Hvth : Hà Thị Xuyên danh mục các chữ viết tắT


Công tác QLNN cần quan tâm hơn đến công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo và xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở



tải về 0.51 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.51 Mb.
#19763
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

3.2.3. Công tác QLNN cần quan tâm hơn đến công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo và xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở


Khi Đảng cầm quyền, một trong những nguy cơ là cán bộ chính quyền xem nhẹ công tác dân vận mà xa rời người dân, sẽ dẫn đến hậu quả làm Nhà nước trở nên quan liêu hoá, còn Đảng thì mất uy tín. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ, năm 2000, đã ra Chỉ thị về tăng cường công tác dân vận đối với cán bộ các cơ quan nhà nước . Theo tinh thần của Chỉ thị này, tất cả cán bộ, công chức chính quyền phải làm và biết làm công tác dân vận. Cán bộ công chức làm công tác QLNN đối với tôn giáo lại càng phải quán triệt nó ở tầm cao nhất, vì “nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. Hơn nữa, từ vị trí là yếu tố cốt lõi của HTCT, với chức năng tham mưu cho Đảng về công tác tôn giáo, cơ quan, cán bộ QLNN đối với tôn giáo cũng cần hướng dẫn, giúp cho MTTQ và các đoàn thể quần chúng trong công tác vận động tín đồ tôn giáo.

Để chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt đường lối, chính sách, pháp luật và tự giác đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, trong vận động họ, chúng ta phải làm tốt:



Một là, tăng cường bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức công dân cho tín đồ các tôn giáo.

Tất cả tín đồ các tôn giáo ở Bắc Ninh đều là công dân của nhà nước, vậy, lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc là thiêng liêng và cao cả, do đó mọi tín đồ đều phải có quyền và nghĩa vụ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tín đồ các tôn giáo ý thức được vấn đề này, khi tuyên truyền vận động, MT và các đoàn thể quần chúng phải luôn quan tâm bồi dưỡng cho họ lòng yêu quê hương, đất nước, rèn luyện ý thức công dân; biết tuân thủ chính sách, pháp luật. Họ phải biết gắn bó quyền lợi của cá nhân, gia đình với cộng đồng xã hội và hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên quyết đấu tranh với âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực xấu.

Việc bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức công dân cho tín đồ các tôn giáo còn để phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong mỗi tín đồ, vì vậy, cần kiên trì vận động với nội dung sao cho phong phú, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tín đồ của từng tôn giáo khác nhau.

Hai là, thu hút, tập hợp quần chúng tín đồ tham gia vào các tổ chức đoàn thể chính trị

Muốn hạn chế hoạt động không bình thường của hội đoàn tôn giáo, trái với chính sách, pháp luật thì chỉ có cách là MT và các đoàn thể phải tập hợp, thu hút ngày càng đông đoàn viên, hội viên là tín đồ các tôn giáo. Qua sinh hoạt của các đoàn thể mà tuyên truyền, vận động, hướng dẫn họ tích cực hưởng ứng các phong trào, góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Phát huy tinh thần nhân ái, giúp đỡ cộng đồng của đồng bào theo đạo, qua đó xây dựng tình làng nghĩa xóm, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Đồng thời công tác tôn giáo cần phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của đoàn thể là các tín đồ tôn giáo. Từ nguồn đó mà bồi dưỡng cán bộ nguồn cho đảng, chính quyền, đoàn thể, động viên đồng bào các tôn giáo tham gia gánh vác công việc chung của xã hội ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, cần chăm lo xây dựng đội ngũ những người tích cực tiến bộ trong các tôn giáo để làm lực lượng nòng cốt, qua họ để vận động đồng bào tín đồ tôn giáo làm theo.

Ba là, hướng dẫn quần chúng đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo

Cần nghiêm khắc phê phán kịp thời những hành vi tôn giáo cực đoan trái phép, lôi kéo quần chúng tín đồ gây rối, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của một số kẻ xấu lợi dụng, gây chia rẽ trong nhân dân làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh, an toàn xã hội.



Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền vận động chức sắc, nhà tu hành

Công tác vận động chức sắc, nhà tu hành cần tập trung vào:

- Thường xuyên thăm hỏi, động viên, nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của giáo hội. Tạo điều kiện cho chức sắc, nhà tu hành hoạt động tôn giáo theo quy định, chúc mừng, động viên gặp gỡ họ nhân dịp các ngày lễ trọng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm công dân và nghĩa vụ với Tổ quốc.

- Thông tin, truyền đạt, phổ biến chủ trương chính sách của Nhà nước và địa phương, trên cơ sở đó vận động họ cùng thực hiện. Phối hợp làm tốt công tác từ thiện nhân đạo, trợ giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

- Giới thiệu một số chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tiêu biểu tham gia vào Hội đồng nhân dân xã, huyện, giúp họ triển khai các chủ trương công tác ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tín đồ làm tròn nghĩa vụ công dân và tham gia vào các đoàn thể xã hội ở địa phương. Gần đây nhất, trong kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp, nhiệm kỳ 2011-2016, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có không ít chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo tham gia ứng cử và trúng cử.

Năm là, quan tâm xây dựng cơ sở chính trị vùng có đồng bào tôn giáo

Ở những địa bàn giáo dân, lương dân sinh sống xen kẽ, cần xem xét, bồi dưỡng cất nhắc những giáo dân tiêu biểu giữ cương vị trong tổ chức đoàn thể - xã hội để xua đi sự tự ti, mặc cảm với cộng đồng. Qua phong trào mà tuyển chọn tín đồ xuất sắc để phát triển đảng, từ đó, họ sẽ là những người chủ yếu tham gia vận động, thuyết phục, lôi kéo người khác. Khi vùng tôn giáo "có vấn đề", họ sẽ là chỗ dựa quan trọng cho công tác đấu tranh.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là tín đồ (nhất là đạo Công giáo) nên xem là vấn đề then chốt của nội dung xây dựng cơ sở chính trị vùng giáo. Muốn phát triển đảng viên là tín đồ theo đạo Công giáo trước hết các cấp uỷ đảng, nhất là cơ sở cần phải xoá bỏ định kiến, mặc cảm đối với người có đạo, phải tin vào họ và cảm thông với họ.

Đảng viên là tín đồ cần phải được quan tâm bồi dưỡng về lập trường, quan điểm, đặc biệt là về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Vì họ là những người làm nòng cốt cho việc tuyên truyền, vận động và đấu tranh với những việc làm sai trái trong sinh hoạt tôn giáo, nên bản thân họ và gia đình phải được quan tâm để trở thành tấm gương trước quần chúng.

Việc kết nạp những người có đạo vào Đảng đã có các văn bản như: Quy định số 123-QĐ/TW, ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị, Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo; Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW, ngày 08/4/2005, của Ban Tổ chức TW Hướng dẫn thực hiện quy định số 123-QĐ/TW, ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị. Trong đó, Đảng ta đã vận dụng quan điểm của V.I. Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện qua hai quan điểm cơ bản là, khẳng định sự cần thiết về việc kết nạp người có đạo vào Đảng và người đảng viên có tôn giáo được tham gia các sinh hoạt tôn giáo.

Song cũng cần thấy, việc thực hiện hai văn bản trên trong thời gian qua chưa thực sự có hiệu quả cao, chưa tạo được sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của cán bộ, đảng viên. Mặt khác, bên cạnh tâm trạng còn mặc cảm khá nặng đối với người Công giáo, nhận thức của cán bộ, đảng viên về vấn đề này cũng có khó khăn vì chưa có mấy người được tiếp cận trực tiếp các văn bản đó, lý do là, nó là "mật", “tuyệt mật”, nên hạn chế phổ biến.

Trước mắt các cấp uỷ đảng ở cơ sở cần phải được giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên hàng năm và phải xây dựng kế hoặch, cố gắng hoàn thành chỉ tiêu. Tuy nhiên, về vấn đề này cần được Ban Tổ chức, Uỷ Ban kiểm tra tỉnh ủy, huyện uỷ thường xuyên kiểm tra, giám sát để tránh cho cơ sở vì chỉ tiêu, thành tích mà làm trái với điều lệ đảng.

Đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân, để làm tốt công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, nên làm tốt một số việc:



Một là, cần xây dựng chương trình, kế hoạch cho công tác vận động đồng bào có đạo, phù hợp với từng đối tượng tín đồ. Đây là vấn đề lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Thời gian tới các cấp uỷ đảng tiếp tục quán triệt, triển khai, kiểm tra đôn đốc thực hiện có hiệu quả thông báo Kết luận số 62-KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Hai là, triển khai và giám sát thực hiện tốt Pháp lệnh số 34/Pl-UBTVQH 11, ngày 20 tháng 4 năm 2007, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đảm bảo chính quyền cơ sở phải công khai cho nhân dân biết những nội dung đã được quy định. Đồng thời đề cao trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, của cán bộ thôn, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Có như vậy chúng ta mới tạo được lòng tin của nhân dân với các cấp uỷ đảng, chính quyền, làm cho nhân dân thêm tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và của tôn giáo nói riêng.


tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương