Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


a) Giáo dục mục đích, động cơ học tập cho sinh viên



tải về 1.55 Mb.
trang128/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   124   125   126   127   128   129   130   131   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

2. Quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ

a) Giáo dục mục đích, động cơ học tập cho sinh viên


Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động đó. Hoạt động học tập của sinh viên có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó phải được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ học tập. Động cơ học tập cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ học tập, khẳng định mình, mong muốn thành thạo nghề nghiệp tương lai… cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khát khao tri thức.
Công tác giáo dục mục đích, động cơ học tập cho sinh viên trong trường đại học cần tập trung thực hiện một số công việc sau:
- Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, mục đích, lý tưởng sống.
- Nâng cao nhận thức của sinh viên về mục tiêu, yêu cầu của ngành học.
-Xây dựng bầu không khí tích cực học tập, động viên, giúp đỡ nhau trong tập thể sinh viên.
- Kích thích tinh thần say mê học tập, nghiên cứu khoa học.
b) Dạy phương pháp học tập cho sinh viên
Phương pháp học tập là những cách thức tiếp thu, xử lý, vận dụng nội dung học tập theo cách riêng của mỗi người học nhằm đạt được hiệu quả học tập cao nhất. Phương pháp học tập của sinh viên bậc đại học có nhiều điểm khác so với học sinh bậc trung học, do đó, trường đại học cần dạy cho sinh viên phương pháp học tập bậc đại học ngay từ đầu khóa học.
Dạy cách lập kế hoạch học tập
Đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải chủ động trong suốt quá trình học tập và phải có kế hoạch học tập thật chặt chẽ, khoa học mới có thể đạt được kết quả cao trong học tập.
- Dạy cho sinh viên kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập gồm các giai đoạn: Liệt kê và ghi ra những công việc cần làm; tự xây dựng kế hoạch học tập theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học; sắp xếp, phân phối thời gian hợp lý cho những nhiệm vụ học tập, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng; xác định thời gian phải hoàn thành công việc; tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và rút kinh nghiệm.
- Dạy cách lập kế hoạch sử dụng thời gian: Phân bổ thời gian học tập và sinh hoạt hợp lý. Việc làm này giúp sinh viên làm chủ được quỹ thời gian, không quên các công việc sẽ phải làm và không bị động trước các nhiệm vụ học tập.
Dạy cách nghe giảng và ghi bài trên lớp
Nghe giảng bài và ghi chép bài giảng hiệu quả giúp cho sinh viên nắm bắt thông tin nhanh chóng và vững chắc.
- Dạy nguyên tắc chính của việc nghe giảng và ghi chép bài giảng: Nghe và ghi đầy đủ, tỉ mỉ để có khả năng kết hợp cao nhất đồng thời thính giác, thị giác và tri giác, nhờ đó sinh viên hiểu và tái hiện thông tin – tri thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất.
- Dạy các thủ thuật nghe - ghi: Cách viết tắt, viết gạch chân để nhấn mạnh và dễ nhớ.
Dạy cách học bài
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên phải dành nhiều thời gian cho việc tự học như chủ động tìm tài liệu liên quan đến môn học, đọc sách, đi thư viện, học nhóm, làm bài tập, tiểu luận…
- Dạy cách tự học: Dạy cho sinh viên biết các phương pháp để tự học đạt được hiệu quả cao.
- Dạy cách học nhóm: Dạy sinh viên cách giao tiếp, trình bày diễn giải bằng lời, học cách thuyết phục đồng nghiệp, học cách quản lý và tự tổ chức nhóm học tập, hội thảo…
Dạy cách đọc sách
Trang bị cho sinh viên kỹ năng và phương pháp đọc sách, tài liệu hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng tự học của sinh viên.
- Dạy cách chọn sách đọc: Chọn sách cho phù hợp với mục tiêu môn học, trình độ người học, phục vụ yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp…
- Dạy cách đọc sách và ghi chép: Để lưu giữ thông tin, để bổ sung bài giảng và để tự học nâng cao tri thức, năng lực…
Dạy cách nghiên cứu giải quyết vấn đề
Khi học ở bậc đại học, sinh viên phải thường xuyên làm các bài tập, đồ án, tiểu luận hoặc làm các đề tài nghiên cứu khoa học. Ngay từ đầu khóa học, cần trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và cách thức lựa chọn vấn đề, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
- Dạy cách chọn vấn đề: Dạy cách chọn vấn đề có ý nghĩa khoa học hoặc có ý nghĩa thực tiễn; chọn vấn đề theo sở thích hoặc theo hệ thống nghiên cứu của giảng viên, của Khoa, Trường…
- Dạy cách nghiên cứu vấn đề: Cách xây dựng đề cương nghiên cứu; cách thu thập tư liệu; cách viết tổng quan; cách phân tích, tổng hợp và bình luận, đánh giá các tư liệu thu thập được và đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề…
- Dạy cách giải quyết vấn đề: Cách chọn lọc phương pháp giải quyết vấn đề, các bước triển khai giải quyết vấn đề, các thử nghiệm giải quyết vấn đề, cách kiểm tra đánh giá kết quả giải quyết vấn đề.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   124   125   126   127   128   129   130   131   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương