Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp


Về xây dựng không gian, kết cấu hạ tầng KT-XH giai đoạn 2006-2012



tải về 1.8 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

2.4. Về xây dựng không gian, kết cấu hạ tầng KT-XH giai đoạn 2006-2012


2.4.1. Xây dựng hệ thống đô thị và khu sản sản, kinh doanh tập trung

a. Xây dựng hệ thống đô thị

Hệ thống đô thị phát triển tích cực, tạo ra động lực tăng trưởng và điều phối phát triển KT-XH, chuyển dịch dân cư nông thôn sang đô thị, tạo tiền đề quan trọng để tái cấu trúc kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cụ thể:

Đến nay, toàn tỉnh đã có 17 đô thị, trong đó 01 thành phố loại 3 là thành phố Bắc Giang; 02 đô thị loại 4 là thị trấn Thắng, Chũ và 14 đô thị loại 5 là thị trấn Bích Động, Nếnh, Vôi, Kép, Neo, Tân Dân, Đồi Ngô, Lục Nam, Cao Thượng, Nhã Nam, Cầu Gồ, Bố Hạ, An Châu, Thanh Sơn.

Thành phố Bắc Giang và các thị trấn trung tâm huyện lỵ đã phát huy được vai trò là trung tâm chính trị - thương mại dịch vụ - văn hóa - đào tạo, trung tâm phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ.



Tổng diện tích đất tự nhiên của đô thị là 13.182ha. Trong số các đô thị còn có một số đô thị có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ để phát triển trong lâu dài như thị trấn Kép, Bố Hạ, Nhã Nam, Cầu Gồ.

Biểu 22: Một số chỉ tiêu phát triển đô thị GĐ 2006-2012


TT


Hạng mục


ĐVT


Năm

2005


Năm

2010


Năm

2012


Đánh giá



1

Hệ thống đô thị
















1.1

Thành phố (III)

Khu

1

1

1




1.2

Đô thị loại IV

Khu

0

0

1




1.3

Đô thị loại V

Khu

14

15

15




2

Chỉ tiêu đặc trưng
















2.1

Tỷ lệ dân số thành thị

%




9,65

9,7




2.2

Diện tích nhà ở

m2/người

15,3

16,9

17,4




2.3

DT cây xanh/người

m2/người

12,3

11,5

10,6




Nguồn: Sở xây dựng tỉnh Bắc Giang



Ảnh 1: Thành phố Bắc Giang nhìn từ cầu Mỹ Độ

b. Phát triển các KCN, CCN, nhà máy phân đạm…

Thành tựu tổ chức không gian có bước chuyển biến, tạo ra bước đột phát phát triển CN-XH và xuất khẩu hàng hóa thời kỳ CHN và HNQT do hình thành hệ thống KCN (xem kỹ ở phần phụ lục), CCN và mở rộng nhà máy đạm Hà Bắc, nhà máy nhiệt điện Sơn Động. Cụ thể:

- Khu công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh có 5 KCN đã được phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích là 1.163,7 ha, đến nay đã có 4 KCN đi vào hoạt động (KCN Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung). Cụ thể tình hình hoạt động của các KCN như sau:

+ KCN Đình Trám diện tích là 127 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 92,84%. Hiện nay đã cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.

+ KCN Quang Châu, tổng diện tích 426ha, đến nay chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng đạt 65% diện tích toàn khu công nghiệp, đang xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.

+ KCN Song Khê - Nội Hoàng, tổng diện tích đất quy hoạch 158,7ha, đã giải phóng mặt bằng được 82,6ha, bằng 52% diện tích toàn KCN, san lấp mặt bằng được 77ha bằng 48,5% diện tích KCN. Trong khu đang xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.

+ KCN Vân Trung: tổng diện tích 350,3 ha, đến nay chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng được 140 ha, đầu tư xây dựng hàng rào KCN, xây dựng 1,2 km đường giao thông và hệ thống thoát nước.

Biểu 23: Hiện trạng KCN, CCN và nhà máy đạm theo thời gian


TT

Hạng mục

Đơn vị

2005

2010

2012


Ghi chú


1

KCN, CCN
















1.1

KCN

Khu




5

5

Tỷ lệ thuê đất thấp do 2 khu và 23 cụm chưa hoạt động

1.2

CCN

Cụm




34

34

2

Khu đạm Hà Bắc













Đang triển khai thực hiện mở rộng quy mô

3

Làng nghề

Làng




33

33

Chiếm 7,6% số làng có nghề

Nguồn: Sở KH&ĐT;

Tuy nhiên, KCN Vân Trung, Việt Yên (350,3 ha) đang triển khai xây dựng hạ tầng và KCN Việt-Hàn chưa triển khai nay đã bị rút giấy phép đầu tư.

- Mở rộng nhà máy đạm Hà Bắc: Nhà máy phân đạm Hà Bắc (đứa con đầu đàn CN Việt Nam đi vào hoạt động từ những năm 60 thế kỷ 20) là khu sản xuất công nghiệp đặc biệt quan trọng, cung cấp phân đạm chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc.

Hiện nay nhà máy được phê duyệt mở rộng quy mô sản xuất lên 50 vạn tấn/năm với sản phẩm chủ lực truyền thống (đạm, khí ni tơ…), tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh do có thị trường tiêu thụ. Tổng vốn đầu tư mở rộng là 582 triệu USD và dự kiến năm 2014 đi vào hoạt động.

- Cụm công nghiệp: Tổng số có 34 CCN với tổng diện tích 743,8 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 485,7 ha. Các CCN đã thành lập hiện chỉ có 19 CCN đã được lập quy hoạch chi tiết và 11 CCN đã lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tỉnh Bắc Giang có tổng số 435 làng có nghề, trong đó 33 làng nghề đạt tiêu chí theo quy định.



c. Phát triển các khu dịch vụ

Hệ thống các khu thương mại, dịch vụ có nhiều tiến bộ. Đến năm 2012, mạng lưới chợ (130), các siêu thị, trung tâm (TT) thương mai (4), cửa hàng xăng dầu (247) và khách sạn (30), 01 khách sạn 4 sao đang được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng được yêu cầu.



Biểu 24: Hiện trạng hạ tầng thương mại, dịch vụ đến năm 2012

TT

Hạng mục

Số lượng

Ghi chú

I

Chợ

130




1.1

Cấp I

2




1.2

Cấp II

20




1.3

Cấp III

108




II

TT thương mại, siêu thị

4




2.1

TT thương mại

1




2.2

Siêu thị

3




III

KDV tổng hợp, khách sạn







3.1

Khu dịch vụ tổng hợp

0




3.2

Khách sạn 4 sao

01

Đang thực hiện

Nguồn: Báo cáo QH thương mại nông thôn Bắc Giang

d. Khu sản xuất, chế biến hàng hóa nông sản chủ lực

Huyện Lục Ngạn, huyện Yên Thế và quanh thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng v.v đã hình thành một số vùng chuyên canh, sản xuất ra sản phẩm có vị thế trên thị trường trong vùng.

Với tổng đàn gà khoảng 13,7 triệu con (tổng đàn gia cẩm khoảng 15,7 triệu con), giá trị sản xuất đạt khoảng 2.550 tỷ đồng. Trong đó gà đồi Yên Thế đã được xây dựng thương hiệu với quy mô trên 4,5 triệu con (chiếm 32,8% tổng đàn gà), cung cấp cho các siêu thị Hà Nội; Vải thiều sản lượng 155,3 nghìn tấn, giá trị sản xuất (giá cố định 2010) là 1.300 tỷ, trong đó Lục Ngạn sản lượng đạt 110 nghìn tấn, giá trị sản xuất là 910 tỷ đồng (2012), cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước và Trung Quốc; Sản phẩm rau xanh cung cấp cho thị trường trong tỉnh và Hà Nội.

Tiềm năng phát triển nông sản còn nhiều vì quỹ đất sản xuất nông nghiệp và lao động nông nghiệp nhiều, một số mặt hàng đạt chuẩn khá, đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước, nước ngoài, trong bối cảnh mới.



2.4.2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện v.v và phát triển nông thôn

a. Về hệ thống giao thông

* Đường bộ:

Hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh thời gian qua được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp với tổng chiều dài đường bộ là 9.866,75 km; trong đó quốc lộ 251,8 km; đường tỉnh 411,8 km; 8.921,49 đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn) và khoảng 281,7 km đường đô thị.

- Đường quốc lộ có 04 tuyến, trong đó 191,4 km mặt đường bê tông nhựa, 60,4 km mặt đường đá dăm nhựa và đang tiếp tục được nâng cấp như đường 1A đạt tiêu chuẩn cấp II, đường tỉnh 295B và các QL31, QL 37, QL279 đạt tiêu chuẩn cấp IV. Đã xây thêm cầu qua sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam và nâng cấp, xây mới bến xe, trạm dừng xe. Nhờ đó tạo ra sự kết nối liên vùng, nhất là trên hành lang kinh tế và vùng đồng bằng sông Hồng.

- Đường tỉnh có 18 tuyến, trong đó có 75,6 km mặt đường bê tông nhựa chiếm 18,36%, 294,3 km mặt đường đá dăm nhựa chiếm 71,47%, 4,3 km mặt đường bê tông xi măng chiếm 1,04%, 37,6 km mặt đường cấp phối chiếm 9,13%. Một số công trình trọng điểm được hoàn thành, tạo động lực tăng trưởng kinh tế như đường tỉnh 398, đoạn nối từ đường tỉnh 398 (dài 6 km) đi quốc lộ 18 tại Quế Võ; đường tỉnh 295, cầu Đông Xuyên; đường 293 lên tây Yên Tử (Sơn Động); Đường tỉnh 296, 297, 297, 299… (chi tiết xem phụ lục).

- Hệ thống đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 8.921,49 km, đã cứng hóa được 3.385,4 km, gồm 464,09 km mặt đường đá dăm nhựa, 2.921,25 km mặt đường bê tông xi măng, 453,17 km mặt đường loại khác và 5.082,97 km mặt đường cấp phối - đất. Tỷ lệ cứng hóa đạt 37,95%. Trong đó, đường huyện 694,5 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 58,9%; đường xã 2.055,62 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 29,1%; đường thôn bản 6171 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 40,8%.

- Hệ thống đường đô thị các thị trấn của 9 huyện và thành phố Bắc Giang có tổng số chiều dài 281,7 km, đã được cứng hóa 95%.

* Đường sắt:

- Đường sắt liên vận Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn chạy qua Bắc Giang dài trên 50 km cũng được nâng cấp cả nền đường, ray, thiết bị thông tin, góp phần quan trọng trong kết nối tỉnh với vùng và xa hơn là quốc tế.

- Tuyến Quảng Ninh - Kép - Thái Nguyên với khổ rộng 1,4 m, dài trên 30 km, cũng được nâng cấp, góp phần kết nối tỉnh với các vùng du lịch, kinh tế quan trọng.

- Bên cạnh đó, hệ thống nhà ga trong tỉnh cũng được nâng cấp, mở rộng, đặc biệt là ga Bắc Giang, ga Kép v.v, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành khách đi tàu cũng như vận chuyển hàng hóa.

* Đường thủy: Tổng chiều dài khoảng 354 km; trong đó 222 km do Trung ương quản lý, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại được; 130 km do địa phương quản lý, chủ yếu cho các phương tiện thuỷ loại nhỏ hoạt động, góp phần quan trọng kết nối với thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh….

* Hệ thống nhà gà, bến bãi: Hệ thống các nhà ga, bến cảng, bến xe, kho bãi và biển báo được tu sửa, nâng cấp, góp phần vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách hiệu quả, an toàn hơn.



b. Phát triển công trình hạ tầng khác

- Hạ tầng điện: Thời kỳ vừa qua đã nâng cấp lưới điện với 3.864,3 km đường dây (2010), đạt chuẩn 81,7% với 99,6% số xã được cấp điện từ lưới điện quốc gia (xã Thạnh Sơn huyện Sơn Động chưa có điện) thông qua việc thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn REII và REII mở rộng. Hiện nay, đã có 169/230 xã, phường, thị trấn chuyển giao lưới điện cho ngành điện quản lý.

Đã xây dựng và đưa vào hoạt động trạm biến thế 110 KV, lưới điện 110 KV, 35 KV và lưới trung áp 22 KV, lưới điện 0,4 KV v.v vượt kế hoạch và hệ thống chiếu sáng đô thị được cải tạo. Tuy nhiên, tổn thất điện năng cao từ 38 đến 42%, nhiều hạng mục đường dây và trạm biến áp 220, 110kV chưa được xây dựng theo quy hoạch đã đề ra.



- Phát triển hệ thống thủy lợi:

Hệ thống đê điều đươc quan tâm đầu tư, cơ bản mặt đê khu vực quan trọng đã được bê tông hóa và gia cố đê tại các nơi sung yếu như đê sông Cầu, đê sông Thương, sông Lục Nam. Hiện nay đang tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đê còn lại.

- Một số hồ lớn như hồ sông Sỏi, cụm hồ Hàm Rồng, cụm hồ chứa huyện Yên Thế..., hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn, Nam Yên Dũng, sông Cầu đã được quan tâm cải tạo, nâng cấp; hệ thống kênh, mương được cứng hóa (khoảng 1.900 km). Qua đầu tư đã nâng tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 82% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH.

- Hạ tầng cấp thoát nước: Việc cấp, thoát nước đô thị và khu vực nông thôn thời gian vừa có có tiến bộ.

Về cấp nước: Đã có 15/17 đô thị xây dựng trạm xử lý nước sạch; một số xã có nguồn nước khó khăn đã được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung. Tuy nhiên, hệ thống đường ống cấp nước đô thị được xây dựng đã lâu, một số bị xuống cấp gây tổn thất lãng phí lớn; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch thấp.

Về thoát nước: Đến nay, thành phố Bắc Giang, đô thị loại IV như Chũ, Thắng và một số thị trấn đã có hệ thống thoát nước. Ngoài thành phố Bắc Giang đã được đầu tư hệ thống thoát nước chung; khu vực nội thị đã có hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt riêng. Các đô thị còn lại chỉ có các tuyến đường trục chính và khu trung tâm đô thị có hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải sinh hoạt.

Khu vực nông thôn chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, chủ yếu tiêu thoát tự nhiên.

Đối với các khu công nghiệp: Đến nay mới có 01 KCN được xây dựng hệ thống xử lý nước thải; 01 KCN đang đầu tư xây dựng. Các KCN còn lại chưa được đầu tư.

- Về cung cấp xăng dầu v.v: Tiếp tục mở rộng và nâng cấp đạt chuẩn quốc gia hệ thống kho và trạm cung cấp xăng dầu, khí đốt, đặc biệt đối với các tuyến và khu vực trọng điểm.

Đánh giá tổng quát, phát triển kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng tái cấu trúc kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng do đầu tư dàn trải, thiếu trọng điểm và lại chất lượng chưa đảm bảo.



c. Xây dựng nông thôn mới

Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai và đạt được kết quả tích cực, đặc biệt tập trung đầu tư ở 40 xã điểm.

Đến nay, đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch 202 xã (đạt 100% số xã), hiện tại bình quân đạt 12 tiêu chí/xã điểm, đến năm 2012 có 2 đến 3 xã đạt chuẩn, bình quân mỗi xã tăng thêm 2 đến 3.

Hiện nay nguồn lực đầu tư còn hạn chế và đặc biệt xây dựng không gian nông thôn còn nhiều bất cập nên việc thực hiện mục tiêu của chương trình còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế nên mục tiêu đến năm 2015 có 20% và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là khó đạt được.

Hạn chế cơ bản xây dựng không gian và phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH giai đoạn vừa qua

1. Điểm chung nhất: Tổ chức không gian KT-XH chưa rõ ràng, kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ nên không phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng.

2. Đối với đô thị:

- Trong mục tiêu xây dựng 4 đô thị loại 4 theo quy hoạch là không phù hợp, phân tán nguồn lực thực hiện, không tạo được sự đồng đều phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền (trong khi thị trấn Vôi, Bích Động chỉ cách thành phố Bắc Giang khoảng 10 km).

- Đô thị của tỉnh có quy mô nhỏ, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển; tổ chức không gian, tầm nhìn còn hạn chế. Thành phố Bắc Giang chưa phát huy được rõ vai trò là trung tâm và tạo cực tăng trưởng của tỉnh; các đô thị trung tâm huyện lỵ mới chỉ đảm bảo được vai trò là trung tâm hành chính, chưa thể hiện được rõ vai trò trung tâm kinh tế.

3. Đối với KCN, CCN…:

- Phát triển KCN, CCN về lượng, tổ chức lãnh thổ lạc hậu; chưa chú ý thu hút và đầu tư hạ tầng xã hội bên ngoài; chưa trọng tâm thu hút nhà đầu tư sản xuất điện tử, cơ khí (Cụm sản phẩm vùng Hà Nội).

- Nhà đầu tư hạ tầng chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp (trong đó khu công nghiệp Việt-Hàn phải rút giấy phép đầu tư).

- Một số khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng không còn phù hợp như Khu công nghiệp Xương Lâm, Quang Thịnh (Lạng Giang).

- Nhà máy đạm Hà Bắc mở rộng trong thành phố nhưng chưa xây dựng và vận hành kiểu cụm tương hỗ nên hiệu quả đầu tư, giá trị gia tăng chưa cao và còn tiềm ẩn rủi ro về môi trường.

4. Đối với hạ tầng dịch vụ:

- Hạ tầng dịch vụ vẫn là khu vực yếu (chưa có khách sạn cao cấp, chưa có khu dịch vụ tổng hợp, chưa có siêu thị thương hiệu và tổ chức không gian lạc hậu), trong bối cảnh CNH, HNQT.

- Chưa rõ tổ chức không gian các khu dịch vụ tổng hợp, du lịch, siêu thị lớn tại các khu vực tiềm năng như thành phố Bắc Giang, các đô thị và trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

5. Đối với giao thông:

Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh mặc dù quốc lộ là những tuyến giao thông huyết mạch, những chưa được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn; đường giao thông nông thôn chưa được cứng hóa đạt tiêu chuẩn, nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống cảng, nhà ga, bến xe, kho hàng còn thiếu đồng bộ.


2.5. Bảo vệ môi trường sinh thái


2.5.1. Một số kết quả đạt được

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường sinh thái được quan tâm, hệ thống hạ tầng thu gom, xử lý chất thải và nước thải được đầu tư; công tác thanh tra, kiểm tra được tổ chức thực hiện thường xuyên, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp. Nhờ đó môi trường nước, môi trường không khí nói chung được đảm bảo.



2.5.2. Một số hạn chế

Một số khu ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý kịp thời như KCN, làng nghề; việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy xử lý rác gặp rất nhiều khó khăn…

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, rác thải một số đô thị, khu vực nông thôn chưa được quan tâm đúng mức.

2.6. Đánh giá các giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

* Đánh giá chung: Các giải pháp đã đề ra còn dàn trải, nên chưa xác định được khâu đột phá do đó chưa xác định được giải pháp trọng tâm với cụ thể rõ ràng.

+ Nhóm giải pháp huy động vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư: Các giải pháp huy động vốn được tập trung thực hiện; huy động được nhiều nguồn lực; việc sử dụng vốn, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước đã phát huy hiệu quả, đảm bảo đúng định hướng.

Tuy nhiên, giải pháp chung chung và chưa xác định nguồn vốn nào là quan trọng để tập trung thực hiện. Giải pháp huy động vốn từ thị trường chứng khoán chưa thực hiện được, chưa phù hợp trên địa bàn tỉnh nên cần xem lại.



+ Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách: Giải pháp đề ra cũng chung chung, chưa cụ thể hóa được lĩnh vực, ngành để thu hút đầu tư, tạo ra khâu đột phá vì vậy cần nghiên cứu, bổ sung cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đây là giải pháp cần thiết để chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Nhóm giải pháp này cần phải tiếp tục thực hiện nhưng cần có cách làm mới và phối hợp hành động.

+ Nhóm giải pháp về thị trường và hội nhập kinh tế: Đây là giải pháp phù hợp tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, kết quả đạt được còn hạn chế. Do vậy, cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Nhóm giải pháp phát triển khoa học - công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và tích cực bảo vệ môi trường: Giải pháp đề ra chung chung; hoạt động nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp chưa được triển khai, nên đóng góp của khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội không cao.

+ Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Thực chất giải pháp này không rõ nội hàm vì thực chất đây là mục tiêu tổng quát hay định hướng tổng quát xây dựng nông thôn chứ không phải là giải pháp. Vì vậy điều chỉnh, bổ sung lần này nên bỏ.

+ Nhóm giải pháp đẩy mạnh liên kết, hợp tác với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố: Đây là nhóm giải pháp phù hợp, đảm bảo phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên cơ sở hợp tác cùng có lợi; đồng thời, tránh được tình trạng các địa phương “mạnh ai nấy làm”.

Tuy nhiên, giải pháp đề ra chưa cụ thể là hợp tác với địa phương nào, về lĩnh vực nào và cụ thể là sản phẩm gì nên cần đưa vào trong các phần phương hướng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch lần này mà không phải chỉ ở giải pháp.



+ Nhóm giải pháp về phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội: Các giải pháp đã đề ra khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhưng chính nó đã trả lời rằng, không thể có giải pháp riêng được cho lĩnh vực này.

2.7. So sánh một số chỉ tiêu cơ bản với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Bắc Giang là tỉnh có diện tích đứng thứ 12/14, quy mô dân số lớn nhất trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, mật độ dân số 413 người/km2, lớn nhất trong vùng (mật độ dân số bình quân vùng 120 người/km2). Thời gian qua, kinh tế - xã hội tỉnh đã có bước phát triển, GDP bình quân/người đứng thứ 7/14 tỉnh, bằng 96% GDP bình quân/người của vùng và bằng 53% cả nước; kim ngạch xuất khẩu đứng đầu các tỉnh trong vùng (năm 2012).



Bảng 25: So sánh một số chỉ tiêu của Bắc Giang với một số địa phương

trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Bắc Giang

Thái Nguyên

Phú Thọ

Hòa Bình

Sơn La

Tuyên Quang

Lào Cai

TD&MNBB

So sánh với Vùng TDMNPB (%)

1

Diện tích

Km2

3.844

3.532

3.533

4.609

14.174

5.867

6.384

95.264

4,04

2

Dân số trung bình

Nghìn người

1.559

1.150

1.340

806

1.134

740

648

11.390

13,7

2

Lao động đang làm việc

Nghìn người

997

698

711

540

704

467

391

6.951

14,3

3

Sản lượng lương thực có hạt

Nghìn tấn

663

443,8

455

361

846

327

260

5.133

12,9

4

Tổng sản phẩm (Giá so sánh 2010)

Tỷ đồng

23.500

24.090

21.938

17.438

15.997

13.612

12.710

188.526

12,5

5

Tổng sản phẩm (Giá hiện hành)

Tỷ đồng

30.339

29.448

27.521

20.250

22.710

16.273

16.926

230.908

13,1

6

Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

100

100

100

100

100

-

 

- Nông lâm ngư nghiệp

%

27,8

21,0

27,8

24,7

39,1

33,1

20,4

29,5

-

 

- Công nghiệp & XD

%

38,7

41,2

41,0

54,3

24,6

28,0

42,6

35,4

-

 

- Dịch vụ

%

33,6

37,8

31,2

21,0

36,3

39,0

37,0

35,1

-

7

Tổng sản phẩm bình quân đầu người

Triệu đồng

19,5

25,6

20,5

25,1

20,0

22,0

26,1

20,3

96,0

 

- Quy đổi USD

USD

927

1.219

978

1.196

953

1.048

1.243

965

96,0

8

Thu ngân sách Nhà nước

Tỷ đồng

2.074

3.091

2.327

1.641

2.022

863

1.841

20.621

10,1

9

Chi ngân sách Nhà nước

Tỷ đồng

9.250

7.733

9.167

7.939

13.523

8.946

9.354

122.553

7,5

10

Vốn đầu tư phát triển

Tỷ đồng

17.200

14.405

12.482

6.291

14.777

5.629

10.763

125.154

13,7

11

Tổng mức bán lẻ hàng hoá & dịch vụ

Tỷ đồng

11.558

13.772

14.995

5.809

8.166

8.857

6.638

109.100

10,6

12

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Triệu USD

1.298,0

136,6

538,7

49,1

3,7

36,2

127,9

2.382,1

54,5

13

Tỷ lệ hộ nghèo

%

12,11

13,76

14,12

21,73

31,90

22,63

27,69

-

-

14

Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo

%

14,1

20,4

18,7

16,9

12,2

16,0

14,1

-

-


III. TÁC ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ĐẾN PHÁT TRIỂN KT - XH BẮC GIANG THỜI KỲ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

3.1. Tác động quốc tế trong thời kỳ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch


3.1.1. Tác động tích cực đến điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Toàn cầu hóa (TCH) đang là xu thế thời đại và khu vực Đông Nam Á là khu vực năng động, tạo cơ hội để Bắc Giang thu hút đầu tư, KHCN, nhân lực chất lượng cao và có thị trường cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực hiệu quả.

Mô hình phát triển hướng đến xuất khẩu của Việt Nam đúng hướng khi Việt Nam đã là thành viên WTO, tiếp tục mở rộng hợp tác với EU và tương lai gần tham gia hiệp định TPP (đối tác châu Á-Thái bình dương)… tạo đà để Bắc Giang tiếp tục đổi mới, tăng quy mô sản xuất, phát triển nhiều sản phẩm mới, tăng cường xuất khẩu…

Các tập đoàn, công ty toàn cầu triển khai các dự án lớn ngay sát như Samsung, Canon, Toyota, Honda, Piagio và thậm trí đã có ở Bắc Giang như Hồng Hải, Wintek… Vùng Hà Nội đã hình thành Cụm tương hỗ sản phẩm điện tử, cơ khí, là cơ hội vàng để Bắc Giang thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Bắc Giang nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, biết khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình như vị trí địa lý và hàng hóa nông sản… sẽ tạo động lực mới tăng trưởng, phát triển.

Thế giới đang phát triển mạnh các Cụm tương hỗ (gạo Thái Lan, hàng hải Singapore) để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế và nếu Bắc Giang tập trung phát triển Cụm tương hỗ sản phẩm chủ lực, sẽ tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất, thu được giá trị gia tăng cao.

Các mô hình cần học hỏi trong tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng được các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển tập trung tháo gỡ và đã có nhiều mô hình thành công, là cơ hội để Việt Nam, trong đó có cả Bắc Giang nghiên cứu, tiếp thu và thực hiện.

3.1.2. Tác động tiêu cực đến điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Việc tham gia WTO và tham gia hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh chưa nghiên cứu thấu đáo, đặc biệt chưa được nhận diện được khó khăn, thách thức, năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Bắc Giang nói riêng gồm cả hiểu biết luật lệ quốc tế yếu, trong khi điều kiện phát triển KT - XH còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nhân lực và tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội còn nhiều phức tạp sẽ là những khó khăn không nhỏ.

Khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế và hiện nay là khủng hoảng nợ công, xu thế bảo hộ mậu dịch gia tăng ảnh hưởng tiêu cực tới Việt Nam trong thu hút đầu tư và xuất khẩu hàng hóa, cũng tác động tiêu cực đến phát triển KT-XH, ngành hàng xuất khẩu của Bắc Giang.

Một số tập đoàn hay công ty toàn cầu đã nêu ở trên triển khai rất chậm các dự án (Hồng Hải) và đến khảo sát đầu tư nhưng lại chuyển đến nơi khác (Samsung rút khỏi Bắc Giang đang đầu tư mạnh ở Thái Nguyên), tạo ra tiền lệ xấu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới.


3.2. Tác động trong nước và vùng Trung du và Miền núi phía Bắc


3.2.1. Tác động tích cực

Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; Nghị quyết TW khóa XI; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Quyết định 1064/QĐ-CP ngày 8/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 và một số các chương trình dự án mới đã và sẽ được triển khai trong giai đoạn 2011 - 2015 và các năm tiếp theo, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển.

Thành tựu phát triển KT-XH cả nước, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tạo điều kiện quan trọng cho tỉnh phát triển. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong khu vực nghiên cứu cuả quy hoạch vùng thủ đô, Bắc Giang có triển vọng phát triển nếu biết khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế để khai thác dịch vụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ lực.

Tại vùng vùng quanh thủ đô Hà Nội đã hình thành Cụm tương hỗ cơ khí với sản phẩm là xe máy, ô tô và Cụm tương hỗ điện tử với sản phẩm là máy in, điện thoại di động … với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, tạo sức lan tỏa mạnh đến Bắc Giang và nếu biết học hỏi, tiếp nhận và phát huy thì đây là cơ hội lớn.



3.1.2. Tác động tiêu cực

Cấu trúc nền kinh tế lạc hậu, mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên, lao động nông nghiệp chất lượng thấp, giá rẻ, lắp ráp, gia công là chính và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp, năng suất thấp là thách thức lớn, gây trở ngại lớn cho phát triển KT - XH giai đoạn tới.

Do đầu tư dàn trải, chưa tạo ra khu vực động lực lôi kéo tăng trưởng vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, lại chưa có doanh nghiệp mạnh, số hộ nghèo nhiều, kết cấu hạ tầng hạn chế v.v và quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội còn tiềm ẩn nhiều phức tạp.

Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng bị tác động tiêu cực do khủng hoảng kinh tế, bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, thu hút đầu tư thấp, thị trường thu hẹp, trong khi đó khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế.



Biểu 26: So sánh chỉ tiêu dự báo vĩ mô cả nước, VTD&MNPB

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2015

2020

TD&MNPB

Cả nước

TD&MNPB

Cả nước

I

Đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

1.1

FDI

Tỷ USD

3,1

15-17

6-8

20-22

1.2

ODA

Tỷ USD

1,6

6,8

0,7

5,0

II

KHCN
















2.1

Nghiên cứu&phát triển

Người

Tăng

Tăng

Tăng

Tăng

Nguồn: Số liệu ước tính của nhóm nghiên cứu

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương