Hvth : Hà Thị Xuyên danh mục các chữ viết tắT



tải về 0.51 Mb.
trang11/15
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.51 Mb.
#19763
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Chương 3

DỰ BÁO TÌNH HÌNH, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở BẮC NINH




3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QLNN VỀ TÔN GIÁO Ở BẮC NINH THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Dự báo tình hình các tôn giáo ở Bắc Ninh


Quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin đem lại nhiều sự thay đổi trong quá trình hội nhập và quan hệ quốc tế. Các nước sẽ ngày càng mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội...; các luồng di cư, xuất khẩu lao động, các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hoá, khoa học, giáo dục, đầu tư kinh doanh... giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng được tăng cường... Điều đó tạo ra sự đan xen và hội nhập văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các tôn giáo có cơ hội, điều kiện khách quan để thâm nhập và lan tỏa ra khắp thế giới. Trong xã hội tương lai sẽ khó có thể cưỡng lại sự cải đạo, bỏ tôn giáo này theo tôn giáo kia, hoặc cùng một lúc tin theo nhiều tôn giáo của người dân trước một “siêu thị tôn giáo” đa dạng và phong phú.

Cùng với quá trình dân chủ hoá xã hội, sự phát triển của tự do cá nhân trong xã hội mới, xu hướng thế tục hoá, dân tộc hoá và dân chủ hoá trong các tôn giáo tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, kể cả đối với những tổ chức tôn giáo có tổ chức chặt chẽ và giáo quyền mạnh mang tính toàn cầu như Vatican. Các tôn giáo ở Bắc Ninh cũng không nằm ngoài xu thế này. Công tác QLNN về tôn giáo của Bắc Ninh sẽ nắm chắc xu thế vận động chung đó của các tôn giáo để đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể, linh hoạt nhằm giải quyết tốt nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các tôn giáo.



Bên cạnh các xu hướng đó, các tổ chức tôn giáo ở Bắc Ninh sẽ tích cực và tăng cường phát huy thế mạnh sở trường của mình trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội, nhất là tham gia xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục, nhân đạo từ thiện, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS,...

Để thích nghi, tồn tại và phát triển phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc, tránh nguy cơ xung đột văn hoá, các tổ chức tôn giáo sẽ còn chủ động dân tộc hoá quan điểm thần học, giáo lý và nghi thức sinh hoạt tôn giáo của mình. Để khẳng định tính dân tộc của tôn giáo, tránh các xu hướng tha hoá, vọng ngoại, các quốc gia dân tộc đều thông qua các chính sách, pháp luật để điều tiết và dân tộc hoá các nội dung, nghi thức, phong cách diễn tả và thể hiện đức tin của các tôn giáo, thậm chí cả giáo lý, giáo luật của các tôn giáo.

Bản thân các quy định, thứ bậc trong quan hệ nội bộ tổ chức tôn giáo, cũng như trong quan hệ giữa chức sắc, nhà tu hành tôn giáo với tín đồ cũng được cải tiến theo hướng ngày càng dân chủ hơn, tính thiêng và sự tôn sùng đối với các phẩm trật trong giáo hội cũng giảm đi.

Các tôn giáo trên thế giới, ở Việt Nam cũng như trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ khai thác xu thế toàn cầu hoá, cũng như những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin để đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo và phát triển tín đồ trong quốc gia dân tộc, trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Trong đó, đáng chú ý là đạo Tin Lành, do được tổ chức tốt, đạo Tin lành truyền giáo quyết liệt và tích cực, sử dụng các phương tiện, phương pháp truyền giáo tiên tiến hiện đại, đã tỏ ra nổi bật so với Công giáo và các tôn giáo khác. Vì vậy mà ở Việt Nam, đạo Tinh Lành đã có sự phát triển nhanh chóng, gia tăng số lượng tín đồ một cách đột biến trong những năm gần đây, nhất là trong những vùng đô thị, khu công nghiệp, các vùng nông thôn hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Với những lý do ấy, trong những năm tới tín đồ Tin Lành sẽ tiếp tục tăng về số lượng và địa bàn, kể cả những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng miền núi phía Bắc. Trên địa bàn Bắc Ninh đã có nhiều khu công nghiệp, thu hút một lực lượng đông đảo công nhân và người lao động địa phương cũng như từ các địa phương khác tham gia. Đây là môi trường và đối tượng dễ chịu sự tuyên truyền và tin theo các hệ phái đạo Tin Lành.

Các tổ chức tôn giáo ở Bắc Ninh sẽ ngày càng đẩy mạnh quan hệ giao lưu, trao đổi về tôn giáo và văn hoá, kinh tế... với các tổ chức tôn giáo đồng đạo ở các địa phương khác và ở nước ngoài. Người nước ngoài qua con đường làm ăn, hợp tác kinh tế, du lịch trong đó đa số là tín đồ tôn giáo; các tổ chức phi chính phủ liên quan đến tôn giáo thông qua viện trợ nhân đạo; các đoàn quốc tế của các tổ chức tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo vào Việt Nam và đến với Bắc Ninh ngày càng nhiều. Họ đều có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường, thậm chí có những cộng đồng tôn giáo muốn tổ chức sinh hoạt riêng.

Việc khiếu kiện của các tôn giáo trên địa bàn Bắc Ninh, nhất là những khiếu kiện liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự cua các tôn giáo vẫn có xu hướng gia tăng trên phạm vi rộng, nhất là những khiếu kiện liên quan đến quyền sử dụng đất và cơ sở có liên quan đến tôn giáo. Nếu không chủ động có biện pháp giải quyết tốt sẽ dễ xảy ra điểm nóng.

Các thế lực thù địch sẽ tiếp tục tìm cách lợi dụng tôn giáo nói chung và các vụ việc phức tạp về tôn giáo trên địa bàn Bắc Ninh nói riêng để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú ý lợi dụng các vấn đề tôn giáo gắn với nhân quyền mang tính quốc tế để xuyên tạc chính sách tôn giáo, kích động, chia rẽ đoàn kết, tiến hành bạo loạn, lật đổ, gây rối an ninh trật tự. Có thể cũng sẽ hình thành một số tổ chức phản động lợi dụng tôn giáo làm cơ sở để các tổ chức phản động quốc tế móc nối, hoạt động chống phá chính quyền.

Nhìn chung, các tôn giáo ở Bắc Ninh vẫn giữ sinh hoạt ổn định, nhưng hoạt động tôn giáo sẽ sôi động và "sầm uất" hơn, nhất là qua các hoạt động xã hội từ thiện của tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo nhìn chung sẽ tuân thủ chính sách, pháp luật và theo đường hướng "Tốt đời, đẹp đạo", "đồng hành cùng dân tộc", từng bước đi vào ổn định và đây là xu hướng chủ đạo.



3.1.2. Một số yêu cầu từ xu hướng tôn giáo ở Bắc Ninh đối với QLNN về tôn giáo

Trong các xu hướng tôn giáo như vậy, nếu các cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh chủ trương ngăn chặn truyền đạo trái phép, hoạt động tôn giáo trái pháp luật bằng biện pháp hành chính đơn thuần, thiếu coi trọng công tác vận động quần chúng, thì mâu thuẫn giữa tín đồ, chức sắc tôn giáo với các cấp chính quyền sẽ tích tụ, có thể nẩy sinh những vấn đề phức tạp, khi đó các thế lực thù địch sẽ có điều kiện để lợi dụng. Nhưng nếu công tác QLNN mà thả nổi, không có biện pháp quản lý hữu hiệu, thì các tôn giáo sẽ phát triển vô tổ chức; các đối tượng xấu sẽ lợi dụng lấn lướt, cưỡng ép quần chúng theo đạo, các hoạt động lợi dụng tôn giáo để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan sẽ nẩy sinh, khi đó chúng ta sẽ rất khó để quản lý.

Các cơ quan hữu quan của chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở Bắc Ninh cần chủ động tiếp cận, hướng dẫn và hỗ trợ cho các tôn giáo tham gia xã hội hoá các trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội và y tế giáo dục, để vừa đảm bảo yêu cầu QLNN, vừa đáp ứng nhu cầu hợp pháp chính đáng của các tôn giáo đối với sự phát triển xã hội, qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Công tác QLNN về tôn giáo cũng cần chủ động trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các tôn giáo tăng cường sử dụng ngôn ngữ, bản sắc văn hoá dân tộc để diễn đạt, bày tỏ và thực hành sinh hoạt, lễ nghi tôn giáo.

Nếu Bắc Ninh thực hiện đúng chính sách, pháp luật tôn giáo, có sự chủ động trong quản lý, xử lý vấn đề tôn giáo gắn với việc thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, với phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người lao động, chăm lo củng cố HTCT thì sẽ có khả năng hạn chế được sự phát triển "bất thường", bình thường hoá vấn đề tôn giáo của nhân dân, vừa đấu tranh thắng lợi trước âm mưu lợi dụng tôn giáo của các phần tử xấu.

Nếu công tác quản lý tốt, cán bộ có năng lực trình độ và tận tuỵ vì dân, phát huy được mặt tích cực trong các tôn giáo thì các tôn giáo sẽ là yếu tố quan trọng góp phần cho sự ổn định và phát triển bền vững của Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung, kể cả trong việc xây dựng con người mới, xã hội mới nhân văn và tốt đẹp hơn.

Nếu có kế hoạch và sự chủ động định hướng, thì các tôn giáo ở Bắc Ninh sẽ là một kênh quan trọng để mở rộng đối ngoại nhân dân và tăng cường tập hợp, đoàn kết đối với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn, học tập ở nước ngoài. Ngược lại, vấn đề nơi sinh hoạt tôn giáo cho người nước ngoài đang làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam cũng cần được quan tâm giải quyết. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế của tỉnh.



tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương