Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm


Mối quan hệ giữa đo lường và tiêu chuẩn hoá



tải về 0.56 Mb.
trang50/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   64
Giáo trinh QTCL

3.2 Mối quan hệ giữa đo lường và tiêu chuẩn hoá


Giữa đo lường và tiêu chuẩn hoá có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau, thúc đẩy nhau cùng phất triển. Đo lường có tác động tích cực đối với tiêu chuẩn hoả. Đo lường là công cụ để tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, chọn lựa các yêu cầu, định mức hợp lý đối vối các chỉ tiêu của tiêu chuẩn, là công cụ để điếu khiển các quả trình sản xuất theo tiêu chuẩn, là công cụ đế kiểm tra các chỉ tiêu của sản phẩm xem có đạt yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn hay không.
Tiêu chuẩn thê hiện rõ những điểm trọng yếu của từng công việc, xác định công việc trên cơ sở phương pháp thao tác và kết quả, ghi phương pháp tiến hành công việc cụ thê đôi với các vấn đề phát sinh. Nhờ đó làm cho sản phẩm, chi tiết được sản xuất ra như nhau.
Đánh giá chất lượng bao giờ cũng căn cứ vào các tiêu chuẩn để đo đạc độ chính xác của từng sản phẩm. Đo lường tạo điều kiện mô tả chính xác tình trạng của sản phẩm.
Ngoài ra nó còn gián tiếp cung cấp những cơ sở khoa học tiên tiến cho quả trình xây dựng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn hoá chỉ phát huy được chức năng của mình khi có hệ thống đo lường chính xác. Ngược lại, đo lường lại sử dụng tiêu chuẩn hoá như một công cụ để phát triển thông qua việc quy đinh các đơn vị đo và phương tiện đo thống nhất. Tiêu chuẩn hóa là biện pháp quan trọng để đo lường mang lại hiệu quả cao. Nó góp phần đảm bảo tính thống nhất và độ chính xác cản thiết của các phép đo, quy định các yêu cầu hợp lý về đo lường, thống nhất hoá và đảm bảo trình độ chất lượng cần thiết của các phương tiện đó được sản xuất.

3.3 Tầm quan trọng hệ thống đo lường chất lượng


Đo lường là hoạt động hết sức cần thiết trong đời sống, trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Đòi sống kinh tế và tiến bộ khoa học - kỹ thuật càng phát triển thì đo lường càng trở nên quan trọng hơn. Mọi hoạt động của con người cần phải được đo, đánh giá thông qua những đơn vị đo và thước đo riêng. Đo lường là cơ sở để đánh giá trình độ và chất lượng của các hoạt động nhờ đó có những quyết định đúng đắn và hợp lý. Nó mô tả chính xác về tình trạng và triển vọng phát triển của các ngành khoa học, là phương tiện để tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, lựa chọn các phương án, các tiêu chuẩn đối vối từng chỉ tiêu chất lượng. Sẽ không có hệ thống tiêu chuẩn khi không có đo lường. Đo lường còn là công cụ để kiểm tra, kiểm soát chất lượng của các hoạt động và chất lượng của hàng hoá hoặc dịch vụ. Dựa trên các kết quả đo lường người ta mối có nhũng kết luận chính xác về tình hình hoạt động trong thực tê và có căn cứ thực tiễn để đưa ra các quyết định điều chỉnh, cải tiến công tác quản lý kinh tế và kỹ thuật. Một trong những mục tiêu của đo lường chất lượng là thu thập thông tin cho quá trình ra quyết định hoạt động ổn định và dự báo những khả năng có thể xảy ra trong tương lai. Quản lý chất lượng không thể tách rời công tác đo lường. Thông qua đo lường để nắm bắt đánh giá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và mọi hoạt động. Kết quả của đo lường giúp cán bộ quản lý chất lượng đưa ra những quyết định đúng đắn. chính xác, kịp thời trong quản lý chất lượng.
Dựa vào kết quả đo lường mới hoàn thiện được quản lý chất lượng.


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương