I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4


Nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký bảo hộ



tải về 2.52 Mb.
trang26/33
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích2.52 Mb.
#36573
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   33

Nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký bảo hộ:

Nhãn hiệu CLFISH :

Nhãn hiệu đã được Công ty đăng ký độc quyền và được Cục sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 78560 cấp ngày 16/01/2007.

    1. Các Hợp đồng lớn đang thực hiện hoặc đã ký kết:


Một số Hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu và cung cấp sản phẩm của Công ty được liệt kê trong bảng sau:

I

HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU

STT

KHÁCH HÀNG

SỐ HỢP ĐỒNG

NGÀY KÝ

THỜI HẠN GIAO HÀNG

SẢN PHẨM

GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG (VNĐ)

1

Nguyễn Quốc Phong

142/HĐMB/06

12/04/2007

Năm 2007

Cá tra hồ

1.272.576.000

2

Nguyễn Văn Khoa

143/HĐMB/06

15/04/2007

Năm 2007

Cá tra hồ

1.198.373.400

3

Lê Văn Vinh

146/HĐMB/06

16/04/2007

Năm 2007

Cá tra hồ

1.293.931.200

4

Dương Văn Nhựt

19/HĐMB/07

09/02/2007

Năm 2007

Cá tra hồ

1.298.437.200

5

Lê Minh Hùng

22/HĐMB/07

12/02/2007

Năm 2007

Cá tra hồ

1.367.570.400

6

Trương Văn Ngọt

23/HĐMB/07

12/02/2007

Năm 2007

Cá tra hồ

1.279.986.300

7

Trần Tuấn Nam

26/HĐMB/07

05/03/2007

Năm 2007

Cá tra hồ

1.485.667.200

8

Phan Châu Phong

30/HĐMB/07

27/02/2007

Năm 2007

Cá tra hồ

1.123.065.000

9

Lê Văn Cư

37/HĐMB/07

14/03/2007

Năm 2007

Cá tra hồ

1.337.162.400

II

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP SẢN PHẨM 

STT

KHÁCH HÀNG

SỐ HỢP ĐỒNG

NGÀY KÝ

THỜI HẠN GIAO HÀNG

SẢN PHẨM

GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG (USD)

1

Abramczyk Ltd

CL-ABR-02/07

04/01/2007

01/02/2007

Cá tra fillet đông lạnh

786.240

2

Saudi Pan Gulf Trading Co. Ltd

CL-SPF-03/07

10/01/2007

01/04/2007

Cá tra fillet đông lạnh

637.000

3

Pomona Terreazur

CL-PTA-01/07

20/01/2007

01/03/2007

Cá tra fillet đông lạnh

329.280

4

Pasapesca S.A

CL-PSA-01/07

27/01/2007

01/03/2007

Cá tra fillet đông lạnh

385.625

5

Sanan & Al Sayer Foodstuff Co

CL-SA-02/07

03/03/2007

01/04/2007

Cá tra fillet đông lạnh

155.000

6

Singapore Food Industries Limited

CL-SFI-01/07

05/03/2007

01/04/2007

Cá tra fillet đông lạnh

157.500

7

Royal Crown Fisheries Factory

CL-RF-01/07

15/03/2007

01/04/2007

Cá tra fillet đông lạnh

151.000

8

Seville Products Ltd

CL-SE-01/07

22/03/2007

01/04/2007

Cá tra fillet đông lạnh

157.500

9

Quwat Albahr For Trading

CL-QA-01/07

06/04/2007

01/05/2007

Cá tra fillet đông lạnh

195.000

10

The Deep Seafood Co.L.L.C

CL-DSF-05/07

09/04/2007

01/05/2007

Cá tra fillet đông lạnh

283.000
    1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất:

    1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007


Đơn vị tính: đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

6 tháng đầu năm 2007

1

Tổng tài sản

107.145.774.372

137.721.979.130

156.609.725.646

2

Doanh thu thuần

88.475.441.776

311.274.614.079

246.432.223.744

3

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

1.934.600.809

36.210.048.050

32.819.463.549

4

Lợi nhuận khác

(239.962.137)

(75.963.100)

(57.251.677)

5

Lợi nhuận trước thuế

1.694.638.672

36.134.084.950

32.762.211.872

6

Lợi nhuận sau thuế

1.694.638.672

36.134.084.950

28.666.935.388

Do đến tháng 03/2005 nhà máy chế biến của Công ty mới chính thức đi vào hoạt động, do đó trong năm 2005 hoạt động sản xuất và tiêu thụ của Công ty còn nhiều hạn chế, doanh thu và lợi nhuận của Công ty không cao. Sang năm 2006, khi tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty đã đi vào ổn định, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đạt được kết quả khả quan hơn.

    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006:

  • Những nhân tố thuận lợi


  • Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành chế biến cá tra xuất khẩu nói riêng.

  • Nhà máy của Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra vì vậy Công ty có thể giảm được đáng kể chi phí vận chuyển so với sản xuất ở nơi khác.

  • Thị trường của Công ty được mở rộng và giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới như UAE, EU tăng trưởng tốt.
  • Những nhân tố khó khăn


  • Trong hai năm trở lại đây, giá cá tra nguyên liệu thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng cao ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên liệu của Công ty do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

  • Năm 2006, nước ta gặp nhiều khó khăn như thiên tai nhiều, giá xăng, dầu tăng… đồng thời yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của nước ta như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada...ngày càng khắt khe hơn..
    1. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành:


    1. Vị thế của Công ty trong ngành:

  • Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam

Tính đến nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 3,36 tỷ USD tăng 22,6% so với năm 2005. Theo thông tin của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tính đến Quý I năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 716 triệu USD (bằng 21,3% so với năm 2006) tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2006. Về cơ cấu thị trường và chủng loại thủy sản xuất khẩu cũng có sự chuyển hướng tích cực.

                • Về cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Năm 2005, thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam như Nhật Bản 30,1%, Mỹ 23,5%, Châu Á (không kể Nhật Bản, ASEAN) 16,2%, EU 16,1%, còn lại là các thị trường khác. Sang năm 2006, cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như sau: Nhật Bản chiếm 25,1%. EU chiếm 21,6%, Mỹ 19,8%, các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và ASEAN) 14,7%, còn lại là các thị trường khác. Đến quý I/2007, giá trị xuất khẩu vào thị trường EU đã tăng lên đáng kể chiếm 24,46%, Mỹ còn 18,31%, các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và ASEAN) 17,03%, Nhật Bản 17,01%, còn lại là các thị trường khác. Cơ cấu thị trường xuất khẩu đa dạng hơn và tổng giá trị xuất khẩu vào từng thị trường cũng tăng lên đáng kể. Do đó rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam được giảm thiểu, không còn phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền thống.



(Nguồn : www.fistenet.gov.vn)



                • Về chủng loại thủy sản xuất khẩu:

Năm 2005, tôm đông lạnh là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta chiếm tới 49,7% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, cá đông lạnh chiếm 20,28%, còn lại là các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, cá ngừ, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ... Năm 2006, tôm vẫn tiếp tục là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực chiếm 39,78% giá trị thuỷ sản xuất khẩu; cá tra, basa chiếm 21,9%, còn lại là các sản phẩm thủy sản khác. Đến quý I/2007, cơ cấu giá trị xuất khẩu của nước ta đã thay đổi rõ rệt, giá trị tôm xuất khẩu chỉ còn chiếm 29,5% giá trị thuỷ sản xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá tra, ba sa đã tăng đáng kể lên đến 28,8%, còn lại là các loại thủy sản khác.




(Nguồn : www.fistenet.gov.vn)



  • Vị thế của Công ty trong lĩnh vực chế biến cá tra, ba sa xuất khẩu:

Theo Bộ Thủy Sản, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2006 tăng mạnh đạt 736 triệu USD, tức tăng hơn 30% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2005. Tính đến năm 2006 thị trường cá tra, ba sa Việt Nam đã mở rộng đến 65 quốc gia và vùng lãnh thổ tức tăng nhiều hơn gần bốn lần so với năm 2002 (Năm 2002 cá tra, basa của Việt Nam chỉ xuất sang khoảng 17 quốc gia và vùng lãnh thổ). Các thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa chính của Việt Nam trong năm 2006 là EU, Nga, ASEAN, Mỹ… Trong đó, EU vượt lên chiếm thị phần lớn nhất với 46% (tăng 136% về sản lượng và 158% về giá trị so với năm 2005), Nga chiếm 11,2% (thị trường bùng nổ nhất trong năm khi tăng 15 lần về sản lượng và 16 lần về giá trị), ASEAN 8,7% (tăng 30,7% về sản lượng và 54% về giá trị), Mỹ chỉ còn 9,8% (trước vụ kiện là thị trường lớn nhất của cá tra, ba sa Việt Nam) nhưng cũng tăng 57,6% về sản lượng và gần 100% về giá trị so với năm 2005.

Danh sách các công ty đạt kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu năm 2006

STT

Doanh nghiệp

Khối lượng

(tấn)

Giá trị

(1.000 USD)

1

Công ty Cổ phần Nam Việt

49.192

110.020

2

Công ty CP XNK TS An Giang (Agifish)

18.958

54.085

3

Công ty TNHH Vĩnh Hoàn

15.414

50.300

4

Công ty TNHH Hùng Vương

18.852

47.921

5

CASEAMEX

10.497

29.618

6

Công ty TNHH Thanh Thiên

12.990

26.991

7

Công ty TNHH Thuận Hưng (Thufico)

8.324

23.142

8

Công ty CP Thực phẩm XK Vạn Đức

6.828

22.749

9

Q.V.D Food CO

7.902

22.552

10

Công ty XNK Thủy sản Sa Đéc (Docifish)

6.808

21.131

11

Công ty SEAPRODEX DA NANG

8.913

20.343

12

Công ty CP Thủy sản Cafatex

6.530

19.004

13

Công ty CP Thủy sản Cửu Long An Giang

7.835

18.615

14

Công ty TNHH An Lạc

6.999

18.541

15

Công ty MEKONGFISH CO

6.253

17.029

Nguồn: Bản tin Thương mại Thủy Sản

Như vậy, năm 2006 Công ty là một trong 15 Công ty có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, dựa vào doanh thu xuất khẩu của Công ty có thể ước lượng thị phần của Công ty năm 2006 chiếm khoảng 2,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam.



Tính đến tháng 5 năm 2007 vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực đã có thay đổi đáng kể:

Danh sách các công ty đạt kim ngạch xuất khẩu cá tra cao nhất 5 tháng đầu năm 2007

STT

Doanh nghiệp

Khối lượng

(tấn)

Giá trị

(1.000 USD)

1

Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO)

35.482

80.094

2

Công ty TNHH Hùng Vương

10.818

29.487

3

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

6.855

22.196

4

Công ty CP XNK TS An Giang (Agifish)

7.316

21.283

5

Công ty CP Thủy sản Cửu Long An Giang

4.323

11.620

6

Công ty CP Thực phẩm XK Vạn Đức

3.150

10.581

7

Công ty TNHH Thuận Hưng (Thufico)

3.352

10.176

8

CASEAMEX

3.125

9.850

9

Công ty XNK Thủy sản Sa Đéc (Docifish)

2.725

8.912

10

Công ty Aquatex Bến Tre

2.794

7.734

Nguồn: Bản tin Thương mại Thủy Sản số 6-2007

    1. Triển vọng phát triển của ngành chế biến cá tra xuất khẩu:

Đối với cá tra và cá ba sa, năm 2007 tiếp tục hứa hẹn nhiều thành tựu mới sau thành công của năm 2006. Năm 2006 được coi là một mốc dấu quan trọng đối với các loại cá này. Sau khi gặp trở ngại đối với thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm kiếm nhiều thị trường mới và đã đạt mức tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2005. Hiện nay, cá tra và cá ba sa VN đã trở thành mặt hàng truyền thống tại các thị trường mới ở cả EU và các thị trường mới tại Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Mỹ. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2006 Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng nuôi cá nước ngọt, chỉ sau cá hồi của Na Uy và cá rô phi của Trung Quốc, và Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi cá tra.

Năm 2007, theo các chuyên gia dự báo giá trị xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sẽ đạt 1 tỷ USD, so với hơn 700 triệu USD năm 2006 tức tăng khoảng 35,86% so với năm 2006.



Theo Bộ Thủy Sản, năm 2007 dự báo nhu cầu tiêu thụ cá da trơn nói chung trên thế giới vẫn tiếp tục tăng cao. Với ước tính sản lượng nuôi đạt 1 triệu tấn năm 2007, ngành nuôi cá tra, ba sa của Việt Nam sẽ vượt qua ngành nuôi cá hồi của Na Uy hoặc của Chilê, thậm chí còn vượt qua sản lượng cá rô phi của nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, về lâu dài do những hạn chế về ô nhiễm môi trường, nên có thể nhịp độ tăng trưởng sẽ chậm lại.

    1. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty:

Nhận định những cơ hội và thách chức trong những năm tới của ngành chế biến cá tra xuất khẩu, Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển, cụ thể như sau :

                • Nâng cao năng lực sản xuất: Trước tiềm năng phát triển của ngành chế biến cá tra xuất khẩu, Công ty đang xúc tiến đầu tư mở rộng thêm nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu với công suất thiết kế 150 tấn nguyên liệu/ngày, nâng tổng công suất của nhà máy lên 250 tấn nguyên liệu/ngày. Nhà máy mới sẽ được khởi công vào tháng 08/2007 và dự kiến hoàn thành vào tháng 04/2008.

                • Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Công ty đã chủ động phát triển vùng nuôi cá tra sạch theo qui trình SQF 1000CM với quy mô dự kiến khoảng 100ha để cung ứng nguyên vật liệu sạch cho nhà máy sắp tới. Ngay trong năm 2007, Công ty đang xúc tiến đầu tư trước vùng nuôi khoảng 70ha tại Cồn Vĩnh Xương, Cồn Vĩnh Hòa thuộc huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 08/2007 và dự kiến hoàn thành vào tháng 04/2008.

                • Với tốc độ phát triển nghề nuôi cá tra tại An Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung như hiện nay, trong tương lai nhu cầu thức ăn cho cá tra là rất lớn. Ngoài ra, Công ty đang có kế hoạch phát triển vùng nuôi dự kiến khoảng 100 ha, vì vậy để chủ động nguồn thức ăn cho vùng nuôi và hạ giá thành sản xuất, Công ty sẽ đầu tư xây nhà máy chế biến thức ăn với công suất 100.000 tấn/năm, dự kiến khởi công tháng 08/2007 hoàn thành tháng 04/2008.

    1. Каталог: FileStore -> File -> 2007
      2007 -> Nghị quyếT ĐẠi hội cổ ĐÔng thưỜng niên năM 2007 ctcp bông bạch tuyếT
      2007 -> BỘ TÀi chính số: 2329/QĐ- btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
      File -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm giao dịCH
      2007 -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre
      2007 -> Lệnh giao dịch
      2007 -> Trung tâm giao dịch chứng khoán hà NỘi chấp thuậN ĐĂng ký chứng khoán giao dịch chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦA chứng khoáN
      2007 -> Uỷ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU

      tải về 2.52 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương