I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất



tải về 2.52 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.52 Mb.
#36571
1   2   3   4   5   6

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất:

    1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007


Đơn vị tính: đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

6 tháng đầu năm 2007

1

Tổng tài sản

107.145.774.372

137.721.979.130

156.609.725.646

2

Doanh thu thuần

88.475.441.776

311.274.614.079

246.432.223.744

3

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

1.934.600.809

36.210.048.050

32.819.463.549

4

Lợi nhuận khác

(239.962.137)

(75.963.100)

(57.251.677)

5

Lợi nhuận trước thuế

1.694.638.672

36.134.084.950

32.762.211.872

6

Lợi nhuận sau thuế

1.694.638.672

36.134.084.950

28.666.935.388

Do đến tháng 03/2005 nhà máy chế biến của Công ty mới chính thức đi vào hoạt động, do đó trong năm 2005 hoạt động sản xuất và tiêu thụ của Công ty còn nhiều hạn chế, doanh thu và lợi nhuận của Công ty không cao. Sang năm 2006, khi tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty đã đi vào ổn định, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đạt được kết quả khả quan hơn.

    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006:

  • Những nhân tố thuận lợi


  • Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành chế biến cá tra xuất khẩu nói riêng.

  • Nhà máy của Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra vì vậy Công ty có thể giảm được đáng kể chi phí vận chuyển so với sản xuất ở nơi khác.

  • Thị trường của Công ty được mở rộng và giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới như UAE, EU tăng trưởng tốt.
  • Những nhân tố khó khăn


  • Trong hai năm trở lại đây, giá cá tra nguyên liệu thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng cao ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên liệu của Công ty do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

  • Năm 2006, nước ta gặp nhiều khó khăn như thiên tai nhiều, giá xăng, dầu tăng… đồng thời yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của nước ta như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada...ngày càng khắt khe hơn..
    1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành:


    1. Vị thế của Công ty trong ngành:

  • Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam

Tính đến nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 3,36 tỷ USD tăng 22,6% so với năm 2005. Theo thông tin của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tính đến Quý I năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 716 triệu USD (bằng 21,3% so với năm 2006) tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2006. Về cơ cấu thị trường và chủng loại thủy sản xuất khẩu cũng có sự chuyển hướng tích cực.

                • Về cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Năm 2005, thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam như Nhật Bản 30,1%, Mỹ 23,5%, Châu Á (không kể Nhật Bản, ASEAN) 16,2%, EU 16,1%, còn lại là các thị trường khác. Sang năm 2006, cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như sau: Nhật Bản chiếm 25,1%. EU chiếm 21,6%, Mỹ 19,8%, các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và ASEAN) 14,7%, còn lại là các thị trường khác. Đến quý I/2007, giá trị xuất khẩu vào thị trường EU đã tăng lên đáng kể chiếm 24,46%, Mỹ còn 18,31%, các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và ASEAN) 17,03%, Nhật Bản 17,01%, còn lại là các thị trường khác. Cơ cấu thị trường xuất khẩu đa dạng hơn và tổng giá trị xuất khẩu vào từng thị trường cũng tăng lên đáng kể. Do đó rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam được giảm thiểu, không còn phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền thống.



(Nguồn : www.fistenet.gov.vn)



                • Về chủng loại thủy sản xuất khẩu:

Năm 2005, tôm đông lạnh là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta chiếm tới 49,7% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, cá đông lạnh chiếm 20,28%, còn lại là các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, cá ngừ, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ... Năm 2006, tôm vẫn tiếp tục là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực chiếm 39,78% giá trị thuỷ sản xuất khẩu; cá tra, basa chiếm 21,9%, còn lại là các sản phẩm thủy sản khác. Đến quý I/2007, cơ cấu giá trị xuất khẩu của nước ta đã thay đổi rõ rệt, giá trị tôm xuất khẩu chỉ còn chiếm 29,5% giá trị thuỷ sản xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá tra, ba sa đã tăng đáng kể lên đến 28,8%, còn lại là các loại thủy sản khác.




(Nguồn : www.fistenet.gov.vn)



  • Vị thế của Công ty trong lĩnh vực chế biến cá tra, ba sa xuất khẩu:

Theo Bộ Thủy Sản, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2006 tăng mạnh đạt 736 triệu USD, tức tăng hơn 30% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2005. Tính đến năm 2006 thị trường cá tra, ba sa Việt Nam đã mở rộng đến 65 quốc gia và vùng lãnh thổ tức tăng nhiều hơn gần bốn lần so với năm 2002 (Năm 2002 cá tra, basa của Việt Nam chỉ xuất sang khoảng 17 quốc gia và vùng lãnh thổ). Các thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa chính của Việt Nam trong năm 2006 là EU, Nga, ASEAN, Mỹ… Trong đó, EU vượt lên chiếm thị phần lớn nhất với 46% (tăng 136% về sản lượng và 158% về giá trị so với năm 2005), Nga chiếm 11,2% (thị trường bùng nổ nhất trong năm khi tăng 15 lần về sản lượng và 16 lần về giá trị), ASEAN 8,7% (tăng 30,7% về sản lượng và 54% về giá trị), Mỹ chỉ còn 9,8% (trước vụ kiện là thị trường lớn nhất của cá tra, ba sa Việt Nam) nhưng cũng tăng 57,6% về sản lượng và gần 100% về giá trị so với năm 2005.

Danh sách các công ty đạt kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu năm 2006

STT

Doanh nghiệp

Khối lượng

(tấn)

Giá trị

(1.000 USD)

1

Công ty Cổ phần Nam Việt

49.192

110.020

2

Công ty CP XNK TS An Giang (Agifish)

18.958

54.085

3

Công ty TNHH Vĩnh Hoàn

15.414

50.300

4

Công ty TNHH Hùng Vương

18.852

47.921

5

CASEAMEX

10.497

29.618

6

Công ty TNHH Thanh Thiên

12.990

26.991

7

Công ty TNHH Thuận Hưng (Thufico)

8.324

23.142

8

Công ty CP Thực phẩm XK Vạn Đức

6.828

22.749

9

Q.V.D Food CO

7.902

22.552

10

Công ty XNK Thủy sản Sa Đéc (Docifish)

6.808

21.131

11

Công ty SEAPRODEX DA NANG

8.913

20.343

12

Công ty CP Thủy sản Cafatex

6.530

19.004

13

Công ty CP Thủy sản Cửu Long An Giang

7.835

18.615

14

Công ty TNHH An Lạc

6.999

18.541

15

Công ty MEKONGFISH CO

6.253

17.029

Nguồn: Bản tin Thương mại Thủy Sản

Như vậy, năm 2006 Công ty là một trong 15 Công ty có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, dựa vào doanh thu xuất khẩu của Công ty có thể ước lượng thị phần của Công ty năm 2006 chiếm khoảng 2,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam.



Tính đến tháng 5 năm 2007 vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực đã có thay đổi đáng kể:

Danh sách các công ty đạt kim ngạch xuất khẩu cá tra cao nhất 5 tháng đầu năm 2007

STT

Doanh nghiệp

Khối lượng

(tấn)

Giá trị

(1.000 USD)

1

Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO)

35.482

80.094

2

Công ty TNHH Hùng Vương

10.818

29.487

3

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

6.855

22.196

4

Công ty CP XNK TS An Giang (Agifish)

7.316

21.283

5

Công ty CP Thủy sản Cửu Long An Giang

4.323

11.620

6

Công ty CP Thực phẩm XK Vạn Đức

3.150

10.581

7

Công ty TNHH Thuận Hưng (Thufico)

3.352

10.176

8

CASEAMEX

3.125

9.850

9

Công ty XNK Thủy sản Sa Đéc (Docifish)

2.725

8.912

10

Công ty Aquatex Bến Tre

2.794

7.734

Nguồn: Bản tin Thương mại Thủy Sản số 6-2007

    1. Triển vọng phát triển của ngành chế biến cá tra xuất khẩu:

Đối với cá tra và cá ba sa, năm 2007 tiếp tục hứa hẹn nhiều thành tựu mới sau thành công của năm 2006. Năm 2006 được coi là một mốc dấu quan trọng đối với các loại cá này. Sau khi gặp trở ngại đối với thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm kiếm nhiều thị trường mới và đã đạt mức tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2005. Hiện nay, cá tra và cá ba sa VN đã trở thành mặt hàng truyền thống tại các thị trường mới ở cả EU và các thị trường mới tại Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Mỹ. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2006 Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng nuôi cá nước ngọt, chỉ sau cá hồi của Na Uy và cá rô phi của Trung Quốc, và Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi cá tra.

Năm 2007, theo các chuyên gia dự báo giá trị xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sẽ đạt 1 tỷ USD, so với hơn 700 triệu USD năm 2006 tức tăng khoảng 35,86% so với năm 2006.



Theo Bộ Thủy Sản, năm 2007 dự báo nhu cầu tiêu thụ cá da trơn nói chung trên thế giới vẫn tiếp tục tăng cao. Với ước tính sản lượng nuôi đạt 1 triệu tấn năm 2007, ngành nuôi cá tra, ba sa của Việt Nam sẽ vượt qua ngành nuôi cá hồi của Na Uy hoặc của Chilê, thậm chí còn vượt qua sản lượng cá rô phi của nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, về lâu dài do những hạn chế về ô nhiễm môi trường, nên có thể nhịp độ tăng trưởng sẽ chậm lại.

    1. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty:

Nhận định những cơ hội và thách chức trong những năm tới của ngành chế biến cá tra xuất khẩu, Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển, cụ thể như sau :

                • Nâng cao năng lực sản xuất: Trước tiềm năng phát triển của ngành chế biến cá tra xuất khẩu, Công ty đang xúc tiến đầu tư mở rộng thêm nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu với công suất thiết kế 150 tấn nguyên liệu/ngày, nâng tổng công suất của nhà máy lên 250 tấn nguyên liệu/ngày. Nhà máy mới sẽ được khởi công vào tháng 08/2007 và dự kiến hoàn thành vào tháng 04/2008.

                • Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Công ty đã chủ động phát triển vùng nuôi cá tra sạch theo qui trình SQF 1000CM với quy mô dự kiến khoảng 100ha để cung ứng nguyên vật liệu sạch cho nhà máy sắp tới. Ngay trong năm 2007, Công ty đang xúc tiến đầu tư trước vùng nuôi khoảng 70ha tại Cồn Vĩnh Xương, Cồn Vĩnh Hòa thuộc huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 08/2007 và dự kiến hoàn thành vào tháng 04/2008.

                • Với tốc độ phát triển nghề nuôi cá tra tại An Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung như hiện nay, trong tương lai nhu cầu thức ăn cho cá tra là rất lớn. Ngoài ra, Công ty đang có kế hoạch phát triển vùng nuôi dự kiến khoảng 100 ha, vì vậy để chủ động nguồn thức ăn cho vùng nuôi và hạ giá thành sản xuất, Công ty sẽ đầu tư xây nhà máy chế biến thức ăn với công suất 100.000 tấn/năm, dự kiến khởi công tháng 08/2007 hoàn thành tháng 04/2008.
    1. Chính sách đối với người lao động:

    1. Số lượng người lao động trong Công ty:


Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 30/06/2007 là 1.223 người, cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:

Bộ phận

Trình độ

Số CB.CNV

Tỷ trọng

Khối văn phòng

Thạc sỹ

01

0,08%

Đại học

31

2,53%

Cao đẳng, trung cấp

24

1,96%

Lao động phổ thông

122

9,98%

Khối sản xuất trực tiếp

Đại học

22

1,80%

Cao đẳng, trung cấp

12

0,98%

Lao động phổ thông

1011

82,67%




Tổng cộng

1223

100%
    1. Chính sách đối với người lao động:

  1. Chế độ làm việc:


Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc từ thứ Hai tới thứ Bảy, nghỉ ngày Chủ nhật. Do đặc điểm của sản xuất chế biến thủy sản, người lao động làm việc tại bộ phận thành phẩm và bộ phận kho được chia làm 02 ca/ngày làm việc mỗi ca làm việc 8h. Đối với khối văn phòng và các bộ phần khác chỉ làm việc 01 ca/ngày.

Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc khang trang, thoáng mát. Đối với công nhân sản xuất sản phẩm đông lạnh, do thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, lạnh nên Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định của nhà nước như: quần, áo, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng… Đối với công nhân phụ trách điện được công ty trang bị quần áo, găng tay, giày… không dẫn điện và các dụng cụ sử dụng an toàn điện như dây bảo hiểm, thang, kềm cách điện, mũ an toàn…
  1. Chính sách tuyển dụng, đào tạo:


Tuyển dụng: Công ty rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao. Tùy theo yêu cầu công việc, Công ty ban hành quy chế tuyển dụng cụ thể cho nhà máy chế biến và từng bộ phận, phòng ban. Tiêu chí tuyển dụng của Công ty là tuyển dụng các nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, năng động và tốt nghiệp từ các trường Đại học An Giang, Cần Thơ, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Công tác đào tạo và nâng cao tay nghề: Công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo và tự đào tạo cho nhân viên trong nhà máy chế biến cũng như bộ phận quản lý, văn phòng. Đối với công nhân nhà máy chế biến, Công ty chủ yếu đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân. Đối với các các cán bộ quản lý, văn phòng, tùy theo yêu cầu công việc Công ty sẽ đài thọ toàn bộ chi phí đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Công ty thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo như các khóa đào tạo về tiêu chuẩn HACCP, các khoá đào tạo BRC (British Retail Consortium) của Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc…
  1. Chính sách lương, thưởng, phúc lợi và bảo hiểm cho người lao động:


Chính sách lương, thưởng, phúc lợi: Công ty thực hiện chế độ lương, thưởng, phúc lợi phù hợp đảm bảo mức thu nhập cho người lao động và các chế độ theo quy định của Nhà nước. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2006 là 1.300.000 đồng /người/ tháng.

Ngoài ra, hiện tại công ty đang xây dựng một khu tập thể cho các cán bộ quản lý của nhà máy, nhà tập thể gồm 32 phòng cho khoảng 100 cán bộ quản lý và nhân viên bộ phận KCS của nhà máy.

Bảo hiểm: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của Nhà Nước về chế độ bảo hiểm và trợ cấp. Ngoài ra, công ty còn mua Bảo hiểm tai nạn cho hơn 90 % người lao động tại Công ty Bảo hiểm AAA.
    1. Chính sách cổ tức:


Căn cứ Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Công ty được Đại hội cổ đông thông qua ngày 13 tháng 04 năm 2007, chính sách phân phối cổ tức của Công ty như sau:

  • Công ty chỉ được chi trả cổ tức cho cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

  • Nếu được Đại hội cổ đông chấp thuận, Hội đồng quản trị có thể quyết định trả cổ tức bằng cổ phần phổ thông thay cho tiền mặt.

  • Hội đồng quản trị có thể thanh toán cổ tức giữa kỳ nếu xét thấy việc chi trả này phù hợp với khả năng sinh lời của Công ty.
    1. Tình hình hoạt động tài chính:

    1. Các chỉ tiêu cơ bản:


Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Báo cáo tài chính của Công ty trình bày bằng đồng Việt nam, được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
  1. Trích khấu hao tài sản cố định:


Công ty áp dụng trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định như sau:

    • Nhà cửa, vật kiến trúc : 5 năm

    • Máy móc và thiết bị: 5 – 10 năm

    • Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 10 năm

    • Thiết bị, dụng cụ quản lý : 5 – 10 năm
  1. Mức lương bình quân:


Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong Công ty năm 2005 là 1.250.000 đồng/người/tháng và năm 2006 là 1.300.000 đồng/người/tháng.
  1. Thanh toán các khoản nợ đến hạn:


Công ty thực hiện tốt các khoản nợ đến hạn. Căn cứ vào các báo cáo kiểm toán năm 2005-2006, Công ty đã thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ.
  1. Các khoản phải nộp theo luật định:


Công ty thực hiện nghiêm túc việc nộp các khoản thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước. Theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 93/CN.UB ngày 26/12/2003 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo. Năm 2006 là năm tài chính thứ hai Công ty có thu nhập chịu thuế nên được miễn nộp. Từ năm 2007-2010 Công ty được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.
  1. Trích lập các quỹ:


Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, việc trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Công ty thực hiện việc trích lập các quỹ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và quy định của pháp luật hiện hành.
  1. Tổng dư nợ vay hiện nay:


Tại thời điểm 30/06/2007, tình hình nợ vay của Công ty như sau:

    • Vay và nợ ngắn hạn: Số dư vay và nợ ngắn hạn là: 19.287.342.888 đồng. Trong đó:

  • Vay ngắn hạn: Số dư vay ngắn hạn là 16.855.308.600 đồng. Gồm các khoản vay sau:

  • Vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang: 6.900.000.000 đồng theo hợp đồng số 108/HĐTD ngày 29/05/2007. Chi tiết khoản vay này như sau:

    • Hạn mức tín dụng: 50.000.000.000 đồng.

    • Mục đích vay: Mua nguyên liệu và chi phí chế biến thủy sản

    • Thời hạn vay : 03 tháng cho từng giấy nhận nợ

    • Lãi suất: Theo từng thời điểm của giấy nhận nợ

    • Hình thức bảo đảm tiền vay: thế chấp tài sản theo Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản số 44/TCCC ngày 05/05/2005. Trong đó nhà cửa, vật kiến trúc trị giá 18 tỷ đồng, máy móc thiết bị trị giá 28 tỷ đồng.

  • Vay Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển An Giang 5.000.000.000 đồng theo các Hợp đồng tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu.

  • Vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang 4.955.308.600 đồng.

  • Nợ ngắn hạn: Số dư nợ ngắn hạn là 2.432.034.288 đồng. Đây là khoản vay dài hạn đến hạn trả Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển An Giang.

    • Vay và nợ dài hạn: Số dư vay và nợ dài hạn là: 13.990.000.000 đồng. Đây là khoản vay dài hạn Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển An Giang theo Hợp đồng tín dụng số 03/HTPT.TDĐP2004 ngày 06/04/2004. Chi tiết khoản vay này như sau:

  • Hạn mức tín dụng: 28.000.000.000 đồng.

  • Mục đích vay: Đầu tư dự án nhà máy chế biến thủy sản

  • Thời hạn vay : 06 năm

  • Lãi suất: 5,4%/năm

  • Hình thức bảo đảm tiền vay:

    • Cầm cố, thế chấp khoản tiền gửi trị giá 8.400.000.000 đồng tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển An Giang theo Hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước số 02/2004/HĐTC.ĐF ngày 06/04/2004.

    • Tài sản hình thành từ vốn vay trị giá 35.418.586.948 đồng theo Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngày 01/07/2005.
  1. Tình hình công nợ hiện nay:


    • Các khoản phải thu:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

30/06/2007

Phải thu của khách hàng

13.357.776.648

45.937.698.114

60.601.349.893

Trả trước cho người bán

4.465.321.014

6.494.660.620

3.056.969.052

Các khoản phải thu khác

127.199.766

3.800.000

3.393.667.357

Dự phòng các khoản phải thu khó đòi

-

(3.800.000)

(3.800.000)

Tổng cộng

17.950.297.428

52.432.358.734

67.048.186.302

Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2005, 2006 và báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2007

    • Các khoản phải trả:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

30/06/2007

Nợ ngắn hạn

63.537.135.700

71.620.460.808

35.945.056.452

Vay và nợ ngắn hạn

49.654.000.000

57.964.000.000

19.287.342.888

Phải trả cho người bán

12.763.257.898

10.763.852.098

11.066.125.881

Ng­­ười mua trả tiền trước

239.264.802

-

395.646.552

Thuế và các khoản phải nộp NN

-

98.378.590

2.398.342.509

Phải trả người lao động

880.613.000

2.185.296.460

1.549.722.500

Chi phí phải trả

-

488.790.900

989.061.162

Các khoản phải trả phải nộp khác

-

120.142.760

258.814.960

Nợ dài hạn

19.614.000.000

14.009.694.700

14.049.081.200

Phải trả dài hạn khác

20.000.000







Vay và nợ dài hạn

19.594.000.000

13.990.000.000

13.990.000.000

Dự phòng trợ cấp mất việc làm




19.694.700

59.081.200

Tổng

83.151.135.700

85.630.155.508

49.994.137.652

Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2005, 2006 và báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2007
    1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:


Các chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

 

 

Hệ số thanh toán ngắn hạn

0,95

1,25

Hệ số thanh toán nhanh

0,42

0,80

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn







Hệ số nợ/Tổng tài sản

77,61%

62,18%

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu

346,54%

164,38%

Hệ số Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn:

22,39%

37,82%

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động







Vòng quay tổng tài sản

0,83

2,26

Vòng quay tài sản cố định

2,33

7,84

Vòng quay vốn lưu động

1,46

3,48

Vòng quay các khoản phải thu

4,93

5,94

Vòng quay các khoản phải trả

1,06

3,64

Vòng quay hàng tồn kho

2,27

7,69

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi







Hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần

1,92%

11,61%

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

1,58%

26,24%

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

7,06%

69,37%

Hệ số lợi nhuận HĐKD/doanh thu thuần

2,19%

11,63%
    1. Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng:

    1. Danh sách thành viên Hội đồng quản trị:

  1. Chủ tịch HĐQT


Ông Trần Văn Nhân : Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Giới tính : Nam

    • Ngày tháng năm sinh : 07/08/1947

    • Nơi sinh : Xã Phước Đông, Cần Đước , Long An.

    • Số chứng minh nhân dân : 350499522

    • Ngày cấp : 21/08/2006

    • Nơi cấp : An giang

    • Quốc tịch : Việt Nam

    • Dân tộc : Kinh

    • Địa chỉ thường trú : Số 70/6 – Lê triệu Kiết, Long Xuyên, An Giang

    • Điện thoại liên lạc  : 076.931000

    • Trình độ văn hóa : 8/12

    • Trình độ chuyên môn : Nuôi trồng và kinh doanh xuất khẩu thủy sản

    • Quá trình công tác :

          • Trước năm 1975 :

      Chủ hãng nước mắm HUÊ HƯƠNG, xã Hòa Bình Thạnh, Thị Trấn An Châu, Châu Thành An Giang

          • 1975 – 1986 :

      Giám đốc Xí nghiệp Chế Biến Nước Mắm Châu Thành

          • 1987 – 1991 :

      Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty MEKONG Châu Đốc (nuôi cá bè và kinh doanh thủy sản)

          • 1992 – 2001 :

      Chủ Tịch kiêm Giám đốc Công Ty Cổ Phần Cửu Long A2 (nuôi cá bè và kinh doanh thủy sản)

          • 2001- 2002 :

      Thành viên HĐQT Công ty CP XNK TS An Giang (Agifish)

          • 2002 - 2006 :

      Chủ Tịch kiêm Giám đốc Công Ty TNHH XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

          • Hiện nay :

      Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công Ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Số cổ phần nắm giữ : 1.111.000 cổ phần

    • Người có liên quan nắm giữ cổ phần :

  • Vợ Lê Thị Lệ  : 1.700.000 cổ phần

  • Con Trần Tuấn Nam  : 400.000 cổ phần

  • Con Trần Minh Nhựt  : 400.000 cổ phần

  • Con Trần Tuấn Khải  : 400.000 cổ phần

  • Con Trần Tuấn Khanh  : 450.000 cổ phần

  • Con Trần Thị Vân Loan  : 669.000 cổ phần

  • Con Trần Thị Thúy  : 400.000 cổ phần

  • Con Trần Thị Thu Vân  : 400.000 cổ phần

  • Con rể Nguyễn Xuân Hải  : 270.000 cổ phần

    • Hành vi vi phạm pháp luật: Không

    • Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty: Không
  1. Thành viên HĐQT


Ông Nguyễn Xuân Hải : Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Giới tính : Nam

    • Ngày tháng năm sinh : 15/09/1967

    • Nơi sinh : Tỉnh Hải Dương

    • Số chứng minh nhân dân : 350875911

    • Ngày cấp : 10/08/1995

    • Nơi cấp : An giang

    • Quốc tịch : Việt Nam

    • Dân tộc : Kinh

    • Địa chỉ thường trú : Số 18/46A, đường Trần Quang Diệu, phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

    • Trình độ văn hóa : 12/12

    • Trình độ chuyên môn : Kỹ Sư điện, Thạc Sỹ Quản Trị Kinh Doanh

    • Quá trình công tác:

      + 1992 – 1995 :

      Uỷ Ban Kế Hoạch tỉnh An Giang Ban Kinh tế Tỉnh uỷ, tỉnh An Giang

      + 1996 – 1999 :

      Học Cao học Quản trị Kinh doanh tại Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh

      + 2000 – 2001 :

      Công ty Dược phẩm Quốc tế IC Việt Nam

      + 2001 – 2002 :

      Công ty liên doanh Coast Total Phong Phú

      + 2003 – 2004 :

      Công ty Robot Việt Nam

      + 2004 – 2006 :

      Phó Giám đốc Công ty TNHH XNK Thuỷ sản Cửu Long An Giang

      + Hiện nay :

      Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang.

    • Số cổ phần nắm giữ : 270.000 cổ phần

    • Người có liên quan nắm giữ cổ phần :

  • Cha vợ Trần Văn Nhân   : 1.111.000 cổ phần

  • Mẹ vợ Lê Thị Lệ  : 1.700.000 cổ phần

  • Vợ Trần Thị Vân Loan  : 669.000 cổ phần

  • Anh vợ Trần Minh Nhựt  : 400.000 cổ phần

  • Chị vợ Trần Thị Thúy  : 400.000 cổ phần

  • Em vợ Trần Tuấn Khải  : 400.000 cổ phần

  • Em vợ Trần Tuấn Nam  : 400.000 cổ phần

  • Em vợ Trần Thị Thu Vân : 400.000 cổ phần

  • Em vợ Trần Tuấn Khanh : 450.000 cổ phần

    • Hành vi vi phạm pháp luật: Không

    • Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty: Không
  1. Thành viên HĐQT


Trần Thị Vân Loan : Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Giới tính : Nữ

    • Ngày tháng năm sinh : 20/10/1971

    • Nơi sinh : Long Xuyên, An Giang

    • Số chứng minh nhân dân : 351220836

    • Ngày cấp : 01/09/1992

    • Nơi cấp : An giang

    • Quốc tịch : Việt Nam

    • Dân tộc : Kinh

    • Địa chỉ thường trú : Số 18/46A, đường Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

    • Trình độ văn hóa : 12/12

    • Trình độ chuyên môn : Cử nhân kinh tế chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

    • Quá trình công tác:

      + 1996 – 1998 :

      Công tác tại Công ty TNHH XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

      + 1999 – 2003 :

      Công ty sản phẩm máy tính Fujitsu (Nhật Bản)

      + 2003 – 2004 :

      Phó Giám Đốc Công ty TNHH XNK Thuỷ Sản Cửu Long An Giang

      + Hiện nay :

      Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang.

    • Số cổ phần nắm giữ : 669.000 cổ phần

    • Người có liên quan nắm giữ cổ phần :

  • Cha Trần Văn Nhân   : 1.111.000 cổ phần

  • Mẹ Lê Thị Lệ  : 1.700.000 cổ phần

  • Chồng Nguyễn Xuân Hải  : 270.000 cổ phần

  • Anh Trần Minh Nhựt  : 400.000 cổ phần

  • Chị Trần Thị Thúy  : 400.000 cổ phần

  • Em Trần Tuấn Khải  : 400.000 cổ phần

  • Em Trần Tuấn Nam  : 400.000 cổ phần

  • Em Trần Thị Thu Vân : 400.000 cổ phần

  • Em Trần Tuấn Khanh  : 450.000 cổ phần

    • Hành vi vi phạm pháp luật: Không

    • Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty: Không
  1. Thành viên HĐQT


Lê Thị Lệ : Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Giới tính : Nữ

    • Ngày tháng năm sinh : 1948

    • Nơi sinh : Khánh An , An Phú , An Giang

    • Số chứng minh nhân dân : 350499523

    • Ngày cấp : 24/08/2004

    • Nơi cấp : An giang

    • Quốc tịch : Việt Nam

    • Dân tộc : Kinh

    • Địa chỉ thường trú : Số 70/6 – Lê triệu Kiết, Long Xuyên, An Giang

    • Trình độ văn hóa : 8/12

    • Trình độ chuyên môn : Nuôi và Kinh doanh xuất khẩu thủy sản

    • Quá trình công tác:

      + 1992 – 2003 :

      Nuôi trồng thủy sản ở An Phú , An Giang ( Nuôi cá bè)

      + 2004 – 2006 :

      Thành viên Hội Đồng Quản Trị Công ty TNHH XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang.

      + Hiện nay :

      Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang.

    • Số cổ phần nắm giữ : 1.700.000 cổ phần

    • Người có liên quan nắm giữ cổ phần :

  • Chồng Trần Văn Nhân   : 1.111.000 cổ phần

  • Con Trần Tuấn Nam : 400.000 cổ phần

  • Con Trần Minh Nhựt : 400.000 cổ phần

  • Con Trần Tuấn Khải : 400.000 cổ phần

  • Con Trần Tuấn Khanh : 450.000 cổ phần

  • Con Trần Thị Vân Loan : 669.000 cổ phần

  • Con Trần Thị Thúy  : 400.000 cổ phần

  • Con Trần Thị Thu Vân  : 400.000 cổ phần

  • Con rể Nguyễn Xuân Hải  : 270.000 cổ phần

    • Hành vi vi phạm pháp luật: Không

    • Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty: Không
  1. Thành viên HĐQT


Ông Trần Tuấn Khanh : Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Giới tính : Nam

    • Ngày tháng năm sinh : 30/4/1978

    • Nơi sinh : Long Xuyên, An Giang

    • Số chứng minh nhân dân : 351329170

    • Ngày cấp : 09/3/2004

    • Nơi cấp : An giang

    • Quốc tịch : Việt Nam

    • Dân tộc : Kinh

    • Địa chỉ thường trú : 70/6 Lê Triệu Kiết, Phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

    • Trình độ văn hóa : 12/12

    • Trình độ chuyên môn : Quản trị Kinh doanh xuất nhập khẩu

    • Quá trình công tác:

      + 1992 – 2003 :

      Nuôi thủy sản

      + 2004 – 2006 :

      Trưởng Phòng Kế hoạch Công ty TNHH XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

      + Hiện nay :

      Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang.

      Trưởng Ban Thu mua nguyên liệu Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang



    • Số cổ phần nắm giữ : 450.000 cổ phần

    • Người có liên quan nắm giữ cổ phần :

  • Cha Trần Văn Nhân   : 1.111.000 cổ phần

  • Mẹ Lê Thị Lệ  : 1.700.000 cổ phần

  • Anh Trần Tuấn Nam  : 400.000 cổ phần

  • Anh Trần Minh Nhựt  : 400.000 cổ phần

  • Anh Trần Tuấn Khải  : 400.000 cổ phần

  • Chị Trần Thị Vân Loan  : 669.000 cổ phần

  • Chị Trần Thị Thúy  : 400.000 cổ phần

  • Em Trần Thị Thu Vân : 400.000 cổ phần

  • Anh rể Nguyễn Xuân Hải : 270.000 cổ phần

    • Hành vi vi phạm pháp luật: Không

    • Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty: Không
    1. Danh sách thành viên Ban Kiểm soát:

  1. Trưởng Ban Kiểm soát


Ông Trần Chí Thiện : Trưởng Ban Kiểm soát Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Giới tính : Nam

    • Ngày tháng năm sinh : 25/01/1978

    • Nơi sinh : Bình Đức, An Giang

    • Số chứng minh nhân dân : 351197508

    • Ngày cấp : 21/05/2003

    • Nơi cấp : An giang

    • Quốc tịch : Việt Nam

    • Dân tộc : Kinh

    • Địa chỉ thường trú : Số 10, Tổ 1 Ấp An Thạnh , Xã Hòa Bình, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang

    • Trình độ văn hóa : 12/12

    • Trình độ chuyên môn : Kỹ sư chế biến thủy sản

    • Quá trình công tác:

      + 2005 – 2006 :

      Nhân viên Công ty TNHH XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

      + Hiện nay :

      Trưởng Ban Kiểm soát Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Số cổ phần nắm giữ : Không

    • Người có liên quan nắm giữ cổ phần : Không

    • Hành vi vi phạm pháp luật: Không

    • Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty: Không
  1. Thành viên Ban kiểm soát


Ông Nguyễn Tấn Tới : Thành viên Ban Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Giới tính : Nam

    • Ngày tháng năm sinh : 06/04/1983

    • Nơi sinh : Ấp Qui II, Xã Trung Kiên, Huyện Thốt Nốt, Tỉnh Cần Thơ

    • Số chứng minh nhân dân : 362066377

    • Ngày cấp : 31/07/2001

    • Nơi cấp : Cần Thơ

    • Quốc tịch : Việt Nam

    • Dân tộc : Kinh

    • Địa chỉ thường trú : Số 123, Tổ 5, Ấp Qui Thạnh II, Xã Trung Kiên, Huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ

    • Trình độ văn hóa : 12/12

    • Trình độ chuyên môn : Kỹ sư Ngành Công nghệ thực phẩm, chứng chỉ kế toán trưởng

    • Quá trình công tác:

      + 2005 – 2006 :

      Nhân viên Phòng Kinh doanh Công ty TNHH XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

      + Hiện nay :

      Thành viên Ban Kiểm soát Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Số cổ phần nắm giữ : Không

    • Người có liên quan nắm giữ cổ phần : Không

    • Hành vi vi phạm pháp luật: Không

    • Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty: Không
  1. Thành viên Ban kiểm soát


Ngô Thị Hồng Thẩm : Thành viên Ban Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Giới tính : Nữ

    • Ngày tháng năm sinh : 27/01/1983

    • Nơi sinh : Đồng Tháp

    • Số chứng minh nhân dân : 341167110

    • Ngày cấp : 21/07/1999

    • Nơi cấp : Đồng Tháp

    • Quốc tịch : Việt Nam

    • Dân tộc : Kinh

    • Địa chỉ thường trú : 303A, Ấp Đá Nổi A, Thạnh Đông, Tân Hiệp, Kiên Giang

    • Trình độ văn hóa : 12/12

    • Trình độ chuyên môn : Kỹ sư Ngành Công nghệ thực phẩm

    • Quá trình công tác:

      + 2005 – 2006 :

      Nhân viên Phòng Kinh doanh Công ty TNHH XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

      + Hiện nay :

      Thành viên Ban Kiểm soát Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Số cổ phần nắm giữ : Không

    • Người có liên quan nắm giữ cổ phần : Không

    • Hành vi vi phạm pháp luật: Không

    • Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty: Không
    1. Danh sách thành viên Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng:

          1. Tổng Giám đốc


Ông Trần Văn Nhân : Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

Lý lịch trình bày tại phần a của Hội đồng quản trị


          1. Phó Tổng Giám đốc


Ông Nguyễn Xuân Hải : Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

Lý lịch trình bày tại phần b của Hội Đồng Quản Trị.


          1. Phó Tổng Giám đốc


Ông Trần Thị Vân Loan : Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

Lý lịch trình bày tại phần c của Hội Đồng Quản Trị.


          1. Kế toán trưởng :


Võ Thị Kim Loan : Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Giới tính : Nữ

    • Ngày tháng năm sinh : 02/06/1978

    • Nơi sinh : Long Xuyên An Giang

    • Số chứng minh nhân dân : 351279505

    • Ngày cấp  : 07/07/1994

    • Nơi cấp  : Công an An Giang

    • Quốc tịch : Việt Nam

    • Dân tộc : Kinh

    • Địa chỉ thường trú : 921B, Võ Thị Sáu, Phường Đông Xuyên, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang

    • Trình độ văn hóa : 12/12

    • Trình độ chuyên môn : Đại học, chuyên môn Kế toán Doanh nghiệp

    • Quá trình công tác:

      + 2002 – 2003 :

      Công tác tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang (Agifish)

      + 2004 – nay :

      Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang

    • Hành vi vi phạm pháp luật: Không

    • Quyền lợi mâu thuẫn với lợi ích của Công ty: Không
    1. Tài sản:

Giá trị tài sản cố định theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm 30/06/2007:


Đơn vị tính: đồng

STT

Khoản mục

Nguyên giá

Hao mòn lũy kế

Giá trị còn lại

1

Nhà cửa, vật kiến trúc

19.032.627.983

1.372.019.258

17.660.608.725

2

Máy móc và thiết bị

28.116.927.945

4.335.407.324

23.781.520.621

3

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

439.299.591

102.503.221

336.796.370

4

Thiết bị, dụng cụ quản lý

795.255.271

195.448.065

599.807.206




Cộng

48.384.110.790

6.005.377.868

42.378.732.922

Nguồn: Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2007
    1. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 2007 - 2009:


    1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ

          1. Điểm mạnh:

                • Nhà máy Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra là tỉnh An giang, nơi có ưu thế về điều kiện tự nhiên và là vùng đầu nguồn sông Cửu Long có nước ngọt quanh năm và lưu lượng lớn rất thích hợp cho việc phát triển nuôi cá tra. Chính vì vậy, việc Công ty đặt nhà máy ngay trung tâm vùng nuôi cá giúp hạ thấp đáng kể chi phí vận chuyển so với sản xuất ở nơi khác.

                • Hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản nên Công ty luôn có nhu cầu về nguồn nhân công rất lớn. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long luôn được biết đến là có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẻ.

                • Trang thiết bị của nhà máy hiệu đại tương đương so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

          2. Điểm yếu:

                • Công ty chưa phát triển mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.

                • Quy mô nhà máy chế biến còn nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

          3. Cơ hội:

                • Tiềm năng xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam là rất lớn nhờ ưu thế chi phí thức ăn và nhân công rẻ nên Việt Nam có khả năng nuôi một loại cá với một mức giá đủ để thu hút người tiêu dùng. Ở thị trường châu Âu, cá tra, basa rẻ hơn so với cá tuyết từ Bắc Đại Tây Dương, rẻ hơn nhiều so với cá hồi, và thậm chí còn rẻ hơn so với hầu hết các loài khác đang có thị phần lớn trên thị trường.

          4. Nguy cơ:

                • Hiện tại, nhu cầu cá tra, ba sa ở thị trường thế giới còn đang gia tăng và chưa có dấu hiệu sẽ bão hòa, nhưng nếu sản lượng cá của Việt Nam đưa ra thị trường thế giới cứ tiếp tục tăng đột biến như những năm vừa qua, cộng với khả năng Trung Quốc, Bănglađét và một số nước Asean như Myanma, Thái Lan và Campuchia… đầu tư vào sản xuất sản phẩm này, sẽ dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Tuy nhiên, khả năng mất cân đối cung - cầu cũng khó xảy ra trong thời gian gần.

                • An toàn, vệ sinh thực phẩm đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tiêu chuẩn về hóa chất, dư lượng kháng sinh... do các nước nhập khẩu đưa ra ngày càng khắt khe. Rào cản này vẫn là trở ngại lớn nhất với xuất khẩu thủy sản nước ta trong những năm tới.

    1. Kế hoạch chiến lược thực hiện trong 03 năm từ năm 2007 đến năm 2009
        1. Củng cố và phát triển thị trường phân phối sản phẩm

  • Duy trì sản xuất ổn định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng.

  • Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm cao và bảo đảm chính xác theo hợp đồng

  • Quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên website.

  • Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới và thị trường chất lượng cao thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế.

        1. Đầu tư:


  • Đầu tư mở rộng thêm 01 nhà máy chế biến cá tra/ ba sa xuất khẩu có công suất là 150 tấn nguyên liệu/ngày và một kho lạnh công suất 3.000 tấn. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ nâng công suất của Công ty lên tổng cộng 250 tấn nguyên liệu/ngày tương đương khoảng 75.000 tấn nguyên liệu/năm (khoảng 25.000 tấn thành phẩm/năm).

Tên công trình: Nhà máy chế biến hàng thủy sản và hàng giá trị gia tăng xuất khẩu.

Địa điểm đầu tư dự kiến: Lô S1, Khu Công nghiệp Mỹ Quý, Khóm Mỹ Thọ, P. Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.

Tổng diện tích khu đất: 29.910,5 m2. Trong đó 11.000 m2 đã san lấp, 2.671 m2 đang đền bù giải tỏa, 16.239,5 m2 chưa đền bù.

Cơ sở thực tiễn: Dự án được chấp thuận về chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tại công văn số 1066/CV-UB ngày 28/04/2003 và biên bản thỏa thuận giao đất ngày 01/03/2004 đã ký với Ban Quản lý dự án các khu dân cư Thành phố Long Xuyên.


Quy mô và mục tiêu đầu tư: Nhà máy có công suất thiết kế là 15.000 tấn thành phẩm/năm với công nghệ cấp đông IQF và đông block theo công nghệ tiên tiến, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ và các nước Châu Á.

Tổng vốn đầu tư dự kiến: 75.421.044.700 đồng. Trong đó :

                • Tổng giá trị xây lắp: 18.586.000.000 đồng.

                • Đầu tư máy móc thiết bị: 56.835.044.700 đồng (3.530.127 USD theo tỷ giá ngày 31/03/2007 là 16.100 VNĐ/1 USD)

Thời gian triển khai: Dự kiến khởi công trong tháng 08/2007 và sẽ hoàn thành vào tháng 04/2008.

Dự án khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ được ưu đãi mức thuế suất thu nhập là 20% trong 10 năm, dự án được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu và giảm 50% cho 05 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được miễn tiền thuê đất 06 năm đầu, được miễn thuế nhập máy móc thiết bị tạo thành tài sản cố định của Công ty.



  • Đầu tư dự án Nhà máy chế biến thức ăn viên nổi cho cá tra/basa với 02 dây chuyền sản xuất có tổng công suất thiết kế là 200.000 tấn/năm.

Tên công trình : Nhà máy chế biến thức ăn viên nổi cho cá tra/basa

Cơ sở thực tiễn : Dự án được chấp thuận về chủ trương của Ban Quản lý Khu Công nghiệp Bình Long tại công văn số 61/CV-KCN ngày 27/03/2007 về việc đồng ý cho Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang lập dự án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn cho cá tra, cá basa trước gửi Ban Quản lý Khu Công nghiệp Bình Long để thuê 4,277 ha đất.


Mục tiêu đầu tư :Cung cấp thức ăn cho toàn bộ 100 ha khu nuôi cá sạch của Công ty.

Hình thức đầu tư :Liên Doanh với UNI-PRESIDENT CO.,LTD. Đồng thời Dự án sẽ được Công ty hợp tác với Công ty Bayer Vietnam Ltd trong việc cung cấp nguyên liệu, đào tạo nhân viên cũng như tư vấn về thành phần dinh dưỡng thức ăn, công thức chế tạo thức ăn.

Tổng vốn đầu tư dự kiến: 224 tỷ đồng

Quy mô công trình :Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích đất thuê là 4,277 ha tại Khu Công nghiệp Bình Long, Châu Phú, tỉnh An Giang. Khi hoàn thành nhà máy sẽ sử dụng khoảng 600 lao động và có tổng công suất chế biến 200.000 tấn thức ăn/ năm. Nhà máy được xây dựng chia thành 02 giai đoạn:

  • Giai đoạn I : đầu tư nhà máy với công suất 100.000 tấn/năm và một tổng kho dự trữ nguyên liệu công suất 200.000 tấn. Tổng vốn đầu tư giai đoạn I dự kiến 112 tỷ đồng.

  • Giai đoạn II : nâng công suất nhà máy thêm 100.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư giai đoạn I dự kiến 112 tỷ đồng.

Thời gian triển khai: Việc triển khai dự án được thực hiện làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đã được khởi công vào ngày 22/07/2007 và dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 04/2008, giai đoạn 2 được đầu tư trong năm 2009.

  • Dự án mở rộng vùng nuôi cá tra sạch thêm 100 ha (với công suất 60.000 tấn/năm) theo qui trình SQF 1000 CM để chủ động nguồn cung ứng nguyên vật liệu sạch cho quy mô nhà máy sắp tới, đảm bảo cung ứng đủ sản phẩm chế biến cho thị trường EU với chi phí đầu tư ước tính 70 tỷ đồng.

Địa điểm đầu tư :

  • Cồn Én, Ấp Tấn Long, Xã Tấn Mỹ, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang (30 ha)

  • Cồn Vĩnh Xương, Cồn Vĩnh Hòa thuộc huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang (70 Ha) :

Phương thức đầu tư: Thuê đất dài hạn với chi phí thuê 15 triệu đồng/ha/năm.

Dự án khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm đầu và giảm 50% cho 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.



Để có nguồn vốn đáp ứng việc đầu tư 03 dự án trên, Công ty dự kiến vay ngân hàng và phát hành thêm khoảng 2.000.000 cổ phần ngay sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua và được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    1. Các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Giá trị

(%) tăng giảm so với 2006

Giá trị

(%) tăng giảm so với 2007

Giá trị

% tăng giảm so với 2008

Vốn Điều lệ

90.000

303,59%

110.000

22,22%

110.000

0,00%

Doanh thu thuần

450.000

44,57%

650.000

44,44%

1.000.000

53,85%

Lợi nhuận sau thuế

45.000

24,54%

65.000

44,44%

100.000

53,85%

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (%)

10,00%

-13,86%

10,00%

0,00%

10,00%

0,00%

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn Điều lệ (%)

50,00%

-72,57%

59,09%

18,18%

90,91%

53,85%

Cổ tức

15,00%

-

16,00%

6,67%

17,00%

6,25%
    1. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức:


Với tư cách là tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt đã tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu phân tích và đưa ra những đánh giá và dự báo về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang.

Nếu không có những biến động bất thường và bất khả kháng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì kế hoạch lợi nhuận mà Công ty đưa ra là có tính khả thi và Công ty có thể đảm bảo được tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm như kế hoạch.

Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng các ý kiến nhận xét nêu trên được đưa ra dưới góc độ đánh giá của một tổ chức tư vấn dựa trên những cơ sở thông tin được thu thập có chọn lọc và dựa trên lý thuyết về tài chính chứng khoán mà không hàm ý bảo đảm giá trị của chứng khoán cũng như tính chắc chắn của những số liệu được dự báo. Nhận xét này chỉ mang tính tham khảo với nhà đầu tư khi tự mình ra quyết định đầu tư.

    1. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của Công ty:


Không có.
    1. Các thông tin tranh chấp kiện tụng liên quan tới Công ty có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu:


Không có.



  1. CỔ PHIẾU NIÊM YẾT:

  1. Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

  2. Mệnh giá: 10.000 đồng

  3. Tổng số cổ phiếu niêm yết : 9.000.000 cổ phiếu

  4. Số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định : 4.200.000 cổ phiếu

Trong đó :

  • Số lượng cổ phiếu của cổ đông sáng lập là 2.230.000 cổ phiếu. Các cổ đông sáng lập cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần của mình trong vòng 03 năm kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Số lượng cổ phiếu của Hội đồng quản trị không phải là thành viên sáng lập: 1.970.000 cổ phần. Các cổ đông này cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

  1. Giá niêm yết dự kiến : 74.000 đồng/cổ phần

  2. Phương pháp tính giá : Phương pháp P/E


Theo kế hoạch dự kiến, năm 2007 lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang là 45.000.000.000 đồng. Kế hoạch này của Công ty là hoàn toàn khả thi do tính đến ngày 30/06/2007, lợi nhuận sau thuế của Công ty đã đạt được là 28.666.935.388 đồng (bằng 63,7% so với kế hoạch).

Số lượng cổ phần đang lưu hành trung bình của Công ty năm 2007 là 7.307.500 cổ phần thì EPS của Công ty là 6.158 đồng/cổ phần.

So sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và căn cứ vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, thì chỉ số P/E của Công ty là 12 là hợp lý.

Do vậy : Giá niêm yết dự kiến = EPS x P/E

= 6.158 đồng/cổ phần x 12

= 73.896 đồng cổ phần

Như vậy, giá niêm yết dự kiến của Công ty được làm tròn là 74.000 đồng/cổ phần.

  1. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài


Theo Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài giới hạn tối đa là 49% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty.
  1. Các loại thuế có liên quan:


    1. Đối với Công ty:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 93/CN.UB ngày 26/12/2003 của UBND Tỉnh An Giang, Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo. Năm 2007 là năm tài chính thứ ba Công ty có thu nhập chịu thuế nên được giảm 50% số thuế phải nộp.

  • Thuế giá trị gia tăng: Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Thuế suất thuế giá trị gia tăng cho các nhóm mặt hàng như sau

  • Thủy sản xuất khẩu: 0%

  • Thủy sản tiêu thụ nội địa: 5%

    1. Đối với nhà đầu tư:

Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT và thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam quy định như sau:

  • Các tổ chức. cá nhân đầu tư được miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập từ cổ tức được nhận.

  • Các cá nhân đầu tư sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập từ việc đầu tư vào cổ phần của doanh nghiệp niêm yết.

  • Tổ chức đầu tư trong và ngoài nước có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc mua, bán cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết.

  • Tổ chức đầu tư nước ngoài không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam phải chịu một khoản thuế khoán khi bán cổ phiếu.
  1. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC NIÊM YẾT:

    1. Tổ chức tư vấn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)


Trụ sở chính: Tầng 2+5, 94 - Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: (84-4) 9433 016 Fax: (84-4) 9433 012

Chi nhánh: 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-8) 9141 993 Fax: (84-8) 9141 991


    1. Tổ chức kiểm toán: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)


Địa chỉ: 229 Đồng Khởi – Q.1 – TP.HCM

Điện thoại: (84-8) 8272295 Fax: (84-8) 8272300


  1. PHỤ LỤC:


    1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    2. Bản sao hợp lệ Điều lệ công ty

    3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2005

    4. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2006.

    5. Báo cáo tài chính quý II năm 2007.

Long Xuyên, ngày tháng năm 2007

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC NIÊM YẾT– CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc

TRẦN VĂN NHÂN

Trưởng Ban Kiểm soát

TRẦN CHÍ THIỆN

Kế toán trưởng

VÕ THỊ KIM LOAN




Trang

Каталог: data -> HOSE -> 2007 -> BAN%20CAO%20BACH
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
BAN%20CAO%20BACH -> BẢn cáo bạch domesco vcbs
BAN%20CAO%20BACH -> CÁc nhân tố RỦi ro
BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN

tải về 2.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương