I. giã TỪ DỐi trá



tải về 436.03 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích436.03 Kb.
#13669
1   2   3   4   5

DÂN HAY ĐƯỜI ƯƠI ?


Hiến pháp của Cộng hòa Xã nghĩa Cuộc sống của con người cần nhất

Nước Việt Nam năm chín mươi hai* Là áo cơm, Dân chủ, Tự do.

Công dân - Khỏi nói đường dài Vo tròn bóp méo bày trò,

Tự do ngôn luận là bài đầu tiên! Cũng rằng HPháp hiến pho, nực cười!

Được tự do phát hành báo chí, Xin hãy nói sao thì làm thế!

Lại tự do quyền được thông tin, Dân ngày nay thế hệ hỏa tinh*

Tự do hội họp, mít tinh, Đừng coi dân thứ hầu tinh,

Tự do lập hội, biểu tình khiếu oan! Muốn chăn, muốn dắt, mặc tình ra oai!

Những quyền đó ghi trong Hiến pháp! Cụ Hồ nói: “Không gì đáng quí

Nhưng cửa quyền gian ác khỏi chê bằng độc lập, dân chủ, tự do”

Trù dập cấm đoán mọi bề. Dân nay tù, giết đủ trò,

Nói đường, làm ngả là nghề Cộng ư? Chỉ vì tranh đấu sao cho là người!

Kẻo rằng thành lũ đười ươi!
Xuân Vũ * Năm 1992, Hiến pháp VN ban hành thì

Trần Đình Ngọc Hoa Kỳ đã thám hiểm Hỏa tinh, Mặt trăng.

Làm sao cho tất cả mọi người dân luôn luôn lo sợ mình bị bắt, bị phạt, là một chính sách khủng bố dã man, bất nhân, tàn bạo, còn tệ hại hơn cả đời Tần Thủy Hoàng! Ðó cũng là một chủ trương trước sau như một của các chế độ cộng sản khắp thế giới! Nhưng các chế độ cộng sản như vậy đã tan rã ở Nga và Ðông Âu từ mười mấy năm nay rồi. Chỉ ở những bộ lạc man dã mới còn thứ chế độ như vậy! Nếu người ngoại quốc họ biết ở nước Việt Nam bây giờ vẫn còn những thứ luật lệ cấm tụ họp trên 5 người như thế này thì họ sẽ phải hỏi: Tại sao một chế độ quái đản như thế mà vẫn ngồi trên đầu trên cổ hàng triệu con người trong thế giới ngày nay? Nước Việt Nam là cái thứ nước gì? Dân tộc Việt Nam là cái giống dân gì vậy? Chỉ những người muốn bóc lột sức lao động của người công nhân Việt, muốn đi du lịch ăn chơi ở một nơi có đám dân dễ bảo, hoặc đi tìm gái đẹp rẻ tiền, thì mới ủng hộ thứ chế độ hà khắc như thế.

Nhưng cái luật cấm 5 người còn là nhẹ. Một thứ luật lệ dã man hơn nữa là cái nghị định số 56 vừa phát hành đầu Tháng Sáu này. Gọi là luật về văn hóa thông tin, cái nghị định dài mấy chục ngàn chữ này cấm đủ thứ, từ sao chụp photocopy cho tới sử dụng máy in nếu không theo đúng các luật lệ của nhà nước. Mà luật lệ của nhà nước thì cũng giống như luật của vua, vua nói sao thì đó là luật. Ðó là một sợi dây thòng lọng tròng quanh cổ tất cả mọi người VN biết đọc biết viết!

Có thứ luật xuất bản nào mà phạt người ta nếu “xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật”? Chẳng hạn nếu có sách viết rằng nước Việt Nam có 80 triệu người, nhưng kiểm tra dân số thấy có 83,113,288 người, thì có phạm luật “sai sự thật” hay không? Nếu có người in lại một cuốn sách về anh hùng Lê Văn Tám bây giờ thì sao? Ngày xưa đảng bảo ông ấy là anh hùng, bây giờ các sử gia thú nhận đó là một nhân vật do trí tưởng tượng bịa đặt ra để tuyên truyền. Như vậy có bị phạt hay không? Nếu có ai làm photocopy cuốn sách của Trần Dân Tiên hoặc T Lan viết về Hồ Chí Minh, cứ giả bộ người viết không phải là Hồ Chí Minh, mà bây giờ ai cũng biết cả hai tác giả và nhân vật chỉ là một người; như vậy có bị tội vì viết sai sự thật hay không?

Ðiều kinh khủng là cái nghị định 56 này nó viết những câu mơ hồ khiến cho không người nào biết có những thứ gì bị cấm nữa! Nghi định cấm “xuất bản phẩm có nội dung tiết lộ bí mật... kinh tế” chẳng hạn. Nếu có sách viết về ngân sách làm đường sá, về số sản xuất thủy điện, về lương chết đói của người lao động, như vậy có bị tội hay không? Tội hay không tội, hoàn toàn do “nhà vua” quyết định! Không những người xuất bản có tội, mà các nhà in thấy các xuất bản phẩm có nội dung trái luật mà “không báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản” cũng bị tội nữa! Nghĩa là tất cả các nhà in phải tự đặt ra bộ phận kiểm duyệt, nếu không thì lúc nào cũng thấy mình đang phạm tội! Ðúng chính sách của đảng CS, là biến tất cả mọi người dân thành kẻ phạm tội! Ðể cho đảng dễ cai trị! Thời thực dân Pháp cai trị nước ta, những nhà cách mạng như Ng. An Ninh, Ng. Thế Truyền, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm còn được làm báo công khai chỉ trích chế độ thực dân. Những bài diễn văn của P.C. Trinh, thơ văn của P.Bội Châu còn được in ra để phổ biến khắp nước. Nếu như lúc đó mà ông Nông Ðức Mạnh làm toàn quyền Ðông Dương thì không bao giờ họ được tự do như vậy!

Trong lịch sử nước ta chưa có một thời nào mà chính quyền có chính sách khốc liệt đối với người dân bị trị như bây giờ! Người Việt Nam có hèn hay không? Chúng ta có cảm thấy cùng chia sẻ một nỗi nhục hay không? 22-06-2006

Những điều “khác thường”

Thời gian qua, một số sự kiện “khác thường” đã xẩy ra ở Việt Nam, nơi vốn đã quen nếp sống chấp nhận sự độc tôn của Đảng Cộng sản từ bao chục năm qua như chấp nhận những dị tật, những khối u trên cơ thể.

Những sự “khác thường” đó là một số người dấn thân cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước đã công khai nói lên tiếng nói của mình ngay dưới họng súng của Đảng. Một số phong trào, tổ chức đã được thành lập, những bản tuyên ngôn đanh thép, những tờ báo nói lên tiếng nói của nhân dân được mở ra... Và gần đây nhất là sự kiện khôi phục Đảng dân chủ, một đảng đã bị bức tử cách đây khá lâu sau một thời là anh em đồng chí cốt của Đảng Cộng sản.

Có phải Đảng Cộng sản Việt Nam đã biết điều hơn trước mà chấp nhận những ý kiến khác biệt như lời ông Tổng Bí thư đã tuyên bố trước bàn dân thiên hạ?



Xin thưa, còn khuya! Xưa nay, truyền thống “nói vậy mà không phải vậy” đã nhiễm thành máu của những người cộng sản. Đừng thấy họ giơ tay thề mà nghĩ rằng trong lòng họ có những điều thành thật. Trước là cờ “in máu chiến thắng”, những người mang danh cộng sản ngày nay cũng đã từng thề bồi “sống chết hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân” đó thôi.

Ngay cả cái tên Cộng sản ngày nay của Đảng, đã không còn mang nổi nội dung bản chất của Đảng nữa rồi. Còn đâu cái “Cộng sản” của “giai cấp công nhân”? Còn đâu là tinh hoa của dân tộc, còn đâu cái “Cộng sản” mình vì mọi người, đi trước về sau như những ngày nào đã có những người thật tâm tin và làm như thế. Cái gọi là Đảng Cộng sản ngày nay, đã là một tập hợp của đa số những phần tử cơ hội, những con người biết chui vào đó để được kiếm chác. Đó cũng là nơi an toàn nhất của những kẻ phạm tội, hãy xem chi tiết này đủ hiểu: tại hội nghị của Bộ Công an tổng kết 13 năm thực hiện Chỉ thị 15/BCT và Quyết định 114/TTg về phòng chống tham nhũng, buôn lậu, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm đã đặt thẳng vấn đề: chẳng lẽ cứ đụng tới Đảng viên là phải báo cáo cấp ủy, thường vụ cho phép mới làm, không thì thôi?

Cũng vì thế, đa số những tên tội phạm tham nhũng nguy hiểm nhất của đất nước này mang thẻ đỏ. Phải chăng đó cũng là động lực thúc đấy số lượng đảng viên tăng hàng năm?

Xin hỏi rằng: Có nơi đâu trên trái đất này mà có một nhóm người ngang nhiên đứng trên luật pháp, được luật pháp bằng mọi cách bảo vệ, chỉ duy nhất vì mang một cái “Thẻ Đảng viên”? Cũng xin hỏi rằng: Có nơi đâu trên thế giới này có những con người “của dân do dân, vì dân” mà dân không biết họ là ai, từ đâu tới? Có nơi nào những người dân vô tình và phản phúc thế chăng?

Nếu giả sử có chuyện Đảng đang làm như Đảng nói mà chấp nhận những tiếng nói của những người đòi dân chủ cho đất nước, thì đã đến thời “bánh đúc có xương”.

Những người dấn thân cho dân chủ. Họ là ai ?

Họ là ai vậy? Điều gì để những người có lương tri, có nhiệt huyết với đất nước này có thể vượt qua nỗi sợ hãi, ngang nhiên nói lên những lời lẽ làm “chói tai” của Đảng? Những người dám đương đầu với sắt thép, nhà tù, súng đạn và tất cả những gì đê hèn nhất có thể xẩy đến cho mình, cho gia đình và những người thân quen? Họ là ai? Làm sao họ có đủ sức để đứng thẳng, nói thẳng vào mặt, chỉ rõ bản chất lưu manh, những trò đểu giả của cả một bộ máy mafia ?

Có ai đã muốn tìm cho mình một lời giải đáp về họ. Phải chăng họ là những người như Đảng thường tặng danh hiệu “phản động”, là những người có thân nhân tù tội, tiền án, tiền sự vì đã “chống lại Tổ quốc”?

Khi ông Trần Xuân Bách, ủy viên Bộ Chính trị đột ngột “mất hình mất tiếng” trên mọi diễn đàn của Đảng, tôi đã được nghe nói về ông là một tên xét lại, một kẻ “âm mưu theo kẻ thù dân tộc, chống lại đất nước”?.

Khi Linh mục Nguyễn Văn Lý mặc bộ áo trắng nhắm nghiền đôi mắt đứng trước tòa án Cộng sản, tôi đã được đọc những thông tin về ông qua dàn đồng ca báo chí của Đảng trước đó. Ông là một con người được báo chí Đảng ngang nhiên kết tội thay tòa, là một con người không ra gì trong con mắt của Đảng, và Đảng muốn bàn dân thiên hạ tin như thế.

Khi báo chí nhà nước đưa tin về Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Hồng Hà, Dương Thu Hương, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Hoàng Minh Chính... tôi đọc thấy họ là những kẻ phản phúc, được nhà nước bỏ công bỏ của cho ăn học, lại còn dám làm “gián điệp” cho nước ngoài chống lại Tổ quốc ?

Khi Đài truyền hình Việt Nam đưa tin ông Trần Độ từ trần bằng một cô phát thanh viên mặc áo hoa sặc sỡ, tôi đã được nghe về ông qua những kênh thông tin của Đảng, ông là đồ “phản dân hại nước” ?

Khi Đảng kêu gọi góp ý cho Đại Hội Đảng với lời kêu gọi thống thiết, thì như một phong trào như “trăm hoa đua nở” của anh bạn láng giềng phương Bắc nổi lên rầm rộ. Ý kiến góp ý thi nhau gửi về, một số được bạch hóa trên các phương tiện truyền thông... Thì ra, vẫn nhiều người hưởng ứng với Đảng, quả là vẫn “nhất hô bá ứng” như xưa. Chỉ có điều, không còn nữa cái thời những tiếng hô đáp lại là những bài thi trổ tài xu nịnh như trước. Ngược lại, có những tiếng nói khảng khái, thành thật, trung thực được nói lên, bất chấp sợ hãi, bất chấp điều họ biết trước là “nói vậy mà không phải vậy” của Đảng. Điều đó cũng có nghĩa là họ sẵn sàng đương đầu với bộ máy đàn áp khổng lồ của Đảng mà không có ân hận, run sợ. Những Nguyễn Trung, Võ Văn Kiệt, Phan Thế Hải, Nguyễn Tiến Trung... và sau đó là một loạt những sự ủng hộ, sự hưởng ứng rầm rộ của mọi tầng lớp, nhất là lớp trẻ làm người ta giật mình.

Phải chăng, đã đến lúc Đảng cũng ưa sự thật? Có phải đã đến lúc, đất nước này, nhân dân này đã qua cái thời “thi nhau treo chữ Nhẫn trong nhà” để đứng lên thét rằng “Tôi không thể im lặng được nữa” như lời thét của luật sư Lê Quốc Quân?

Xin thưa rằng không. Đảng còn đó, ngôi vị độc tôn của Đảng chưa mất đi, nghĩa là những kẻ nhân danh “CS” kia vẫn còn cơ hội kiếm chác thêm xương máu nhân dân về đắp cho nhà mình. Nghĩa là những cô bồ non, những nhà đất đắt tiền nhất vẫn có thể chia chác vô tư, nghĩa là vẫn có thể đánh bạc hàng triệu đô la mỗi tháng, nghĩa là vẫn có thể kiếm mỗi vụ án hàng tỉ đồng, nghĩa là con cháu Đảng vẫn còn nhiều cơ hội đè đầu cưỡi cổ dân tộc này.

Và để củng cố được điều đó, mọi chiêu thức, mọi hành động, mọi mưu ma chước quỷ sẽ vẫn còn được thực hiện. Có đời nào con đỉa thôi hút máu người chỉ vì sĩ diện hay lương tâm của nó cắn rứt đâu.

Nhưng họ vẫn đứng lên, vì đã đến lúc, hồn thiêng sông núi không còn có thể chịu đựng mãi được những sự dồn nén uất ức qua mấy chục năm, bao bao thế hệ nhục nhằn. Đã đến lúc, lương tri còn lại được thức tỉnh trong những con người đó, để họ dám đương đầu, dám hi sinh.

Chúng ta đừng nghĩ rằng họ không biết lo cho họ và gia đình họ. Ngược lại, đó là những con người biết yêu, biết ghét, biết căm sự giả dối, biết tôn trọng lẽ phải. Và chính những điều đó đã thúc đẩy họ đứng lên mũi nhọn của cuộc dấn thân không cân sức này.

Họ cũng có gia đình, cũng có nhu cầu được hưởng thụ an nhàn, được xu nịnh, được thỏa mãn những thú tính của bản năng. Nhưng điều gì khiến họ từ bỏ thói thường là chỉ lo cho bộ cánh của mình mà quên mất đồng loại? Nếu họ chấp nhận những điều Đảng muốn, cơ hội kiếm chác của họ chắc không nhỏ.

Nếu ai đó đã hiểu được những lý do vì sao ít người dám đấu tranh đỏi quyền sống ở Việt Nam, ắt hiểu được những âm mưu, thủ đoạn đê hèn mà những người dấn thân là nạn nhân. Những điều đó được phân tích khá rõ trong bài viết gần đây của Giáo sư Nguyễn Chính Kết. Điều đó cũng được chứng minh qua những hành động “bốc và ném”, những hành động theo dõi, bắt bớ, quản thúc, tù đày, bị triệt cả con đường sống bằng cách này hay cách khác, ép cơ quan nhà nước, tư nhân đuổi việc, phân biệt đối xử...vừa qua. Cũng qua đó, sẽ hiểu được sự dũng cảm của những người dấn thân vì dân chủ của đất nước này đến đâu.

Ngoài những người bị bắt bớ, tù đày, có ai thử tưởng tượng cái cảnh sống ngay giữa lòng thủ đô văn minh của thiên đường xã hội chủ nghĩa, mà những người yêu dân chủ, mỗi bước đi đều được canh gác, theo dõi, mọi mối liên hệ với thế giới bên ngoài bị cắt đứt, mọi hành động đều được theo sát, mọi người đến thăm hỏi đều bị cảnh cáo, ngăn chặn... thì mới hiểu cái giá họ phải trả to lớn nhường nào. Họ bị biến thành một Robinson ngay trong lòng đất nước “độc lập, tự do”. Gia đình họ bị biến thành một ốc đảo ngay giữa thủ đô đất chật người đông.. Tất cả những điều đó là cái giá phải trả cho tấm lòng vì một đất nước thật sự dân chủ.

Không những chỉ họ là những người chịu sự đàn áp, mà ngay cả gia đình, vợ con họ là những người luôn bị liên lụy và ảnh hưởng nặng nề, mệt mỏi nhiều khi đến khó khăn, tan nát.

Đừng đơn giản nghĩ rằng: họ là những trí thức, biết nhiều hơn kẻ khác nên mới có những hành động đó. Rất nhiều những người khác còn biết nhiều hơn những thối nát chế độ, dù không tán thành nhưng vẫn mũ ni che tai, không dám xuất đầu lộ diện, kể cả những người đã từng du học đây đó, hiểu thế nào là giá trị con người, giá trị của nền dân chủ.

Cũng không nên yêu cầu những điều vượt quá khả năng của họ, họ cũng chính là những con người bình thường như chúng ta, cũng có nhiều điều bất cập, cũng có lắm những cái tham, sân si như cuộc sống con người vốn có. Nhưng cái họ có mà chúng ta chưa có đủ, đó là sự dũng cảm, sụ thẳng thắn dám đương đầu, dám hi sinh.

Cũng vì vậy, chúng ta không nên lấy làm lạ lùng, khi trong những con người vẫn có những điều chưa thống nhất với nhau. Đơn giản là khi đi tìm một con đường khác với lối mòn vẫn thường đi, thì mỗi người có một cách khác nhau. Chỉ cần biết rằng, cái đích cuối cùng họ muốn đến là bến bờ dân chủ.

Việc phân biệt họ là ai, họ đã làm gì trong quá khứ chỉ nên để góp phần nhận chân giá trị thực của mỗi người hiện nay có thực sự là những người chân chính hay không, đề phòng trường hợp như thường nói “Ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” hiện tại mà thôi. Ngoài ra không nên có những định kiến về quá khứ của họ, cái chủ nghĩa lý lịch mà xã hội Cộng sản áp dụng, đã là một hình thức dẫm đạp biết bao số phận con người. Nhận thức của con người luôn có thể thay đổi vì mọi vật luôn luôn vận động. Miễn rằng hiện nay, họ có đóng góp và thật tình mong muốn những điều tốt đẹp cho đất nước.

Rất nhiều người trong và ngoài nước có quan niệm rằng: Nếu không nghe ta, có nghĩa là nó theo địch. Một xã hội dân chủ không chấp nhận độc tài, vậy nhưng chính những người này đã lấy tư duy độc tài để nói về dân chủ. Đó là một vết xe đổ mà không khéo, chúng ta lại dẫm lên nó. Chỉ vì cái “tôi” của mỗi con người quá lớn, đó cũng là nguyên nhân chưa có một sự thống nhất từ trong ra ngoài làm cho Cộng sản thật sự run sợ.

Những người Việt ở hải ngoại, một lực lượng không lớn so với 80 triệu dân trong nước, con số tương đương số lượng những đảng viên cộng sản hiện nay, nhưng họ có sức mạnh nhiều mặt, về tiềm lực kinh tế, văn hóa, tri thức... được thu nạp bởi những nền văn minh của thế giới hội tụ nơi họ sống. Họ có nhiều trăn trở bằng một tấm lòng yêu nước thật sự khi đất nước lầm than. Họ có nhiều đóng góp to lớn, sự ủng hộ mạnh mẽ cho những người đấu tranh trong nước đạt nhiều thành công. Họ sẽ là một sức mạnh khủng khiếp, là nỗi khiếp sợ của Cộng sản Việt Nam, nếu như họ có đủ một điều duy nhất và khó nhất: Sự thống nhất, đoàn kết và chấp nhận lẫn nhau.

Nhìn vào những hoạt động của nhiều hội đoàn, nhiều đảng phải, nhiều ý tưởng khác nhau, thậm chí không đội trời chung với nhau giữa những người Việt hải ngoại, mặc dù giữa họ có mục đích chung là không chấp nhận chế độ cộng sản hiện tại. Vậy làm sao có thể đòi hỏi những người dấn thân cho dân chủ trong nước có được những sự thống nhất trong mọi hành động, lời nói trong khi họ chưa có một tổ chức nào cụ thể và chặt chẽ. Việc có những điều khúc mắc lẫn nhau là chuyện bình thường.



Có thể có những người trong số họ đã từng là một thành viên của tập đoàn mafia đỏ. Có thể có người chưa hoàn toàn dứt bỏ được sợ hãi, có những khi, những lúc còn có những hành động, lời nói không phù hợp, có những lúc còn run sợ trước bạo quyền... Nhưng dù sao, với những hành động dũng cảm, những việc làm có lợi, đóng góp cho nền dân chủ đất nước trong môi trường “chuyên chính vô sản” hiện nay, họ thật sự là những anh hùng của dân tộc, của đất nước. Hà Nội, 31/05/06

Thật là lạ ! Một chế độ cứ tuyên bố mình dân chủ và tự do gấp triệu lần những nước khác, thế mà một người dân chỉ chụp hình đoàn dân oan đi diễu hành ngoài đường bằng điện thoại di động khi không hề có bảng cấm chụp hình, lại phải làm việc với công an suốt nhiều ngày chỉ vì chuyện ấy! Chẳng hạn trường hợp anh Lê Trí Tuệ chụp hình đoàn dân oan Bến Tre đi diễu hành ở Sàigòn ngày 19-6-2006. Phải chăng đó là thứ tự do dân chủ kiểu cộng sản? Thứ tự do dân chủ kiểu này trong thực tế có khác gì tình trạng hoàn toàn thiếu tự do dân chủ ở trong những nước khác không?

Nhà cầm quyền Việt Nam cứ hành động theo kiểu ấy hơn nửa thế kỷ nay rồi! Nhưng hễ có ai nói họ khủng bố dân, họ hành dân, không cho dân chúng tự do… thì thường là có chuyện với họ. Họ sẽ kết tội người đó xuyên tạc, nói xấu chế độ, chống lại chế độ, thông tin có nội dung độc hại, xúc phạm dân tộc, âm mưu phá hoại/chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống lại nhà nước CHXHCNVN, v.v… Cứ nhân danh “an ninh quốc gia” là họ cảm thấy có lý do “chính đáng” để cấm đoán, bắt bớ, quản chế, bỏ tù những ai dám lên tiếng đấu tranh cho sự thật, cho công lý, những ai họ cảm thấy nguy hiểm cho ngai vàng của đảng hay chiếc ghế của họ. Nhưng kinh nghiệm của người dân cho thấy rất nhiều trường hợp những tin tức bị nhà nước tuyên bố là xuyên tạc, là vu khống, là sai sự thật... lại chính là sự thật. Dường như quan niệm về “sự thật” của chế độ cộng sản khác hẳn hoặc trái ngược hẳn với quan niệm về “sự thật” của cả thế giới!

Mới đây, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06-6-2006 – như một món quà tặng nhân dân trước khi từ chức – để hạn chế hơn nữa quyền tự do thông tin và báo chí vốn đã bị hạn chế quá mức rồi. Đọc nghị định này, nhiều người suy đoán rằng mục đích của nó, một mặt là để bưng bít và bao che tội ác cho giới cầm quyền, khi mà báo chí hiện nay đang gia tăng khuynh hướng tố cáo những sai trái trong xã hội, đặc biệt của giới có chức có quyền. Nếu không chặn đứng thì cứ đà này, các sai trái của những quan chức cao cấp nhất nước cũng có nguy cơ bị vạch mặt chỉ tên. Mặt khác, trong xã hội đang xuất hiện những tờ báo giấy vượt ra ngoài tầm kiểm soát của đảng, cần phải ngăn chặn kẻo còn những tờ báo khác nữa được thể sẽ ra thêm. Nhưng qua nghị định này, thế giới lại có thêm một bằng chứng hùng hồn cho thấy nhà cầm quyền VN một lần nữa dùng pháp luật vi hiến để hạn chế hoặc phủ nhận quyền tự do của người dân.

Và cũng mới đây, họ lại ra một quyết định cấm tụ tập từ 5 người trở lên tại vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng, tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Muốn tụ tập phải đăng ký hoặc xin phép trước (để nhà nước có quyền từ chối không cho phép). Thế là từ nay tự do hội họp mà hiến pháp Việt Nam chủ trương nhưng “theo quy định của pháp luật” chỉ còn có nghĩa là tự do hội họp từ 4 người trở xuống. Đang khi các nước tự do dân chủ thật sự có thể hội họp hàng trăm, hàng ngàn người mà không phải xin phép mà cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Bây giờ tại Việt Nam, theo luật mới, những ai tụ họp từ 5 người trở lên mà không xin phép là vi phạm pháp luật! Người dân dễ nhận ra đây là một biện pháp dùng pháp luật vi hiến và cơ chế “xin-cho” để ngăn cản hoặc hạn chế những cuộc biểu tình, tụ tập chính đáng của dân oan khiếu kiện trước các cơ sở nhà nước. Vì lúc này, dân bị oan ức quá đông và ngày càng đông hơn, đang có nguy cơ bùng phát lên thành những cuộc tập trung để diễu hành, biểu tình... rất nguy hiểm cho chế độ độc tài.

***

Ôi, luật pháp VN! Đúng ra mi phải bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người dân. Nhưng than ôi, trong tay những kẻ bạo tàn, mi lại trở thành công cụ đàn áp người dân hữu hiệu nhất của họ. Thay vì kết án những hành vi tước đoạt khỏi người dân những quyền lợi chính đáng thì mi lại đứng về phía những kẻ áp bức bất công bằng cách hợp pháp hóa những hành vi ấy của họ! Mi vô hiệu hóa biết bao điều khả dĩ chấp nhận được trong hiến pháp!



Ôi hiến pháp Việt Nam! Ước chi những điều khoản của mi đừng thêm cái câu thòng lọng “theo quy định của pháp luật” để giới cầm quyền có thể dựa vào đấy mà tạo thêm những pháp lệnh, nghị định, quyết nghị... biến những điều khoản của mi thành vô nghĩa, vô hiệu lực và vô giá trị! Để rồi mi cũng chỉ thành một thứ đồ trang trí, tô trát cho bộ mặt nhem nhuốc của những kẻ đàn áp bất công! Cái tệ hại nhất và thiếu sáng suốt nhất là mi lại hợp hiến hóa sự cai trị vĩnh viễn và duy nhất của một đảng phái trên đất nước này, bất chấp đảng ấy bị thoái hóa tệ hại đến mức độ nào! Thay vì làm cho dân được hạnh phúc, mi chỉ làm cho họ đau khổ, lầm than thôi!

***


Nhà nước VN đang làm một cái trò rất buồn cười và luẩn quẩn. Một mặt thì nghiêm cấm và bắt bớ những người tranh đấu, dám nói lên những sự thật lợi ích cho nhân dân nhưng bất lợi cho đảng và nhà nước. Mặt khác thì cứ tiếp tục gây ra không biết bao nhiêu bất công, đàn áp. Những bất công đàn áp này là nguyên nhân buộc người dân phải tranh đấu để sống còn, để khỏi phải sống như con vật, vì ở đâu có bất công thì ở đấy tất yếu có tranh đấu. Nhà nước mà cứ tiếp tục hành động kiểu này thì vừa bất lợi cho chính mình vừa làm khổ cho dân!

Trường hợp đoàn dân oan Bến Tre đi diễu hành ở Sàigòn mấy tuần nay (6-06) là một điển hình: giới cầm quyền gây đủ thứ oan ức cho dân nhưng lại không muốn cho dân kêu than, hoặc cố gắng tối đa bưng bít tiếng kêu than của họ. Nhưng mặt khác vẫn cứ tiếp tục áp bức, chiếm dụng đất đai của họ cách bất công. Họ ức quá không chịu nổi, đành phải liều mình lê thân đến SG một phen, nơi có nhiều tai mắt quốc tế, để nói lên nỗi oan khiên tức tối của mình cho mọi người biết, may ra có ai đó can thiệp chăng! Nhà nước không cản được họ diễu hành thì đành phải cấm quay phim, chụp hình để giảm thiểu tối đa việc lọt ra ngoài những tin tức, hình ảnh, bằng chứng về những tội ác, bất công của mình. Họ hành động y hệt một anh chàng cứ đạp mãi gót giày lên chân người khác làm người ta liên tục đau điếng, nhưng lại cấm người ta kêu đau để không ai biết mình đang đạp lên chân người ta, cũng không cho người ta được phép nói mình tàn bạo.

Thật ra, muốn người ta khỏi kêu than thì chỉ rất dễ, cần rút chân mình ra, đừng đạp lên chân họ nữa, và chân thành xin lỗi họ là xong. Đằng này lại cứ tiếp tục đạp lên chân họ rồi tìm cách bịt miệng họ, cấm họ không được kêu la! Phải chăng nhà nước muốn duy trì “độc quyền vĩnh viễn” dẫm đạp lên chân mọi người, lên thân phận con người, lên cả một dân tộc?

Chuyện công an bắt người dân phải “làm việc” với mình chỉ vì họ lên tiếng nói sự thật, nói lên suy nghĩ của mình, tranh đấu bảo vệ quyền lợi của mình hay của dân tộc, là một bằng chứng vi phạm nhân quyền của những kẻ nắm quyền... cũng là một chuyện lẩn quẩn và phi lý của họ. Họ chỉ làm cho người dân thêm bức xúc và thúc đẩy người dân mạnh dạn đấu tranh đông hơn và nhiều hơn nữa mà thôi.

Cũng nên bàn đến ở đây tâm lý của người dân khi bị công an mời làm việc. Ký ức của người dân về những chuyện xảy ra nhiều năm trước đây như công an đến nhà bịt mắt họ đem đi không ngày trở về chỉ vì bị tình nghi là chống đối chế độ, rồi tra tấn, ép cung, xử án lén lút họ, v.v… vẫn còn đậm nét trong đầu óc người dân. Vì thế, ngay cả các nhà dân chủ, là những người đã thắng vượt được phần nào bản năng sợ hãi, nhưng cứ mỗi lần bị công an mời làm việc, thì đều phát sinh nỗi sợ là lần này có thể sẽ đi luôn, sẽ phải vào tù… Nhiều nhà tranh đấu lúc nào cũng chuẩn bị áo quần, hành trang cho những ngày làm việc không trở về nhà. Khi viết bài này đưa lên mạng lên báo, tác giả cũng phải chuẩn bị như thế. Rồi còn sợ bao nhiêu chuyện bất lợi sẽ xảy ra khi mình vào tù: nào là kinh tế gia đình trở nên khó khăn (vừa bị mất một khoản tiền do mình làm ra mỗi tháng, vừa tốn tiền gia đình đi thăm nuôi), việc giáo dục con cái bị trở ngại, con cái cũng sẽ bị khủng hoảng vì sự vắng mặt của mình, vân vân và vân vân… Nỗi sợ đó nơi những người thân của họ còn lớn hơn rất nhiều. Nên mỗi lần bị công an mời làm việc là một lần bị khủng bố tinh thần, mặc dù nhiều khi vẫn đoán được rằng chẳng đến nỗi nào. Nhưng dù sao bị mời làm việc như thế thì cũng bị thiệt hại là mất một hay nhiều ngày làm việc để sinh sống mà không được đền bù lại.

Tuy nhiên, song song với những người lùi bước trước những đe doạ, thử thách, nguy hiểm ấy, vẫn có những người nhờ bị thử thách như thế mà dấn thân hơn. Với họ, những thử thách ấy chỉ biến họ từ người bức xúc lương tâm thành người lên tiếng, từ người lên tiếng thành người đấu tranh, và từ người đã đấu tranh trở thành nhà tranh đấu thực sự, giỏi hơn, lão luyện hơn, nổi tiếng hơn, kiên cường hơn. Thành ra việc phiền nhiễu, bắt bớ, đàn áp... có thể làm cho cuộc đấu tranh của toàn dân trở nên mạnh mẽ hơn, hữu hiệu hơn, vì nguyên nhân của mọi đấu tranh là chính là những phiền nhiễu, bắt bớ, đàn áp... ấy. Duy trì nguyên nhân tức duy trì hậu quả, tăng cường nguyên nhân tức tăng cường hậu quả. Điều này trẻ con cấp một cũng hiểu được; không biết những người nắm quyền đang bị các đặc quyền đặc lợi làm tê liệt lương tri có hiểu nổi không?!

Chẳng hạn một người đang có công ăn việc làm hẳn hoi, nhưng chỉ vì bức xúc trước những cảnh bất công xảy ra trước mắt nên đã lên tiếng theo sự thúc đẩy của lương tâm. Chỉ có thế mà công an đã mời họ “làm việc”, sau đó bao vây kinh tế họ bằng cách áp lực công ty hay xí nghiệp của họ buộc họ nghỉ việc. Nhà cầm quyền cứ nghĩ rằng làm như thế là bịt miệng họ được. Nhưng không ngờ lại làm cho họ bức xúc hơn, nung nấu ý chí tranh đấu của họ hơn, đồng thời tạo cho họ có thì giờ và điều kiện để tranh đấu tích cực hơn. Thật thế, nếu cứ phải làm việc ở công ty hay xí nghiệp cả ngày, về nhà lại phải lo chuyện gia đình con cái, thì họ còn đầu óc và thì giờ đâu mà tranh đấu? Nếu có thì cũng chỉ là tranh đấu kiểu tài tử thôi. Nhưng khi buộc họ nghỉ việc, công an đã biến họ thành những nhà tranh đấu chuyên nghiệp và toàn thời gian hơn. Vì không phải làm việc ở công ty xí nghiệp, nên họ tha hồ rảnh rang đầu óc và thì giờ để thỏa mãn nỗi bức xúc lương tâm và ý nguyện dấn thân của mình. Khi bị mất việc và bị công an đàn áp như vậy thì các bạn bè của họ sẽ âm thầm hiệp lực giúp họ về kinh tế để họ có thể sinh sống, nuôi gia đình và có phương tiện để tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ.

Đối với nhiều người, nhất là những người có lương tâm, thì càng phải làm việc với công an nhiều, càng phải làm quen với đe dọa, với nguy hiểm, với thách thức thì họ càng bớt sợ và nhờ đó càng dấn thân nhiều hơn. Và họ cũng càng nhậy bén, khôn ngoan hơn khi phải tiếp xúc với kẻ áp bức họ. Trong cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ, câu “nghề dạy nghề” cũng rất đúng. Nhiều nhà tranh đấu cảm thấy chính công an đã biến họ từ những người nhát đảm thành những nhà tranh đấu kiên cường. Chẳng có gì giúp những người tranh đấu do lương tâm thúc đẩy thành kiên cường hơn bằng những ngày bị công an mời làm việc với những lời đe dọa phi lý và phi nhân của công an. Chẳng có gì khiến lập trường tranh đấu của họ kiên định hơn bằng những lần phải đối chất với cường quyền, vì càng đối chất với cường quyền, họ càng khám phá ra sự phi lý, tàn bạo, dối trá và ngụy biện của cường quyền.

Hiện nay, mấu chốt để thành công trong cuộc tranh đấu dành lại quyền tự do và quyền tự quyết của nhân dân là thắng vượt được nỗi sợ hãi đang ngự trị trong tâm hồn cả người cai trị lẫn người bị trị. Người đang cai trị thì cứ sợ những người bị trị cách bất công nổi loạn, làm mất quyền cai trị cùng những đặc quyền đặc lợi kèm theo quyền ấy. Vì thế, họ tìm cách gia tăng đàn áp, khống chế người dân cách bất công để họ không nổi loạn được. Họ cảm thấy ai có hại hay nguy hiểm cho họ là họ bịt miệng, chế tài, giam giữ hoặc thủ tiêu, tùy mức độ nguy hiểm của người ấy. Còn người dân thì cứ sợ bị kẻ cai trị mình phiền nhiễu, bao vây kinh tế, ngược đãi, bỏ tù, thủ tiêu, nếu mình làm gì đi ngược lại quyền lợi của họ. Nên người dân bị trị đành chấp nhận những đòi buộc, những áp bức bất công và phi lý của những kẻ cai trị, cho đến khi không thể chịu nổi nữa. Khi không chịu nổi nữa, người dân mới nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục sợ hãi và nhượng bộ như vậy, thì mình sẽ không còn đất để sống, không còn điều kiện để sống cho ra con người nữa. Lúc đó họ buộc phải vượt thắng bản năng sợ hãi để vùng lên đấu tranh. Lúc đó họ đành liều chết để bảo vệ sự sống còn và quyền lợi tối thiểu và chính đáng của họ, vì họ đã bị dồn vào chân tường. Nỗi sợ của cả 2 (kẻ cai trị lẫn người bị trị) và việc hành động theo bản năng sợ hãi ấy đều thiếu sáng suốt, không chỉ gây bất lợi cho chính mình mà còn cho đại cuộc.

Một trong những cái ngu xuẩn nhất của những kẻ cai trị là không biết giới hạn lòng tham và sự đàn áp của mình, cứ dồn người dân của mình vào chân tường, bắt buộc họ phải tự vệ chống lại. Với những kẻ cai trị có lòng tham vô đáy, thì người dân càng tỏ ra sợ hãi và nhượng bộ thì họ càng làm tới, cho tới lúc người dân chịu không nổi phải quyết liệt phản ứng lại với bất cứ giá nào thì họ mới tạm thời ngưng đàn áp. Những người khôn ngoan, biết suy nghĩ và có ý thức đấu tranh thì không chịu chờ tới nước cùng mới phản ứng lại. Vì chờ tới nước cùng thì mình và dân chúng đã bị thiệt hại quá lâu và quá nhiều rồi. Nên họ phải lên tiếng đấu tranh, ngay khi nhận ra kẻ đàn áp cứ được nước là lấn tới, không bao giờ chịu từ bỏ lòng tham và tính ác độc của họ.

Nhà nước độc tài đang dồn người dân vào cái thế không thể sợ hãi được nữa, vì nếu người dân cứ tiếp tục sợ hãi, họ sẽ mất tất cả, không chỉ của cải, quyền sống, mà đôi khi cả mạng sống. Không chỉ của bản thân mình, mà còn của gia đình, xã hội mình nữa. Nếu chỉ một vài người thắng vượt được sợ hãi mà lên tiếng đấu tranh, thì những kẻ cầm quyền độc tài sẽ dễ dàng tiêu diệt họ. Nhưng nếu toàn dân đều thắng vượt được sợ hãi, thì kẻ cầm quyền sẽ chẳng làm được gì, và họ sẽ phải nhượng bộ. Nếu không vượt được bản năng sợ hãi, toàn dân sẽ cứ phải sống trong cảnh nô lệ tủi nhục mãi.

Một dân tộc ươn hèn mà bị nô lệ như thế thì cũng đáng kiếp! Nhưng dân tộc VN hy vọng không phải là một dân tộc ươn hèn! Bí quyết để thoát khỏi cảnh nô lệ, chính là thắng vượt được sợ hãi. Muốn thắng vượt được sợ hãi, phải dám chấp nhận đau khổ, dám chấp nhận cả cái chết. Chấp nhận đau khổ, chấp nhận cả cái chết không luôn luôn có nghĩa là sẽ đau khổ, sẽ chết, nhưng đó chính là con đường giúp ta vượt qua đau khổ và sự chết để được sống, và sống tự do hạnh phúc. Tình thương đích thực sẽ giúp ta thắng vượt được sợ hãi, sợ đau khổ và sợ chết. Như người mẹ yếu đuối chỉ vì thương con mãnh liệt nên dám xông vào đám cháy để cứu con mình ra khi mà những người khác không làm được. Tình thương đích thực, mạnh mẽ, sáng suốt đối với chính bản thân, với gia đình, với xã hội và đất nước mình sẽ cứu mình và toàn dân tộc thoát khỏi đau khổ và cảnh nô lệ, bất hạnh.




Từ ngày 16 tháng 5 năm 2006 đến nay tại Hà Nội liên tiếp có các cuộc biểu tình phản kháng của mọi tầng lớp công nhân, nông dân, đủ các giới kéo về Hà Nội nhân kỳ họp Quốc hội CSVN. Chủ yếu họ tập trung quanh khu vực số 1 Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng, quanh các quãng đường đưa đón các Đại biểu Quốc hội họp ở hội trường Ba Đình-Hà Nội, tụ tập trước nhà riêng của một số các vị đứng đầu Đảng và nhà nước CSVN như nhà riêng của TBT Nông Đức Mạnh, nhà riêng Thủ tướng Phan Văn Khải, phó Tổng thanh tra nhà nước Mai Quốc Bình.

Trong các ngày 18 đến 20 tháng 5 năm 2006 lẻ tẻ các tốp biểu tình của nông dân bị mất đất đai do mở đường, hoặc do các quan chức CSVN ở địa phương cướp phá và đền bù không thoả đáng. Họ kéo rất đông về thủ đô Hà Nội tụ tập quanh khu vực Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng, khu vực lăng Hồ Chí Minh nơi Quốc hội đang họp. Họ căng biểu ngữ, cờ quạt băng rôn, khẩu hiệu trước ngực, cả ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ diễu hành trên các đường Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, và đầu phố Hoàng Hoa Thám nơi có đặt trụ sở văn phòng phủ Thủ tướng CSVN. Đoàn biểu tình của nhân dân các tỉnh đã làm náo loạn cả một khu vực đầu não rất nhạy cảm của ĐCSVN. Nên Bộ công an VN đã chỉ đạo công an đồn phường Thụy Khuê, quận Ba Đình, Hà Nội phối hợp với công an thành phố Hà Nội và nhiều lực lượng an ninh chìm nổi khác được điều xuống khu vực này để vãn hồi "trật tự" và giải tán các cuộc biểu tình của dân chúng nay. Công an VN đã tiến hành bắt bớ nhiều người dân đi khiếu kiện, biểu tình đã có thâm niên rất nhiều năm ở số 1 Mai Xuân Thưởng. Họ đã bắt 2 người dân đi biểu tình quê ở Hải phòng, buộc 2 người này phải trở về ngay thành phố Hải phòng và cấm không được quay trở lại khiếu kiện ở Hà Nội. Công an Bộ và phường Thuỵ Khuê đã bắt 2 bà là Nguyễn Thị Gấm ở Quảng Ninh và Nguyễn Thị Châu quê ở Bình Phước giam vào đồn công an phường suốt 1 ngày. Tại Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng công an VN được cấp trên giao nhiệm vụ trấn áp những người biểu tình này nên đã ngang nhiên xé quần áo của 2 bà này do 2 bà đã tự vẽ, viết các khẩu hiệu ngay trên áo của mình. Nội dung những khẩu hiệu đó là: "Dân oan VN đòi Nhà nước và Chính phủ phải giải quyết sớm để cho chúng tôi trở về quê". Nhiều khẩu hiệu có nội dung cụ thể họ đã tố cáo bị trù dập và đàn áp, việc giải quyết hồ sơ oan khiên của họ không được thấu tình đạt lý như: "Tôi Nguyễn Thị Châu ở Bình Phước bị mất nhân quyền 2 năm", "Tôi Nguyễn Thị Gấm ở Quảng Ninh bị mất nhân quyền 6 năm", một khẩu hiệu khác viết: "Tôi Nguyễn thị Luyện đòi trả tự do cho con trai tôi bị tù oan 5 năm"… còn rất nhiều hàng chục các khẩu hiệu khác của dân oan ở miền Trung, miền Nam xa xôi. Mấy hôm trước những người dân biểu tình đã giơ những khẩu như vậy khi tham gia biểu tình trước trụ sở tiếp dân của ĐCSVN và Nhà nước VN thì đều bị các lực lượng công an, cảnh sát giật khỏi tay rồi xé bỏ, dùng giày dẫm đạp, di các biểu ngữ, khẩu hiệu đó xuống đất rất bỉ ổi. Nên mấy hôm sau, khi biểu tình người dân đã có sáng kiến là sơn vẽ thẳng vào quần áo đang mặc nhưng cuối cùng thì công an VN không ngại ngùng để xé bỏ quần áo của cả những người phụ nữ như các bà Châu, bà Gấm nói ở trên!

Ngày 19-5-2006, lúc 7 giờ 30 phút đến 8 giờ sáng, Bộ công an chỉ đạo các lực lượng sở công an Hà Nội, công an quận Ba Đình và công an phường Thụy Khuê giải tán dân oan biểu tình ở Mai Xuân Thưởng. Các lực lượng công an nói trên phối hợp dân phòng đã bắt số dân oan đã tham gia biểu tình ở Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng gồm khoảng 30 người rồi chở đi bằng xe thùng mang biển số 31A-41-11. Hai người dân oan trong số đó là bà Ninh Thị Định sinh năm 1952, trú tại 16E-215 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải phòng và bà Nguyễn Thị Tuyết, quê cũng ở Hải phòng bị bắt chở thẳng về phường nơi cư trú tại Hải Phòng. Riêng hai bà Nguyễn Thị Gấm, 65 tuổi là công nhân ngành than, đã nghỉ hưu, trú tại tổ 7 khu 10A phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã lên Hà Nội khiếu kiện ở tại Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng tận 6 năm trời và bà Nguyễn Thị Châu, 51 tuổi, trú tại đội 3 ấp 2 xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước ra Hà Nội khiếu kiện ở Vườn Hoa này trên 2 năm, thì bị giam ở công an phường Thụy Khuê, quận Ba đình 1 ngày suốt từ 7 sáng đến 5 giờ chiều mới thả ra mà không hề có một giấy tờ văn bản gì về việc bắt giữ người trái phép như vậy. Trước khi thả ra khỏi công an phường, công an phường Thụy Khuê định phạt tiền hai bà này về tội "biểu tình gây rối mất trật tự nơi công cộng", thì bà Châu trả lời: "Các ông đã giam tôi suốt 1 ngày trời làm mất việc của tôi, tôi đi rửa bát phở thuê để kiếm sống qua ngày đoạn tháng, trong thời gian tôi khiếu kiện mấy năm trời ở Hà Nội thì tôi lấy tiền đâu ra để nộp phạt cho các ông". Còn bà Gấm thì bị phó công an phường này nói: "Vụ của các bà ở Mai Xuân Thưởng này có con kiến nó kiện củ khoai, mọt xương cũng không kiện được, về đi cho nó nhẹ chúng tôi!". Bà Gấm đã trả lời thẳng thắn với tên phó công an phường: "Không biết đứa nào sắp mọt xương tới đây, các anh nó ác vừa thôi, tôi sống đã mấy chế độ mà không thấy có ai tàn ác như cái chế độ này đâu !"

Tình cảnh của hai bà Châu, bà Gấm và hàng trăm, hàng nghìn những người dân đi khiếu kiện ở đây rất khổ cực, họ bị mất hết nhà cửa, ruộng vườn, tài sản ở quê hương, có người bản thân họ đi khiếu kiện cho quyền lợi của họ thì bị công an, chính quyền ở địa phương đánh đập rất tàn bạo, dã man như trường hợp bà Nguyễn Thị Châu ở Bình Phước, bà Nguyễn Thị Hồng 56 tuổi ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình, bà Nguyễn Thị Gấm ở Quảng Ninh. Đến Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng là con đường cuối cùng không còn con đường nào khác, họ không biết đi về đâu nữa. Mấy năm trời ở đây họ đều phải đi xin ăn, nhặt rác, đi làm thuê kiếm sống để tồn tại và tiếp tục đòi công lý cho mình. Đêm đến họ lại ngủ ở Vườn hoa Lý Tự Trọng ven Hồ Tây, dưới mái hiên nhà vệ sinh công cộng. Nhưng cũng không được yên ổn, thường xuyên bị công an phường Thụy Khuê đi càn quét bắt bớ, tiếp tục giam cầm họ trong các đồn công an Thụy Khuê hoặc quận Ba Đình. Nhiều khi họ còn bị đưa sang giam ở trại giam tệ nạn xã hội ở trại Đồng Dầu, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Nhưng họ cũng là những công dân rất đáng quý, đáng trân trọng, yêu chính nghĩa, lẽ phải và dũng cảm nên họ đã đến tận nhà riêng của các nhà đấu tranh dân chủ như cụ Hoàng Minh Chính, ông Lê Hồng Hà, ông Nguyễn Khắc Toàn, ông Phạm Quế Dương, nhà văn Hoàng Tiến… để xin tham gia và ký tên ủng hộ Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006. Khi có tên tuổi, quê quán của họ được đăng trên internet, công an đã mang danh sách hàng trăm những người tham gia ký tên trong Bản Tuyên Ngôn đó đang có mặt ở Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng để tra hỏi, thẩm vấn căn vặn và dọa dẫm bắt bỏ tù những người này thì tất cả đều trả lời: "Chúng tôi tự nguyện ký tên và ủng hộ cho Bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006, ủng hộ bất cứ Đảng phái nào chăm lo thực sự cho dân cho nước, không để người dân phải chịu quá nhiều oan ức, đau khổ như chúng tôi". Trước sự trả lời thẳng thắn và khẳng khái như vậy, đám công an tiu nghỉu không dám hỏi gì thêm, cuối cùng chỉ nói rằng: "Vậy các bà đã danh sách tên nhưng người ký này trực tiếp cho ai ? Nếu khai ra thì Nhà nước sẽ ưu tiên giải quyết trước hồ sơ vụ việc của các bà để sớm trở về quê hương và có trọng thưởng!" Nhưng những người dân oan chẳng ai những tin vào những lời ngon ngọn dụ dỗ đó của đám công an kia cả.

Cũng tại số 1 Mai Xuân Thưởng và xung quanh vườn hoa đối diện Mai Xuân Thưởng, vào hồi 10 giờ sáng ngày 22 và 23-5-2006, dân oan của 5 tỉnh đã đổ về đây để kêu đòi thảm thiết với Đảng và Chính phủ Nhà nước cộng sản Việt nam về những nỗi oan khuất của họ do chính quyền ở các địa phương gây nên. Năm tỉnh đó gồm tỉnh Ninh Bình, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Giang, tổng số khoảng 450-500 người đủ mọi tầng lớp, chủ yếu là nông dân và cán bộ hưu trí nghèo khổ bị áp bức bất công trong các vụ án bắt bớ giam cầm oan sai, trái pháp luật, hoặc mất đất đai, nhà cửa ruộng vườn do chính sách giải toả đất đai không đền bù và nhiều vụ trù dập, áp bức nhân dân khác. Tất cả khối dân oan này đều mang theo cờ khẩu hiệu, khăn tang đỏ, áo viết khẩu hiệu tố cáo chế độ CSVN ăn cướp của muôn dân, bị các quan chức cộng sản ở các tỉnh nói trên đè nén, áp bức…

Riêng đoàn dân oan tỉnh Vĩnh Phúc gồm hơn 100 người mà lý do về Hà Nội biểu tình khiếu kiện là vì, một công an của tỉnh đã xuống tay đánh 1 người dân sắp chết, dân chúng đã bắt tên công an Vĩnh Phúc mang về trung ương Hà Nội để đề nghị cấp trung ương cộng sản VN trị tội. Nhưng Bộ công an VN tại Hà Nội đã chỉ đạo thả tên công an tỉnh Vĩnh Phúc nói trên ngay tại Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng. Vì thấy việc công an trung ương cộng sản ở HN đã thả tên công an tội phạm ngay trước mặt đoàn dân oan Vĩnh Phúc nên dân chúng quá bức xúc đã túm ngay 1 tên cán bộ tại Mai Xuân Thưởng giữ gần 1 ngày và cũng không cần nhờ trung ương cộng sản Hà Nội giải quyết cho dân nữa. Sau đó vào khoảng 5 giờ chiều Bộ công an đã đưa lực lượng đông đảo xuống để giải vây cho cán bộ Mai Xuân Thưởng.

Đoàn Quảng Ninh khoảng 50 người tập trung tại Mai Xuân Thưởng yêu cầu cán bộ phòng tiếp dân ở Mai Xuân Thưởng phải gọi điện để được đối chất với các quan chức đầu ngành của tỉnh Quảng Ninh và Quốc hội Việt Nam đang họp để dân chúng được đối thoại với các quan chức cộng sản nói trên về những oan trái, bất công của họ do chính quyền địa phương gây ra. Nhưng cán bộ Mai Xuân Thưởng đã lừa đảo nói là không tiếp được. Sau đó dân gọi điện thoại thẳng cho chủ tịch Quảng Ninh thì tên chủ tịch nói rằng: "Tao là bố là mẹ chúng mày! Việc chúng mày đi khiếu kiện thì tự lên khắc tự về, trung ương có gọi thì tao cũng không cho xe chở về đây, đừng hòng tao chở chúng mày về!"

Chiều ngày 22-5-2006 vì trời mưa quá to, toàn dân phải che bạt tại khu Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng, đến chiều ngày 22-5-2006 dân oan của 5 tỉnh kéo nhau đến nhà tổng bí thư ở 66 phố Phan Đình Phùng, nhà thủ tướng ở số 11 phố Cột cờ và nhà phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ở trên đường Phan Đình Phùng, HN. Nhưng đã bị 3 lực lượng gồm công an, cảnh vệ, dân phòng rất đông có trang bị cả xe dã chiến, xe con, dùi cui, súng ống ngăn chặn không cho dân đến nhà các quan chức cấp cao cộng sản nói trên.

Ngày 23-5-2006, tại số 1 Mai Xuân Thưởng các cán bộ cộng sản tiếp dân ở đây lại dở các trò lừa đảo người dân bằng cách cho gọi những dân oan đang tập trung biểu tình ở HN vào văn phòng và ra tuyên bố rằng văn bản dân ở tỉnh nào thì về tỉnh ấy giải quyết, trên trung ương không tiếp nhận, giải quyết các vụ việc khiếu kiện. Vì ở HN trời mưa bão quá to, suốt 2 ngày dân không có chỗ ăn, chỗ ngủ nên lại phải kéo nhau ra về.

Ngày 24-5-2006, ông Mai Quốc Bình, phó tổng thanh tra Nhà nước CSVN tiếp dân tại Mai Xuân Thưởng. Lúc này có khoảng 200 dân mọi miền trong nước còn tập trung tại số 1 Mai Xuân Thưởng và đồng thanh cất cao giọng cùng nhau hát bài "Vùng lên dân oan Việt nam anh hùng" trong nỗi nghẹn ngào và uất ức, đau xót, nước mắt lã chã tuôn rơi. Vào hồi trưa khoảng 11 giờ 20 phút tại số nhà 26 phố Nguyễn Thái Học-Hà Nội, một đoàn xe chở ông Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc đi ăn trưa trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Biết tin như vậy nên đoàn dân oan đã kéo đến đây để biểu tình nhờ ông Tổng thư ký Kofi Anan giúp giải quyết can thiệp đòi chính phủ CSVN phải giải quyết cho dân oan, nhưng họ đã bị lực lượng công an, cảnh sát bảo vệ ở đây xua đuổi rất thô bạo ! Sau đó họ kéo nhau về vườn hoa Canh Nông bây giờ đã được đổi tên là vườn hoa Chi Lăng đối diện Đại sứ quán Trung Quốc, Đại sứ quán cộng hoà Liên Bang Đức, Đại sứ quán Singapore và đối diện cột cờ Hà Nội-Viện bảo tàng quân đội để biểu tình và chụp ảnh kỷ niệm dưới chân dung bức tượng đồng Lê-nin đã được dựng nên cách đây hơn 20 năm. Bức ảnh của đoàn dân oan các tỉnh dưới bức tượng này cũng hàm ý muốn nói chính chủ nghĩa Mác-Lênin là cội nguồn của mọi đau khổ, tang thương của nhân dân Việt nam mà thân phận những dân oan như họ chỉ là những bi kịch nhỏ chìm đắm trong trong cả bi kịch lớn của cả dân tộc này hơn 60 năm qua. Bức ảnh danh tiếng này đã được lưu hành, phổ biến, phát tán khá rộng rãi ở khắp Hà Nội và chắc chắn sẽ được bay đi khắp thế giới.

Các cuộc biểu tình của dân oan vẫn tiếp tục sôi sục tại Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng, dân oan các tỉnh vẫn tiếp tục kéo về thủ đô để biểu tình khiếu kiện trong kỳ họp Quốc hội "vì dân vì nước", "tất cả vì nhân dân phục vụ" của ĐCSVN như các khẩu hiệu đang giăng đỏ trời khắp phố phường Hà Nội. Nỗi oan khuất của người dân đất nước khốn khổ này không bao giờ vơi hết vì chính cái bộ máy độc tài đảng trị đã và đang hàng ngày, hàng giờ sản sinh ra nỗi thống khổ cho người dân như vậy!



Ngày 27 tháng 5 năm 2006.

Ghi theo lời kể của "Dân Oan"

tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng,

Hà Nội.
Xin góp tay phổ biến rộng rãi cho Đồng bào quốc nội

Каталог: IMG -> doc
doc -> Phụ lục 1 danh mục hóa chất phân loại và ghi nhãN
doc -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc quy đỊnh tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn của một số loài cây trồng
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương
doc -> Danh sách các công ty nhập khẩu và kinh doanh chè lớn của Maroc mido food company s. A
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định
doc -> BÁo cáo an toàn hóa chất phần I. Thông tin chung
doc -> PHỤ LỤc VI danh mục hóa chấT ĐỘc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua, BÁn hóa chấT ĐỘC
doc -> Cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Đà Lạt

tải về 436.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương