người lầm tưởng qua tuyên truyền cộng sản. Nga Hoàng đã thoái vị do một cuộc cách mạng thực hiện bởi đảng Dân Chủ Xã Hội trước đó vào tháng 2-1917, đã có một Quốc Hội Lập Hiến do dân bầu một cách dân chủ. Nhưng khi đảo chính thành công, Lénine đã giải tán quốc hội này, vì những người của Lénine thuộc thành phần thiểu số. Điều này chứng tỏ cuộc gọi là cách mạng mà Lénine làm chỉ là thừa, không cần thiết.

Đó là đối với cuộc cách mạng Nga, còn đối với những cái gọi là cuộc cách mạng còn lại, như ở Tàu, ở Việt Nam, ở Đông Âu, thì «đẻ non», thừa và không cần thiết hơn nữa, vì ở Tàu và Việt Nam, trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu hơn Nga, và trước đó ở Tàu thì đã có cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 do Tôn Dật Tiên làm với Trung Hoa Quốc Dân đảng dựa trên 3 nguyên tắc : Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. Ở Việt Nam, thì người Nhật đã trao trả độc lập cho Bảo Đại và chính quyền Trần trọng Kim. Tại Đông Âu, thì những cuộc gọi là cách mạng cộng sản được diễn ra dưới gót giày quân chiếm đóng Liên Sô sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Vì tính chất «đẻ non», thừa, không cần thiết, nên tất cà những chế độ cộng sản được dựng lên như là một tế bào ngoại chủng, được cấy vào xã hội đó do những cuộc cướp chính quyền của những đảng cộng sản, tế bào này đã tàn hại tất cả những tế bào khác, làm cho những tế bào này đối kháng, chống đối lẫn nhau, qua quan niệm đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử của Marx, đưa đến chỗ phá hủy mọi liên hệ truyền thống giữa con người và con người, làm tiêu tán tất cả những văn hóa cổ truyền. Tế bào ngoại chủng này, được thể hiện dưới đảng cộng sản, lấy lý thuyết của Marx làm kim chỉ nam, đã trở thành một con ký sinh trùng, không những phá hoại văn hóa cổ truyền, mà còn hút máu mủ của dân.

Viết đến đây tôi lại nhớ đến :

- Câu nói của tướng Tưởng Giới Thạch : «Nhật như là bệnh ngoài da, cộng sản như là bệnh trong xương tủy». Người ta nhớ vào năm 1923, Tưởng Giới Thạnh được Tôn Dật Tiên gửi sang Liên Sô học, theo nguyên tắc thì phải ở bên đó lâu để học ; nhưng họ Tưởng chỉ ở một thời gian ngắn, rồi về. Người ta hỏi tại sao, thì ông trả lời ông không có gì để học ở bên đó. Sau đó ông nói tiếp : «Một con người không có xương sống thì không thể nào đứng dậy được, suốt đòi chỉ bò. Cộng sản chủ trương diệt giai tầng trí thức và trung lưu, xương sống của một xã hội. Xã hội này không đứng lên được». Chính vì vậy mà trong thời gian Chiến tranh Trung- Nhật, ông đôi khi chú tâm đến diệt cộng sản hơn diệt Nhật, nhiều người trách ông, ông đã nói câu trên để trả lời.

- Nhớ đến khẩu hiệu của đảng Cộng sản Việt Nam lúc đầu : «Trí phú hào, đào tận gốc, trốc tận rễ», và câu nói của Boris Eltsine : «Vào đầu thế kỷ 20, nước Nga đang ở cùng một con tàu với thế giới, không phài là đầu tàu ; nhưng cũng ở những toa hạng nhất ; thế rồi, nước Nga tự tách khỏi đoàn tàu, nghĩ rằng mình có thể có một phương thức phát triển riêng biệt và mau lẹ ; không dè bị dẫm chân tại chỗ, trong khi đoàn tàu thế giới vẫn tiến. Nước Nga hiện nay bị chậm tiến cả hàng nửa thế kỷ so với những nước ngang đồng với mình vào đầu thế kỷ, nếu không muốn nói là cả trăm năm». Tôi còn nghĩ thêm đến cách mạng Hồng Vệ Binh ở Tàu, chủ trương giết trí thức, nói như Mao trạch Đông, «Trí thức không bằng cục phân», phá hủy mọi vết tích văn hóa cổ truyền. Thật là một điều không may cho ba nước Nga, Tàu, Việt Nam và những nước cộng sản khác, khi bị cách mạng cộng sản 1917 xâm nhập.

Đọc đến đây, có người tự hỏi cách mạng là xấu như vậy, sao chính tác giả bài này lại chủ trương hiện nay phải có cách mạng ở Việt Nam như trong những bài trước đây «Cách mạng hay cải cách», «Cách mạng tiếp nối và khai dòng». Thực ra cách mạng tự nó không xấu và cũng không tốt, nó không phải là cứu cánh, mà chỉ là phương tiện ; nó cần hay không cần, tốt hay xấu là tùy theo hoàn cảnh của quốc gia đó. Nó như một liều thuốc mạnh, cần thiết và tốt cho một người bị bệnh nặng. Cách mạng chỉ cần thiết khi tiến triển của một xã hội bị bế tắc, bị bệnh nặng.

Vấn đề ở đây đối với Việt Nam, câu hỏi được đặt ra là tình trạng Việt Nam hiện nay thế nào. Có phải bị bế tắc và đang bị bệnh nặng dưới chế độ cộng sản hay không ? Câu trả lời của tôi là có, vì vậy tôi chủ trương phải có cách mạng ở Việt Nam.

Không cần đi vào sâu, chúng ta chỉ nhìn qua : Việt nam hiện nay là một trong những nước nghèo đói nhất thế giới, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 500$, trong khi đó để thoát khỏi nạn nghèo đói là phải trên 1.000$ ; để bắt kịp Thái Lan với sản lượng 2.000$, phải mất 33 năm ; bắt kịp Đài loan với sản lượng 20.000$, phải mất gần 200 năm ; bắt kịp Nam Hàn với sản lương 12 000$, phải mất cả 150 năm. Mặc dầu những nước này trước 1975 là ngang hàng hay kém miền Nam Việt Nam. Không những kinh tế tụt hậu, mà giáo dục suy đồi, kỷ cương băng hoại. Việt Nam là một trong những nước tham nhũng, bất công nhất thế giới. Trong khi người dân không có 1 đôla một ngày để sống, thì con ông cháu cha, các ông lớn tiêu tiền vứt qua cửa sổ, đánh những canh bạc cả 2 triệu đôla, như vụ PMU 18 mà dân ai cũng biết. Con ký sinh trùng là đảng cộng sản Việt Nam đã thâm nhập vào cơ thể dân tộc qua bạo lực, cướp chính quyền, nắm giữ guồng máy quốc gia, không có sự đồng thuận của dân, vì không qua một cuộc bầu cử dân chủ nào, hút máu mủ của dân, càng ngày càng giàu có, to lớn, dùng bất cứ phương tiện gì để duy trì quyền hành ; trong khi đó thì toàn dân cơ cực. Cảnh những em bé vị thành niên phải bán thân nuôi miệng ở Căm Bốt, cảnh những chị em phụ nữ, vì nghèo đói phải xuất cảng lao động, lấy chồng ngoại quốc, rồi bị hành hạ, chỉ cần bằng đó cũng đủ nói lên xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội bệnh hoạn, cần phải có một cuộc cách mạng để loại bỏ con ký sinh trùng cộng sản đang hoành hành cơ thể dân tộc Việt Nam.



II) Cuộc cách mạng tương lai V. Nam dựa trên nền tảng nào (1)

Cuộc cách mạng tương lai Việt Nam phải dựa trên căn bản văn hóa tốt đẹp cổ truyền, nhưng được canh tân hóa, đồng thời phải biết thâu nhận những tinh hoa thập phương. Đó là một cuộc cách mạng phục hưng văn hóa, bắt kịp văn minh :

Phục hưng, vì cộng sản với nền tảng là lý thuyết Mác Lê đã phá hủy văn hóa dân tộc qua chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc ;

Bắt kịp văn minh, vì chúng ta phải biết thâu nhận những điều hay, ý đẹp của người, phải thâu ngắn càng sớm càng tốt sự tụt hậu của chúng ta do cộng sản gây ra, để theo kịp đà tiến bộ của văn minh nhân loại.

Rút tỉa kinh nghiệm quá khứ, chúng ta có thể lấy cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ 1776 để suy ngẫm. Đó là cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và cuộc cách mạng dân chủ kiến quốc. Chúng ta hiện nay đang cần một cuộc cách mạng như vậy, vì đất nước chúng ta hiện nay không có độc lập. Nước chúng ta hiện nay chỉ là một quận huyện của Trung Cộng dưới sự cai trị của cộng sản. Đất bước chúng ta bị lệ thuộc Trung cộng về chính trị ngoại giao, qua việc dâng đất, nhượng biển, qua việc lãnh đạo Trung Cộng hành xử như quan thái thú, và lãnh đạo cộng sản Việt Nam hành xử như kẻ bị đô hộ. Chỉ cần nhìn mỗi lần lãnh đạo Trung Cộng viếng thăm Việt Nam hay ngược lại, thì chúng ta sẽ rõ. Không những Việt Nam hiện nay bị lệ thuộc về chính trị mà còn cả về kinh tế và văn hóa : hàng hóa và phim ảnh Trung Cộng tràn ngập thị trường Việt Nam.

Cuộc cách mạng đó đồng thời phải là cuộc cách mạng dân chủ kiến quốc, vì dân chủ là mảnh đất mầu mỡ để cho phát triển kinh tế nẩy mầm, vì dân có giầu, thì nước mới mạnh, mới giữ vững được nền độc lập lâu bền.



III) Cuộc cách mạng đó diễn ra thế nào ? Đổ máu hay không đổ máu, ai là người hướng dẫn ? Tốt hơn là không đổ máu, diễn ra trong hòa bình, như cuộc Cách Mạng Nhung ở bên Tiệp Khắc, vào cuối thập niên 80. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc thái độ biết điều hay không biết điều của giới lãnh đạo cộng sản đương thời, và cũng tùy thuộc ở những người, ở những tổ chức hướng đạo cách mạng tương lai. CS có ngoan cố hay không, giới hướng dẫn cách mạng có đủ tài trí, tự tin và khoan hồng, độ lượng để chấp nhận những người cộng sản thực sự cải tà, qui chính hay không, hay còn đặt nặng hận thù cá nhân, mà quên quyền lợi của quốc gia dân tộc ?

Rút tỉa kinh nghiệm từ cái gọi là “cách mạng tháng 10-1917” ở Nga và gần chúng ta là cái gọi là “cách mạng cộng sản Việt Nam 19-8-1945” vốn chỉ là cuộc đảo chính cướp quyền, cuộc cách mạng tương lai Việt Nam phải là một cuộc cách mạng toàn diện, toàn dân: ở mọi phương diện, văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế, xã hội; do sự tham dự của toàn dân, toàn quân, từ mọi giai tầng của xã hội, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, màu da, tôn giáo; không phải chỉ do một cá nhân hay một tổ chức lãnh đạo, mà do một sự lãnh đạo tập thể, của nhiều người, nhiều tổ chức, không phải là một cuộc cách mạng của giai cấp này chống lại giai cấp kia, mà là cuộc cách mạng hợp tác giai cấp. Chúng ta nên nhớ qua về lịch sử, trong thời gian cuộc cách mạng Pháp 1789 đang diễn ra, thì phái đoàn Hoa kỳ có mặt ở Paris, cầm đầu bởi Thomas Jefferson, đương kim ngoại trưởng và là tổng thống thứ 3 sau này, cùng với 2 nhân vật quan trọng của Hoa Kỳ là J. Adams, phó Tổng thống, sau đó là tổng thống thứ nhì của Hoa kỳ, và B. Franklin, người có công trong việc soạn thảo ra hiến pháp Hoa Kỳ. Phái đoàn Hoa Kỳ đã đứng làm trung gian trong việc hòa giải các giai cấp cho cuộc Cách Mạng Pháp 1789, nhưng không thành.

Cuộc cách mạng tương lai Việt Nam không cần hướng dẫn bởi một ý thức hệ có sẵn như ý thức hệ Marx, trên thực tế chỉ là một số định kiến có sẵn từ quan niệm bãi bỏ quyền tư hữu, quan niệm độc tài vô sản đến quan niệm thiên đàng cộng sản, làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu v.v… được đóng khung trong một số giáo điều và bắt buộc thực tế khách quan biến chuyển từng ngày, từng giờ phải đi theo cái khung giáo điều này. Kết quả là đi đến cảnh đẽo chân để đi vừa giày, làm cho xã hội cộng sản trở nên què quặt, không phát triển nổi (2). Chính vì vậy mà cuộc cách mạng Hoa Kỳ là cuộc cách mạng thành công nhất, vì nó không bị hướng dẫn bởi một ý thức hệ, nó đi từ nguyện vọng thiết thực của người dân; đó là độc lập, tự do, no ấm; nó không bị hướng dẫn bởi một đảng, mà chỉ là những người yêu nước, có tinh thần dân chủ, phóng khoáng.

Cuộc cách mạng tương lai Việt Nam phải thực hiện được 2 mục đích chính là độc lập và dân chủ; vì vậy những người, những tổ chức hướng đạo cuộc cách mạng tương lai này phải là những người yêu nước và có tinh thân dân chủ thật, theo như tư tưởng của Voltaire: “Tôi biết rằng tư tưởng của anh trái với tư tưởng của tôi; nhưng tôi vẫn đấu tranh để cho anh có thể phát biểu tư tưởng của anh.”

Cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc, dân tộc Việt có thể thực hiện được không ?

Theo ý tôi thì có, vì rút tỉa kinh nghiệm quá khứ và hiện tại : cách đây 200 năm dân tộc Hoa Kỳ đã làm, gần đây những dân tộc Phi luật Tân, Nam Dương, Nga Sô, Đông Âu và nhiều nước khác cũng đã làm. Không lẽ dân tộc Việt Nam lại thua kém thế sao ? Một dân tộc, trải qua 4 000 năm lịch sử, đã từng đánh Tống, bại Chiêm, kháng Nguyên, đuổi Minh, đó là cách mạng độc lập; đã từng tổ chức Hội Nghị Diên Hồng, Bình Than, đó là tinh thần dân chủ. Ông cha chúng ta đã vậy. Không lẽ ngày hôm nay, con cháu bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ lại khom lưng, cúi đầu để một thiểu số đảng đoàn cán bộ cộng sản, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, bè phái, quên quyền lợi quốc gia dân tộc, làm khổ đau dân tộc, điêu tàn đất nước, lệ thuộc ngoại bang.



Paris ngày 12-6-2006

Chu chi Nam

(1) Xin xem bài “Cách mạng tiếp nối và khai dòng”, “Việt Nam tụt hậu, lỗi tại ai?” của tác giả trên báo Việt ngữ hải ngoại.

(2) Xin xem thêm “Phê bình tư tưởng của Marx trên bình diện triết học”, “Sự không tưởng của Marx”.

Tin tức tiếp trang 16

Xét rằng bản Tuyên Ngôn 2006 đòi hỏi các quyền cơ bản sau đây của toàn dân phải được thiết lập lại:

- Quyền tự do thông tin ngôn luận;

- Quyền tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử;

- Quyền tự do hoạt động công đoàn độc lập và quyền đình công chính đáng;

- Quyền tự do tôn giáo.

Xét rằng những nguyện vọng của bản Tuyên Ngôn 2006 phù hợp với những giá trị cổ truyền và chính sách của Canada và với lý do tại sao Canada được coi là ngọn hải đăng của dân chủ, tự do, và sự tôn trọng nhân quyền trên thế giới.

Do đó, chúng tôi, những ngưới ký tên dưới đây, thỉnh cầu Quốc Hội:

(1) lên tiếng chính thức hỗ trợ những nguyện vọng chính đáng của bản Tuyên Ngôn 2006; và

(2) thúc giục chính phủ Việt Nam thực thi ngay những nguyện vọng này“.
6 người Thượng bị án tù

vì “phá hoại đòan kết”

HÀ NỘI 22-06 (TH) - Nhà cầm quyền Việt Nam hôm Thứ Năm nói rằng 6 người Thượng ở khu vực Tây Nguyên đã bị kết án tù với các cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” và “âm mưu lật đổ chính quyền”, theo các tin tức trong nước được truyền thông quốc tế thuật lại hôm Thứ Năm 22-6-2006.

Những người thiểu số gồm người Thượng Êđê và M'Nông bị Tòa Án tỉnh Ðắc Nông kết tội từ 5 đến 7 năm tù. Theo lời cáo buộc thì họ “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”, “tổ chức người trốn ra nước ngoài trái phép” bên cạnh các cáo buộc “chuẩn bị các hoạt động biểu tình, bạo loạn lật đổ chính quyền.” Ðây là các cáo buộc quen thuộc người ta thấy báo chí của chế độ thuật lại để tuyên truyền và biện minh cho các bản án.

Nhiều lần, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố với báo chí ngoại quốc là chế độ Hà Nội không trả thù các người Thượng tham dự các cuộc biểu tình và những người “vượt biên trái phép” quay trở về nước.

Nhưng từ 2001 đến nay, hơn 100 người Thượng đã bị đưa tòa với các bản án nặng nề qua các phiên xử kín, theo các bản tin báo chí trong nước. Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói rằng các người bị án tù nói trên là “thành viên Tin Lành Dega” đã “vận động gần 300 người tham gia biểu tình, sau đó cùng 16 người khác định vượt biên sang Cam Bốt ngày 1 Tháng Mười năm ngoái.”



  Thời còn chế độ cộng sản ở nước Nga, anh Ivan chuyên môn đến xưởng trễ năm mười phút. Một hôm, công an KGB bắt anh bỏ tù vì tội “chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.” Vì mỗi ngày anh đã chiếm đoạt mất mươi phút của giai cấp vô sản toàn thế giới - thời giờ làm việc cũng kể như một thứ tài sản, thuộc quyền quản lý của đảng và nhà nước đại biểu cho giai cấp vô sản quốc tế. Con anh ta là Lev Ivano-vich cũng làm cùng xí nghiệp thấy gương bố bị tù, sợ quá, bèn đi làm sớm 5 phút mỗi ngày cho chắc ăn. Nhưng một bữa công an bắt giam Lev vì tội làm gián điệp cho CIA. Nếu không phải gián điệp thì ai đến xưởng sớm ngồi ngó lên cái trần nhà đen dầu hắc ín làm cái gì? Alexei là em của Lev, ngày nào cũng đi làm đúng giờ không sai một giây. Cho tới khi KGB mời anh lên trụ sở làm việc rồi tống giam, vì anh không thể giải thích tại sao cái đồng hồ của anh lại chạy đúng giờ. Chắc chắn phải là đồng hồ ngoại quốc!

Câu chuyện cười trên đây chỉ muốn nói trong chế độ cộng sản, mọi người có thể bị bắt về bất cứ tội gì, bất cứ lúc nào. Ðảng là vua, vua bảo KGB đi bắt ai là người đó có tội, không tội này cũng tội khác. Như một viên công an trong Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn hỏi: “Nếu anh không có tội thì tại sao anh lại bị bắt?” Hỏi thế thì hết đường cãi! Cũng giống một viên quan đời Hán Vũ Ðế mà Tư Mã Thiên nhắc đến trong Sử Ký, thiên “Khốc Lại.” Có người hỏi Ðỗ Chu: “Ông thay mặt nhà vua coi về hình pháp, tại sao không dựa trên pháp luật để xét xử mà lại chỉ chìu theo ý vua?” Ðỗ Chu trả lời: “Luật lệ ở đâu mà ra? Chẳng phải do nhà vua mà ra hay sao?”

Khốc Lại ở đâu mà ra? Vì ông vua nắm toàn quyền sinh sát. Ðảng Cộng Sản đúng là một ông hoàng đế chuyên chế. Ðảng làm ra pháp luật, thi hành luật lệ, chính sách, phán xử người dân theo luật lệ của đảng. Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp đều do đảng kiểm soát, quyền hành còn lớn hơn các ông vua ngày xưa nữa. Vì dưới thời quân chủ ông vua cũng chỉ “làm vua” thôi; trong xã hội người ta vẫn có những sinh hoạt mà nhà vua không kiểm soát. Thí dụ ai muốn thờ phượng cúng bái, mở hội, làm đình chùa đều được tự do, các ông thầy đồ tha hồ dạy học, những người muốn họp nhau hát đúm, hát quan họ cũng “thoải mái vô tư” không cần học tập những nghị quyết của cái đại hội khỉ khô nào cả. Các ông vua đời xưa có lúc còn lo bị các quan ngự sử đàn hạch chứ đảng Cộng Sản bây giờ thì không ai dám đụng tới. Thời Tư Mã Thiên chỉ có “quan lại tàn khốc.” Thời nay cả bầu không khí người ta thở hàng ngày cũng tàn khốc.



Thử tưởng tượng có cái xứ sở nào mà luật lệ bắt người dân muốn tụ họp với nhau từ 5 người trở lên là phải xin phép trước không? Luật bắt dân chúng phải cho biết mục đích việc họp mặt, phải theo đúng cái mục đích mà nhà nước cho phép, phải đăng ký tên người, phải khai báo họp mặt từ giờ nào tới giờ nào. Họp nhau ở bất cứ nơi nào, “vỉa hè, trên lòng đường, ở quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng,” vân vân, nếu không có phép, không làm đúng là bị phạt! Bây giờ có 5 anh em công nhân muốn ngồi đánh cờ, hút thuốc, uống trà mạn với nhau ở trong nhà ăn của cơ xưởng, không nắm tờ giấy phép trong tay là có tội! Nếu được phép ngồi tán gẫu về trận Brazil đấu với Nhật trong cúp Bóng đá Thế Giới, mà có lúc quên mất mục đích đã đăng ký, lỡ miệng bàn sang chuyện quán bia ôm nào tươi mát nhất thủ đô; nếu cao hứng lại lỡ ngồi lâu quá 10p ngoài thời gian đăng ký, thế là vi phạm luật pháp rồi!

Có những người bênh vực chế độ cộng sản, bảo rằng đảng Cộng Sản có lý; vì tất nhiên phải có luật lệ quy định việc tụ họp ở nơi công cộng, chứ nếu không thì bọn thanh niên nó họp nhau tổ chức đua xe gắn máy trên đường phố nguy hiểm lắm! Nghĩa là nếu có những bọn họp nhau làm bậy thì phải làm ra luật ngăn cản không cho mọi người hội họp nếu không nộp đơn trước! Bây giờ có những bọn ăn cắp tiền viện trợ đem mấy triệu đô la đi đánh cá độ, hồ sơ chứa đầy trong máy vi tính; sao không làm cái luật cấm cá độ nếu không xin phép, cấm dùng máy vi tính vào những việc chưa đăng ký, cấm không cho ai viện trợ đô la luôn cho rồi?

Có người muốn bênh vực chế độ cộng sản, nói rằng luật lệ nghiêm khắc vậy nhưng nhà nước lúc nào cũng thương dân, nhà nước sẽ chỉ bắt những bọn “phản động” chứ không làm khó dễ người dân hiền lành cúi đầu khuất phục chịu nhục đâu. Nhưng đó chính là cái mẹo treo dây thòng lọng của nhà nước. Họ làm ra những thứ luật lệ treo trên đầu người dân, thòng sợi dây thừng sẵn vào cổ dân. Nếu thằng dân chỉ lo họp nhau ăn, uống, chơi bời hút xách, chửi bới suông cho hả rồi về nhà đi ngủ, thì dù có làm sai luật cũng được nhà nước ngoảnh mặt nhìn đi chỗ khác. Còn những người dân nào từng có lúc bất đồng ý kiến với đảng và nhà nước thì hễ 5 người gặp nhau ở một chỗ, dù ở trên vỉa hè, trong lòng đường, trong sân banh, trong đình, chùa, vân vân, là sợi dây thòng lọng sẽ siết lại ngay!

Ðó là một chính sách được thực hiện từ thời Stalin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Pol Pot. Chính sách của họ là tạo ra một tình trạng mà người dân nào cũng có thể bị buộc tội. Sinh ra ở đời đã là phạm tội. Còn thở không khí được tức là có thể đã phạm tội. Ai cũng cảm thấy trên cổ mình có sẵn sợi dây thòng lọng, bất cứ lúc nào đảng và nhà nước cũng có thể thắt lại, kéo lên được! Muốn sống là phải biết sợ, phải ý thức tình trạng lúc nào mình cũng có thể bị kết tội, như nhà văn Ng. Tuân đã thú nhận.

Thí dụ bây giờ có 5 phụ huynh học sinh tình cờ đến trường tiểu học cùng một lúc, cùng van xin cho con mình được đóng học phí bằng năm ngoái, đợi tới ngày mùa bán được thóc sẽ xin nộp nốt số tiền học mới tăng lên. Như thế là có tội rồi, vì không ai xin phép trước việc có mặt trên 5 người một lúc cả! Nếu bây giờ có 5 công nhân cùng tới trước ông chủ Ð. Loan hay Hàn Quốc yêu cầu mỗi ngày được phép dùng nhà vệ sinh 5 lần thay vì chỉ có 3 lần; trong lúc đứng đợi trước văn phòng chỉ hỏi nhau về chuyện đó một câu thôi, là có thể bị bắt rồi! Ðúng luật là phải xin đăng ký với hội đồng nhân dân trước, có giấy phép rồi mới được nói chuyện với nhau!


Каталог: IMG -> doc
doc -> Phụ lục 1 danh mục hóa chất phân loại và ghi nhãN
doc -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc quy đỊnh tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn của một số loài cây trồng
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương
doc -> Danh sách các công ty nhập khẩu và kinh doanh chè lớn của Maroc mido food company s. A
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định
doc -> BÁo cáo an toàn hóa chất phần I. Thông tin chung
doc -> PHỤ LỤc VI danh mục hóa chấT ĐỘc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua, BÁn hóa chấT ĐỘC
doc -> Cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Đà Lạt

tải về 436.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương