Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc quy hoạch phát triển khoa học và CÔng nghệ


Khoa học và công nghệ phát triển nhanh, đòi hỏi phải tạo dựng một xã hội học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời



tải về 1.22 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.22 Mb.
#26584
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

4. Khoa học và công nghệ phát triển nhanh, đòi hỏi phải tạo dựng một xã hội học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời

Do sự phát triển sâu rộng của KH&CN, các kiến thức KH&CN ngày càng nhiều, ngày càng tích luỹ lại với khối lượng lớn. Cùng với sự bùng nổ của thông tin, lượng tri thức hàng ngày tăng lên gấp bội, trong khi đó, các kiến thức con người thu nhận được qua học tập rất nhanh chóng trở thành lạc hậu. Mỗi cá nhân muốn nắm được các kiến thức có liên quan đến các hoạt động của mình một cách cập nhật, cần phải thường xuyên học tập, hàng ngày bổ sung kiến thức.

Để theo kịp bước tiến của KH&CN, để có thể tạo dựng nền kinh tế tri thức, mỗi người lao động và toàn bộ xã hội phải học tập thường xuyên. Nền giáo dục cần được xây dựng thành hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại. Tổ chức tốt việc kết hợp các hình thức đào tạo, đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện tiếp xúc với các kiến thức mới.

Việc nắm bắt kiến thức cần đi đôi với việc áp dụng các kiến thức vào cuộc sống, vào sản xuất. Các hoạt động KH&CN thông qua thực tế kiểm nghiệm, từng bước tự hoàn thiện và nâng dần lên, tích luỹ thêm những kiến thức mới. Như vậy, quá trình học tập đan xen với quá trình tổ chức sản xuất và dựng xây cuộc sống.



5. Sự phát triển của KH&CN ngày càng gắn chặt với sự phát triển xã hội - nhân văn, bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững

Với những thành tựu to lớn của KH&CN, ngày càng mở ra những khả năng to lớn trong việc tạo ra những sản phẩm ngày càng dồi dào, đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của con người. Tuy nhiên, do nhiều hoạt động của con người chưa phù hợp với các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội, cho nên trong nhiều trường hợp ẩn chứa những nguy cơ. Những phản ứng của thiên nhiên, những xung đột xã hội có thể dẫn đến những thảm hoạ to lớn có khả năng huỷ diệt toàn bộ nên văn minh nhân loại.

Để có thể phát triển liên tục và bền vững, KH&CN cần gắn với sự phát triển của xã hội - nhân văn. Những thành tựu của KH&CN cần đảm bảo nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của con người. Phát triển của KH&CN cần đảm bảo công bằng xã hội. Các thành tựu của KH&CN cần tập trung phục vụ cho mục tiêu đấu tranh vì hoà bình, dân chủ của nhân dân, cần góp phần loại trừ nguy cơ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội loài người.

Mặt khác, những nỗ lực sáng tạo của KH&CN cần hướng tới việc khai thác có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên, sử dụng tốt các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội để tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người, mà không gây ra những hậu quả tiêu cực lên thiên nhiên, không làm ô nhiễm môi trường, làm cho thiên nhiên ngày càng giàu thêm, phong phú thêm, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thế hệ hiện tại và mai sau.




PHỤ LỤC 2

DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2030
1. Định hướng phát triển của KH&CN thế giới

Những dự báo về xu thế phát triển của KH&CN trên thế giới đều thống nhất những nội dung sau đây:




Các hướng phát triển

Công nghệ thế hệ cũ

Công nghệ hiện nay

Công nghệ trong tương lai

Kim loại và gốm

Composit và polyme

Vật liệu thông minh

Kỹ thuật và sinh học tách biệt

Vật liệu sinh học

Kỹ thuật gen/sinh học

Sinh sản chọn lọc

Biến nạp gen

Kỹ thuật gen

Tích hợp quy mô nhỏ

Tích hợp quy mô lớn và rất lớn

Tích hợp siêu lớn

Phép in lito cấp micron

In lito ở cấp nhỏ hơn micron

Lắp ráp ở cấp nanô

Máy tính lớn

Máy tính cá nhân

Máy tính nhỏ

kết hợp vào mọi vật dụng



Máy tính riêng lẻ

Máy tính nối mạng

Máy nhỏ

và mạng hỗ trợ



Các xu hướng lớn

Đơn ngành

Các ngành song hành / phân cấp

Đa ngành

Các hệ vĩ mô

Các hệ vi mô

Các hệ nanô

Địa phương

Khu vực

Toàn cầu

Vật chất

Thông tin

Tri thức

2. Dự báo KH&CN tới năm 2020

Viện Nghiên cứu và Dự báo Mỹ (RAND) cho rằng, có 56 ứng dụng công nghệ sẽ xuất hiện vào năm 2020, trong đó 16 ứng dụng được cho là có tiềm năng thương mại rộng lớn, có yêu cầu thị trường cao và tác động tới nhiều lĩnh vực cùng một lúc như nước sạch, thực phẩm, đất đai, dân số, điều hành, cấu trúc xã hội, năng lượng, sức khỏe, phát triển kinh tế, giáo dục, quốc phòng, môi trường… Đó là:

- Năng lượng mặt trời giá rẻ: các hệ thống năng lượng mặt trời có giá thành đủ rẻ để có thể áp dụng rộng rãi cho các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các cộng đồng dân cư còn thiệt thòi về mặt kinh tế.

- Truyền thông vô tuyến ở các vùng nông thôn: áp dụng rộng rãi kết nối điện thoại và Internet không cần cơ sở hạ tầng kết nối mạng bằng dây dẫn.

- Các thiết bị liên lạc phục vụ cho truy cập thông tin ở khắp mọi nơi: các thiết bị thông tin liên lạc và lưu trữ, hữu tuyến và vô tuyến, tạo ra khả năng truy cập nhanh tới các nguồn thông tin tại bất cứ nơi đâu và ở bất cứ thời điểm nào. Bằng việc vận hành các giao thức liên lạc chéo và lưu trữ dữ liệu, các thiết bị này có khả năng lưu trữ không chỉ các văn bản mà cả siêu văn bản với các hình thức thông tin kết cấu theo lớp, hình ảnh, lời nói, âm nhạc, video và các đoạn phim;

- Cây trồng biến đổi gen: các loại thực phẩm kỹ thuật gen với các giá trị dinh dưỡng cao (ví dụ như có bổ sung các vitamin và các chất vi lượng), sản lượng gia tăng (bằng cách lai tạo các giống cây phù hợp các điều kiện của từng địa phương) và giảm liều lượng thuốc trừ sâu (do có sức đề kháng côn trùng gia tăng);

- Xét nghiệm sinh học nhanh: các xét nghiệm có thể thực hiện rất nhanh và đôi khi cho kết quả tức thì, nhằm kiểm tra về sự hiện diện hay thiếu vắng các hợp chất sinh học cụ thể;

- Các bộ lọc và xúc tác: các kỹ thuật và thiết bị lọc, làm tinh khiết và khử chất ô nhiễm nước hiệu quả và đáng tin cậy có thể sử dụng rộng rãi và phổ biến tại các địa phương;

- Dẫn nạp thuốc đúng mục tiêu: các phép trị liệu bằng thuốc có thể tấn công khối u hay mầm bệnh đặc thù mà không gây tổn hại tới các mô và tế bào mạnh khỏe;

- Nhà ở tự chủ giá rẻ: nhà ở tự cung và tự cấp, cho phép con người có thể thích nghi với các điều kiện của địa phương và có đủ năng lượng để sưởi ấm, làm lạnh và nấu nướng;

- Sản xuất công nghiệp xanh: các quy trình sản xuất được thiết kế lại nhằm loại bỏ hoặc giảm phần lớn các luồng chất thải và giảm lượng sử dụng các nguyên liệu độc hại;

- Thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) trên các sản phẩm thương mại và cá nhân: sử dụng rộng rãi các thẻ RFID để theo dõi các sản phẩm bán lẻ, từ nơi sản xuất cho đến nơi bán hàng và xa hơn, cũng như để theo dõi các cá nhân và sự di chuyển của họ;

- Xe hơi động cơ lai ghép: các loại xe hơi được bán rộng rãi trên thị trường ứng dụng các động cơ kết hợp sử dụng động cơ đốt trong với các nguồn nhiên liệu khác, có khả năng phục hồi năng lượng trong khi hãm phanh;

- Thiết bị cảm biến có mặt ở khắp nơi: các bộ cảm biến được lắp đặt tại hầu hết các khu công cộng và các hệ thống dữ liệu cảm biến giúp giám sát ngay trong thời gian thực;

- Kỹ thuật mô: thiết kế và tạo ra các mô sống phục vụ cho việc cấy ghép và thay thế;

- Các phương pháp chuẩn đoán và phẫu thuật tiên tiến: các công nghệ cải tiến độ chính xác của công việc chẩn đoán và làm tăng đáng kể tính chính xác và hiệu quả của các ca phẫu thuật, trong khi làm giảm được sự can thiệp và thời gian hồi phục;

- Máy tính mang trên người: các thiết bị máy tính có thể được gắn trên quần áo hay các đồ vật mang theo người như túi xách, ví tiền, đồ trang sức;

- Mật mã lượng tử: Phương pháp cơ học lượng tử giúp mã hóa các thông tin, phục vụ cho việc liên lạc an toàn.



3. Dự báo KH&CN tới năm 2035

Chương trình Dự báo Công nghệ lần thứ 8 của Nhật Bản đã đưa ra những dự báo triển vọng KH&CN tới năm 2035. Dưới đây là một số lĩnh vực quan trọng:



a. Công nghệ nanô


Năm

Tên công nghệ

2021

- Công nghệ sử dụng kỹ thuật mô phỏng dựa vào phép phân tích nguyên lý đầu tiên để thiết kế vật liệu nanô với những đặc trưng cố định;

- Các thiết bị chụp ảnh 3D với độ phân giải ở cấp nanô;

- Chế tạo các vật liệu với những cấu trúc và đặc tính đặc thù ở cấp nanô thông qua công nghệ tự tổ chức;

- Sản xuất trực tiếp có xúc tác để nhận được hydrro từ methane ở nhiệt độ phòng;



2022

- Thiết kế các vật liệu nanô công nghiệp dựa vào công nghệ mô phỏng đa cấp thông qua điện toán mạng;

- Sản xuất các vật liệu sắt điện không chứa chì với các môđun áp điện, tương đương với PZT (Pb[Zr, Ti]O3 );

- Sản xuất được vật liệu tổ hợp hữu cơ và vô cơ có những chức năng và tính chất mới thông qua các cấu trúc được kiểm soát ở cấp nanô;

- Chế tạo được kim cương bán dẫn trong thực tiễn;

- Chế tạo được các cơ cấu và cảm biến có độ chính xác ở cấp nanô;

- Các quy trình sản xuất hydrro thông qua phân giải nước bằng ánh sáng mặt trời;

- Chế tạo được các cơ cấu dẫn động từ vật liệu thông minh để ứng dụng cho vi phẫu thuật v.v.

- Chế tạo được cơ cấu phức tạp truyền thuốc đúng mục tiêu, căn cứ vào tín hiệu từ bên ngoài;

- Có được các cảm biến mô tế bào, được ứng dụng để thay thế việc thử nghiệm trên động vật.


2023

- Công nghệ để kiểm soát dễ dàng bề mặt và giao diện ở cấp nguyên tử;

- Các cơ cấu chuyển mạch quang học siêu mảnh, ở cấp femtogiây;

- Cố định CO bằng xúc tác.


2024

- Các hợp kim chịu nhiệt, có thể chịu áp suất 150 MPa trong 1000 giờ ở nhiệt độ 12000C;

- Các cảm biến có khả năng phát hiện từng phân tử;

- Các bộ phận nhân tạo kiểu lai, với mô tự tổ chức được tạo ra từ tế bào gốc;

- Các bộ nhớ trên từng điện tử;

- Công nghệ đo/ kiểm soát sự phân cực spin ở cấp phân tử và nguyên tử;

- Các thiết bị thao tác phân tử sinh học, phục vụ kỹ thuật giãi phẫu ở cấp nanô.



2026

- Công nghệ tổng hợp chất dẻo trực tiếp từ CO và nước, dùng ánh sáng làm nguồn năng lượng cung cấp

- Công nghệ để áp dụng dễ dàng các vật liệu kim loại, hữu cơ và vô cơ ở cấp nanô;

- Sản xuất được các vật liệu đại phân tử có độ dẫn điện như đồng ở nhiệt độ phòng;

- Các cơ cấu / cảm biến phân tử sử dụng protein hoặc ADN làm các phân tử.



2027

NEM, trong đó ding chuyển động Brawn làm nguồn năng lượng.

2028

- Công nghệ quang hợp nhân tạo dựa trên việc sử dụng các dendrimer (các phân tử hình cây);

- Các nam châm sắt từ hữu cơ hoàn toàn, có điểm Quyry cao hơn nhiệt độ phòng.



2029

- Các cơ cấu, trong đó sử dụng chức năng chuyển mạch của phân tử / nguyên tử;

2031

- Các vật liệu siêu dẫn đại phân tử, với điểm chuyển hóa cao hơn nhiệt độ hóa lỏng nitơ.

2033

- Các vật liệu siêu dẫn có điểm chuyển hóa ở nhiệt độ phòng hoặc cao hơn;

- Máy tính sinh học, trong đó ứng dụng các mạng tế bào thần kinh nuôi cấy.



b. Công nghệ sinh học


Năm

Tên công nghệ

2022

- Các hệ thống công nghệ từ xa, dựa trên công nghệ thực tại ảo tiên tiến;

- Các phương pháp để dự đoán các chức năng hệ gen khác nhau từ dữ liệu lập chuỗi ADN.



2023

- Công nghệ để phát hiện mô ung thư có đường kính dưới 1mm;

- Thông qua ngành tin sinh học, có khả năng tích hợp và chia sẻ những khối lượng thông tin khổng lồ và có thể sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thông qua các mạng lưới phòng thí nghiệm ảo;

- Tin sinh học có khả năng dự báo nguy cơ ung thư và các bệnh liên quan đến lối sống dựa vào cơ sở gen…;

- Các chíp bán dẫn có khả năng phát hiện đồng thời nhiều phản ứng sinh học;



2024

- Công nghệ sản xuất kháng thể nhân tạo, dựa vào việc làm rõ cơ chế nhận biết kháng nguyên của kháng thể;

- Công nghệ nuôi cấy và bảo quản bộ phận cơ thể dài hạn để cấy ghép;

- Công nghệ sản xuất đại trà nhiên liệu và chất dẻo sinh học, dựa trên việc sử dụng thực vật và vi sinh vật.


2025

- Công nghệ chụp ảnh cơ thể có độ phân giải ở cấp phân tử.

2026

- Công nghệ lập toàn bộ hệ gen người chỉ trong 1 ngày;

- Điều chỉnh bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như bệnh viêm thấp khớp mãn tính, dựa trên việc làm rõ cơ chế tự thải hồi của các thành phần đột biến;

- Công nghệ cảm biến sắt, dựa trên việc mô phỏng chức năng lựa chọn sắt của màng tế bào.


2027

- Công nghệ phát triển dược phẩm nhờ máy tính (In – silico);

- Công nghệ kiểm soát dị ứng, dựa trên việc làm rõ cơ chế điều chỉnh miễn dịch và các nhân tố môi trường dẫn tới dị ứng;

- Công nghệ tạo được các cây trồng chịu lạnh và hạn, thông qua việc làm rõ cơ chế biến năng tín hiệu của cây trồng;

- Tạo ra các cây trồng và vi sinh vật biến đổi gen để khử NOx và các chất ô nhiễm khác;

- Các cây trồng được cải thiện một cách căn bản các chức năng.


2028

- Các máy vi mô tự đẩy để chẩn đoán và chữa trị trong cơ thể;

- Công nghệ để cải thiện căn bản chức năng quang hợp để tăng cường sản xuất thực phẩm và bảo vệ môi trường.



2029

- Công nghệ tái lập trình để tạo ra tế bào gốc từ tế bào xôma đã biệt hóa;

- Công nghệ để thao tác quá trình biệt hóa và tăng trưởng của tế bào gốc để có được các tế bào chức năng phục vụ công tác trị liệu.



2030

- Công nghệ cấy ghép không gây ra các ảnh hưởng phụ;

- Công nghệ để ngăn ngừa hữu hiệu di căn ung thư;

- Các biện pháp phòng ngừa ung thư có hiệu quả;

- Phương pháp điều trị để ngăn sự tiến triển của bệnh Alzheimer;

- Công nghệ để sử dụng động vật như một thiết bị phản ứng sinh học để cung cấp các bộ phận


2031

- Các bộ phận nhân tạo (tụy, thận, gan) được kết hợp với các tế bào và mô;

- Các võng mạc nhân tạo phục vụ cho những người khiếm thị.



2032

- Phép trị liệu ung thư dựa trên việc làm bình thường hóa các tế bào ung thư.

2033

- Công nghệ sửa chữa từng gen để trị bệnh di truyền.

2036

- Công nghệ tổng hợp tế bào nhân tạo để thay thế chức năng.

c. Công nghệ thông tin


Năm

Tên công nghệ

2021

- Thiết bị hội thoại di động, cho phép những người tàn tật có thể biến ý nghĩ thành lời nói;

- Hệ thống có khả năng xây dựng câu chuyện ở dạng văn bản, dễ hiểu từ các sự kiện và tri thức tản mạn;

- Hệ thống an ninh khu vực, trong đó các hệ thống an ninh nhà ở được kết nối với nhau và sử dụng các rôbốt cá nhân, có các chức năng không chỉ hạn chế ở việc phòng ngừa tai nạn, tội phạm, săn sóc, mà còn nhiều nhiệm vụ khác;

- Sử dụng rộng rãi hệ thống cho phép mọi người thưởng thức các tác phẩm hội họa/ âm nhạc giống như thực sự tham dự;

- Công nghệ phần mềm để tự động hóa xây dựng ứng dụng phần mềm nhằm cung cấp các dịch vụ cần thiết, dựa trên các cấu phần sẵn có;

- Hệ thống có khả năng tích lũy tri thức do con người nhận thức được để nhận dạng các đối tượng đa dạng, dựa trên các hình ảnh tĩnh hoặc động, với độ chính xác 99,9% hoặc cao hơn.



2022

- Cụm hệ thống điện toán song song, có khả năng quản lý 100.000 hoặc hơn các lỗi hoặc nhiệm vụ của bộ xử lý để đảm bảo vận hành hiệu quả.

- Có khả năng tiếp cận rộng rãi với các môi trường đa chế độ (multi-modal), trong đó các dạng đầu vào khác nhau như âm thanh, hành động, cử chỉ, nét mặt đều có thể được dùng làm giao diện theo kiểu phối hợp.



2023

- Dự báo bệnh tật và thảm họa thông qua các công nghệ lập mô hình và mô phỏng tiên tiến đối với các hệ;

- Công nghệ định lượng mức độ tiện lợi của đồ may mặc, ô tô, vị trí…

- Sử dụng rộng rãi tivi 3D mà không cần mang kính chuyên dụng và không bị mỏi mắt;

- Công nghệ kiểm định tự động đối với phần mềm quy mô lớn và có khả năng sửa chữa tự động những bất cập về mặt logic ở chương trình;

- Phần mềm có khả năng phát hiện những hư hỏng trong phần cứng và chịu trách nhiệm về những hư hỏng nhờ tự động tạo ra mã để bù vào những chức năng bị tổn hại, đồng thời có khả năng thay đổi các mã của mình để ứng phó với những thay đổi.


2024

- Phần mềm có khả năng chiến thắng nhà vô địch trò chơi shogi;

- Công nghệ cho phép nhiều rôbốt nhỏ, đơn chức năng hợp tác với nhau và chia sẻ các nhiệm vụ để hoàn thành các chức năng phức tạp.



2025

- Sử dụng rộng rãi điện thoại có năng lực phiên dịch tức thời;

- Hệ thống có khả năng nhạy cảm mà khi nhận được bản mô tả một hình ảnh nào đó thì đưa ra một bản nhạc hay một bức tranh phù hợp với trạng thái tình cảm của đối tượng;



2026

- Máy tính công suất cao, có năng lực tính toán mạnh hơn 10.000 lần so với siêu máy tính Earth Simulator hiện nay;

- Sử dụng rộng rãi công nghệ chắn tường âm thanh, đảm bảo sự yên tĩnh cho các vùng dân cư ở gần sân bay, xa lộ, đường xe lửa…



2027

- Hệ thống giáo dục thực hiện chức năng bộ não ở bên ngoài, có thể mang theo người và hoạt động thông qua giao diện tự nhiên, có thể lưu trữ tri thức chung như các từ điển, cũng như các tri thức, kinh nghiệm và thông tin cá nhân để tăng cường bộ nhớ cho não;

- Sử dụng rộng rãi các rôbốt làm đấu thủ (chẳng hạn như bóng bàn);

- Mật mã lượng tử trở thành thực tiễn.


2028

- Phần mềm (các hệ chuyên gia) có khả năng thực hiện được khoảng 1/ 2 công việc của các nhà chuyên môn, như thẩm phán, luật sư…;

- Công nghệ giúp hiểu được ý đồ của mọi người nhờ các thông tin không phải bằng lời nói, mà nhờ vào nét mặt, ánh mắt, sinh trắc học;

- Chip sinh học có thể được gắn liền vào cơ thể và vận hành nhờ các nguồn năng lượng sinh học như thân nhiệt, dòng tuần hoàn của máu để theo dõi sức khỏe và tạo nhịp tim.


2030

- Công nghệ y học dựa vào các chip nanô và các vi cảm biến nằm trong cơ thể hoặc chuyển động trong mạch máu, có liên lạc và kiểm soát ở bên ngoài.

2034

- Công nghệ dự báo thông tin để tạo khả năng liên lạc và kiểm soát tự nhiên phục vụ cho liên lạc liên hành tinh.

2035

- Hệ thống tạo khả năng liên lạc với con người hoặc thiết bị ở sâu dưới đại dương hoặc lòng đất nhờ các nguyên lý mới như dao động cao tần hoặc sóng trọng trường.

2036

- Công nghệ cho phép đọc (thông qua dòng điện hoặc từ trường) thông tin ghi trong bộ não người.

2038

- Tạo được các giao diện ý nghĩa và máy dựa trên các sóng của bộ não.


PHỤ LỤC 3

VỊ TRÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI
Viện RAND đã đưa ra bảng xếp hạng các nước trên thế giới về KH&CN theo 04 nhóm.

Nhóm 1: Các nước khoa học tiên tiến (SAC)

Nhóm 2: Các nước thành thạo về khoa học (SPC)

Nhóm 3: Các nước đang phát triển về khoa học (SDC)

Nhóm 4: Các nước chậm phát triển về khoa học (SLC)

Theo đánh giá này, KH&CN của Việt Nam xếp ở thứ hạng 24 của nhóm 4. Dưới đây sẽ đưa ra toàn văn bảng xếp hạng này



Bảng xếp hạng KH&CN các nước trên thế giới


Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

1. Mỹ

1. Singapore

1. Uzbekistan

1. Malaysia

2. Nhật Bản

2. Slovenia

2. Latvia

2. Uganda

3. Đức

3. Niu Zilân

3. Argentina

3. Thái Lan

4. Canada

4. Tây Ban Nha

4. Chile

4. CH Kyrgyz

5. Đài Loan

5. Luxembourg

5. Mexico

5. Các TVQ Ả rập

6. Thụy Điển

6. CH Slovak

6. Moldova

6. Togo

7. Anh

7. Ukraine

7. Pakistan

7. Tajikistan

8. Pháp

8. Belarus

8. Thổ Nhĩ Kỳ

8. Jordan

9. Thụy Sỹ

9. CH Czech

9. Armenia

9. Tunis

10. Ixrael

10. Croatia

10. Colombia

10. Philipin

11. Hàn Quốc

11. Estonia

11. Macedonia

11. Uruguay

12. Phần Lan

12. Ba Lan

12. Venezuela

12. Kazakhstan

13. Úc

13. Lithuania

13. Mauritius

13. Gabon

14. Aixơlen

14. Bulgaria

14. Iran

14. Ả rập Xêut

15. Đan Mạch

15. Azerbaijan

15. Benin

15. Srilanka

16. Na Uy

16. Cuba

16. Yugoslavia

16. Nepal

17. Hà Lan

17. Trung Quốc

17. Kuwait

17. Burundi

18. Italia

18. Braxin

18. Hồng Kông

18. Guatemala

19. Nga

19. Hungary

19. Costa Rica

19. CHDC Congo

20. Bỉ

20. Bồ Đào Nha

20. Bolivia

20. Irắc

21. Ailen

21. Romania

21. Ai Cập

21. Peru

22. Áo

22. Nam Phi

22. Mông Cổ

22. Syri




23. Ấn Độ

23. Turmenistan

23. Trung Phi




24. Hy Lạp

24. Inđônêsia

24. Việt Nam










...










80. Eritrea

(Nguồn: Khoa học và Công nghệ Thế giới, 2008)

Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương