Trong vài thập kỷ trở lại đây, nguồn tư liệu địa bạ được nhiều nhà khoa học quan tâm khai thác



tải về 0.72 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30782
1   2   3   4   5   6   7

59,6% địa bạ mang niên hiệu Gia Long 4 (1805). Đó là năm triều Nguyễn lập địa bạ quy mô lớn trên đất Đàng Ngoài cũ. Những năm 1831, 1832, 1834, 1837 dưới triều Minh Mệnh (1820-1840), mỗi năm có trên dưới 5% địa bạ. Thời Pháp thuộc, có 130 địa bạ (7,9%) mang niên đại từ 1884 đến 1899 và 110 địa bạ (6,7%) mang niên đại từ 1900 đến 1914.

Căn cứ vào Các tổng trấn xã danh bị lãm7Đồng Khánh địa dư chí lược8 thì 94 huyện có địa bạ lưu giữ trong sưu tập này gồm 5.290 xã thôn và đơn vị tương đương. Như vậy số địa bạ hiện tồn so với số làng xã chiếm tỷ lệ 1.635 ÷ 5.290 = 30,09%, nghĩa là gần 1/3. Đây là một tỷ lệ cần lưu ý khi nghiên cứu và khai thác thông tin của sưu tập địa bạ này.

Ngoài sưu tập địa bạ mang ký hiệu AG, thư viện Viện nghiên cứu Hán-Nôm còn có một số địa bạ của từng làng xã riêng lẻ hay tập hợp theo đơn vị hành chính như tổng, huyện... Số lượng địa bạ này phân tán và không nhiều, nhưng mang các niên đại khác nhau, có thể bổ sung thêm tư liệu cho sưu tập địa bạ AG.

1.2. Sưu tập địa bạ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước9

Đây không hoàn toàn là sưu tập theo nghĩa là thu thập từ nhiều nơi lại mà thực ra là kho địa bạ của triều đình Nguyễn (1802-1945) do Bộ hộ quản lý, trước năm 1945 lưu giữ tại Tàng thư lâu ở kinh thành Huế. Năm 1960, chính quyền Sài Gòn chuyển kho địa bạ này lên Đà Lạt và sau năm 1975 do Cục lưu trữ nhà nước quản lý, được chuyển từ Đà Lạt về thành phố Hồ Chí Minh. Cuối năm 1991, kho địa bạ này được chuyển ra Hà Nội do Trung tâm lưu trữ quốc gia I quản lý, trừ một số ít vẫn lưu giữ ở thành phố Hồ Chí Minh tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II.

Kho địa bạ này được xếp theo các tỉnh Bắc Kỳ với ký hiệu DB, Trung Kỳ với ký hiệu DT và Nam Kỳ với ký hiệu DN. Đây là những địa bạ chính thức (loại giáp bản) do triều đình nhà Nguyễn quản lý, mang đầy đủ chữ ký hay điểm chỉ và dấu ấn của những người chịu trách nhiệm từ cấp làng xã đến Bộ hộ. Do khối lượng quá đồ sộ, nên các nhà khoa học Việt Nam mới khai thác một phần nhỏ và gần đây, chúng tôi đã cùng với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tiến hành khai thác kho địa bạ này.

Toàn bộ số địa bạ này đóng thành 10.044 tập, mỗi tập thường có 1 địa bạ, nhưng cũng có một số tập có đến trên 2 địa bạ và có khi có đến trên dưới 10 địa bạ. Mỗi địa bạ thường trên dưới 30 tờ (60 trang), nhưng ở vùng đồng bằng có những địa bạ trên dưới 100 tờ (200 trang) và có trường hợp đến trên 200 tờ (400 trang), trong lúc ở miền núi các địa bạ chỉ dưới 10 tờ (20 trang) và có khi chỉ 1,2 tờ (2,4 trang). Sau khi thống kê và lập danh mục, trừ một số tập bị kết dính chưa được xử lý, tổng số địa bạ của kho này lên đến 16.884 địa bạ các làng xã của hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tất nhiên, các địa bạ trên phân bố không đều giữa các tỉnh và nói chung tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng.

Địa bạ Bắc Kỳ (ký hiệu DB) gồm 4.296 tập với 8.704 địa bạ của 162 huyện đương thời, so với bản đồ hành chính hiện nay, thuộc địa bàn của 12 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng và trung du (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây) và 11 tỉnh miền núi (Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hoà Bình, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu).

Bảng 2. Địa bạ Bắc Kỳ (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)


Niên đại địa bạ

GL 4 (1805)

MM 13 (1832)

MM 18 (1837)

MM 21(1840)

Các năm khác

Số lượng

7 225

246

293

767

173

Tỷ lệ

83%

2,8%

3,3%

8,8%

2%

Theo bản thống kê trên, 83% địa bạ mang niên đại 1805 (Gia Long 4) là năm triều Nguyễn tiến hành lập địa bạ trên đất Bắc Hà. Tiếp theo đó, địa bạ những năm 1832 (Minh Mệnh 13), 1837 (Minh Mệnh 18) và 1840 (Minh Mệnh 21) chiếm gần 15%. Còn những năm khác từ đời Gia Long (1802-1819) đến đời Duy Tân (1907-1916) chỉ có 173 địa bạ, chiếm tỷ lệ 2%. Đáng lưu ý là địa bạ miền núi tập trung vào niên đại 1805 và 1840, bao gồm nhiều bản làng xa xôi của miền núi rừng phía bắc và tây bắc. Điều ấy chứng tỏ nhà Nguyễn dưới hai vương triều Gia Long và Minh Mệnh quản lý ruộng đất khá chặt chẽ.

Địa bạ Trung Kỳ (ký hiệu DT) có 5.264 tập với 6.465 địa bạ, bao gồm tất cả các tỉnh ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Riêng Tây Nguyên chỉ có 1 tập địa bạ của tỉnh Kon Tum mới lập đời Bảo Đại (1926-1945).



Bảng 3. Địa bạ Trung Kỳ (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)

GL 10

1811


GL 12

1813


GL 13

1814


GL 14

1815


GL 15

1816


MM 13

1832


MM 15

1834


MM 17

1836


MM 18

1837


MM 20

1839


Các năm khác

257

228

1112

1227

185

921

999

282

248

648

358

4%

3,5%

17%

19%

3%

14%

16%

4%

4%

10%

5,5%

Địa bạ Trung Kỳ có niên đại tập trung vào các năm 1814 (Gia Long 13), 1815 (Gia Long 14) và 1832 (Minh Mệnh 13), 1834 (Minh Mệnh 15), chiếm tỷ lệ 66%. Đặc biệt tỉnh Bình Định có số địa bạ cao nhất trong cả nước là 1.222 tập với 1.222 địa bạ, nhưng đến nay chỉ còn lưu giữ được 1.209 địa bạ (trong đó có 2 địa bạ mang ký hiệu H15 và G94 chỉ có tính phụ chép). Như vậy, trên thực tế còn 1.207 địa bạ, tập trung vào 2 niên đại là năm 1815 (Gia Long 14) với 559 địa bạ và 1839 (Minh Mệnh 20) với 648 địa bạ. Phần lớn thôn ấp của tỉnh này đều có 2 địa bạ mang 2 niên đại trên. Sở dĩ có tình trạng đặc biệt đó là vì năm 1839 vua Minh Mệnh đã thử nghiệm một chính sách quân điền mới ở tỉnh Bình Định bằng cách thu 1/2 số ruộng tư ở những thôn ấp nào mà ruộng đất tư nhiều hơn ruộng đất công để bổ sung vào ruộng đất công của thôn ấp10. Do yêu cầu của việc thực hiện chính sách ruộng đất trên, triều Nguyễn đã lập lại địa bạ năm 1839. Đây là một nguồn tư liệu rất quý để nghiên cứu chính sách quân điền của Minh Mệnh, vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm với cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau11.

Địa bạ Nam Kỳ (ký hiệu DN) gồm 484 tập với 1.715 địa bạ của các thôn ấp thuộc 26 huyện của Nam Kỳ lục tỉnh đời Nguyễn: An Giang, Biên Hòa, Định Tường, Gia Định, Hà Tiên, Vĩnh Long. Niên đại địa bạ ở đây phân bố như sau:



Bảng 4. Địa bạ Nam Kỳ (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)

Niên đại địa bạ

Minh Mệnh 17

(1836)


Tự Đức 1 và 2

(1848 và 1849)



Thành Thái 5 và 6

(1893 và 1894)



Số lượng

1.640

13

62

Tỷ lệ

95,6%

0,75%

3,6%

Trong số 1.640 địa bạ năm 1836, tính cả 6 địa bạ của 6 thôn được bổ sung và hoàn chỉnh tiếp năm 1837, địa bạ Nam Kỳ tập trung 95,6% vào niên đại 183612. Đó là năm triều Nguyễn lập địa bạ qui mô lớn trên đất Nam Kỳ. Phần lớn mỗi địa bạ ở đây dày trên dưới 10 tờ (20 trang) cho đến trên dưới 20 tờ (40 trang). Sưu tập địa bạ của Trung tâm lưu trữ quốc gia I có 16.884 địa bạ.

Tổng cộng hai kho địa bạ ở Viện nghiên cứu Hán-Nôm và Trung tâm lưu trữ quốc gia I có 10.570 tập với 18.519 địa bạ của các làng (xã/thôn/phường/ ấp/trại...)13. Trong số đó có một số làng xã có 2 địa bạ với 2 niên đại khác nhau. Đây thực sự là một kho tư liệu đồ sộ và vô cùng quý giá để nghiên cứu lịch sử nông thôn và đô thị Việt Nam trên nhiều phương diện. Ngoại trừ một số ít địa bạ có niên đại thời Lê trung hưng và thời Tây Sơn, phần lớn là địa bạ thời Nguyễn trước khi bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ mà giới sử học quen gọi là thời trung đại, và một số địa bạ thời Pháp thuộc mà giới sử học quen gọi là thời cận đại. Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi tạm dùng địa bạ cổ để gọi chung những địa bạ thời trung đại.



2. ĐỊA BẠ CỔ HÀ NỘI

2.1. Hệ thống đơn vị hành chính Hà Nội thế kỷ XIX

Năm 1010, sau khi dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội), vua Lý Thái Tổ đổi tên là thành Thăng Long. Kinh thành Thăng Long trong thời Lý (1009-1225) đã dần dần hình thành cấu trúc ba vòng thành, gồm: vòng thành trong cùng gọi là Cấm Thành hay Cung Thành, vòng thành giữa gọi là Long Thành hay Phượng Thành hay Long Phượng Thành14 mà từ thời Lê gọi là Hoàng Thành và vòng thành ngoài cùng gọi là thành Đại La hay La Thành. Vùng đất kinh thành thuộc phủ Ứng Thiên (Đại Nam nhất thống chí) hay phủ Đô Hộ (Lĩnh ngoại đại đáp, Đại Việt sử lược) hay lộ Đại La Thành (An Nam chí lược), sang thời Trần gọi là phủ Trung Kinh, thời Hồ là lộ Đông Đô và đơn vị hành chính cơ sở là phường. Năm 1230, nhà Trần chia đất hai bên tả, hữu kinh thành làm 61 phường. Đứng đầu bộ máy quản lý kinh thành là chức Đô hộ phủ sĩ sư, năm 1230 nhà Trần đặt Bình bạc ty, năm 1265 đổi thành An phủ sứ hay Đại an phủ sứ, năm 1341 là Kinh sư Đại doãn, năm 1394 là Trung Đô doãn. Thời nhà Hồ, đứng đầu lộ Đông Đô là An phủ sứ như các lộ khác.

Sang thời Lê sơ (1428-1527), vua Lê Thái Tổ vẫn định đô ở Thăng Long và năm 1430 đổi Đông Đô thành Đông Kinh, tuy tên Thăng Long vẫn tồn tại. Đất kinh thành thuộc phủ Trung Đô và từ năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên gồm hai huyện: Quảng Đức và Vĩnh Xương, mỗi huyện có 18 phường. Qui hoạch 36 phường của Thăng Long-Đông Kinh bắt đầu từ đây. Qui mô và cấu trúc thành Đông Kinh được phản ánh trong bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 mà nhiều bản sao chép thời cuối Lê đầu Nguyễn còn được bảo tồn đến nay. Năm 1490 vua Lê Thánh Tông mở rộng Hoàng Thành về phía tây nam, bao gồm cả khu Giảng Võ. Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1435 còn ghi lại tên một số phường đương thời như: Tàng Kiếm, Yên Thái, Thụy Chương, Hà Tân, Hàng Đào, Tả Nhất, Đường Nhân, Thịnh Quang. Đại Việt sử ký toàn thư cũng bổ sung thêm một số tên phường như: Diên Hưng, An Hoa, Đông Hà, Thái Cực, Bích Câu, Kim Liên, Đông Tân, Vĩnh Xương, Khúc Phố... Đứng đầu phủ Phụng Thiên là chức Phủ doãn, rồi đến Thiếu doãn, đứng đầu hai huyện có chức Huyện uý và mỗi phường có Phường trưởng.

Thời nhà Mạc (1527-1592), thành Thăng Long-Đông Kinh là nơi diễn ra cuộc tranh chấp quyết liệt trong cuộc chiến tranh Lê-Mạc. Để tăng cường sức phòng vệ của kinh thành, năm 1587-1588 nhà Mạc cho đắp thêm ba lần luỹ ngoài thành Đại La, trong đó có một đoạn lũy nối thành Đại La mở rộng lên phía bắc, bao quanh cả Hồ Tây. Nhưng năm 1592, sau khi đánh bật quân Mạc ra khỏi kinh thành, quân Trịnh sai phá hủy đến mức gần như san bằng các lũy phòng vệ bên ngoài. Thành Đại La hay La Thành và Hoàng Thành vẫn còn nhưng không được tu bổ. Trong thời Lê Trung hưng, triều đình vua Lê ở trong Cấm Thành, còn Phủ chúa Trịnh là trung tâm quyền lực thực sự thì chuyển ra ngoài Hoàng Thành và xây dựng trên khu vực bắc hồ Hoàn Kiếm. Năm 1749, trước sự đe dọa của khởi nghĩa nông dân, chúa Trịnh Doanh sai đắp lại thành Đại La và thu nhỏ Hoàng Thành, gọi là thành Đại Đô, mở 8 cửa, mỗi cửa có hai ô tả và hữu15. Thành này còn được biểu hiện rõ trên bản đồ Hà Nội do Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến vẽ năm 183116, so với thành Đại La, Hoàng Thành cũ bị thu hẹp lại, bỏ một phần đất phía tây ra khỏi thành. Tuy có một số thay đổi, nhưng về mặt hành chính, đất kinh thành vẫn gồm hai huyện, 36 phường. Chỉ năm 1748, do yêu cầu phòng thủ về quân sự, chúa Tĩnh Đô vương Trịnh Doanh chia làm 36 khu, 9 điện, mỗi điện có 4 khu do Điện chánh phụ trách và tăng cường sự tuần phòng, khám xét17.

Từ đời Tây Sơn, kinh đô chuyển vào Phú Xuân-Huế, thành Thăng Long trở thành trị sở của Bắc Thành gồm 6 nội trấn là Thanh Hoa Ngoại, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương và 6 ngoại trấn là Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Yên Quảng, tương đương với vùng Bắc Bộ ngày nay. Thành Thăng Long thuộc phủ Phụng Thiên của Bắc Thành.

Nhà Nguyễn (1802-1945) đóng đô ở Phú Xuân-Huế và buổi đầu vẫn duy trì khu hành chính Bắc Thành gọi là Bắc Thành tổng trấn gồm 11 trấn, có 5 nội trấn (bỏ Thanh Hoa Ngoại, nhập vào Sơn Nam Hạ) và 6 ngoại trấn. Năm 1803-1805, nhà Nguyễn phá thành Thăng Long cũ, xây dựng một thành Thăng Long mới theo kiểu Vauban, thuộc phủ Phụng Thiên của Bắc Thành. Năm 1805, Gia Long đổi phủ Phụng Thiên làm phủ Hoài Đức gồm 2 huyện: huyện Quảng Đức đổi làm huyện Vĩnh Thuận và huyện Vĩnh Xương trước đó đã đổi làm huyện Thọ Xương. Đứng đầu phủ Hoài Đức có chức Tuyên phủ sứ và Án phủ sứ, năm 1827 đổi đặt chức Tri phủ.

Năm 1831, Minh Mệnh chia đặt các tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ: Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa, Lý Nhân, đem huyện Từ Liêm của tỉnh Sơn Tây lệ vào phủ Hoài Đức. Tên Hà Nội xuất hiện từ đây và kinh thành Thăng Long xưa từ trị sở của Bắc Thành trở thành trị sở của tỉnh Hà Nội hay tỉnh thành Hà Nội, gồm 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức. Đấy cũng chính là vùng trung tâm của nội thành Hà Nội hiện nay, bao gồm quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, một phần quận Đống Đa, Tây Hồ, trong phạm vi La Thành xưa và vùng quanh Hồ Tây cùng đất bãi ven sông Hồng.

Thế kỷ XIX, Hà Nội vừa là tỉnh Hà Nội gồm một phần đất Hà Nội và Hà Tây cũ, vừa là tỉnh lỵ Hà Nội tức thành Hà Nội. Địa giới tỉnh Hà Nội rất rộng và khối lượng địa bạ rất nhiều. Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh thành Hà Nội tức đất kinh thành Thăng Long xưa, bao gồm 2 huyện Vĩnh Xương/Thọ Xương và Quảng Đức/Vĩnh Thuận tương ứng vùng trung tâm nội thành Hà Nội hiện nay. Hiện nay, trong kho thư tịch Việt Nam còn lưu giữ được tư liệu về các đơn vị hành chính của hai huyện này trong thế kỷ XIX. Đó là Các tổng trấn xã danh bị lãm, Bắc Thành địa dư chí lược, Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu, Đồng Khánh địa dư chí lược.



Các tổng trấn xã danh bị lãm viết vào khoảng giữa đời Gia Long (1802-1819), có thể trong thời gian 1810-181318. Cuốn sách này cung cấp một danh mục các đơn vị hành chính có niên đại sớm nhất của Hà Nội thời Nguyễn.

Phủ Hoài Đức gồm 2 huyện, 13 tổng, 250 phường, thôn, trại.

Huyện Thọ Xương: 8 tổng, 193 phường, thôn, trại

1. Tổng Tả Túc: 29 phường, thôn.

23 thôn: Trừng Thanh Thượng, Trừng Thanh Trung Sài Thúc, Trừng Thanh Trung Bè Thượng, Trừng Thanh Trung Bè Hạ, Trừng Thanh Trung Ngũ Hầu, Trừng Thanh Trung Cựu Vệ Tả, Trừng Thanh Hạ Thượng, Trừng Thanh Hạ Tả, Trừng Thanh Hạ Hữu, Trừng Thanh Hạ Hàng Kiếm, Nguyên Khiết Thượng, Nguyên Khiết Hạ, Hương Bài giáp ngoại ô, Nghĩa Dũng (thuộc phường Đông Hà), Phúc Lâm, Kiên Nghĩa chợ Hà Khẩu, Mỹ Lộc, Tả Lâu, Bến Đá miếu Trung Liệt, chợ Bến Đá đồn Tây Long, Vạn Hà, Hàng Lược, Đinh Hạ (thuộc phường Phục Cổ).

6 phường: các phường thủy cơ Đông Trạch, Trúc Võng, Biện Dương, Vũ Xá, Tự Nhiên, Lãng Hồ19.

2. Tổng Tiền Túc: 29 phường, thôn.

25 thôn: Hữu Đông Môn, Xuân Hoa, Hoa Nương, Tố Tịch, Tiên Thị, Thuận Mỹ, Khánh Thụy Tả, Thượng (thuộc phường Cổ Vũ), Trung (thuộc phường Cổ Vũ), Chùa Tháp (thuộc phường Báo Thiên), Trung Hạ (thuộc phường Cổ Vũ), Kim Bát Thư Khánh Thụy Hữu, Tô Mộc, chùa Báo Thiên, An Nội (thuộc phường Cổ Vũ), Thị Vật (thuộc phường Cổ Vũ), Hàng Nồi, Kim Bát Hạ, chợ Đông Thành, Chân Sơn, Hàng Đàn, Đông Thành, Yên Nội, Chiêu Hội, Yên Thái.

4 phường: Đồng Lạc, Phúc Phố, Thái Cực, Đông Hà Kim Bát Thượng.

3. Tổng Hữu Túc: 18 thôn, phường.

15 thôn: Hàng Chè, Hàng Chài, Đông Yên, Trung Yên, Nam Hoa, Tư Nhất, Hậu Lâu, Tả Vọng, Hàng Cá, Kho Súng, Hậu Bi, Trung Nghĩa, Hạ Hà, Hà Khẩu, Nhiễm Thượng (thuộc phường Đông Tác).

3 phường: Đông Các, Diên Hưng, Dũng Hãn.

4. Tổng Hậu Túc: 17 thôn, phường.

15 thôn: Nghĩa Lập, Thanh Hà, Huyền Thiên, Tiền Trung, Vĩnh Trù, Phú Từ, Nội Tự, cửa Đông Hoa, cửa Hậu Đông Hoa, Cầu Cháy, Vĩnh Thái, Nhiễm Trung (thuộc phường Đông Tác), Yên Phú, Đồng Thuận, Hoa Đậu.

2 phường: Đồng Xuân, Đông Hà.

5. Tổng Tả Nghiêm: 23 thôn, phường, trại.

17 thôn: Vũ Thạch Tiền, Vũ Thạch Hạ, Thuần Mỹ, Hồi Thuần, Phúc Lâm Tiểu, Đổi Mã, Giáo Phường, Hàng Bài, Vệ Hồ Giao, Hậu Phong Vân, Thống Nhất, Thịnh Xương, Sài Tân, Cẩm Chỉ Hạ, Nhiễm Hạ (thuộc phường Đông Tác), Đông Hạ (thuộc phường Phục Cổ), Trung Tự (thuộc phường Đông Tác).

5 phường: Phúc Lâm, Phục Cổ, Kim Hoa, Yên Thọ, Hồng Mai.

1 trại: Quỳnh Lôi.

6. Tổng Tiền Nghiêm: 30 thôn.

Vĩnh Xương, Yên Trung Thượng, Yên Trung Hạ, Hoa Ngư chợ Cửa Nam (Nam Môn thị Hoa Ngư thôn), Lưu Truyền, Phù Mỹ, Hoa Cẩm, Nam Phụ, Tứ Mỹ, Cung Tiên, Linh Quang, Linh Đồng, Quang Hoa, Khâm Thiên Giám, Tương Thuận, Liên Thủy, Thái Giao, Pháp Hoa, Hữu Lễ, Thiền Quang, Trung Kính, Hàng Dầu, Bắc Thượng và Bắc Hạ (thuộc phường Cổ Vũ), Thượng Môn (thuộc phường Báo Thiên), Thượng Môn Hạ (thuộc phường Báo Thiên), Thượng Đồng Hạ (thuộc phường Báo Thiên), Cửa Nam (thuộc phường Đông Tác), Tô Tiền, Yên Tập, Nguyên Khánh.

7. Tổng Hữu Nghiêm: 27 thôn, phường.

26 thôn: Yên Hòa, Văn Mặc, Hữu Giám, Hậu Giám, Hữu Biên Giám, Minh Triết, Thị Trung Tiền, Hàng Gạo, Cầu Bươu, Quan Thổ, Ngự Sử, Huy Văn, Đỉnh Tân, Tạo Đế, chợ Giám Hữu Biên (Hữu Biên Giám Thị thôn), Tả Bà Ngô, Hậu Bà Ngô, Trung Tả, ngõ Hàng Kề, Nội Súng, Cổ Thành, Hàng Cháo Giám Hữu Biên (Hữu Biên Giám Hàng Cháo thôn), Phụng Thánh, Giao Trì, Hàng Bột, Trung Tiền.

1 phường: Xã Đàn.

8. Tổng Hậu Nghiêm: 20 thôn.

Hữu Vọng, Nhân Chiêu, Đức Bác, Thanh Nhàn, Thanh Lãng, Cảm Ứng, Hàng Rau, Yên Hội, Hàng Hương (thuộc Yên Hội), Hoa Viên, Thọ Lão, Trung Chí, Lương Xá, Hộ Quốc, ngõ Hàng Trứng, Hàm Châu, Yên Lạc, Tây Hồ, Yên Xá, Trường Khánh.



Huyện Vĩnh Thuận có 5 tổng, 57 xã, thôn, phường, trại.

1. Tổng Thượng: 7 phường.

Hòe Nhai, Thạch Khối, Yên Hoa, Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Nhật Chiêu.

2. Tổng Trung: 6 phường

Thụy Chương, Hồ Khẩu, Bái Ân, Yên Thái, Trích Sài, Võng Thị.

3. Tổng Nội: 10 thôn, trại.

9 trại: Liễu Giai, Vĩnh Phúc (kiêm thôn Cống Yên), Ngọc Hà, Giảng Võ (ba thôn), Cống Vị, Vạn Bảo, Hào Nam, Hữu Tiệp, Thủ Lệ.

1 thôn: Đại Yên.

4. Tổng Hạ: 7 phường, trại20.

3 phường: Quan Trạm, Công Bộ, Thịnh Quang.

4 trại: Nam Đồng, Yên Lãng, Khương Thượng, Thịnh Quang.

5. Tổng Yên Thành: 26 thôn.

Yên Thành, Yên Thuận, Cận Hàn, Yên Ninh Hạ, Yên Canh, Yên Định, Trúc Bạch, Ngũ Xã Tràng, Tứ Chính Tràng, chùa Long Châu, Hậu Khán Sơn, chùa Một Cột, chùa Tăng Phúc, Thanh Ninh, Thanh Trường, Cận Tú Yên, Tiên Châu, Dụ Hậu, Phụ Bảo, Bà Lẽ, Yên Viên, Quán Thánh, Khán Sơn Núi Sưa, Quán Thánh (Trấn Vũ) Trụ Trì, Yên Duyên, Tân Yên.

Bắc Thành địa dư chí lượcĐại Việt địa dư toàn biên (hay Phương Đình dư địa chí) có một vài khác biệt về số lượng và tên các thôn, phường, nhưng không nhiều so với Các tổng trấn xã danh bị lãm. Các tác phẩm địa lý học lịch sử này đều biên soạn theo danh mục các đơn vị hành chính trong khoảng thời gian sau năm 1805 (khi lập phủ Hoài Đức) và trước năm 1831 (khi Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, lấy huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây nhập vào phủ Hoài Đức). Hoài Đức phủ toàn đồ năm 1831 cũng ghi chú một danh mục các đơn vị hành chính của hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận gần như thế.

Cuối thế kỷ XIX, Đồng Khánh địa dư chí lược (1886-1888) cho một danh mục đầy đủ các đơn vị hành chính của hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận. Đây là hệ thống đơn vị hành chính được thiết lập từ cải cách hành chính của Minh Mệnh năm 1831 với một số thay đổi từ sau đó cho đến năm Đồng Khánh 1886-1888. Những địa bạ mang niên đại từ sau 1831 (từ cải cách hành chính của Minh Mệnh thực hiện tháng 10 năm Minh Mệnh 12-1831) đến 1886-1888 đều thuộc hệ thống đơn vị hành chính này. Dĩ nhiên, khi cải cách trước hết là chia đặt lại các tỉnh liên quan đến việc tách nhập các huyện cũ vào các tỉnh mới nên các đơn vị dưới huyện như tổng và các đơn vị cơ sở sẽ thay đổi dần dần sau đó.



Huyện Thọ Xương có 8 tổng, 116 xã, thôn, phường, trại.

1. Tổng Thuận Mỹ: 22 thôn, phường.

20 thôn: Thuận Mỹ, Hữu Đông Môn, Tiên Thị, Nhân Nội, Khánh Thụy Tả, Xuân Yên, Yên Nội (phường Cổ Vũ), Tố Tịch, Kim Cổ, Yên Thái, Phúc Tô, Bảo Khánh, Chân Cầm, Đồng Lạc, Tự Tháp (phường Báo Thiên), Hội Vũ, chợ Đông Thành, Yên Nội Đông Thành, Thượng (phường Cổ Vũ), Tân Khai.

2 phường: Đại Lợi, Đông Hà.

2. Tổng Đồng Xuân: 14 thôn, phường.

12 thôn: Phương Trung, Tiền Trung, Nghĩa Lập, Cổ Lương, Huyền

Thiên, Hà Thanh, Vĩnh Trù, Phủ Từ, Hương Bài (phường Đông Hà), Yên Phú, Đồng Thuận, Đức Môn.

2 phường: Đồng Xuân, Vĩnh Hanh.

3. Tổng Đông Thọ: 13 thôn, phường.

11 thôn: Dũng Thọ, Hương Mính, Ngư Võng, Đông An, Nam Phố, Diên Hưng, Nhiễm Thượng, Trung Yên, Ưu Nghĩa, Cựu Lâu, Thanh Hà.

2 phường: Gia Ngư, Hà Khẩu.

4. Tổng Phúc Lâm: 18 xã, thôn.

17 thôn: Phúc Lâm, Trừng Thanh Thượng, Trừng Thanh Trung Sài Thúc, Trừng Thanh Hạ Kiếm Hồ, Nguyên Khiết Thượng, Nguyên Khiết Hạ, Trừng Thanh Trung Ngũ Hầu, Mỹ Lộc, Hữu Thị Tây Long, Vọng Hà, Hương Nghĩa, Hữu Tân, Nghĩa Dũng, Trang Lâu, Thanh Yên, Trừng Thanh, Bảo Linh.

1 xã: Cơ Xá.

5. Tổng Yên Hòa: 11 thôn, phường.

10 thôn: Yên Hòa, Trung Phụng, Thổ Quan, Hữu Biên Giám, Thanh Miến, Văn Hương, Minh Giám, Cổ Giám, Văn Tân, Lương Sử.

1 phường: Xã Đàn.

6. Tổng Vĩnh Xương: 15 thôn.

Vĩnh Xương, Yên Trung Thượng, Yên Trung Hạ, Long Quang, Linh Động, Bắc Thượng Bắc Hạ (phường Cổ Vũ), Yên Tập, Bích Lưu, Đông Mỹ, Mỹ Đức, Liên Đường, Nam Ngư, Thiền Quang, Tiên Mỹ, Phụ Khánh.

7. Tổng Kim Liên: 15 thôn, phường, trại.

10 thôn: Trung Tự (phường Đông Tác), Phúc Lâm Tiểu, Hòa Mã, Vũ Thạch, Hồi Mỹ, Vân Hồ, Yên Nhất, Thịnh Yên, Đông Tân, Giáo Phường.

4 phường: Kim Liên, Bạch Mai, Phúc Lâm, Phục Cổ.

1 trại: Quỳnh Lôi.

8. Tổng Thanh Nhàn: 8 thôn.

Thanh Nhàn, Lương Yên, Lạc Trung, Lãng Yên, Hàm Khánh, Vọng Đức, Hương Viên, Cảm Hội.

Huyện Vĩnh Thuận có 5 tổng, 40 thôn, trại, phường.

1. Tổng Yên Thành: 12 thôn.

Yên Thành, Yên Trạch, Yên Định, Yên Thuận, Yên Ninh, Lạc Chính, Thanh Bảo, Trúc Yên, Khán Xuân, Châu Yên, Yên Viên, Yên Quang.

2. Tổng Thượng: 7 phường.

Giai Cảnh, Thạch Khối, Yên Phụ, Tây Hồ, Quảng Bá, Nhật Chiêu, Nghi Tàm.

3. Tổng Trung: 6 phường.

Thụy Chương, Hồ Khẩu, Yên Thái, Bái Ân, Võng Thị, Trích Sài.

4. Tổng Nội: 9 trại, thôn.

7 trại: Liễu Giai, Đại Yên, Ngọc Hà, Thủ Lệ, Cống Vị, Vạn Bảo, Hữu Tiệp.

2 thôn: Cống Yên (trại Vĩnh Phúc), Tam Thôn (trại Giảng Võ).

5. Tổng Hạ: 6 phường, trại.

4 trại: Nam Đồng, Khương Thượng, Thịnh Quang, Yên Lãng.

2 phường: Nhược Công, Thịnh Hào.

2.2. Danh mục địa bạ cổ hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận

Trong hai sưu tập địa bạ cổ có một số địa bạ rất quý của hai huyện Vĩnh Xương/Thọ Xương, Quảng Đức/Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Hà Nội thời Nguyễn tức vùng kinh thành Thăng Long xưa.

Trong sưu tập địa bạ Viện nghiên cứu Hán-Nôm có 127 địa bạ huyện Vĩnh Xương/Thọ Xương và Quảng Đức/Vĩnh Thuận. Số địa bạ đó phân bố theo huyện và niên đại như sau:

Bảng 5. Địa bạ Vĩnh Xương/Thọ Xương và Quảng Đức/Vĩnh Thuận

(Viện nghiên cứu Hán-Nôm)


Huyện

1805

1834

1837

Cộng

Vĩnh Xương /

Thọ Xương



2

34

80


2

114


Quảng Đức /

Vĩnh Thuận



1

1

9


1

10


Tổng cộng:

3

35

89

127

Trong sưu tập địa bạ của Trung tâm lưu trữ quốc gia I thuộc Cục văn thư và lưu trữ nhà nước, hai huyện Vĩnh Xương/Thọ Xương và Quảng Đức/Vĩnh Thuận có 166 địa bạ. Số địa bạ này đóng trong 82 tập phân bố theo huyện và niên đại như sau:

Bảng 6. Địa bạ Vĩnh Xương/Thọ Xương và Quảng Đức/ Vĩnh Thuận

(Trung tâm Lưu trữ quốc gia I)

Huyện

1805

1822

1837

1843

Cộng

Vĩnh Xương/

Thọ Xương



7




113





7

113


Quảng Đức/

Vĩnh Thuận



27


2

15

2


29

17


Cộng:

34

2

128

2

166

Каталог: Upload -> Files -> Documents
Documents -> Thanh thực lục và giá trị SỬ liệu về quan hệ giữa nhà thanh và nhà TÂy sơn pgs. Ts sử học Tạ Ngọc Liễn
Documents -> Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu
Documents -> Tranh dân gian Việt Nam đi triển lãm lưu động
Documents -> Minh Thực lục và sách Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa –Việt Nam thế kỷ XIV-XVII phạm Hoàng Quân Lời mở
Documents -> An Nam phong tục
Documents -> PHẦn thứ nhấT: VĂn học thăng long hà NỘI
Documents -> Điều kiện tự nhiên (Đktn), tài nguyên thiên nhiên (tntn), môi trường sinh thái của Hà Nội khá phong phú và đa dạng

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương