Điều kiện tự nhiên (Đktn), tài nguyên thiên nhiên (tntn), môi trường sinh thái của Hà Nội khá phong phú và đa dạng



tải về 231.89 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích231.89 Kb.
#39552
  1   2   3   4   5   6
LỜI NÓI ĐẦU

Nhận thức rõ tính bức xúc và tầm quan trọng của vấn đề quản lý thống nhất tài nguyên và môi trường ở các cấp, Nhà nước đã có các bộ luật: Luật bảo vệ môi trường (1993), Luật Tài nguyên nước (1999), Luật Tài nguyên đất (2003), Luật Tài nguyên rừng (2004)..., nhưng việc thực thi các luật này còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là các công trình nghiên cứu ĐTCB tổng hợp ở các cấp lãnh thổ còn ít, không đồng bộ nên chưa cung cấp được luận cứ khoa học cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên, môi trường và hoạt động KT - XH ở các địa phương. Bộ KHCN & MT (nay là Bộ KH & CN, Bộ TN & MT) đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình về sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai... trong đó có những đề tài, đề án có đề cập từng phần đến lãnh thổ Hà Nội như: KHCN-07-04, KHCN-07-11, KC-08-02. Các chương trình, đề tài, đề án kể trên đã thu được nhiều kết quả có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn. Song đến nay việc khai thác sử dụng các kết quả này phục vụ cho sự nghiệp phát triển Thủ đô Hà Nội còn chưa được quan tâm đúng mức.

Điều kiện tự nhiên (ĐKTN), tài nguyên thiên nhiên (TNTN), môi trường sinh thái của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội với các phong tục tập quán sản xuất, truyền thống văn hoá ở mỗi địa phương cũng mang những sắc thái riêng. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, giao dịch quốc tế và an ninh quốc phòng của cả nước; Hà Nội có vị thế địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của vùng Đồng bằng sông Hồng và của nước ta. Song nơi đây cũng đang gặp phải những vấn đề môi trường bức xúc do thiên tai: úng ngập, thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường... đặc biệt, việc khai thác ĐKTN, TNTN mạnh mẽ, manh mún, thiếu sự giám sát quản lý chặt chẽ ở một số khu vực đang làm cho một số dạng tài nguyên bị cạn kiệt nhanh chóng, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề, nhất là sức ép của quá trình đô thị hoá làm cho cân bằng sinh thái tự nhiên bị phá vỡ. Đây đang là những rào cản lớn của quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng lãnh thổ theo hướng bền vững. Trong hơn 2 thập niên qua Hà Nội đã tiến hành một số đề tài nghiên cứu về một số loại hình tài nguyên quan trọng như: địa chất và khoáng sản, nước mặt, nước dưới đất, đất và việc sử dụng các bãi bồi ở đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội... Nhìn chung các công trình nghiên cứu về địa lý lãnh thổ trong thời gian qua ở Hà Nội cho thấy phần lớn tập trung vào đánh giá hiện trạng và xử lý môi trường, các kết quả nghiên cứu tổng hợp về ĐKTN, TNTN còn ít, thiếu hệ thống và tản mạn, không đồng bộ và còn tách biệt nhau cho từng đối tượng riêng lẻ... làm cho việc sử dụng các nguồn dữ liệu này để lập quy hoạch tổng thể và các kế hoạch chiến lược khai thác lãnh thổ gặp nhiều khó khăn và thường chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Hiện nay và trong tương lai vài thập niên tới là thời kỳ gia tăng mạnh mẽ và phát triển toàn diện Hà Nội để xứng với tầm vóc Thủ đô của một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều vấn đề cấp bách về sử dụng hợp lý ĐKTN, TNTN và môi trường đã, đang và sẽ nảy sinh rất phức tạp ở các quy mô khác nhau cần thiết phải được xem xét, xử lý, khắc phục, phòng ngừa... Trước hết cần phải nhận thức được sâu sắc những qui luật cơ bản của thiên nhiên và dự báo về biến động của nó để phát triển bền vững. Chính vì lẽ đó Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND thành phố Hà Nội và Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.09 đã giao cho Viện Địa lý chủ trì thực hiện đề tài cấp Nhà nước: "Nghiên cứu phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, địa lý, môi trường góp phần định hướng phát triển không gian của Thủ đô Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XXI" mã số KX - 09 - 01. Điều này cũng nhằm thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị TW Đảng số 36-CT/TW, ngày 25/6/1998 về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và Chỉ thị số 32/CT-BCT, ngày 4/5/1998 của Bộ Chính trị về việc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Đồng thời đáp ứng những chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và của Thành phố Hà Nội.

Nội dung báo cáo tổng quan là tập hợp các kết quả nghiên cứu của tập thể 88 cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc 8 cơ quan Trung Ương thực hiện trong 3 năm từ 2005 - 2007, có bổ sung thêm các tư liệu thực tế của các Sở, Ban, Ngành của Hà Nội.

Để các kết nghiên cứu sớm được ứng dụng vào thực tiễn chúng tôi xin giới thiệu báo cáo tổng quan của đề tài trong khuôn khổ tủ sách Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin quý báu, có giá trị về khoa học và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô anh hùng của chúng ta.

Do hạn chế về kinh phí và thời gian biên soạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp.

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LÃNH THỔ HÀ NỘI

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Lãnh thổ Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, có lịch sử được bắt nguồn từ những ngày đầu dựng nước của tổ tiên ta. Cổ Loa đã từng là kinh đô của hai triều đại phong kiến Việt Nam. Đến đầu thế kỷ XI, khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long thì công cuộc xây dựng Hà Nội được mở rộng và phát triển... Ngay từ thời đó, trong chiếu dời đô đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng về vị thế địa lý của vùng Hà Nội: "Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi Nam - Bắc - Tây - Đông, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi, xem khắp nước ta, chỉ nơi đây là thắng địa. Thật là chốn tụ hội của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".

Trải qua bao thăng trầm với các biến cố của ngót nghìn năm lịch sử, lãnh thổ Hà Nội tính đến tháng 12 năm 2007 nằm ở vị trí 20o53' đến 21o23' độ vĩ Bắc và 105o44' đến 106o02' độ kinh Đông. Từ Bắc xuống Nam dài khoảng 54 km, từ Đông sang Tây nơi rộng nhất khoảng 30 km. Hà Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2 và dân số tính đến năm 2006 là 3,2 triệu người. Hà Nội có 9 quận nội thành: Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, và 5 huyện ngoại thành: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì. Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông; Vĩnh Phúc ở phía Tây; Hà Tây ở phía Nam và Tây Nam (hình 1.1).

Hà Nội vốn có vị trí địa lý tự nhiên - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết XV NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 15 tháng 12 năm 2000) đã xác định: Hà Nội "là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế". Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc bộ cũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ôtô, sắt, thuỷ và hàng không. Hà Nội có 2 sân bay, là đầu mối giao thông của 4 tuyến đường sắt, 5 tuyến đường quốc lộ. Với việc nâng cấp quốc lộ 5, cải tạo quốc lộ 1A, xây dựng đường quốc lộ 1B và quốc lộ 18 nối Hà Nội với khu vực cảng của Quảng Ninh, là khu vực có 2 cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc. Đó là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển mạnh giao lưu buôn bán với nước ngoài, tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học và kỹ thuật của thế giới; tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vào quá trình phát triển năng động của vùng Đông Á - Thái Bình Dương.



1.2. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT

1.2.1. Địa tầng

Trong phạm vi thành phố Hà Nội có mặt không liên tục các phân vị địa tầng từ Protezozoi đến Kainozoi với tổng bề dày của địa tầng trước Đệ tứ là 213,5m và của Đệ tứ là 213,8 m bao gồm 16 phân vị địa tầng (hình 1.2).

Trong 16 phân vị địa tầng, có 7 phân vị địa tầng trước Đệ tứ và 9 phân vị địa tầng Đệ tứ. Diện lộ của các thành tạo trước Đệ tứ khoảng 100 km2 trong tổng số 920,97 km2 diện tích tự nhiên thành phố Hà Nội; chúng phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thuộc huyện Sóc Sơn. Diện tích còn lại khoảng 820 km2 là diện phân bố của các thành tạo trầm tích Đệ tứ trên địa bàn các huyện ngoại thành và 9 quận nội thành.

Tổng hợp các nguồn tài liệu đã có [50, 126, 132, 133], trên diện tích thành phố Hà Nội có mặt các phân vị địa tầng từ cổ đến trẻ như sau:



Каталог: Upload -> Files -> Documents
Documents -> Thanh thực lục và giá trị SỬ liệu về quan hệ giữa nhà thanh và nhà TÂy sơn pgs. Ts sử học Tạ Ngọc Liễn
Documents -> Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu
Documents -> Tranh dân gian Việt Nam đi triển lãm lưu động
Documents -> Minh Thực lục và sách Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa –Việt Nam thế kỷ XIV-XVII phạm Hoàng Quân Lời mở
Documents -> Trong vài thập kỷ trở lại đây, nguồn tư liệu địa bạ được nhiều nhà khoa học quan tâm khai thác
Documents -> An Nam phong tục
Documents -> PHẦn thứ nhấT: VĂn học thăng long hà NỘI

tải về 231.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương