Trần Minh Hợi2 TÓm tắT



tải về 415.28 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích415.28 Kb.
#34721
1   2   3
2.6. Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D. Don)

- Đặc điểm hình thái: cây gỗ nhỡ, cao tới 30m với đường kính tới 1m; thân tròn, dáng thẳng với tán trãi rộng; lá mọc cách, thường nhọn dần ở đầu lá, dài 7 - 15 cm và rộng tới 2 cm, gân giữa nổi rõ ở cả hai mặt. Nón phân tính khác gốc, nón cái cuống dài 1-2 cm, nón đực thường không cuống và dài tới 5 cm; hạt hình trứng, dài tới 1,5 cm.

-
Thông tre lá dài (Dacrycarpus imbricatus) phân bố ở khu vực Bản Vịn
Phân bố tại khu BTTN Xuân Liên:
Thông tre lá dài bắt gặp ở 7/15 tuyến điều tra thuộc 2 khu vực Bản Vịn và đỉnh Pù Gió; độ cao phân bố tại

khu vực Bản Vịn từ 1.127m-1.468m tại 3 tiểu khu 484, 489, 497; khu vực Pù Gió phân bố ở độ cao 805m đến 1.190m tại lâm phần tiểu khu 516. Cá thể Thông tre lá dài lớn nhất bắt gặp có Hvn = 23m, D1.3= 22cm.

- Đặc điểm sinh thái: Thông tre lá dài mọc phân tán, tại khu vực Bản Vịn Thông tre lá dài mọc hỗn giao với các loài Hạt trần như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii); khu vực Pù Gió Thông tre lá dài mọc hỗn giao với Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Pơ mu (Fokienia hodginsii); ngoài ra chúng mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng như Táu muối (Vatica odorata), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Chò (Parashorea chinensis), Gội (Aglaia tomentosa)...

- Khả năng tái sinh: Điều tra bắt gặp 72 cá thể Thông tre lá dài tái sinh/7tuyến, khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt, triển vọng tái sinh tốt. Thông tre lá dài tái sinh đi kèm vi các loài Hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Pơ mu (Fokienia hodginsii) và các loài cây lá rộng như: Táu muối (Vatica odorata), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia)... Do không phát hiện Thông tre lá dài trưởng thành nên không thiết lập các ÔDB điều tra, nghiên cứu tái sinh xung quanh gc cây mẹ.

2



.7. Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub)

-
Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus)

ở khu BTTN Xuân Liên


Đặc điểm hình thái: cây gỗ mọc đứng, vượt tán, ít cành, cao tới 35 m, đường kính tới 1m (đôi khi đạt 2 m); vỏ màu nâu đỏ hoặc trắng, nhựa màu hơi nâu; lá có hai dạng: lá trên cây già thực tế trở thành dạng vảy, xếp gối lên nhau, có gờ ở mặt lưng, hình tam giác dài, 1-3 x 0,4-0,6 mm. Lá non xếp thành hai dãy, gần hình dải, dài 10-17 mm rộng 1,2-2,2 mm, dần dần mất cách xếp hai dãy khi cây trưởng thành; nón cái đơn độc hay thành cặp 2 ở đỉnh nhánh con, chỉ có một hạt hữu thụ; nón đực hình trụ, ở nách lá, khi chín màu đỏ.


- Phân bố tại khu BTTN Xuân Liên: Thông nàng phân bố cũng rất hẹp. Khu vực Trại Keo phát hiện duy nhất 1 cá thể trưởng thành ở độ cao 1.468m có tọa độ VN 2000 (499299-2207527); khu vực Pù Gió, điều tra phát hiện 11 cá thể; độ cao phân bố từ 807m đến 914m.

- Đặc điểm sinh thái: Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) mọc hỗn giao với loài cây Hạt trần như Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) và các loài cây lá rộng như Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Chẹo (Engelhardtia sp.), Re (Cinnamomum iners), Phân mã (Archidendron balansae), Côm tầng (Elacocarpus dubius)…

- Khả năng tái sinh: Thông nàng tái sinh tự nhiên bắt gặp ở 2 khu vực bản Vịn (Trại Keo) và Pù Gió. Thông nàng tái sinh tự nhiên tương đối tốt, tại 3 tuyến điều tra bắt gặp cây mẹ đều phát hiện thấy cây con tái sinh tự nhiên nhưng số lượng cây con Thông nàng tái sinh không nhiều (bản Vịn phát hiện 10 cá thể cây con/1 tuyến điều tra; Pù Gió phát hiện 46 cá thể Thông nàng tái sinh/2 tuyến điều tra). Thông nàng tái sinh đi kèm vi các loài Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia), Chẹo (Engelhardtia sp.), Re (Cinnamomum iners), Phân mã (Archidendron balansae), Côm tầng (Elacocarpus dubius), Sồi (Lithocarpus dussandi)...

Thông nàng tái sinh kém trong tán cây mẹ với 6 cá thể chiếm 13,3% tổng số cây tái sinh điều tra được và ngoài tán cây mẹ 39 cá thể chiếm 86,7% tổng số cây tái sinh điều tra; các cá thể tái sinh ở giai đoạn cây mạ chịu bóng có sức sống khá cao, mật độ tái sinh đạt 2.343cây/ha. Không phát hiện Thông nàng tái sinh chồi, chỉ tái sinh có nguồn gốc từ hạt.

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Tại khu BTTN Xuân Liên đã điều tra, xác định được 7 loài Hạt trần thuộc 7 chi, 4 họ; chiếm 21,21% tổng số loài, 80% tổng số họ của các loài Hạt trần bản địa đã được ghi nhận ở Việt Nam. Có 4 loài Hạt trần quý hiếm, đặc hữu có tên trong sách đỏ Thế giới; 3 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007 và 3 loài có tên trong Nghị định 32/NĐ-CP của Chính phủ. Tất cả 7 loài Hạt trần điều tra được có ý nghĩa bảo tồn đặc biệt đối với khu BTTN Xuân Liên.

- Đã xác định và mô tả đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, khả năng tái sinh tự nhiên và tính cạnh tranh của các loài đối với từng loài Hạt trần ở khu BTTN Xuân Liên phục vụ công tác quản lý, bảo tồn thiên nhiên.



2. Khuyến nghị

- Quy hoạch vùng bảo tồn của các loài Hạt trần tại 2 khu vực Bản Vịn và Pù Gió, xây dựng chương trình giám sát để có những biện pháp bảo tồn thích hợp. Riêng đối với 2 loài Kim giao và Bách xanh do số lượng cá thể ít, phân bố hẹp cần sớm có chương trình điều tra chuyên sâu để nhân giống, dẫn nhập giống thử nghiệm gây trồng để bảo tồn các loài.



- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trên các mặt: rà soát mạng lưới bảo vệ rừng trong khu bảo tồn từ củng cố tổ đội bảo vệ rừng ở thôn (bản), lực lượng thanh niên xung kích đến mạng lưới các Trạm bảo vệ rừng, Trạm Kiểm lâm; bố trí đủ biên chế cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ rừng; đào tạo, nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho lực lượng Kiểm lâm rừng đặc dụng; tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cấp chính quyền và người dân trong vùng nhằm thực hiện hiệu quả phương châm ”xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng”.

- Có cơ chế chính sách đặc thù đầu tư cho vùng đệm, thu hút nguồn vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các loài Hạt trần quý hiếm, đặc hữu; thực hiện hiệu quả chương trình nghiên cứu khoa học, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm để từng bước hạn giảm áp lực vào tài nguyên rừng tự nhiên, đặc biệt là các loài Hạt trần hiện có trong khu bảo tồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

  1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Vit Nam, PhầnII - Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội

  2. Nguyn Tiến Hip, Phan Kế Lc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, Alios Farjon, Leonid Averyanov và Jacinto Regalado Jr (2004), Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Ni.

  3. Phan Kế Lộc (1984), “Các loài thuộc lớp Thông Pinopsida của hệ thực vật Việt Nam”, Tp chí Sinh hc, Trang 6(4), 5-10.

  4. Phan Kế Lc & Nguyn Tiến Hip (1999), “Cunninghamia konishii Hayata có mc hoang di Vit Nam hay không và tên khoa hc ca cây Sa mc du là gì?”, Tuyn tp công trình hi tho Đa dng sinh hc Bc Trường Sơn (ln th hai), 61-64. Nxb Đại hc quc gia, Hà Ni.

  5. Philip Ian Thomas, Nguyễn Đức Tố Lưu (2004), Cây lá kim Vit Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

  6. Viện điều tra quy hoạch rừng (1999): Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Xuân Liên giai đoạn 2000 - 2005.

SUMMARY

Xuan Lien nature reserve is located in Thuong Xuan district, Thanh Hoa province. This area very important because of high biodiversity value and watershed protection forest for Cua Dat hydropower station in particular downstream of Thanh Hoa province in general. The gymnosperm species play an important role in forest ecosystems of protected areas. The survey results significant contribution for long-term management in the area. The result of research in 2010 had showed that there are 7 gymnosperm species, belong to 4 families in Xuan Lien nature reserve (Calocedrus macrolepis (Kurz) Benth & Hook, Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas, Cunninghamia konishii Hayata, Dacrycarpus imbricatus (Blume) D. Laub, Nageia wallichiana (C.Presl) O.Kuntze, Podocarpus neriifolius D. Don, Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger). Of them 4 species are listed in IUCN Red List (2009) and 3 species in Viet Nam Red Book (2007). The author had described morphological characteristics of all gymnosperm species, but also studied on ecological characteristics, distribution and natural regeneration of them.

Каталог: fckeditor -> editor -> filemanager -> connectors
fckeditor -> LUẬt hình sự HÀ NỘI, 11/2015 LỜi nóI ĐẦU
fckeditor -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế Quảng Bình thời kỳ 2011 2020
fckeditor -> BỘ B­u chíNH, viễn thông tcn tiêu chuẩn ngành tcn 68 254 : 2006 CÔng trình ngoạI VI viễn thông quy đỊnh kỹ thuậT
connectors -> BỘ TÀi chính số: 160
connectors -> PHỤ LỤC 1 danh mục các chưƠng trình kh&cn trọng đIỂm cấp nhà NƯỚc giai đOẠN 2011- 2015 ĐÃ ĐƯỢc bộ kh&cn phê duyệT
connectors -> Mẫu A1-Đxnv phiếU ĐỀ xuất nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ CẤp tỉnh phú YÊN 2017
connectors -> Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Xây dựng-Kiến trúc khi cộng đồng kinh tế asean hình thành

tải về 415.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương