Hudson taylor, god’s venturer



tải về 0.86 Mb.
trang19/31
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.86 Mb.
#38887
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   31
Chương 3

CHỈ MỘT LỖ KIM ĐÂM NHỎ THÔI


Bà Finch, chủ nhà của Hudson ở Drainside, có chồng là một thủy thủ thường vắng nhà vì phải đi biển. Bà sống rất vất vả bằng số tiền trợ cấp nhỏ nhoi của ông ta cho nên bà rất mừng khi được một thanh niên phụ tá bác sĩ thuê gian phòng trước của nhà bà. Tiền thuê gian phòng đó đủ cho bà trả tiền thuê cho toàn thể căn nhà. Hơn nữa chàng thanh niên nầy không gây rắc rối gì cho bà cho nên bà cảm thấy may mắn có được một người thuê nhà tốt như thế! Mấy người thuê nhà trước kia thì không được đàng hoàng như anh cho nên hôm anh báo cho bà rằng anh sẽ thôi không thuê nhà nữa thì bà tỏ ra buồn rầu rõ rệt.

Anh giải thích, “Tôi sắp đi Luân đôn để theo học môn y khoa ở một bệnh viện.”


Bà nói, “Tôi rất buồn vì mất anh. Anh đi Luân đôn phải không...?” Bà nẩy ra một ý kiến.

Bà hỏi, “Trong khi anh ở đó, anh có thể giúp tôi một việc không?” Dĩ nhiên anh rất sẵn lòng nếu anh làm được. Sau đó bà nói rõ thêm. Văn phòng hàng hải ở Luân đôn mỗi tháng gởi cho bà phân nửa tiền lương của chồng bà. Nhưng họ khấu trừ tiền gởi vào đó. Nếu anh Taylor vui lòng lấy giùm số tiền đó từ văn phòng hàng hải rồi gởi thẳng cho bà thì anh sẽ tiết kiệm cho bà rất nhiều tiền.

Dĩ nhiên Hudson rất sẵn lòng nhưng khi anh đến Luân đôn thì mới khám phá rằng muốn giữ lời hứa anh phải lội bộ rất xa vào giữa trưa nóng. Mỗi sáng anh đã phải đi bộ sáu cây số từ nhà trọ đến bệnh viện, rồi lội bộ sáu cây số về nhà mỗi chiều cho nên anh đâu có cần tập thể dục thêm!

Việc đi lên Luân đôn để theo học lớp y khoa là một biến chuyển lớn cho anh. Anh đã tiếp xúc với một tổ chức truyền giáo nhỏ gọi là Hiệp Hội Truyền Giáo Trung Hoa. Họ sẵn sàng gởi anh sang Trung Hoa làm giáo sĩ. Vì được tổ chức nói trên chấp thuận cho nên bây giờ anh đang học thêm về nghề thuốc. Đây là một bước nữa hướng về phía vùng đất mà anh hằng ao ước cũng như việc anh đi đến tỉnh Hull. Đó là bước liều lĩnh mà anh không hề nói với ai.

Cái rủi ro cũng nằm trong việc thử nghiệm đức tin của anh và khả năng chịu đựng khốn khổ của anh. Cha anh có đề nghị giúp tiền đủ để anh sinh sống ở Luân đôn và theo học ngành thuốc; Hiệp hội Truyền giáo Trung Hoa cũng đề nghị giúp anh. Tuy nhiên sau khi xem xét mọi khía cạnh và cầu nguyện về những đề nghị ấy, anh quyết định không nhận sự giúp đỡ của bên nào cả. Anh cám ơn cha anh và thưa rằng anh chưa cần đến sự giúp đỡ của ông. Dĩ nhiên cha anh yên trí chắc anh đã được hội truyền giáo giúp rồi. Anh cám ơn ban giám đốc hội truyền giáo và bảo rằng anh chưa cần họ giúp. Họ cũng nghĩ có lẽ anh đã được cha anh giúp! Đến Luân đôn vào một ngày dầy đặc sương mù, trong túi chỉ có số tiền anh dành giụm được mà không hề biết sau khi tiêu hết số tiền ấy thì sẽ ra sao.
Anh quyết định học tập nhờ cậy Chúa đáp ứng mọi nhu cầu của anh. Anh cảm thấy phải sống cần kiệm. Anh được xếp đặt sống chung với một người bà con trong một phòng ngủ nơi gác xép ở vùng Soho. Anh vui vẻ nhận. Chẳng thà ở với một người bà con vui tính còn hơn ở một mình giữa thành phố lớn như thế nầy. Anh ta tự lo lấy thức ăn và anh sống thật cần kiệm! Sau khi thử nhiều món thì anh nhận thấy rằng bánh mì nâu và táo tây với nước lạnh là thực đơn ít tốn kém nhất. Cho nên trên đường đi đến bệnh viện anh mua một cân táo để ăn, và trên đường về khi đi ngang qua các cửa hàng ăn phát ra mùi thơm phức thì anh ghé lại hàng bánh để mua bánh mì nâu.

Anh ta bảo người bán, “Ông làm ơn cắt ổ bánh mì làm đôi được không?” Và rồi tay ôm ổ bánh cắt làm đôi, anh tiếp tục con đường dài về nhà, rồi trèo lên ba loạt thang để vào phòng. Nửa ổ bánh dùng để ăn chiều, nửa ổ kia để dành ăn sáng ngày mai—mặc dù đói đến đâu cũng ráng chịu.


Anh viết thư trấn an mẹ anh vì bà rất lo ngại cho anh: “Sức khoẻ của con không bị thiệt hại gì mẹ đừng lo.” Vì bà chẳng biết anh có ăn uống đầy đủ không? Nhưng nếu bà biết sự thật thì...Anh viết thêm, “Thật ra có nhiều người nói con trông khoẻ mạnh, vài người lại bảo con mập là khác! Mặc dù có lẽ đó là do trí tưởng tượng của họ thôi!” Tính chân thật buộc anh phải thêm câu ấy.

Khoảng ba tháng sau khi đến Luân đôn thì anh nhận một bức thư khẩn từ bà Finch. Bà hỏi anh lấy giùm tiền cho bà càng sớm càng tốt được không? Gần đến kỳ phải thanh toán tiền thuê nhà mà bà thì không có tiền để trả.


Lời yêu cầu của bà đến nhằm lúc thật kẹt cho Hudson vì anh đang bận học thi nên phải dành từng phút để ôn bài vở. Cho nên thay vì tìm thì giờ để đi xuống Cheapside lấy tiền giùm bà, anh nghĩ tốt hơn nên dùng số tiền đang vơi dần của anh gởi cho bà rồi sẽ đến văn phòng hàng hải lấy lại sau khi anh thi xong. Nghĩ sao làm vậy mà anh không lường trước hậu quả. Vì khi anh có thì giờ đi xuống văn phòng hàng hải thì họ bảo anh không thể nào lấy tiền ra được!
Viên thư ký bảo, “Sĩ quan Finch đã bỏ tàu và đi tìm vàng...”
Hudson sửng sốt kêu lên, “Thế là kẹt cho tôi rồi! Tôi đã ứng trước tiền cho bà vợ ông ta! Bây giờ bà ta không có cách nào trả lại cho tôi. Ông thấy rõ chưa?”
Người thư ký đáp, “Tôi thật rất tiếc.” Nhưng ông ta không thể làm gì được cho nên Hudson đành ra về.

Sau cú sững sờ đầu tiên, anh cảm thấy lo âu thực sự. Tuy anh nghĩ rằng phải nhờ cậy Chúa cung cấp mọi điều cần dùng khi tiền của anh cạn. Việc nầy khiến việc rỗng túi càng đến sớm hơn. Thật vậy, sau khi kiểm điểm tiền còn lại anh thấy rằng hết tiền là chuyện xảy ra trong nay mai. Nhưng khi nhớ lại kinh nghiệm ở Drainside khiến anh phấn khởi nên anh trở về gác trọ mà lòng cảm thấy tuơi vui vì tin rằng mọi việc rồi sẽ đâu vào đó.


Chiều hôm ấy anh tự đóng một sổ ghi chú vì rẻ hơn là đi mua. Anh lấy mấy tờ giấy, xếp chung lại và bắt đầu khâu cho chúng dính với nhau. Nhưng đang khi khâu thì anh vô tình đâm kim vào ngón tay trỏ bên phải. Chỉ là một lỗ kim đâm nhỏ thôi, ít giây sau thì anh quên bẵng chuyện ấy nhưng chính lỗ kim ấy suýt làm anh mất mạng.

Số là hôm sau đó khi ở bệnh viện anh có nhiệm vụ giúp giải phẫu xác của một người qua đời vì bị sốt. Việc nầy không những chẳng hứng thú gì mà còn nguy hiểm là khác. Các sinh viên đã được cảnh cáo trước rằng trong khi giải phẫu như thế, nếu có vết trầy trên tay mà bị làm độc thì coi như đời tàn. Cho nên họ làm hết sức cẩn thận để không bị sướt da. Vì thế khi anh cảm thấy mệt mỏi vô cớ rồi ngã bệnh thì anh nghĩ chắc không có việc gì trầm trọng lắm. Anh chỉ hơi kinh ngạc thôi vì thức ăn trong thực đơn anh dùng chẳng có gì có thể đưa đến dịch hạch được! Anh uống một ly nước lạnh, cảm thấy đỡ hơn rồi đi vào lớp nghe giảng bài. Nhưng tay phải của anh bắt đầu đau buốt cho đến nỗi anh không thể nào viết được. Cái đau nhức lan ra đến hông, anh cảm thấy bệnh thực sự. Anh không thể nào tiếp tục như thế nầy được.

Anh thưa với bác sĩ giải phẫu của phòng mổ xác, “Tôi không biết tôi bị đau ra sao nữa.”

Ông hỏi, “Sao vậy? Có việc gì?” Hudson cố gắng mô tả bệnh tình của anh. Ông bác sĩ giải phẫu nhìn anh kỹ lưỡng rồi bảo, “Tôi e rằng bệnh trạng của anh đã rõ ràng. Đây là trường hợp sốt tử vong. Chắc anh bị đứt tay đang khi mổ xác.”


Anh đáp, “Thưa không. Tôi chắc chắn là không. Tôi không bị trầy da hay đứt tay...”

Ông bác sĩ bảo, “Chắc chắn là anh bị đứt tay rồi. Đưa tay anh cho tôi xem nào.” Trong khi ông đang xem tay của anh thì Hudson nhớ lại vết kim đâm tối hôm trước. Anh hỏi, có phải tại vết ấy không? Ông bác sĩ đáp, rất có thể.


Ông ta nghiêm giọng bảo, “Anh phải kêu tắc xi đi về nhà gấp và thu xếp việc nhà đi.” Ông nhìn chàng sinh viên trẻ tuổi, mà tình trạng nguy kịch không thể nào che giấu được.
Ông bảo thẳng, “Đời anh xem như xong rồi.”


tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương