I. CƠ SỞ LÍ luậN



tải về 428.52 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích428.52 Kb.
#28730
1   2   3   4   5

Loài người đang đứng trước những thách thức lớn. Theo Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, loài người đang sống trong kỷ nguyên không an toàn.

Tại cuộc họp của Ðại hội đồng LHQ ngày 11-1, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của ông trong năm 2010 là thúc đẩy phát triển bền vững và đạt được một hiệp định mang tính ràng buộc về biến đổi khí hậu. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã chính thức phát động "Năm quốc tế đa dạng sinh học" 2010, với thông điệp "Ða dạng sinh học là cuộc sống. Ða dạng sinh học là cuộc sống của chúng ta". Ông cho rằng, thất bại trong việc bảo vệ thiên nhiên đã ở mức báo động, vì thế tất cả các quốc gia và mọi người cần phải tham gia "liên minh bảo vệ cuộc sống trên Trái đất". Ông cho biết, Ðại hội đồng LHQ sẽ triệu tập hội nghị cấp cao đặc biệt về chủ đề này vào tháng 9-2010, trước Hội nghị cấp cao về đa dạng sinh học ở Na-gôi-a, Nhật Bản. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy nhanh các nỗ lực nhằm đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015, trong đó chú trọng vào việc đầu tư cho phát triển, tăng cường an ninh và cải thiện cuộc sống của người dân. Tổng Thư ký LHQ nêu rõ rằng, loài người đang sống trong một kỷ nguyên không an toàn. Mặc dù kinh tế nhiều nước đã phát triển mạnh, song hiện vẫn còn nhiều người phải sống trong cảnh nghèo khổ và xung đột vũ trang vẫn diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới gây ra những thảm cảnh trong khi biến đổi khí hậu kéo lùi sự phát triển và đang đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh nghèo đói và bệnh dịch chết người.



1.4 Chống biến đổi khí hậu

Tháng 12-2009, Hội nghị LHQ về chống biến đổi khí hậu tại Copenhagen đã đạt được thỏa thuận chính trị khung về việc thực hiện những biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu và tiếp tục thảo luận về những giải pháp lâu dài khống chế mức gia tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cam kết dành 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông Ban Ki-moon cho rằng, cộng đồng quốc tế cần đạt được hiệp định có tính ràng buộc về vấn đề này trong năm nay.

Ba lĩnh vực ưu tiên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đã được LHQ xác định trên cơ sở tận dụng các nguồn lợi của các hệ sinh thái, từ các dải san hô đến các cánh rừng, kết hợp với công nghệ năng lượng mặt trời, địa nhiệt và gió, năng lượng tái sinh... nhằm thực hiện "nền kinh tế xanh". Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) nhấn mạnh, các hệ sinh thái lành mạnh như các dải san hô, các vùng đất ướt, rừng đước và các khu vực đất phì nhiêu cho trồng trọt là những hệ sinh thái chủ chốt để thích nghi thành công với những biến đổi của thời tiết. UNEP kêu gọi các nước quản lý và bảo tồn các hệ sinh thái này như các vùng đệm. Các hệ sinh thái này cũng như các nguồn lợi mà chúng cung cấp cho nhân loại là tài sản kinh tế vô giá.

Lĩnh vực ưu tiên thứ hai liên quan Chương trình giảm khí thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD), một đề xuất và hợp tác giữa UNEP, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) và Chương trình phát triển LHQ (UNDP). Lượng khí thải này có thể chiếm tới 20% tổng lượng khí thải toàn cầu hiện nay. Ðã có chín nước trên thế giới sẵn sàng tham gia REDD với các biện pháp và các chế độ giám sát, kiểm chứng, bảo vệ để bảo đảm hiệu quả của chương trình không chỉ về kinh tế và thời tiết, mà còn cả trong cuộc sống của các cộng đồng dân cư. Theo LHQ, thí dụ, thực hiện REDD, mỗi năm Indonesia có thể thêm thu nhập tới một tỷ USD, nếu nạn phá rừng giảm đi 50%.

Lĩnh vực ưu tiên thứ ba là thực hiện công nghệ sạch. Nghiên cứu của UNEP cho biết, đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế ít thải CO2 và giảm lượng khí thải từ tiêu thụ năng lượng không hiệu quả cũng làm tăng hiệu quả của nền kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, UNEP nhấn mạnh mặc dù nhiều công nghệ giảm lượng khí thải CO2 có thể có hiệu quả thương mại, nhưng việc chuyển giao những công nghệ này tới các thị trường mới và sử dụng chúng trên toàn cầu vẫn là một thách thức lớn. Giám đốc chấp hành của UNEP Achim Steiner cho rằng, 2010 sẽ là năm kiểm nghiệm quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên.

* Sáng kiến “Giờ Trái đất”

Giờ Trái Đất là một sáng kiến toàn cầu của tổ chức WWF (Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên thiên) về biến đổi khí hậu. Các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và những tổ chức xã hội được kêu gọi tắt đèn trong 1 giờ để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với hành động chống lại biến đổi khí hậu này. Sự kiện bắt đầu tại Sydney vào 31/3/ 2007, với hơn 2 triệu người và 2000 doanh nghiệp đã tham gia tắt đèn. Sáng kiến tắt đèn đã thu hút sự chú ý của hàng triệu công dân trên toàn thế giới. Trong năm 2008, hơn 50 triệu người của 35 quốc gia đã tham gia. Năm 2009, Giờ Trái Đất dự kiến thu hút 1 tỉ người và 1.000 thành phố tham gia với thông điệp “Hành động của mỗi chúng ta có thể làm thay đổi thế giới”. Chiến dịch Giờ trái đất sẽ diễn ra từ 20h30 – 21h30 ngày 28 tháng 3. Tính đến ngày 7/3/2009 đã có 931 thành phố và đô thị ở 80 quốc gia đăng ký tham gia sáng kiến giờ trái đất 2009.Chỉ tính riêng nước Úc đã có hơn 100 đô thị và thành phố tham gia vào sự kiện này. Cùng với những đô thị lớn trên thế giới, Giờ Trái Đất 2009 cũng sẽ chứng kiến đèn được tắt tại những biểu tượng nổi tiếng nhất hành tinh, bao gồm Tượng chúa cứu thế tại Rio De Janeiro, Núi Bàn ở Cape Town, Toà tháp Liên bang (Moscow), Nhà hát Opera Sydney, Sân vận động Thiên niên kỷ tại Cardiff và toà nhà Đài bắc 101 cao nhất thế giới ở Đài Loan... Giờ Trái đất 2009 hy vọng chuyển giao một sự uỷ nhiệm toàn cầu về việc cải tạo môi trường tới những nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự cuộc họp về biến đổi khí hậu tại Copenhagen vào tháng 12/2009 tới để ký một thoả thuận mới nhằm thay thế Nghị định thư Kyoto.

Năm nay là năm đầu tiên Việt Nam hưởng ứng sáng kiến này và Thành phố Hà Nội sẽ tắt điện lúc 20h30-21h30 ngày 28/3 để tham gia chiến dịch Giờ Trái đất. Việc tiết kiệm khối lượng điện tiêu thụ trong 1 giờ đồng nghĩa với giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu.Thông điệp của sự kiện này là “tắt đèn, bật tương lai”.

Loài người trước những thách thức về môi trường

L
Tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào hành động của chúng ta ngày hôm nay, chứ không phải ngày mai hay một lúc nào đó trong tương lai (Ảnh: UNEP)
ời cảnh báo này được đưa ra trong bản báo cáo “Môi trường toàn cầu: Vì sự phát triển (GEO –4)” của UNEP. GEO-4 đánh giá tình trạng hiện nay của không khí, đất, nước, khí hậu và đa dạng sinh học toàn cầu, mô tả những thay đổi kể từ năm 1987 và nêu những vấn đề ưu tiên cần giải quyết. Đây là báo cáo tổng hợp nhất của Liên hiệp quốc về vấn đề môi trường, do 390 chuyên gia biên soạn và được hơn 1.000 chuyên gia khác trên khắp thế giới phê bình.

Theo UNEP, thất bại trong việc giải quyết những vấn đề cố hữu này sẽ có thể phá hỏng những thành công đạt được trong những vấn đề đơn giản hơn và có thể đe doạ đến sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, báo cáo cũng khẳng định rằng: “Mục đích của báo cáo không phải là đưa ra một bức tranh ảm đạm mà là kêu gọi hành động khẩn trương”.

Ông Achim Steiner, phó tổng thư kí Liên Hiệp quốc và Giám đốc điều hành UNEP cho biết: “Phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với Uỷ ban môi trường và phát triển có thể nói là rất đáng khích lệ nhưng vẫn còn rất chậm chạp và nhỏ lẻ để có thể nhận ra và giải quyết những thách thức mà cả loài người lẫn môi trường của hành tinh đang phải đối mặt”.

Trong vòng 20 năm qua, cộng đồng thế giới đã cắt giảm 95% lượng chất hoá học gây thủng tầng ô zôn, đưa ra hiệp ước về cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cùng với sáng kiến mua bán khí thải và thị trường mua bán khí thải; tăng diện tích đất liền được bảo vệ lên đến gần 12% diện tích Trái Đất và đưa ra hàng loạt các biện pháp quan trọng liên quan đến các vấn đề từ đa dạng sinh học và sa mạc hoá đến mua bán các chất thải độc hại và các cơ thể sống bị biến đổi.

Tuy nhiên, GEO-4 cũng chỉ ra rằng vẫn còn những vấn đề cố hữu và nan giải vẫn chưa được giải quyết. Đó là những vấn đề còn tồn đọng trước kia và những vấn đề mới nảy sinh - từ việc gia tăng nhanh chóng những “vùng chết” thiếu ô xi ở các đại dương cho đến việc tái xuất hiện những căn bệnh dịch cũ và mới phần nào liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, những tổ chức như UNEP được thành lập ra để tìm ra căn nguyên của các vấn đề lại vẫn còn thiếu “nguồn lực và tài chính”. Liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, báo cáo cho biết mối đe doạ đã cấp bách đến mức phải cắt giảm rất nhiều lượng khí nhà kính vào giữa thế kỉ này.

Các cuộc đàm phán về một hiệp ước thay thế Nghị định thư Kyoto - thoả thuận quốc tế về khí hậu buộc các nước phải kiểm soát lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Dù trong hiệp ước này tất cả các nước đang phát triển sẽ không phải cam kết cắt giảm lượng khí thải thì vẫn có rất nhiều sức ép buộc các nước công nghiệp hoá nhanh - các nước phát thải chủ yếu hiện nay - phải kí cam kết giảm lượng khí thải.

Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời cảnh báo rằng chúng ta đang sống vượt xa ngưỡng cho phép. Dân số thế giới đông đến mức “Nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống của con người vượt quá mức có sẵn hiện nay. Nhu cầu môi trường của con người là 21,9 héc ta/người trong khi năng lực sinh thái của Trái Đất chỉ có thể cung cấp trung bình 15,7ha/người”. Thêm vào đó, cuộc sống của hàng tỷ người ở các nước đang phát triển đang bị đe doạ do những nước này đã không giải quyết được những vấn đề đơn giản mà nhiều quốc gia khác đã hoàn thành tốt.

GEO-4 cũng nhắc lại tuyên bố mà Uỷ ban Brundtland đã đưa ra rằng thế giới không đối mặt với những cuộc khủng hoảng riêng rẽ mà tất cả “khủng hoảng môi trường”, ‘khủng hoảng phát triển”, “khủng hoảng năng lượng” đều là một. Cuộc khủng hoảng này không chỉ bao gồm biến đổi khí hậu, tỉ lệ tuyệt chủng và nghèo đói mà gồm cả những vấn đề do tăng dân số, tăng nhu cầu tiêu dùng của người giàu và sự tuyệt vọng của người nghèo gây ra.

Cũng theo báo cáo này, biến đổi khí hậu là “vấn đề toàn cầu hàng đầu” cần có sự quyết tâm và sự lãnh đạo chính trị. Tuy nhiên, phản ứng của thế giới là “cực kì chậm chạp” và “mất cân đối nghiêm trọng”. Một vài nước có mức độ ô nhiễm cao đã từ chối phê chuẩn nghị định thư Kyoto (tính đến tháng 10/2007, Mỹ và Úc vẫn chưa phê duyệt Kyoto). Song “Để đạt được tiến bộ nhanh chóng thì những thay đổi cơ bản trong cấu trúc kinh tế và xã hội bao gồm cả thay đổi lối sống đều rất quan trọng”.

Một số vấn đề được chú trọng là: sự suy thoái và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, đất đai; đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng, sự xâm nhập của các loài sinh vật lạ, áp lực khu vực, sự phát thải, thế giới phát triển không đồng đều và biến đổi khí hậu.

Mặc dù vậy, đối với một số vấn đề dai dẳng thì sự thiệt hại có thể là không thể thay đổi được. Việc khắc phục các nguyên nhân cơ bản của các sức ép môi trường thường tác động đến lợi ích của các nhóm có quyền lực có thể ảnh hưởng đến các quyết định chính sách. Cách duy nhất để xác định các vấn đề khó khăn là luôn gắn theo một điều kiện từ bên ngoài cho đến trung tâm của việc ra quyết định: môi trường cho sự phát triển, không phải là sự phát triển gây tổn hại đến môi trường.

Cuối cùng, báo cáo GEO-4 kết luận rằng “Trong khi mọi người hy vọng vào sự chỉ đạo của các chính phủ, các đối tượng có liên quan khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo đạt được sự phát triển bền vững. Không còn chần chừ và cũng không còn thời gian, với tri thức và hiểu biết nắm trong tay về những thách thức trước mắt, chúng ta cần hành động ngay để bảo vệ sự sống của chúng ta và của thế hệ tương lai”.



Sự nóng lên của trái đất

T


Hình ảnh một người đàn ông đổ mồ hôi khi đợt không khí nóng tràn về New York

háng 8/2003, 14.802 người dân Pháp đã chết do nắng nóng, trong khi số người chết ở toàn bộ châu Âu là 52.000 người. Các thập kỷ ghi dấu sự gia tăng nhiệt độ của trái đất.

Thống kê của các nhà khoa học cho thấy, thập kỷ 1998 đến 2007 là nóng nhất. Báo cáo của Ban Hội thẩm Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC) kết luận, loài người góp 90% nguyên nhân khiến nhiệt độ trung bình của trái đất tăng cao.



Băng tan


(Sông băng Passu ở một tỉnh biên giới Tây Bắc Pakistan tan chảy dưới ánh nắng mặt trời).

Sự tồn vong của các dòng sông băng trên dãy Himalayas phụ thuộc vào 40% dân số thế giới. IPCC dự đoán 80% các dòng sông băng ở Himalaya sẽ biến mất trong 30 năm tới. Trong khi đó, năm 2007, số lượng băng tan chảy đủ để tàu thuyền lần đầu tiên có thể đi lại qua khu vực Bắc Cực thuộc Canada.

1.5 Thách thức đạo đức về biến đổi khí hậu:

Chiến dịch Giờ Trái đất là thông điệp gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới về sự cấp bách phải có một thỏa thuận toàn cầu chống lại sự biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không chỉ về về môi trường, kinh tế mà còn đang đặt ra những thách thức về đạo đức.

Nguy cơ về biến đổi khí hậu đang đặt ra thách thức về đạo đức qua góc nhìn của nhà hoạt động nổi tiếng thế giới người Nam Phi Desmond Tutu và Tổng giám đốc WWF Quốc tế James Leap dưới đây:

"Tối 28/3, hàng trăm triệu người trên thế giới sẽ cùng tham gia vào Giờ Trái đất, một sự kiện được xem như cuộc bầu chọn cho hành tinh. Từ New York đến Bắc Kinh, từ Cape Town đến Paris, mọi người sẽ tắt đèn trong 60 phút để yêu cầu có hành động chống lại sự biến đổi khí hậu. Giờ Trái đất là một dịp hiếm có để tất cả chúng ta cùng gửi một thông điệp đến các nhà lãnh đạo thế giới rằng, 2009 là một năm quan trọng cho một thoả thuận chung chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Chúng ta đã quen với việc biến đổi khí hậu được đem ra thảo luận trên khía cạnh môi trường và kinh tế. Các tác động của nó lên hành tinh đã quá rõ ràng – hiện tượng băng tan, hạn hán và sự dâng lên của mực nước biển đã trở thành một chủ đề nóng trong tất cả các bản tin hàng ngày trong vài năm nay.

Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, các cuội hội đàm đã chuyển sang hướng bàn luận đến khía cạnh kinh tế của biến đổi khí hậu, cái giá của việc chúng ta khi có thể hoặc không thể kiểm soát được nó.



Hiệu ứng nhà kính.

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính

Trước hết tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số. Các loại phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, các đống phế thải... “nhả” ra một lượng khí CO2 khổng lồ vào bầu khí quyển. Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu lại bị chặt phá đến trơ chọi, CO2 càng ngày đầy.

Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính.

Trong 200 năm qua, nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,50 C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5oC; trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.


theo ước tính, lượng khí nhà kính trong khí quyển đã lên đến 7 tỷ tấn, một con số dĩ nhiên chưa từng có ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của Trái Đất.

Trong đó, nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là hậu quả của “cách hành xử thực dụng” của các nước phát triển. Lượng khí carbon dioxide (CO2) và nhiều loại khí thải khác trong bầu khí quyển bị dồn tụ khiến nhiệt độ phát triển cao hơn mức bình thường 3-4oC

Môi trường hiện đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn nhân loại. Trong những năm qua, các hiện tượng cháy rừng, băng tan, lũ lụt…thường xuyên xảy ra trên diện rộng đã làm cho môi trường sống của chúng ta và các loài sinh vật ngày càng bị thu hẹp.

Hôm nay, ecophila mở topic này nhằm đưa các thông tin môi trường nóng bỏng của toàn cầu, những sự kiện nổi bật về môi trường được tổ chức tại Việt Nam trong thời gian tới nhằm tuyên truyền cho dân tem chúng ta về bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua, ecophila cũng đang thực hiện đề tài “ Giáo dục, tuyên truyền ý thức người dân bảo vệ môi trường qua tem bưu chính” nhằm thu hút và tuyên truyền bảo vệ môi trường qua kênh truyền tin là “tem bưu chính”.



Nhiều thách thức về môi trường và khí hậu

Năm 2009, tình trạng băng tan, thiên tai như bão, lũ lụt,…. khiến nhân loại đứng trước nhiều thách thức. Nhưng lo ngại hơn là các mâu thuẫn vì lợi ích riêng khiến cuộc chiến bảo vệ môi trường không đạt kết quả

Có thể thấy, “môi trường và biến đổi khí hậu” chính là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong năm qua. Nó hiện diện trong tất cả các chương trình nghị sự quốc tế và là “tâm điểm” thu hút sự quan tâm của toàn cầu.

Trong 12 tháng qua, đã có hàng loạt hội nghị quốc tế lớn nhỏ về môi trường và khí hậu, trong đó có Hội nghị Bonn (Đức), Hội nghị Barcelona (Tây Ban Nha), hội nghị New York (Mỹ), Hội nghị biến đổi hậu quốc tế ở Thái Lan. Dù đã có nhiều hội nghị đã được tổ chức, nhưng việc tìm kiếm một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu-bảo vệ môi trường thay thế cho Nghị định thư Kyoto bảo vệ Trái Đất đã không diễn ra.

Trong báo cáo mới nhất công bố giữa tháng 12 này, các nhà khoa học trên thế giới cảnh báo băng đang tan chảy nhanh hơn trên khắp Trái Đất, từ các biển băng Bắc cực đến Nam cực và các khu vực núi cao ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Năm 2007, diện tích băng ở Nam cực đã giảm 27% so với năm 2005 và 38% so với diện tích băng trung bình từ năm 1979-2007. Băng tan cũng đồng nghĩa với việc Trái Đất ấm lên và con người sẽ đứng trước nhiều thách thức mới. Viễn cảnh nhiều thành phố sụp đổ, người dân Trái Đất sống trong cảnh bần hàn sẽ trở thành thực tế trong tương lai. Theo ước tính của giới khoa học, lớp trên cùng của tầng đất đóng băng vĩnh cửu sẽ tan hơn 50% diện tích vào năm 2050 và đến 90% vào cuối thế kỷ, tức vào năm 2100.

Rõ ràng thế giới đang đứng trước nhiều thách thức và con người hoàn toàn nhận thức rõ về điều đó. Việc tìm kiếm một thỏa thuận mới cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và hỗ trợ các nước nghèo tìm cách thích ứng với biến đổi khí hậu, đã được triển khai rộng khắp trong năm qua với những nỗ lực và cam kết của nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, kết quả lại không được như mong đợi. Việc Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon phải hạ mục tiêu ở hội nghị Copenhagen, từ chỗ "đạt một thỏa thuận ràng buộc về pháp lý" xuống còn "một thỏa thuận chính trị" là ví dụ cho thấy rõ điều đó.

Thỏa thuận Copenhagen được cả thế giới trông đợi, rốt cuộc chỉ là một sự thỏa hiệp mang tính đối phó và xoa dịu dư luận, bởi mục tiêu lớn nhất là cắt giảm cụ thể mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã không được đưa ra.

Hố sâu ngăn cách trong vấn đề môi trường và khí hậu một lần nữa lộ rõ khi tranh cãi nổ ra giữa các nước phát triển và đang phát triển, thậm chí ngay cả trong chính những nước đang phát triển. Nhìn lại một năm trong vấn đề môi trường và chống biến đổi khí hậu vừa qua, có thể thấy rõ các nỗ lực bỏ ra không nhỏ, song kết quả thu được lại không được như mong muốn. Thất bại này, sẽ ảnh hưởng đến cuộc chiến bảo vệ môi trường - chống biến đổi khí hậu của toàn cầu trong tương lai.

Thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói, xung đột, mất cân bằng dân số... gia tăng là những hậu quả nhãn tiền do biến đổi khí hậu gây ra. Những mối đe dọa này sẽ không thể giải quyết được nếu từng nước không hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích chung của nhân loại.

Sẽ là quá muộn nếu chúng ta không hành động khi "quả bom hẹn giờ" biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục treo lơ lửng trên mái nhà chung của thế giới.


    1. Tăng nhận thức về cân bằng giới, biến đổi khí hậu

Trang bị những kiến thức về biến đổi khí hậu và những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu cho phụ nữ là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, giúp họ tìm ra những giải pháp thích ứng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng vùng, từng địa phương, đồng thời khuyến khích họ tích cực tham gia vào các hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại hội thảo “Tăng cường nhận thức cộng đồng về cân bằng giới và biến đổi khí hậu” tổ chức ngày 6/3 tại Hòa Bình, nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, các đại biểu cho rằng những kết quả này sẽ góp phần giảm thiểu những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Hội thảo do Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với dự án “Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển phát biểu nhấn mạnh biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 và tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới.

Ở Việt Nam, hậu quả của biến đổi khí hậu là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Nhận thức rõ mối đe dọa của biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Một trong những quan điểm chủ đạo của Chương trình là: “Ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, liên ngành, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói, giảm nghèo.” Tại hội thảo, các đại biểu cũng được nghe giới thiệu những thông tin chính của Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, bản chất và những tác động của nó đến Việt Nam, đến phụ nữ; những nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó, trong đó có vai trò của phụ nữ.

Biến đổi khí hậu là hiểm hoạ của toàn nhân loại. Kết quả nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với con người do Tổ chức Global Humanitarian Forum của cựu tổng Thư ký LHQ Côphi Annan vừa công bố cho biết, hiện nay, biến đổi khí hậu đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những đợt năng nóng, lũ lụt và cháy rừng gây ra.

Các nhà khoa học cảnh báo, trong tương lai, biến đổi khí hậu sẽ là nguy cơ lớn đối với thế giới.

Ông Cô-phi An-nan nhấn mạnh, những đợt nắng nóng, lũ lụt, mưa bão và nạn cháy rừng sẽ còn tiếp tục gia tăng do biến đổi khí hậu gây ra, nâng tổng số người thiệt mạng do thiên tai lên tới 300.000 ngươi mỗi năm vào năm 2030 và nhấn mạnh đây thực sự là nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với con người mà thế giới sẽ phải đối mặt trong tương lai.

Bản báo cáo nêu lên rằng, mực nước biển dâng cao, sa mạc hóa, và việc thay đổi lượng mưa sẽ làm cho nhiều người thiếu lương thực và nước uống. Điều này sẽ gia tăng nhiều bệnh như tiêu chảy, sốt ra, suy dinh dưỡng. Theo bản báo cáo, 99% người dân chết vì những nguyên nhân gắn với thay đổi khí hậu sống ở những nước đang phát triển, trong khi đó những người này thải ra môi trường dưới 1% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Ước tính, thiệt hại về kinh tế do biến đôi khí hậu gây ra lên tới 125 tỷ USD/năm, cao hơn tổng số tiền viện trợ các nước nghèo trên thế giới nhận được. Dự báo, tổn thất này đến năm 2030 sẽ lên tới 600 tỷ USD/năm.

Bất ổn xã hội cũng gia tăng do thiên tai khiến nghèo đói, bệnh tật và chết chóc hoành hành. Báo cáo này đưa ra cảnh báo, nếu như vấn đề biến đổi khí hậu không được kiểm soát thì chỉ trong vòng 25 năm tới thế giới sẽ có thêm 310 triệu người bị ảnh hưởng tới sức khoẻ, 20 triệu người sẽ rơi vào diện nghèo đói và 75 triệu người sẽ phải đi chuyển chỗ ở. Biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp nguồn nước, hàng trăm triệu người sẽ thiếu nước dùng và năm 2030.

Những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu là châu Phi, Băng-la-đét, Ai Cập, các vùng duyên hải và vùng rừng. 98% những tổn thất kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra sẽ rơi vào các nước đang phát triển dân cư tại tiểu vùng Xa-ha-ra, Trung Đông, Nam Á và một số đảo nhỏ thuộc Thái Bình Dương.

Tháng 12/2009, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về khí hậu diễn ra tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch). Tại đây, lãnh đạo các nước và các tổ chức chuyên ngành của Liên hợp quốc sẽ đưa ra một thỏa thuận thay thể Nghị định thư Kyoto, sẽ hết hạn vào cuối năm 2012. Ông Annan cảnh báo, tháng 12 có thể là “cơ hội cuối cùng cho loài người để tránh một thảm họa toàn cầu”. Theo ông, việc Chính quyền Mỹ đã đồng ý tham gia với thế giới để chống lại biến đợi khí hậu là một bước ngoặt lớn.



Khí hậu biến đổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nghèo

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11

tải về 428.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương