Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm


Đo lường chất lượng 3.1 Khoa học đo lường



tải về 0.56 Mb.
trang49/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   64
Giáo trinh QTCL

3. Đo lường chất lượng

3.1 Khoa học đo lường


Đo lưòng là kỹ thuật để con người tìm hiểu, khảo sát, trên cơ sỏ đó phát hiện những hiểu biết mới về tự nhiên, giúp con người kiểm nghiệm lại các lý thuyết, định luật, định lý trong khoa học. Đo lường lượng hoá các tính chất của vật chất. Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, đo lường được sử dụng để xác định múc độ chất lượng đạt được của sản phẩm, dịch vụ, các quá trình và các hoạt động khác. Đo lường là một nội dung quan trọng của quản lý chất lượng trong câc doanh nghiệp, là cơ sỏ của mọi hệ thống điều chỉnh, điều khiển trong sản xuất, là công cụ để đảm bảo tính liên kết, hợp tác trong sản xuất - kinh doanh, để tăng nàng suất lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo đúng những tiêu chuẩn đã đặt ra.
Khoa học đo lường gồm ba bộ phận chính là lý thuyết đo, kỹ thuật đo và đo lường pháp quyền. Lý thuyết đo là khoa học nghiên cứu về câc vấn đề lý thuyết chung của phép đo như đơn vị đo, hệ đơn vị chuẩn, phương pháp đo, sai sô đo, cách xử lý kết quả đo các cơ sở để đảm bảo tính thống nhất và chính xác của phép đo.
Kỹ thuật đo là bộ phận nghiên cứu chung về phương tiện đo, các đặc trưng của phương tiện đo, tiêu chuẩn hoá câc đặc trưng này, phương pháp và phương tiện kiểm định phương tiện đo.
Đo lường pháp quyền nghiên cứu về tổ chức, pháp lý như các điều lệ về tổ chức, câc quy định và biện pháp chung để đảm bảo tính thông nhất và độ chính xác của các phép đo.
Muốn biết rõ giá trị của các đại lượng ta phải tiến hành các phép đo. Bản chất của phép đo là sự so sánh đại lượng cần đo với một đại lượng cùng loại vởi nó được chọn làm đơn vị đo. Đặc trưng quan trọng nhất của phép đo là tính thống nhất và độ chính xác. Tính thống nhất có được là nhờ đơn vị đo đã được tiêu chuẩn hoá. Các phép đo thống nhất khi kết quả đo được biểu thị theo đơn vị hợp pháp đã được quy định thống nhất và sai số của nó đã được biết ứng vói một mức độ tin cậy nào đó. Sai sấ của phép đo là sự lệch giữa kết quả đo và giá trị thực của đại lượng được đo. Sai số có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do sai sô' lấy mẫu, sai sô' của phép đo và của phương tiện đo. Phép đo không thống nhất thì kết quả không thể ứng dụng rộng rãi, khó có cơ sỏ để ra quyết định đúng đắn.
Độ chính xác của phép đo đặc trưng cho mức độ sát sao của kết quả đo so với giá trị thực của đại lượng và được đánh giá bằng mức độ xác thực và độ tập trung của kết quả đo. Độ xác thực là độ lệch giữa giá trị thực và giá trị trung bình của các giá trị đo. Độ tập trung là mức độ xếp gần nhau của các giá trị đo thu được. Tuỳ theo mục đích sử dụng cụ thể, mỗi phép đo phải đạt được độ chính xác cần thiết nào đó đủ để phục vụ cho yêu cầu thực tiễn. Phép đo có giá trị thực tế khi sai lệch giữa giá trị thực tế và tiêu chuẩn quy định trong văn bản nằm trong giói hạn cho phép. Nhũng giá trị giối hạn đó gọi là giá trị giới hạn định múc lớn nhất hoặc nhỏ nhất của chỉ tiêu đo. Chênh lệch giữa giá trị giới hạn định múc lớn nhất và nhỏ nhất gọi là dung sai. Nếu phép đo không đảm bảo độ chính xác thì không thể sử dụng được cho mục đích đã định, phép đo trở thành vô nghĩa.
Do đó, để đo lường có thể ứng dụng phô biến và có hiệu quả thì các phép đo phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo tính thống nhất và chính xác ỏ mức độ cần thiết.
- Đảm bảo sự phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất. Thể hiện thông qua đơn vị đo nhiều hơn, chính xác hơn, nhanh hơn, phạm vi rộng hơn.
- Chi phí cho đo lường phải thấp hơn so vối lợi ích của nó đem lại.
- Cần quản lý chặt chẽ và khoa học công tác đo lường.

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương