I. giã TỪ DỐi trá



tải về 436.03 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích436.03 Kb.
#13669
1   2   3   4   5

Ngoài ra, những quyền dân sự của người dân (quyền an cư) cũng bị vi phạm trắng trợn như quyền riêng tư về đời tư, gia đình, nhà ở và thư tín (Điều 17 Công ước thứ nhất). Bộ Nội vụ kiểm soát đời sống của người dân bằng cách nghe lén điện thoại, đặt máy ghi âm tại các tư gia, duyệt xét thư tín, cho người theo dõi lục soát nhà cửa, tổ chức mạng lưới mật báo viên. Bộ cũng can thiệp vào các quyết định của các giám đốc xí nghiệp, xúi giục những hành động kỳ thị của các cơ quan bằng các chiến dịch và trên báo chí. Tất cả những âm mưu bí mật này đều qua mặt pháp luật, và công dân không có cách gì để chống lại.


Trong các vụ án chính trị, các cơ quan điều tra và tài phán đã vi phạm những quyền của bị cáo ghi tại điều 14 Công ước thứ nhất cũng như trong luật pháp quốc gia. Các tư nhân trong các trại giam bị đối xử tàn nhẫn, mất nhân phẩm, sức khoẻ bị thương tổn và tinh thần bị chà đạp.

Quyền tự do xuất ngoại và hồi hương ghi trong điều 12 Công ước thứ nhất bị vi phạm nghiêm trọng. Viện lý do bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước đã đặt ra những điều kiện xuất ngoại không thực hiện được. Các công dân ở nước ngoài muốn về thăm quê hương cũng bị làm khó dễ. Họ thường bị bác đơn xin chiếu khán nhập cảnh, nếu trước kia họ đã từng hoạt động hay đã liên lạc với những thành phần bị kỳ thị ở trong nước. Một số công dân đã lên tiếng tố giác những vụ vi phạm nhân quyền tại nơi làm việc, hoặc qua truyền thông ngoại quốc để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên không ai trả lời các thỉnh nguyện này, hơn nữa chính quyền còn mở cuộc điều tra người tố giác.

Trách nhiệm bảo vệ các quyền tự do dân sự thuộc về chính quyền quốc gia. Ngoài ra bất cứ ai lo toan đến những vấn đề chung của đất nước cũng phải góp phần vào việc thượng tôn luật pháp và hiệp ước. Do đó cả chính phủ và các công dân cũng bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.

Ý thức về nghĩa vụ liên đới cũng như tin tưởng vào ý nghĩa tham dự và ý chí dấn thân của các công dân trong việc tìm kiếm một phương thức thực hiện hữu hiệu hơn, chúng tôi soạn thảo Hiến Chương 77 và công bố trước quốc dân hôm nay. Hiến Chương 77 là sự kết hợp tự do, không nặng về nghi thức, được mở rộng cho tất cả mọi người thuộc mọi quan niệm, tín ngưỡng và nghề nghiệp, để cùng nhau góp sức đẩy tới mục tiêu tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản tại đất nước chúng ta cũng như trên thế giới. Những quyền này đã được hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền bảo đảm cùng với Thoả Ước Helsinki và các Công ước quốc tế chống chiến tranh, bạo động và mọi hình thức đàn áp về xã hội và tinh thần. Những quyền này cũng được quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền LHQ.



Hiến Chương 77 bắt nguồn từ sự đoàn kết và thân hữu của những người cùng chia sẻ những lý tưởng gắn liền với đời sống và công việc của họ. Hiến Chương 77 không phải là một tổ chức. Nó không có nội quy điều lệ, không có ban chấp hành thường xuyên và cũng không có danh sách các hội viên đăng ký. Bất cứ ai đồng quan điểm, cùng hoạt động hay yểm trợ đều là người của H.Chương.

Hiến Chương 77 không phải là một cơ sở hoạt động của một đảng đối lập chính trị. Nó chỉ nhằm phục vụ những quyền lợi tổng quát của cộng đồng như nhiều hội dân sự khác đã làm tại các nước Tây phương và Đông phương. Do đó nó không có ý định đưa ra những đường lối cải tổ hay hoặc thay đổi về chính trị hay xã hội. Hiến Chương 77 chủ trương đối thoại với chính quyền, đặc biệt nêu lên những trường hợp vi phạm nhân quyền để tìm ra giải pháp, đưa ra những đề nghị tổng quát nhằm tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, đứng làm trung gian điều giải những vụ tranh chấp thường xảy ra do sự thiếu vắng quyền sinh hoạt chính trị.

Theo danh xưng, Hiến Chương 77, khai sinh năm nay (1977), đánh dấu Năm Tù nhân Chính trị và cũng là thời điểm Hội nghị Belgrade nhóm họp để tìm ra những phương thức thực thi các điều khoản của Thoả ước Helsinki.

Những người ký tên vào Hiến Chương 77 đã ủy nhiệm Giáo sư Tiến sĩ Jan Patocka, Tiến sĩ Danh dự Vaclav Havel và Giáo sư Tiến sĩ Jiri Hajek làm phát ngôn viên cho Hiến Chương. Các phát ngôn viên này được quyền đại diện Hiến Chương 77 trong các tương quan với nhà nước cũng như các tổ chức, hội đoàn và quần chúng trong và ngoài nước. Do chữ ký của họ, các phát ngôn viên chứng thực nội dung các văn kiện của Hiến Chương. Họ sẽ chỉ định các phụ tá trong số những người đã ký kết hay những người sẽ gia nhập về sau, để cùng với họ tham dự những cuộc thương thảo cần thiết, thực hiện những công tác phải làm và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm.

Chúng tôi tin tưởng rằng Hiến Chương 77 sẽ góp phần tạo cơ hội cho các công dân Tiệp Khắc được sống và làm việc như một dân tộc tự do...” 

Cuộc tuyệt thực của 16 cư sĩ PGHH vừa chấm dứt vào ngày 09-6-06 với sự thoả thuận của Cụ Lê Quang Liêm và Đại Tá Lê Công Hoàng, Cục Bảo Vệ Chánh Trị, Đại Diện nhà cầm quyền CS.

Trong các điều kiện được Đại Tá Lê Công Hoàng cam kết, có điều: “Khi 16 cư sĩ PGHH về nhà sẽ không bị nhà cầm quyền địa phương, nhất là CA sách nhiễu hay đánh đập bất cứ dưới hình thức nào”.

Nhưng trên thực tế lại hoàn toàn trái ngược. 6 giờ sáng ngày 10-6-06, Bà Dương Thị Tròn 59 tuổi và con gái là Nguyễn Thị Như Sương 22 tuổi đi bằng xe gắn máy (Honda) để đến dự một đám giỗ ở Ô Môn (Cần Thơ). Bà Tròn là vợ Ông NGuyễn Văn Thơ, cả 2 vợ chồng đều là thành viên trong toán 16 cư sĩ tuyệt thực và là chủ nhà địa điểm tuyệt thực.

Khi Bà Tròn vừa đi qua khỏi văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân Xã Tân Hoà, Huyện Lai Vung (Đồng Tháp) lối 500 mét thì gặp Trung Tá Tài, CA tỉnh Đồng Tháp, cầm đầu một toán CA khoảng 30 người chận xe Bà Tròn lại và bảo phải trở về nhà. Tất nhiên, Bà Tròn phản ứng : “Chúng tôi là công dân có quyền tự do đi lại chiếu Điều 68 của Hiến Pháp, trường hợp chúng tôi phạm pháp thì các ông mới có quyền xử lý…” Trung Tá Tài nói: “Ở đây không phải là Toà Án mà nói luật pháp, hiến pháp. Không cho đi là không được đi…” Nói xong, Trung Tá Tài đạp chiếc Honda của Bà Tròn ngã xuống, mẹ con Bà Tròn phản ứng, liền bị Trung Tá Tài và hằng chục CA ào tới xô mẹ con Bà Tròn té xuống rồi đánh đá tơi bời. Bà Tròn kêu cứu thì bị CA nhét vào mồm mẹ con Bà Tròn mỗi người một trái chanh rồi lấy băng keo vải loại lớn băng ngang miệng để không được la hét gì được nữa, rồi kéo 2 tay ra sau lưng còng lại, cả 2 mẹ con. Kết cuộc Bà Tròn bị đánh gãy một cái răng, sưng cả mặt mày, cánh tay bị té gãy cách đây 2 tháng đã lành, nay bị đánh đập, xô ngã nên bị thương trở lại, ngất xỉu, mất một chiếc đồng hồ đeo tay, Nguyễn Thị Thu Sương thì bị đánh sưng cả mặt mày tay chân, mất một chiếc đồng hồ và những vòng đeo tay bằng vàng cả lượng.

Khi tỉnh lại, Bà Tròn và con gái thấy mình nằm ở văn phòng UBND Xã thì mới biết khi ngất xỉu, CA mới khiêng về đây. Được hay tin này, Ông Nguyễn Văn Thơ cho người nhà đến chở Bà Tròn và con gái đem về nhà.

Hành động thô bạo, côn đồ và dã man kể trên đã biểu hiện CA của chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam còn hung tàn hơn cả những toán thổ phỉ, muốn đánh người lúc nào thì đánh, vừa đánh người vừa cướp của. Đây là lần thứ 5 CA tỉnh Đồng Tháp do Trung tá Tài cầm đầu, khi có mặc sắc phục, khi giả thường dân ngang nhiên đánh đập tín đồ PGHH là những công dân vô tội, bất chấp luật pháp, trắng trợn chà đạp công lý. Có thể đây là một hành động có hệ thống.

Nhơn danh Giáo Hội Trung Ương PGHH thuần tuý tại VN, tôi long trọng tuyên bố:

– Tố cáo trước dư luận thế giới tự do và cộng đồng nhân loại yêu chuộng Tự Do và Công Lý những hành vi thô bạo, tàn ác của CA nhà nước CSVN.

– Tha thiết và thành khẩn kêu gọi thế giới tự do và cộng đồng nhân loại yêu chuộng Tự Do, Hoà Bình và Công Lý áp dụng mọi biện pháp có thể được để ngăn bớt chính sách bạo tàn, phi nhân tính của đảng CSVN để cứu vớt dân tộc VN, nói chung, và PGHH, nói riêng.

Phải nhớ: Tăng cường sinh lực cho thú dữ để ăn thịt người bạo hơn là “cộng đồng tội ác”.

Phải phân biệt sự giúp đỡ cho dân tộc VN và giúp đở cho Đảng Cộng Sản VN (CSVN). Nước VN hiện nay là một quốc gia tụt hậu nhất về mọi mặt, nhân dân nghèo khổ thê thảm, v.v… trong lúc đó thì các cấp lãnh đạo đảng CSVN thì giàu “nứt đố đổ vách”.

Những vụ án PMU 18, T2, T4, v.v… là những chứng tích cụ thể nhất trong chính sách hại dân, hại nước của đảng CSVN mà thế giới tự do không thể không quan tâm.

– Cực lực lên án hành động “côn đồ” hung bạo của CA như đã nêu trên. Cương quyết đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải chấm dứt mọi hành vi chà đạp công lý, ngang nhiên đánh đập tín đồ PGHH nhiều lần và phải xử lý nghiêm minh hành vi tàn bạo của Trung Tá Tài trong vụ đánh đập mẹ con Bà Dương Thị Tròn (đã kể trên) và công bố kết quả xử lý trong thời gian sớm nhất.

– Trường hợp nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách “tận diệt” PGHH và mãi chủ trương CA hành động thô bạo, đánh đập tín đồ PGHH, điển hình gần đây nhất là vụ Trung Tá Tài đánh mẹ con Bà Dương Thị Tròn ngày 10-6-06. Khối tín đồ PGHH thuần tuý sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả lại sự tự do và công bằng cho 5 triệu tín đồ PGHH.

Sàigòn, ngày 13-6-2006.

TM. GH Trung Ương PGHH.

Hội Trưởng LÊ QUANG LIÊM



Nguồn: Vietland

Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn tỉnh Thanh Hóa

bị cấm nhóm họp

Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa bắt đầu nhóm lại từ năm 1999. Những năm trước đây việc nhóm lại không gặp khó khăn gì. Sự việc bắt đầu từ ngày 9-4-2006, trong khi cả Hội thánh đang nhóm lại như thường lệ, thì công an xã cùng với ban văn hóa xã và các tổ chức đoàn thể trong xã đến ngăn trở và bắt tất cả các tín đồ tới UBND xã, họ yêu cầu Hội thánh không được tổ chức lễ Phục sinh vào ngày 16-4-2006. Do vậy ngày 16-4-2006 Hội thánh phải tổ chức lễ Phục sinh ở nơi khác.

Ngày 23-4-2006, khi Hội thánh đang nhóm lại thì chính quyền lại lên bắt tất cả mọi người lên UBND xã như lần trước.

Ngày 30-4-2006 sự việc cũng sảy ra tương tự như vậy.

Ngày 7-5-2006, Mục sư Hồ Đức Tuấn, đại diện cho Giáo hội Phúc âm Toàn vẹn, đến nhóm cùng Hội thánh, trong khi mọi người đang hát thánh ca thì công an xã và đại diện các đoàn thể của xã đến để giải tán các tín hữu. Họ đã dùng những lời lẽ thô tục và coi thường pháp luật để nhục mạ mọi tín hữu, sau đó họ bắt mọi người lên trụ sở của xã, tới 13.00 họ mới thả về.

Ngày 14-5-2006, anh Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Viết Thắng tới gia đình chị Minh để nhóm học Kinh Thánh, thì bị ban văn hóa xã tới mời cả năm người đến văn phòng UBND xã, tại đó họ giải thích rằng ở xã Thiệu Viên không có đạo Tin lành và cũng không cho phép ai được hoạt động đạo Tin Lành. Họ còn bắt mọi người viết tường trình xong rồi mới cho về.

Ngày 26-5-2006, chị Minh đã gửi đơn lên UBND xã xin đăng ký điểm nhóm, nhưng không được chấp nhận. Ngày 28-5-2006, Hội thánh khi đang nhóm lại thì tất cả bị mời lên xã lấy lời khai xong rồi mới cho về.

Ngày 4-6-2006, khi cả Hội thánh đang nhóm, thì công an xã đến bắt tất cả mọi người lên UBND xã, trên đường đi họ đã đánh đập các tín đồ như chị Lê, chị Đức, và chị Nhàn bị đánh chảy máu, gây thương tích. Họ đã giữ 4 người, không cho ăn trưa, sau đó lập biên bản tịch thu 4 xe đạp, và cấm các chị không được đến nhà chị Minh để thờ phượng Chúa.

Ngày 11-6-2006, các tín đồ đã không dám nhóm lại vì sợ.

Ngày 18-6-2006, lúc 8.30 sáng, trong khi các anh Nguyễn Trung Tôn, Hắc Ngọc Sĩ, chị Nhàn, bà Lan đang ngồi uống nước tại nhà chị Minh, thì công an xã tới đưa tất cả mọi người lên UBND xã, họ giữ mọi người ở đó không cho ăn cơm trưa, đến 4.30 chiều, họ tiến hành lấy lời khai, sau đó công an xã, mà trực tiếp là trưởng công an xã tên là Nguyễn Mạnh Hòe đã đánh hai anh Tôn và Sĩ với thương tích trầm trọng. Sau đó họ ép mọi người ký vào biên bản không được đến nhà chị Minh để sinh hoạt đạo nữa. Tới 6.00 chiều họ mới thả mọi người về. Sau đây là tên những người công tham gia: Phó công an Bùi Công Minh, công an viên: Trần Kiệm, Hùng, Thực, Vinh, Nam.

Trên đây là toàn bộ sự việc sảy ra tại Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức bảo vệ Nhân quyền, chính phủ các nước lên tiếng bảo vệ và bênh vực cho chúng tôi.

Thay mặt Hội thánh

Nguyễn Trung Tôn

CSVN bắt bỏ tù người mẹ vì không chịu bỏ Chúa để thờ Hồ Chí Minh, bỏ lại 3 đứa con bơ vơ.

(http://www.ykien.net)

Bản tin của BosNewsLife News hôm Thứ Bảy 10-6-2006 cho biết là 3 đứa trẻ ở Tây Nguyên đã bị bỏ rơi đã gần 3 tuần sau khi bà mẹ và bà nội của chúng đã bị bắt vì tội “không chịu theo một “giáo hội (Tin lành) quốc doanh” để thờ ông Hồ Chí Minh thay vì thờ phượng Chúa. Một người bạn của họ cho biết như vậy.

Vào ngày 23-05-2006, một công an csvn đã bắt cô Rahlan H'Riem cùng mẹ chồng của cô là bà Nay H'Brek đưa vào nhà giam quận Krong Pa bởi vì họ từ chối không chịu theo một giáo hội quốc doanh do một mục sư quốc doanh tên là Siu Kim cầm đầu. Giáo hội này được giới chức csvn lập lên để thờ ông Hồ Chí Minh thay vì thờ Chúa.

Những tín đồ Tin Lành trong vùng cho biết từ tháng 2-2006, chính quyền csvn đã ép họ đến dự lễ ở nhà thờ được nhà nước dựng lên cho người dân tộc Degar ở Plei Batel, thuộc bộ lạc Ia Hru, quận Cu Se Tỉnh Gia Lai.

Tín đồ phàn nàn là tại nhà thờ nầy, họ không nhìn thấy tượng ảnh của Chúa Jesus hoặc Thánh Giá trong buổi lễ. Các tín đồ được thông báo là không được dựng Thánh Giá ở trên mộ thân nhân của họ, chỉ có hoa là được nhà nước cho phép. Nhà nước csvn thông báo với những tín đồ Tin Lành Degar rằng bất cứ ai treo Thánh Giá trên mộ phần của gia đình họ sẽ bị bắt giam. Sự việc đàn áp nầy đã xảy ra khắp nơi ở Tây Nguyên.

Đấu tranh hoà bình,

bất bạo động

Từ khước “thần tượng”

Hồ Chí Minh

Giải thể chế độ cộng sản độc tài
Sáng 31-5-2006 (Tết Đoan Ngo 5-5 âm lịch), tôi từ Giáo xứ An Bằng lên Huế. Khi ngang qua Nhà thờ Phù Lương, thấy ở cổng Nhà thờ tụ họp rất đông người, đa số mặc sắc phục xanh. Tôi đi tiếp lên Huế. Lúc 10g30, trên đường về, tôi ghé thăm cha xứ Phù Lương. Không ngờ một biến cố tệ hại đã xảy ra tại cổng nhà thờ. Xin được tường thuật cùng bà con trong và ngoài nước.

I. Diễn tiến vụ việc

Từ năm 1995, Giáo xứ Phù Lương đã nhiều phen gởi đơn đến Ủy ban Nhân dân huyện Hương Thủy xin trả lại ngôi nhà nguyện cũ mà Nhà cầm quyền đã chiếm đoạt từ 1975 cùng với nhiều cơ sở khác của Giáo xứ (xin xem bản đồ đính kèm). Năm 2001, nhà nguyện bị Cộng sản san bằng để gọi là chuẩn bị xây “Cung thiếu nhi huyện”. Giáo xứ đã ngăn cản việc xây dựng ấy. Từ đó đến nay khu đất này được để yên, cỏ tự do mọc. Thế nhưng nhà cầm quyền Cộng sản vẫn tìm mọi cách chiếm cho bằng được. Chẳng hạn thuê người giả vờ đi đào sắt thép phế liệu nhưng lại đào đất làm móng trụ để ban đêm đến đổ bê-tông dựng nhà. Cha quản xứ và giáo xứ đã luôn kịp thời ngăn chặn và tố cáo trò ma giáo ấy.

Sáng 31-5-2006, lúc 7 giờ, một đoàn quân đồng phục áo xanh tụ họp làm lễ “ra quân” tại khu đất này và đồng loạt dùng cuốc xẻng xớt cỏ cả khu vực. Hơn 150 thành viên Huyện đoàn Hương Thủy (tức “đoàn thanh niên cs Hồ Chí Minh” thuộc huyện Hương Thủy) từ các xã trong huyện được huy động ra quân trong chiến dịch ăn cướp này.

Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng, quản xứ Phù Lương, đồng thời là Hạt trưởng Giáo hạt Hương Phú, đang dạy giáo lý Rước lễ lần đầu cho khoảng 50 em thiếu nhi trong nhà thờ. Được thông báo, ngài liền điện thoại cho công an thị trấn Phú Bài, công an huyện Hương Thủy để yêu cầu can thiệp. Tiếp đến ngài tức tốc cho đánh chuông báo động giáo dân. Đích thân ngài chạy ra cổng nhà thờ ngăn chặn lũ cướp đang ngang nhiên dọn sạch khu đất tranh chấp.

Ngài xông xáo hỏi: “Ai chỉ huy công việc ở đây?”. Chẳng tên nào trả lời (y như trong vụ Cộng sản huy động đoàn viên thanh niên và dân công cướp đất Giáo xứ Kế Sung ngày 05-01-2004. Cùng một kịch bản!). Nhưng trước thái độ cương quyết và cánh tay múa gậy của ngài, đoàn quân ngừng tay chờ chỉ thị.

Với cặp mắt tinh anh nhanh nhẹn của mình, dù đã gần 70 tuổi , cha Hoàng phát hiện ra các quan chức đang núp lén giữa đám đông và trong trụ sở của huyện đoàn (ăn cướp văn phòng Hội đồng giáo xứ trước đây): nào cán bộ Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nào cán bộ ban Tôn giáo huyện Hương Thủy cũng như của thị trấn Phú Bài. Ngài cũng nhận ra mấy tay công an huyện và thị trấn dù họ đang mặc thường phục.

Thấy rõ âm mưu quỷ quái của Cộng sản, cha Hoàng chỉ tay vào mặt từng cán bộ hét lớn: “Đồ giả dối! Ăn cướp! Đàn áp! Ba mươi mốt năm Cộng sản diệt tôn giáo! Tự do tôn giáo cái quái chi? Chính sách tôn giáo là tròng áp bức, là trò lường gạt!!!...”

Tiếng ngài rền vang cùng với tiếng la hét “Đả đảo Cộng sản ăn cướp!” của giáo dân, lúc ấy đã gần 200 người lớn nhỏ tập hợp quanh vị chủ chăn can đảm. Nhà cầm quyền cho phóng loa cực mạnh (đem theo sẵn) nhưng không át nổi tiếng phẫn nộ của giáo dân.

Giới thanh niên và gia trưởng trẻ rất mạnh dạn. Họ thách thức: “Cứ bắt chúng tôi! Cứ bỏ tù chúng tôi! Cứ giết chúng tôi đi! Chúng tôi cương quyết bảo vệ đất nhà thờ! Tự do tôn giáo đâu?? Công lý đâu???”. Đây là lần đầu tiên nam giới tham gia tích cực, không còn sợ hãi nữa. Một nét mới! Vì trước đây, trong các cuộc đấu tranh phản kháng (tại hầu hết mọi giáo xứ và giáo phận), thông thường phụ nữ mới là giới xông pha xâm mình. Cha xứ tuyên bố hỗ trợ: “Hỡi Anh Chị em! Ai chết vì đạo hôm nay sẽ được chôn táng tại khuôn viên Nhà thờ!”

Một bà mẹ trẻ bồng hai con nhỏ đứng rút dây chuông liên hồi. Dây đứt, bà leo lên tháp, rút tiếp để báo động. Hai đứa con ở dưới oà lăn ra khóc. Mặc! Bà cứ đứng trên tháp rút chuông tiếp. Một cán bộ bảo bà ngưng lại. Bà dõng dạc đáp: “Chỉ Cha xứ mới có quyền ra lệnh! Ông là gì mà truyền lệnh cho tui ?!!”. Bà rút tiếp. Hai đứa con dưới tháp vẫn khóc oà !!!

Đến gần 10 giờ, tốp cán bộ thấy chẳng làm gì được với vị chủ chăn và đoàn chiên bất khuất bèn ra lệnh rút quân, triệu hồi lũ cướp trong hậm hực. Giáo dân vào nhà thờ tạ ơn Chúa rồi giải tán. Một số ở lại canh phòng.

Giáo xứ Phù Lương, thuộc Tổng giáo phận Huế, nằm dọc Quốc lộ 1A, trên đoạn đường từ thành phố Huế đến sân bay Phú Bài (cách thành phố 12km, cách sân bay 2km5), có trên 50 năm tuổi. Giáo dân gần 1000 người, đa số lao động buôn bán ở thị trấn Phú Bài, nghèo khổ, cơ cực nhưng đạo đức sốt sắng. Dự lễ hằng ngày đông đảo. Sinh hoạt trong các hội đoàn Khôi Bình, Vinh Sơn, Thiếu Nhi Thánh Thể rất đều đặn, kiên trì và hiệu quả. Tuy phần lớn ở xa nhà thờ và là dân nhập cư, nhưng họ rất hiệp nhất và liên lạc chặt chẽ với nhau.

Linh mục quản xứ Nguyễn Văn Hoàng nổi tiếng bộc trực, thẳng thắn, chẳng nể ai khi kẻ đó làm sai lẽ thật và công bình. Chính ngài là chức sắc tôn giáo duy nhất tại Huế vừa từ chối tham dự cái gọi là “Hội nghị về phổ biến pháp luật cho chức sắc tôn giáo” tổ chức tại Huế từ 22 đến 23-5-2006. Cha sống nghèo, rất nghèo và tận tâm lo cho người nghèo. Thăm viếng các cán bộ đủ mọi cấp rất lịch sự, báo cho chính quyền biết trước phản ứng của mình và của đoàn chiên khi bị đàn áp: liều chết để bênh vực lẽ phải.

Bằng chứng: sáng nay, ngài đã dùng một cây gậy dài xua đuổi những tên chiếm đất Nhà thờ, quay lén cảnh tượng, rồi chỉ vào mặt cán bộ mà chửi thẳng. Trong nhà xứ, ngài đã chuẩn bị gậy, đùi, đá và nhiều bình xăng nhỏ. Tuần trước công an tỉnh, thị, huyện nghe chuyện đã đến và được ngài đường hoàng chỉ cho xem. Ngài cảnh cáo: “Tôi không dọa đâu! Ai động đến cơ sở tôn giáo, chúng tôi dùng quyền bảo vệ, quyết một mất một còn. Chúng tôi sẽ làm thật!” Ngài đang đòi lại nhà đất thuộc khuôn viên giáo đường, tài sản giáo xứ (xin xem tài liệu kèm theo).

Linh mục Hoàng rất giỏi luật đời và luật đạo, lý luận sắc bén. Ngài từng bị cộng sản đưa ra tòa cũng về chuyện đất đai Giáo hội khi còn làm quản xứ Đại Phong (đông bắc Thành nội Huế) và đã tự biện hộ thành công. Trong các buổi học tập do nhà cầm quyền tổ chức, ngài luôn khẳng khái phê phán các lập luận dối láo ngụy biện của cán bộ và tố cáo chính sách diệt đạo của cộng sản.

Ghé thăm linh mục Hoàng thật đúng lúc, tôi hân hạnh được ngài tín nhiệm giao việc viết bài tường thuật này, cho công luận năm châu luôn nhớ (đồng thời lưu hồ sơ lâu dài) rằng Cộng sản chuyên đời gian dối, tàn bạo, tìm mọi mưu mô để ăn cướp và tiêu diệt tôn giáo.



II. Nhận định

Nhận định của tôi về việc Cộng sản ra quân ăn cướp đất nhà thờ Phù Lương:

1- Cộng sản luôn tìm mọi cơ hội thuận tiện, núp dưới những chiêu bài tốt đẹp (ở đây là xây Cung thiếu nhi, mà có xây thật không?) để ăn cướp cơ sở tôn giáo và tiêu diệt đạo.

2- Cộng sản không tôn trọng người dân. Tập họp 150 thanh niên đơn sơ vô tội thuộc các xã trong huyện Hương Thuỷ ở huyện đoàn (bằng cưỡng bức hay lường gạt) để thi hành ý đồ tội ác của mình.

3- Cộng sản coi thường đối thoại thiện chí, giao tế lý tình, chỉ biết gian trá và bạo hành để đạt mục đích. Cha xứ kiện huyện lên tỉnh, tỉnh lại giao cho huyện xử kiện. Đúng là kiện tên ăn cướp với quan trên, quan trên lại giao cho thằng ăn cướp phân xử.

4- Cộng sản tàn phá những giá trị tâm linh. Họ luôn mồm rêu rao “đề cao văn hóa dân tộc” mà lại chọn ngày Tết Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch, trùng với hôm 31-6 dương lịch) để lùa quân đi ăn cướp và khuấy động lòng dân, không để dân yên tâm ăn Tết. Ai quên nổi việc Cộng sản đã chọn ngày tết Mậu Thân thiêng liêng để cướp đất đoạt của, chôn sống dân lành??

5- Toàn bộ tổ chức của Cộng sản từ đảng, chính quyền, đến mặt trận, công an luôn luôn là một tập đoàn cấu kết với nhau, phối hợp cùng nhau và bao che cho nhau để tấn công và cướp đoạt của dân thường lẫn tôn giáo.

6- Đứng trước sức mạnh tội ác tập thể này, chúng ta phải vận dụng sức mạnh công lý tập thể, nghĩa là sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự hướng dẫn của các lãnh đạo chính trị hoặc tôn giáo, mới có cơ may đương đầu hoặc toàn thắng.



Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải,

Quản xứ An Bằng, Huế.
THƯ HIỆP THÔNG VỚI LINH MỤC QUẢN XỨ PHÙ LƯƠNG

Chúng tôi ký tên dưới đây là 3 linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tađêô Nguyễn Văn Lý và Phêrô Phan Văn Lợi, đại diện cho một số linh mục Tổng Giáo phận Huế, xin bày tỏ lòng hiệp thông với người anh em của chúng tôi là cha Quản xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Hoàng cùng các giáo dân Giáo xứ Phù Lương.

1- Chúng tôi hết lòng tán dương đức can đảm, sự đoàn kết giữa Chủ chăn và đoàn chiên Phù Lương trong việc bảo vệ lẽ phải và quyền lợi của Giáo hội trước việc nhà cầm quyền tung lực lượng và giở trò “ra quân” để thị uy ăn cướp đất đai cơ sở giáo xứ. Chúng tôi thực sự khen ngợi thái độ can trường của Anh Chị Em giáo dân, đặc biệt là các thanh niên và gia trưởng. Anh em đã bắt đầu gỡ bỏ lòng sợ hãi sự trả thù khủng bố của nhà cầm quyền cộng sản. Đó là một tấm gương cho mọi ai đang bị áp bức trên mảnh đất Việt Nam này.

2- Chúng tôi hết lòng cảm phục thái độ lịch sự nhưng cương quyết, mạnh dạn nhưng điềm tĩnh, thẳng thắn trung thực nhưng bác ái, kiên trì đối thoại nhưng không để bị lừa phỉnh và bắt nạt của Cha Phanxicô Xaviê. Giữa linh mục đoàn Tổng Giáo phận Huế, từ lâu Cha đã nổi tiếng như một mục tử nhân lành và ngôn sứ can đảm, dám liều mình vì đàn chiên, dám nói thẳng với nhà cầm quyền Cộng sản trong các cuộc hội thảo học tập, với những cán bộ đảng viên áp bức dân lành trong các cuộc khiếu kiện tranh chấp. Cha cũng đã nổi tiếng như người nhiều phen bênh vực thành công cho lẽ phải và quyền lợi của Giáo hội.

Chúng tôi cầu xin Chúa trợ giúp Cha và giáo dân của Cha trong công cuộc bảo vệ lẽ phải đầy gian khổ nhưng cao đẹp này. Sự thành công của Cha sẽ tạo phản ứng dây chuyền để mọi Quản xứ và giáo xứ khác khắp Giáo phận Huế và trên toàn cõi Việt Nam đòi lại vô số đất đai tài sản mà bạo quyền Cộng sản đã tước đoạt của Giáo hội từ hơn nửa thế kỷ qua trong ý đồ tê liệt hóa và lệ thuộc hóa tôn giáo.

Chúng tôi kêu gọi mọi người thiện chí trên thế giới ủng hộ và bênh vực cho vị Quản xứ và toàn thể Giáo xứ Phù Lương can trường này. Xin cảm ơn



Làm tại Huế ngày 04-6-2006,

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Đại diện một số Linh mục

Tổng Giáo phận Huế.

Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải

Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý

Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi

TỰ DO NGÔN LUẬN

Bán nguyệt san ra ngày 1 và 15 mỗi tháng

IN VÀ TẶNG TẠI VN

Địa chỉ liên lạc:

binhan2005@gmail.com

truongsonvn81@gmail.com

Muốn đọc tờ báo trên mạng, xin mời ghé :

http://www.tdngonluan.com

www.tudodanchuvietnam.net

http://tudongonluan.atspace.com
Trong trang mạng 1 và 2 trên đây, Quý vị có thể tìm thấy

nhiều tài liệu đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam


GENEVE, ngày 20-6-2006. Hội đồng Nhân quyền LHQ vừa khai mạc khóa họp đầu tiên vào lúc 9 giờ sáng ngày 19-6-2006 tại Điện Quốc Liên ở thành phố Genève và sẽ kết thúc vào ngày 30-6. Đây là cơ cấu mới của LHQ thay thế cho Ủy hội Nhân quyền LHQ hoạt động 60 năm qua và chấm dứt nhiệm vụ hồi tháng 3 đầu năm nay. Hội đồng Nhân quyền LHQ được Đại đồng LHQ tại New York quyết nghị thông qua ngày 9-5-2006 với 47 thành viên quốc gia.

Hai điều thăng tiến so với Ủy hội trước kia là các quốc gia ứng cử vào Hội đồng phải cam kết tuân thủ các Công ước quốc tế của LHQ mà họ đã tham gia ký kết, và được đa số tuyệt đối phiếu bầu tại Đại hội đồng LHQ. Thứ hai, là thời lượng họp để giải quyết các vấn nạn nhân quyền trong thế giới gia tăng đáng kể. Trước kia, Ủy hội Nhân quyền LHQ chỉ họp một lần vào khóa khoáng đại thường niên từ giữa tháng 3 đến cuối tháng tư mỗi năm ; khóa tháng 8 giao cho Phân ban Nhân quyền xem xét hồ sơ. Nay Hội đồng Nhân quyền LHQ chính thức họp 3 lần, tổng cộng ít nhất là 10 tuần lễ. Trường hợp khẩn cấp và nghiêm trọng những khóa họp đặc biệt sẽ được triệu tập khi có một thành viên quốc gia yêu cầu và được 1/3 Hội đồng chấp thuận.

Khóa họp lần này bề bộn công chuyện. Do việc cải tổ cơ cấu nhân quyền LHQ, nên từ tháng 12-2005 các hồ sơ nhân quyền trong thế giới bị ngưng trệ không được xem xét. Khóa họp thường niên vào tháng 3 đầu năm bị hủy bỏ, các thủ tục đặc biệt không được thi hành. Lấy ví dụ hồ sơ nhân quyền Việt Nam do Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đệ nạp từ tháng giêng 2006, được thụ lý và đưa lên Trang nhà LHQ, nhưng chưa được xử lý. Vì vậy, ba vấn đề quan trọng mà khóa họp lần thứ nhất của Hội đồng Nhân quyền LHQ phải chu toàn :

- Một là giao ban toàn bộ hồ sơ và công tác giữa Ủy hội Nhân quyền LHQ và Hội đồng Nhân quyền LHQ.

- Hai là ấn định các thủ tục đặc biệt thông qua cơ cấu Báo cáo viên đặc biệt để giải quyết tranh chấp nhân quyền tại các quốc gia vi phạm. Nghị trình về việc này được quy định việc thành lập Cơ cấu kiểm tra định kỳ trên toàn thế giới về những vi phạm quyền con người, kể cả tại các quốc gia thành viên trong Hội đồng.

- Ba là giải quyết các hồ sơ tồn đọng.

Ông Kofi Annan, Tổng thư ký LHQ, ông Luis Alfonso de Alba, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ và bà Louise Arbour, Cao ủy trưởng Cao ủy Nhân quyền LHQ đã đọc các diễn văn quan trọng trong buổi sáng khai mạc khóa họp lần thứ nhất hôm 19-6. Sau đấy là các lời phát biểu của các quốc gia. Hiện đã có trên 100 quốc gia ghi danh.

Các tổ chức Phi chính phủ quốc tế nổi danh đang vận động ráo riết tại Genève để Hội đồng trở thành một cơ cấu hữu hiệu bảo vệ nhân quyền trên thế giới, không như trước kia Ủy hội Nhân quyền LHQ liên tục bị các quốc gia độc tài lộng quyền và chi phối để bóp chết tiếng nói nhân quyền tại các quốc gia ấy cũng như tiếng nói phát biểu của các tổ chức Phi chính phủ tại hội trường LHQ. Hai vấn đề được khẩn trương tranh thủ là đặt nặng vai trò và chức năng bảo vệ nhân quyền trong thế giới của các tổ chức Phi chính phủ, và đòi hỏi khóa họp đầu tiên của Hội đồng Nhân quyền LHQ phải hoạch định tức khắc các cơ cấu cụ thể và các thủ tục đặc biệt nhằm bảo vệ nhân quyền.

Nhân khóa họp đầu tiên của cơ cấu nhân quyền LHQ mới, với sự hiện diện đầy đủ tại Genève của các vị đại diện cao cấp LHQ, ông Võ Văn Ái nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) kiêm Phó chủ tịch Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH, International Federation of Humasn Rights), gửi khẩn thư đến ông Kofi Annan, Tổng thư ký LHQ, ông Luis Alfonso de Alba, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ và bà Louise Arbour, Cao ủy trưởng Cao ủy Nhân quyền LHQ kèm theo Hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006, mà ông Ái gọi là "một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất tại Châu Á"

Ông Ái kêu gọi Hội đồng Nhân quyền LHQ "ưu tiên xem xét vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam", vào lúc mà "Hà Nội đang tìm mọi cách gia nhập vào cộng đồng thế giới nhưng lại trắng trợn xem thường những quyền tự do cơ bản của người dân". Hồ sơ nhân quyền năm 2006 tố cáo "chính sách nước đôi của Hà Nội, một mặt coi thường các thủ tục bảo vệ nhân quyền của LHQ, mặt khác đàn áp thẳng tay các quyền cơ bản của người công dân Việt Nam".

Hồ sơ phơi bày cuộc đàn áp chính trị điều hành từ cấp cao trong Đảng và Nhà nước, song song với việc đánh trống lảng trước những đòi hỏi của LHQ. Ví dụ như từ khước những chuyến điều tra của các Báo cáo viên đặc biệt LHQ trên lĩnh vực tự do tôn giáo, tự do ngôn luận... hay của Tổ hành động LHQ chống bắt bớ trái phép, kể từ cuộc điều tra năm 1994 rồi cuộc điều tra tôn giáo của Giáo sư Abdelfattah Amor năm 1998, mà những phúc trình của các vị này phê phán nặng nề tình trạng tồi tệ trên hai lĩnh vực nhân quyền và tôn giáo.

Nguy kịch hơn, nhà cầm quyền Hà Nội không chịu phúc trình mỗi 2 năm một lần, như thủ tục LHQ ấn định cho các thành viên, về việc thực thi các Công ước LHQ đã tham gia ký kết. Từ 1995 đến nay, Hà Nội không phúc trình việc thực thi Công ước quốc tế về Các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Còn về Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, chẳng những Hà Nội không thi hành các khuyến cáo của Ủy ban Nhân quyền LHQ để tương ứng với các công ước quốc tế về nhân quyền, mà còn làm ngược lại, bằng cách "pháp lý hóa" cuộc đàn áp chính trị và bóp nghẹt những ngưỡng vọng của quần chúng.

Ngay vào lúc CHXHCNVN ghi danh phát biểu tại khóa họp đầu tiên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, thì hơn mười ngày trước, hôm 6-6-2006, nhà cầm quyền Hà Nội ký Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về "Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thông tin". Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2006. Nghị định cho phép trừng phạt hành chính trong các lĩnh vực văn hóa – thông tin mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, với số tiền phạt kếch sù ba mươi (30) triệu đồng (tương đương 2 nghìn Mỹ kim hay 7 lần rưỡi lương năm tối thiểu của một người thợ) cho những ai cung cấp thông tin có "nội dung độc hại" trên các phương tiện Internet, báo, đài. Trong Nghị định không có khoản nào định nghĩa chính xác thế nào là "nội dung độc hại". Do đó hẳn nhiên cấp địa phương có toàn quyền xử lý, kết án tùy tiện và tùy hứng, bất chấp luật pháp.

Điều 17 quy định các "vi phạm về truy nhập, quản lý và cung cấp thông tin trên mạng thông tin máy tính (Internet)". Đây là sự kiểm soát triệt để, bắt buộc các khách hàng tại các quán Cà phê Internet phải thông báo cho người chủ tiệm nội dung các bài nhận hay gửi. Người chủ thì lại liên hệ mật thiết, báo cáo thường xuyên cho công an văn hóa, như thủ tục hiện hành, nếu không muốn bị xử phạt hành chính. Kể từ 1-7-2006, nhà cầm quyền sẽ mở chiến dịch 3 tháng kiểm soát toàn bộ thông tin trên Internet tại các quán Cà phê Internet, khách sạn hay bất cứ đâu.

Điều 21 quy định các "vi phạm đối với nội dung xuất bản phẩm". Điều này trực tiếp xử lý giới nhà báo và hạn chế tối đa quyền tự do ngôn luận. Cấm sử dụng các nguồn tin riêng và phải trình bài phỏng vấn cho người được phỏng vấn xem trước. "Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước" trong nghĩa rộng và "truyền bá tư tưởng phản động" là tội nặng nhất, bị xử phạt 30 triệu đồng.

Nghị định được thông qua vài tháng sau các vụ tai tiếng tham nhũng rầm trời, động chạm tới các cán bộ, viên chức cao cấp trong Đảng và Nhà nước, và sau lời yêu cầu của ông Thủ tướng Phan Văn Khải trừng trị giới truyền thông báo chí đã khui các vụ này ra công luận.

Vấn đề tù nhân chính trị và tôn giáo cũng được bản hồ sơ đề cập. Nhà cầm quyền Hà Nội không chịu cung cấp những tin tức về các nhà tù, các trại và số lượng tù nhân chính trị mà Ủy ban Nhân quyền LHQ đòi hỏi từ năm 2002. Qua tập hồ sơ, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam minh bạch hóa 2 danh sách tù nhân chính trị và tôn giáo. Danh sách thứ nhất chiếu theo tư liệu của cựu tù nhân chính trị Nguyễn Khắc Toàn cung cấp. Năm 2002, ông Toàn bị kết án 12 năm tù, nhưng nhờ công luận thế giới can thiệp, ông được ân xá đầu năm nay, 2006. Ông cho biết một danh sách 241 tù nhân chính trị chỉ riêng trong một phân trại ở trại giam Ba Sao, tỉnh Nam Hà, nơi ông bị giam giữ. Trong số này có 225 người Thượng Tin Lành bị bắt trong hai năm 2001 và 2004.

Danh sách thứ hai do Tăng sĩ Phật giáo Thích Thiện Minh cung cấp cho Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam. TT Thiện Minh được trả tự do đầu năm 2005 sau 26 năm tù đày vì là thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Danh sách này gồm 66 tên tuổi tù chính trị và tôn giáo chỉ riêng trong trại Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có những người bệnh tật, già trên 70 tuổi. Họ sống trong điều kiện khắt khe, điêu đứng.

Tập hồ sơ cũng đề cập lần đầu tiên tại LHQ nạn Dân Oan phổ biến và thường nhật tại Việt Nam từ nhiều năm qua, mà Vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở thành phố Hà Nội là điển hình cho nỗi oan kêu không thấu trời của những người dân bị cán bộ Đảng cướp đất, cướp nhà, cướp quyền sống.

Hồ sơ còn tố cáo chính sách hai mặt "trong đánh ngoài thoa" của CHXHCNVN. Một chính sách “xuất khẩu” nhằm dối gạt các nước Âu Mỹ và công luận thế giới về "bộ mặt nhân quyền" giả nhơn giả nghĩa. Và một chính sách "đàn áp quốc nội", đóng cửa đánh dân. Trường hợp điển hình là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng và các tôn giáo nói chung. Tại Việt Nam ngày nay chỉ có "tự do cúng kiến", nhưng không có "tự do tôn giáo". Nhà cầm quyền Hà Nội luôn tuyên bố rằng Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, "hoàn toàn tự do", nhưng thực tế là bị quản chế tại chùa như giam giữ trong tù. Hai ngài không được tự do đi lại, mỗi lần muốn thăm viếng nhau liền bị công an ngăn chận, dẫn độ về lại chùa. Vì thế mà năm 2005, thông qua bản “Quan điểm 18/2005”, Tổ hành động LHQ chống bắt bớ trái phép đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội bắt bớ trái phép, giam cầm trái phép Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, và yêu sách Hà Nội trả tự do cho hai ngài.

Song song với việc cưỡng chế hai ngài, nhà cầm quyền không ngừng sách nhiễu, đàn áp, tố khổ, hăm dọa các thành viên trong 13 Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, cấm không cho các Ban Đại diện hướng dẫn đời sống tâm linh của tín đồ và cứu tế từ thiện dân nghèo trong vùng. Đó là trường hợp xẩy ra thường trực mấy tháng qua cho Thượng tọa Thích Chơn Tâm (tỉnh An Giang), TT. Thích Thiện Minh (tỉnh Bạc Liêu), Hòa thượng Thích Tâm Liên (tỉnh Bình Đạnh), HT Thích Nhật Ban (tỉnh Đồng Nai), Đại đức Thích Vĩnh Phước (tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu), TT Thích Thanh Quang (tỉnh Đà Nẵng), HT Thích Thiện Hạnh (tỉnh Thừa thiên–Huế), hai TT. Thích Viên ĐịnhThích Không Tánh (Tp Hồ Chí Minh), và Sư cô Thích Nữ Thông Mẫn (tỉnh Khánh Hòa) vừa bị nhà cầm quyền trục xuất một cách phi pháp khỏi chùa Địch Quang hôm 1-6-2006.

Trong một hoàn cảnh căng thẳng như thế, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục lừa dối các chính phủ Âu Mỹ khi cất lời hứa hẹn rằng Hà Nội sẽ công nhận quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, VỚI ĐIỀU KIỆN GIÁO HỘI CHỊU ĐỔI TÊN VÀ ĐỨC TĂNG THỐNG THÍCH HUYỀN QUANG VÀ HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ NHƯỜNG QUYỀN LẠI CHO CÁC TĂNG SĨ KHÁC (những Tăng sĩ sẵn sàng hiến thân làm con rối cho Đảng và Nhà nước). Đây là chính sách tái hồi một Giáo hội Quốc doanh số 2 sau Giáo hội thứ nhất năm 1981, nhằm hai mục tiêu : vô hiệu hóa Giáo hội Dân lập có truyền thống 2000 năm lịch sử, đồng thời với việc thỉnh cầu Hoa Kỳ rút tên ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặt biệt quan tâm (CPC, Contries of Particular Concern) trong năm nay, 2006.



Ngoài những tên tuổi nêu trên, Hồ sơ của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam còn đề cập đến trường hợp của các vị : Trương Văn Sương, Vũ Đình Thụy, Vu A Do, Sung Va Giong, Hoàng Xuân Thụy, Phạm Văn Việt, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Trương Quốc Tuấn, Trương Quốc Huy, Lisa Phạm, cùng với 2 danh sách 307 tù nhân chính trị và tôn giáo. Một số lớn các tên tuổi trên đây đã được Ủy ban Bảo vệ Quyến làm Người Việt Nam cung cấp từ nhiều năm trước.


TIN TỨC

Hội Luận
giữa Dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez với Linh mục Nguyễn Văn Lý và Kỹ sư Đỗ Nam Hải


Vào lúc 4 giờ ngày 11-06-06 tại VN, tức 14g ngày 10-06-06 tại Califor-nia, HK, một cuộc hội luận đặc biệt đã diễn ra giữa hai người đại diện cho Khối 8046 là Lm Nguyễn Văn Lý và Ks Đỗ Nam Hải với bà Loretta Sanchez, dân biểu của Quốc Hội HK, là người đã có rất nhiều nỗ lực đấu tranh cho vấn đề nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam, mới nhất là lá thư ngỏ ngày 30-5-2006 mà bà đã cùng với 49 dân biểu Mỹ cùng ký tên để ủng hộ cho Bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ VN 2006.

Trong cuộc hội luận này, do một Việt kiều điều hợp và thông dịch, ba diễn giả đã trình bày và trao đổi với nhau nhiều vấn đề liên quan đến tình hình Việt Nam và cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam.

Sau phần giới thiệu tiểu sử, khi được hỏi là lý do nào đã khiến bà cùng với 49 vị dân biểu Hoa Kỳ khác ký tên vào lá thư ngỏ ngày 30-5-2006, bà Loretta Sanchez trả lời rằng đối với bà và đối với người Mỹ, các quyền tự do căn bản của con người như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội, lập đảng,... vô cùng quan trọng. Các quyền tự do này là những nhu cầu không thể thiếu của con người. Vì vậy, nếu có những dân tộc lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ, bà và nhân dân Hoa Kỳ lúc nào cũng quan tâm và sẽ cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được để các quyền tự do căn bản nào phải được tôn trọng. Bà cho rằng đây là bổn phận và trách nhiệm của bà, nên đã cố gắng hỗ trợ cuộc tranh đấu của người VN.

Ks Đỗ Nam Hải và Lm Nguyễn Văn Lý, qua phần trả lời câu hỏi của điều hợp viên về hoàn cảnh đưa đến việc ra đời bản Tuyên Ngôn, đã lần lượt nói lên lòng tri ân sâu xa đối với bà Sanchez nói riêng và chính giới quốc tế nói chung, đã quan tâm hỗ trợ cuộc tranh đấu cho dân chủ của người VN. Ks Đỗ Nam Hải cho biết bản TNTDDC đã xuất phát từ chính nhu cầu của dân tộc VN. Ông cũng nhấn mạnh đến yếu tố chín mùi của phong trào dân chủ trong nước, nên khi ông đi Hà Nội vào cuối tháng 2-06, ý định viết bản Tuyên Ngôn đã được nhiều nhà dân chủ tán thành và ông được giao trách nhiệm soạn thảo. Mặc dù đã được hoàn thành vào đầu tháng 4-06, nhưng vì ông bị công an kiểm tra máy vi tính, tạm giữ để hỏi cung,... nên bản Tuyên Ngôn này đã được Lm Nguyễn Văn Lý và Lm Phan Văn Lợi ở Huế tiếp sức hoàn thành. Nhờ đó Bản Tuyên Ngôn đã ra đời ngày 8-4-06.

xem tiếp trang 13

Việt Nam, ngày 20-06-2006

Điều 4 Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định cách rất độc đoán và hoàn toàn mất dân chủ như sau : “Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả Dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy để có thể có cuộc bầu cử Quốc hội 2007 Đa đảng Tự do Dân chủ thực sự, ngay từ bây giờ sinh hoạt chính trị Việt Nam phải có 10 điều kiện cơ bản thiết yếu không thể thiếu sau đây :

1- Quốc hội khoá 11 đương nhiệm do ĐCSVN dựng nên nầy phải công khai chính thức huỷ bỏ điều 4 rất độc đoán và hoàn toàn mất dân chủ của Hiến pháp trên đây.

2- Nếu ĐCSVN thực tâm chấp nhận đa đảng đúng nghĩa, thì Quốc hội đương nhiệm phải thành lập ngay Hội đồng chuẩn bị Bầu cử Quốc hội đa đảng chân chính đầu tiên. Hội đồng nầy phải biên soạn và công bố Luật về Đảng phái độc lập, Luật về Ứng cử, Bầu cử tự do dân chủ thực sự, Luật về Tự do Thông tin Ngôn luận, Tự do Báo chí, Luật về phát thanh, truyền hình phi đảng phái

3- Các Đảng phái dân chủ nầy phải có Văn phòng, Trụ sở rõ ràng ; được công khai đi lại tự do và an toàn để phát triển lực lượng ; phải có các Cơ quan thông tin ngôn luận tự do độc lập, không bị Nhà Cầm quyền đương quyền khống chế, đàn áp, tịch thu, phạt tiền,… Nghĩa là phải có Luật Tự do Báo chí, Tự do Lập hội thật rõ ràng và công bằng trước khi có cuộc tranh cử.

4- Các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, tự do tôn giáo phải được thả khỏi tù, hết bị quản chế và không còn bị khống chế - hoặc bị cấm sử dụng mà không tuyên bố - điện thư, điện thoại, Internet vì những lý do mơ hồ, vu vơ. Toàn Dân không còn bị khống chế và bị đe doạ phạt tiền rất nặng về tự do thông tin bởi Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06-6-2006 của Nhà cầm quyền CSVN, vì Nghị định này ngang nhiên vi phạm điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được biểu quyết năm 1966, mà Việt Nam đã xin tham gia năm 1982 : 1- Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. 2- Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình”.

5- Các Đảng phái dân chủ phải được quy định thời gian và số lần xuất hiện để phát biểu và vận động trên đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông công luận ngang bằng với ĐCSVN. Nghĩa là trước khi bầu cử đa đảng tự do dân chủ chân chính, các cơ quan truyền thông công luận phải được phi đảng phái hóa, để phục vụ tất cả mọi đảng phái công bằng vô tư như nhau.

6- Các đảng phái tham gia tranh cử phải được quyền tự do đưa ra các ứng cử viên cách bình đẳng. Các hội đoàn thuộc Mặt trận Tổ quốc VN - cơ quan vệ tinh nô bộc của ĐCSVN - như Đoàn Thanh niên CS HCM, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Ủy ban Đoàn kết của các Tôn giáo,… không được đưa người ra ứng cử để chia phiếu hoặc giành phiếu cho ĐCSVN cách trá hình xảo quyệt.

7- ĐCSVN không được lạm dụng các phương tiện sẵn có của một Nhà nước mà mình đang khuynh loát để chiếm lợi thế cho mình trong việc tranh cử, như sử dụng công quỹ, công sở, công xa, như độc chiếm các đài truyền thanh - truyền hình và cả hệ thống báo chí khổng lồ (hơn 600 tờ báo đủ loại) mà mình đã tạo lập… Nghĩa là, trước khi bầu cử đa đảng tự do dân chủ thực sự, ĐCSVN phải từ bỏ các lợi thế của một siêu quyền lực điều khiển một Nhà nước tay sai như 60 năm qua mà người Dân nào cũng đều nhận thấy, không được tiếp tục xảo trá che mắt Dân như thế nữa.

8- Hai lực lượng Công An và Quân đội chỉ làm nhiệm vụ Bảo vệ An ninh Tổ quốc và toàn Dân, không phục vụ riêng một đảng, một tổ chức nào. Các đảng viên của bất cứ đảng chính trị nào đang phục vụ trong 2 lực lượng ấy, phải đặt ích lợi Tổ quốc và Dân tộc lên trên ích lợi cục bộ của đảng mình.

9- Các Cử tri phải được tự do tiếp cận tất cả các đảng phái để tìm hiểu, lựa chọn, không mảy may chịu bất cứ một mua chuộc, hù dọa, hay áp lực nhỏ nào, đặc biệt từ phía ĐCSVN.

10- Sau cùng bên cạnh Ủy ban bầu cử phải có một Ủy ban Quốc tế giám sát bầu cử và kiểm phiếu cách công minh khoa học, theo các tiêu chuẩn dân chủ văn minh đã được Liên Hiệp Quốc thừa nhận, để chứng tỏ cuộc bầu cử Quốc hội 2007 là một cuộc cạnh tranh chính trị công bằng, lành mạnh, đáng Quốc tế thừa nhận và toàn dân thỏa lòng.

Khối 8406, các Đảng phái dân chủ chân chính và toàn Dân VN phải kiên trì tẩy chay bất cứ cuộc Bầu cử dân chủ giả hiệu nào dù độc đảng hay đa đảng, cho đến khi thực sự có đủ 10 điều kiện cơ bản thiết yếu nêu trên. Vì nếu thiếu một trong 10 điều kiện ấy thì chưa thể có Bầu cử dân chủ chân chính như đã từng xảy ra tại Việt Nam thời 1945-1988.



Каталог: IMG -> doc
doc -> Phụ lục 1 danh mục hóa chất phân loại và ghi nhãN
doc -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc quy đỊnh tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn của một số loài cây trồng
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương
doc -> Danh sách các công ty nhập khẩu và kinh doanh chè lớn của Maroc mido food company s. A
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định
doc -> BÁo cáo an toàn hóa chất phần I. Thông tin chung
doc -> PHỤ LỤc VI danh mục hóa chấT ĐỘc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua, BÁn hóa chấT ĐỘC
doc -> Cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Đà Lạt

tải về 436.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương