KỸ SƯ TÀi năng ngành vật lý KỸ thuậT (Chuyên ngành: Vật liệu điện tử và công nghệ nano)


PH3080 Cảm biến và kỹ thuật đo lường



tải về 2.04 Mb.
trang11/23
Chuyển đổi dữ liệu07.04.2018
Kích2.04 Mb.
#36834
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   23

PH3080 Cảm biến và kỹ thuật đo lường


1. Tên học phần: CẢM BIẾN VÀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG

2. Mã số: PH3080

3. Khối lượng: 3(3-0-0-6)

  • Lý thuyết: 45 tiết

  • Bài tập/BTL: 0 tiết

  • Thí nghiệm: 0 tiết

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học các ngành Vật lý kỹ thuật, Điều khiển và tự động hóa, Cơ điện tử, Kỹ thuật điện, Điện tử, Kỹ thuật vật liệu và các ngành liên quan khác từ học kỳ 6.

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết: không

  • Học phần học trước: PH1120

  • Học phần song hành: không

6. Mục tiêu học phần và kết quả mong đợi

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kỹ thuật đo lường, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các loại cảm biến dùng trong đo lường các đại lượng vật lý, hóa học trong đời sống và trong môi trường công nghiệp.

Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:


  • Hiểu nguyên lý làm việc và phân biệt được các loại cảm biến thông dụng.

  • Chọn được loại cảm biến thích hợp để thiết kế, chế tạo một thiết bị đo đơn giản.

Mức độ đóng góp cho các tiêu chí đầu ra của chương trình đào tạo:

Tiêu chí

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

3.1

3.2

3.3

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

Mức độ

GD

GD

GD

GD

GD

GT

GT

GT

GT

GD

GD

GD

GT

GT

GT

GT

GT

7. Nội dung vắn tắt học phần:

Cơ sở của kỹ thuật đo lường và các đặc trưng cơ bản của thiết bị đo. Nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các loại cảm biến nhiệt, cảm biến cơ, cảm biến quang, cảm biến từ, cảm biến hoá, cảm biến đo thành phần khí và cảm biến sinh học.



8. Tài liệu học tập:

Sách, giáo trình chính:

Giáo trình Cảm biến, Phan Quốc Phô và Nguyễn Đức Chiến, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000, 2002, 2006.

Sách tham khảo:

1. Les capteurs en instrumentation industrielle, Georges Asch, Dunod, 1987.

2. Guide practique des capteurs, N.Ichinose, T. Kobayachi, Masson, 1990.

3. AIP Handbook of Modern Sensors, Jacob Fraden, 1990.

4. Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển, Lê Văn Doanh, Phạm Thượng Hàn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

5. Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý, Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Thị Vấn, NXB Giáo dục, 1997.

6. Principles of Chemical Sensors, Jiri Janata, Plenum Press, 1989.

7. Introduction to Bioanalytical Sensors, Alice Cunningham, John Wiley& Sons, 1998.

8. Silicon sensors, S. Middelhoek, S.A. Audet, Academic Press, 1989.



9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

  • Sinh viên dự lớp đầy đủ, có các bài giảng của giảng viên, làm các bài tập trên lớp, đọc sách giáo trình để hiểu kỹ từng vấn đề, tìm tài liệu trên mạng và trình bày trước lớp.

  • Dự lớp đầy đủ theo quy chế, hoàn thành các bài tập của học phần, hoàn thành đầy đủ các bài thí nghiệm của học phần, dự thi giữa học phần.

10. Đánh giá kết quả: KT/BT(0.3)-T(0.7)

  • Điểm quá trình: trọng số 0.3

- Bài tập làm và thuyết trình đầy đủ

- Làm thí nghiệm đầy đủ, có báo cáo và bảo vệ

- Kiểm tra giữa kỳ


  • Thi cuối kỳ (tự luận): trọng số: 0.7

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể

Tuần

Nội dung

Giáo trình

BT, TN,…

1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG (5 LT)

I.1. Những khái niệm cơ bản về kỹ thuật đo lường

I.2. Bản chất của sai số trong đo lường vật lý

Giáo trình, Chương I






2

I.3. Kiểm tra số liệu đo, phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm

CHƯƠNG II. THIẾT BỊ ĐO (3 tiết)

II.1. Phân loại thiết bị đo

II.2. Cấu trúc cơ bản của thiết bị đo



Tài liệu tham khảo




3

II.3. Các loại cảm biến sử dụng trong chuyển đổi sơ cấp của thiết bị đo

II.4. Các đặc trưng cơ bản của cảm biến và của thiết bị đo

CHƯƠNG III. CẢM BIẾN NHIỆT (4 LT)

III.1. Cảm biến điện trở

III.2. Cặp nhiệt


Giáo trình Cảm biến, Chương III




4

III.3. Pin nhiệt

III.4. Nhiệt điện trở

III.5. Diode và transistor

III.6. Ứng dụng




Giáo trình Cảm biến, Chương III




5

CHƯƠNG IV. CẢM BIẾN CƠ (9 LT)

IV.1. Cảm biến vị trí và dịch chuyển

IV.2. Cảm biến biến dạng


Giáo trình Cảm biến, Chương IV, V




6

IV.3. Cảm biến áp suất

IV.4. Cảm biến lực



IV.5. Cảm biến vi cơ

Giáo trình Cảm biến, Chương VII




7

IV.6. Cảm biến gia tốc và độ rung

IV.7. Cảm biến vận tốc và lưu lượng




Giáo trình Cảm biến, Chương VIII, IX




8

CHƯƠNG V. CẢM BIẾN QUANG (6 LT)

V.1. Tế bào quang dẫn

V.2. Photodiode

V.3. Phototransistor



V.4. Phototransistor hiệu ứng trường

Giáo trình Cảm biến, Chương II




9

V.5. Cảm biến quang phát xạ

V.6. Cảm biến quang nhiệt

V.7. Ứng dụng


Giáo trình Cảm biến, Chương II




10

CHƯƠNG VI. CẢM BIẾN TỪ (6 LT)

VI.1. Phần tử Hall

VI.2. Cảm biến từ trở

VI.3. Cảm biến từ giảo


Bài giảng + Tài liệu tham khảo




11

VI.4. Magnetodiode

VI.5. Magnetotransistor

VI.6. Ứng dụng



Bài giảng + Tài liệu tham khảo




12

CHƯƠNG VII. CẢM BIẾN HÓA (8 LT)

VII.1. Cảm biến độ ẩm

VII.2. Cảm biến điện hóa


Giáo trình Cảm biến, Chương XIII, XIV




13

VII.3. Cảm biến khí dùng chất điện ly rắn

VIII.2. Cảm biến trở kháng thay đổi



VIII.3. Cảm biến khí sử dụng vật liệu oxide kim loại bán dẫn

Giáo trình Cảm biến, Chương XV




14

CHƯƠNG IX. CẢM BIẾN SINH HỌC (4 LT)

IX.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

IX.2. Cảm biến enzyme


Bài giảng + Tài liệu tham khảo




15

IX.3. Cảm biến DNA

IX.4. Các loại cảm biến sinh học khác

Bài giảng + Tài liệu tham khảo




12. Nội dung các bài thí nghiệm (thực hành, tiểu luận, bài tập lớn)

PH3090 Quang học kỹ thuật

1. Tên học phần: QUANG HỌC KỸ THUẬT

2. Mã số: PH3090

3. Khối lượng 3(2-1-1-6)

  • Lý thuyết: 30 giờ

  • Bài tập: 15 giờ

  • Thí nghiệm: 5 bài (x 2 giờ)

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học ngành Vật lý kỹ thuật từ học kỳ 5.

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết:

  • Học phần học trước: PH1120

  • Học phần song hành:

6. Mục tiêu của học phần:

- Bổ sung một số kiến thức quang học đại cương và nâng cao mà sinh viên Vật lý chưa co điều kiện được học trong phần Vật lý đại cương.

- Trang bị thêm cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về các máy quang học, các kỹ thuật vận hành thiết bị quang học.

7. Nội dung tóm tắt của học phần: Trình bày tổng quan về bức xạ quang học, sự truyền dẫn ánh sáng, thu nhận và phân tích ánh sáng và các ứng dụng.

8. Nhiệm vụ của sinh viên:


  • Dự lớp: Đi học đủ

  • Thực tập: Làm đủ 5 bài thực tập

9. Đánh giá kết quả: KT/BT(0.3)-T(TN/TL:0.7)

  • Điểm quá trình: trọng số 0.3

  • Bài tập làm đầy đủ (chấm điểm vở bài tập)

  • Làm thí nghiệm đầy đủ, có báo cáo và bảo vệ

  • Kiểm tra giữa kỳ

  • Thi cuối kỳ (trắc nghiệm và tự luận): trọng số 0.7

10. Tài liệu học tập

  • Sách giáo trình chính: Quang học kỹ thuật

  • Sách tham khảo: + Dụng cụ quang học.

+ Cảm biến quang học.

  • Khác: Một số tạp chí chuyên ngành

11. Nội dung chi tiết học phần:

Tuần

Nội dung

1

Chương 1. Tổng quan về bức xạ quang học

1.1. Các cơ chế lượng tử của bức xạ quang học

1.2. Các tính chất và đặc điểm của bức xạ quang học


2

1.3. Hệ đơn vị đo lường quang học

1.4. Bài tập.



3

Chương 2. Sự truyền sáng qua mặt phân cách giữa hai môi trường

2.1. Sự phản xạ, công thức Fresnel

2.2. Khử phản xạ, tăng cường phản xạ của các mặt quang học, lọc sắc giao thoa


4

2.3. Sự tán xạ, tán xạ trong môi trường vẩn, hiện tượng Tyldal và ứng dụng

2.4. Sự phản xạ lọc lựa, phổ phản xạ, màu của các vật trong ánh sáng phản xạ

2.5. Bài tập.


5

Chương 3. Sự tán sắc và hấp thụ

3.1. Hiện tượng tán sắc, độ tán sắc, đường cong tán sắc

3.2. Tán sắc thường và dị thường.

3.3. Lý thuyết cổ điển về hiện tượng tán sắc, công thức Sellmeier và công thức Cauchy



6

3.4. Sự hấp thụ, định luật Burg - Lambert - Beer

3.5. Sự hấp thụ lọc lựa, phổ hấp thụ của các chất

3.6. Sắc kế và quang phổ kế

3.7. Bài tập.



7

Chương 4. Sự truyền sáng trong môi trường dị hướng

4.1. Đại cương về môi trường dị hướng quang học, sự phân cực của sóng sáng

4.2. Phân cực hiện sắc và ứng dụng

4.3. Sự khúc xạ kép nhân tạo, hiện tượng Keer



8

4.4. Phân cực do điện trường, tinh thể lỏng và kỹ thuật hiển thị

4.5. Phân cực quay, định luật Biod, phân cực kế và ứng dụng

4.6. Bài tập.


9

Chương 5. Các dụng cụ quang hình (quang cụ)

5.1. Nguyên lý chung

5.2. Năng suất phân ly

5.3. Kính hiển vi, kỹ thuật hiển vi



10

5.4. Các quang cụ thông dụng khác

5.5. Kỹ thuật bảo quản, hiệu chuẩn và kiểm định quang cụ

5.6. Bài tập.


11

Chương 6. Máy quang phổ và kỹ thuật quang phổ

6.1. Máy quang phổ phát xạ nguyên tử, kỹ thuật phân tích

6.2. Máy quang phổ hấp thụ phân tử, kỹ thuật phân tích


12

6.3. Máy quang phổ huỳnh quang, kỹ thuật phân tích

6.4. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, kỹ thuật phân tích

6.5. Kỹ thuật bảo quản, hiệu chuẩn và kiểm định máy quang phổ.


13

Thí nghiệm 1& 2

14

Thí nghiệm 3&4 hoặc 3&5

15

Ôn tập+ Kiểm tra

12. Nội dung các bài thí nghiệm

1. Kỹ thuật hiển vi

  • Đo kích thước của các vật nhỏ bằng kính hiển vi

  • Quan sát siêu hiển vi

  • Chụp ảnh hiển vi

  • Ghép nối kính hiển vi với máy tính

2. Làm quen với một số dụng cụ quang học trong phòng thí nghiệm

  • Khúc xạ kế Abbe

  • Phân cực kế

  • Giao thoa kế Rayleight

3. Máy quang phổ UV-VIS

  • Phương pháp tạo mẫu

  • Kỹ thuật phân tích: ghi phổ và xử lý

4. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

  • Phương pháp tạo mẫu

  • Kỹ thuật phân tích: ghi phổ và xử lý

5. Hiệu chuẩn và kiểm định máy quang phổ

  • Các nguyên tắc và phương pháp

  • Mẫu chuẩn

  • Kỹ thuật hiệu chuẩn và kiểm định

13. Tài liệu tham khảo

1. Quang học, Ngô Quốc Quýnh, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1972.

2. Dụng cụ quang học, Ngô Quốc Quýnh, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1978.

3. Photometric - methods and instrument, A.A.Gurevic, Leningrad 1988.

4. Các phương pháp hoá phân tích, G.Saclo, Đào Hữu Vinh dịch, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1974

5. Phân tích hoá lý, Từ Văn Mặc, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1995.

6. Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý, Phạm Thượng Hàn, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1998.

7. Bài tập về cơ sở của kỹ thuật ánh sáng, M. M. Gutorov, Nhà xuất bản năng lượng quốc gia Matxcơva, 1977.



PH3110 Vật lý chất rắn đại cương


1. Tên học phần: VẬT LÝ CHẤT RẮN ĐẠI CƯƠNG

2. Mã số: PH3110

3. Khối lượng: 3(2.5-1-0-6)

  • Lý thuyết: 39 giờ

  • Bài tập/BTL: 6 giờ

  • Thí nghiệm: 0

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học các ngành Vật lý kỹ thuật.

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết:

  • Học phần học trước: PH1120

  • Học phần song hành:

6. Mục tiêu học phần và kết quả mong đợi

Trang bị cho sinh viên các kiến thức hiện đại về vật lý chất rắn tinh thể. Sinh viên hiểu được các mô hình chất rắn cơ bản để giải thích được các tính chất của chất rắn tinh thể nói chung như: tính chất cơ học, tính chất nhiệt, tính chất điện. Ngoài ra còn hiểu được tại sao chất rắn có các tính chất đặc biệt như: siêu dẫn, bán dẫn, từ, áp điện...Sự hiểu biết này cần thiết cho các môn chuyên ngành của Vật lý kỹ thuật, vật liệu học nói chung và của ngành Vật liệu điện tử nói riêng.

Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:


  • Sinh viên hiểu được các mô hình chất rắn cơ bản để giải thích được các tính chất của chất rắn tinh thể, làm cơ sở cho các môn học chuyên ngành.

  • Hiểu các mô hình chất rắn cơ bản: Cấu trúc tuần hoàn, Cấu trúc thực, Dao động mạng, Khí phonon, Khí điện tử tự do, Lý thuyết vùng năng lượng nhằm giải thích các tính chất vật lý của chất rắn như tính chất cơ học, tính chất nhiệt, tính chất điện.

  • Đọc hiểu đươc các tài liệu nói về vật liệu rắn.

Mức độ đóng góp cho các tiêu chí đầu ra của chương trình đào tạo:

Tiêu chí

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

3.1

3.2

3.3

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

Mức độ

GD

SD

SD

GD

SD

SD

SD

SD

GD

GT

GT

GT

GT

GD

SD

SD

SD

7. Nội dung vắn tắt học phần:

Các mô hình chất rắn cơ bản: Cấu trúc tuần hoàn lý tưởng, Cấu trúc thực của tinh thể, Dao động mạng, Khí phonon, Khí điện tử tự do, Lý thuyết vùng năng lượng nhằm giải thích các tính chất vật lý của chất rắn như tính chất cơ học, tính chất nhiệt, tính chất điện.

Các tính chất đặc biệt của vật rắn: siêu dẫn, bán dẫn, từ, áp điện...được lý giải về nguyên tắc đối với các vật liệu tương ứng bằng các mô hình riêng của loại vật liệu đó.

8. Tài liệu học tập:



  • Sách, giáo trình chính:

1. Ch. Kittel, Introduction to Silid State Phyics, 6th Edition John Wiley & Sons, Inc., New York, Chichester, Brisbane, Toronto, Singapore 1986. Xuất bản lần thứ 7 và 8 đã có năm 2001.

  1. Đỗ Ngọc Uấn: Giáo trình Vật lý chất rắn đại cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, xuất bản 2003.

  2. Nguyễn Ngọc Chân: Bài tập vật lý chất rắn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, xuất bản 2004.

.

  • Bài giảng được phát cho lớp trong tuần đầu.

  • Sinh viên được cung cấp đầu bài bài tập.

  • Sách tham khảo:

1. R. W.Cahn, Physical Metallurgy, University of Sussex, England, North-Holland Publishing Compagny, Amsterdam 1965.

(Bản tiếng Nga: Phizicheskoe Metallovedenie, Mir, Moskva 1968.)

2. Ch. Weissmantel, C. Hamann, Grundlagen der Festkoeperphysik, Johann Ambrosius Barth Verlag, Heidelberg - Leizig 1995

3. Neil W. Ashcroft, N. David Mermin, Solid State Physics, Saunders College Publishing 1975

4. Konrad Kopitzki, Einfuerung in die Festkoeperphysik, B.G. Teubner Stuttgart 1993

5. F. Blatt, Physics of electronic conduction in solids, Mc Graw-Hill Book Compagny 1968

(Bản tiếng Nga: Phyzika electronnoi provodimosti v tvordyx telax, Mir, Moskva 1971.)

6. Harald Ibach Hans Lueth, Solid State Physics, Springer, Aachen 1995.



9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

  • Đây là môn có tính lý thuyết, xây dựng mô hình, kết quả tính toán tường minh, chặt chẽ, có các kết quả thực nghiệm.

  • Sinh viên phải in bài giảng ra giấy đến dự lớp đầy đủ và ghi chép thêm vào bài giảng in, làm bài tập ở nhà theo tiến độ giảng viên hướng dẫn. Học bài kỹ trước khi kiểm tra và thi.

10. Đánh giá kết quả:

  • Điểm quá trình: trọng số 0.3 bao gồm điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm chuyên cần và làm bài tập trên lớp, ba điểm này ngang nhau.

  • Thi cuối kỳ: trọng số 0.7

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể

Tuần

Nội dung

Giáo trình

BT, TN,…

1

Cấu trúc tuần hoàn của tinh thể

Tài liệu học tập 2, chương 1

Đầu bài bài tập

2

Tiếp Cấu trúc tuần hoàn của tinh thể

Tài liệu học tập 2, chương 1

Làm bài tập chương 1,

3

Tính chất cơ học của vật rắn tinh thể

Tài liệu học tập 2, chương 2

Làm bài tập chương 1,

4

Tiếp Tính chất cơ học của vật rắn tinh thể

Tài liệu học tập 2, chương 2

Làm bài tập chương 2

5

Phonon và dao động mạng

Tài liệu học tập 2, chương 3

Làm bài tập chương 2

6

Tính chất nhiệt của các chất điện môi

Tài liệu học tập 2, chương 4

Làm bài tập chương 3

7

Tiếp Tính chất nhiệt của các chất điện môi

Tài liệu học tập 2, chương 4

Làm bài tập chương 3

8

Kiểm tra giữa kì, Khí điện tử tự do Fermi

Tài liệu học tập 2, chương 5

Làm bài tập chương 3

9

Tiếp Khí điện tử tự do Fermi

Tài liệu học tập 2, chương 5

Làm bài tập chương 4

10

Tiếp Khí điện tử tự do Fermi

Tài liệu học tập 2, chương 5

Làm bài tập chương 4

11

Lý thuyết vùng năng lượng

Tài liệu học tập 2, chương 6

Làm bài tập chương 5

12

Tiếp Lý thuyết vùng năng lượng,

Tài liệu học tập 2, chương 6

Làm bài tập chương 5

13

Mặt Fermi trong kim loại .

Tài liệu học tập 2, chương 7

Bài tập chương:, 6

14

:Tiếp Mặt Fermi trong kim loại

Tài liệu học tập 2, chương 7

Bài tập chương:, 6

15

Giới thiệu Các tinh thể bán dẫn, Tính siêu dẫn, Các tính chất của điện môi, Tính chất từ của chất rắn, và: Chất rắn vô định hình

Tài liệu học tập 2, chương 8, 9, 10, 11, 12

Công bố điểm quá trình, Kế hoạch ôn thi

12. Nội dung các bài thí nghiệm (thực hành, tiểu luận, bài tập lớn)

PH3120 Vật lý thống kê

1. Tên học phần: VẬT LÝ THỐNG KÊ

2. Mã số: PH3120

3. Khối lượng: 3 (2-2-0-6)

  • Lý thuyết: 30 tiết

  • Bài tập/BTL: 30 tiết

  • Thí nghiệm: 0 giờ

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học ngành Vật lý kỹ thuật

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết:

  • Học phần học trước: PH3010, PH3060

  • Học phần song hành:

6. Mục tiêu học phần:

a) Nhằm làm cho sinh viên hiểu được đối tượng của học phần là các hệ nhiều hạt nhiệt động, là các hệ có mặt trong hầu hết các đối tượng vật chất, dưới cả dạng chất lẫn dạng trường.

b) Nhằm làm cho sinh viên phân biệt được các tính chất cơ bản của hệ nhiệt động với hệ cơ học.

c) Giúp sinh viên biết cách nghiên cứu một cách vi mô các tính chất cơ bản của hệ nhiệt động, qua đó hiểu rõ bản chất của các tính chất này.



7. Nội dung vắn tắt học phần:

a) Đối tượng của học phần là các hệ nhiệt học, là các hệ có mặt trong hầu hết các đối tượng vật chất, dưới cả dạng chất lẫn dạng trường.

b) Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê.

c) Các tính chất cơ bản của hệ nhiệt động bao gồm các phân bố cân bằng và không cân bằng, các tính chất cơ bản của các chuyển pha, các quy luật quan hệ giữa các đại lượng.

d) Một số ví dụ và ứng dụng đối với các hệ cụ thể.

8. Tài liệu học tập:


  • Sách giáo trình : Đỗ Trần Cát. Vật lý thống kê. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001

  • Bài giảng ; Đỗ Trần Cát. Bài giảng Power Point

  • Sách tham khảo:

  1. К.Б. ТOлПЫгO. ТЕРМOдИнАМИКА И СТАТИСТИЧЕСКАЯ ΦИЗИКА

  2. B. Diu, C. Guthmann, D. Lederer, B. Roulet. Physique Statistique

  3. H. E. Staley. Introduction to Phase Transitions and Critical Phenomena

  4. Đỗ Trần Cát. Lý thuyết hệ nhiều hạt. NXB Bách khoa-Hà Nội, 2009

9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

  • Đặc thù của học phần:

  1. Phương pháp nghiên cứu của Vật lý Thống kê:Học phần sử dụng phương pháp diễn dịch, một phương pháp của Vật lý thuyết

  2. Sử dụng nhiều kiến thức toán

  3. Đòi hỏi sinh viên phải quen và biết tư duy trừu tượng

  • Phương pháp học tập của sinh viên:

  1. Tập đọc sách và tư duy để nắm được phương pháp diễn dịch, tập cách tư duy trừu tượng, cách lý giải các vấn đề thường gặp ở các môn học khác và trong cuộc sống

  2. Tập để biết cách đặt vấn đề một cách khái quát, sau đó đi sâu vào các chi tiết để tìm hiểu các nguyên nhân và biết cách lý giải các hiện tượng.

  • Nhiệm vụ của sinh viên:

a) Dự lớp : đầy đủ theo quy chế

b) Bài tập : chuẩn bị làm các bài tập ở nhà trước giờ học và trình bầy ở lớp



10. Đánh giá kết quả:

  • Kiểm tra giữa kỳ: trọng số 0,3

  • Thi cuối kỳ (tự luận): trọng số 0,7

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể

Tuần

Nội dung

Giáo trình

BT

1

CHƯƠNG 1. Mở đầu (1 tiết lý thuyết (LT))

1.1 - Đối tượng của Vật lý Thống kê

1.2 - Phương pháp nghiên cứu của Vật lý Thống kê

1.3 - Các hiện tượng nhiệt và các định luật cơ học

1.4 - Khái niệm về hệ và thông số trạng thái

1.5 - Các hàm thế nhiệt động

CHƯƠNG 2. Những cơ sở của Vật lý thống kê cổ điển (1 tiết LT)

2.1 - Cơ học Hamilton với việc mô tả hệ nhiều hạt

2.2 - Nhiệm vụ của Vật lý Thống kê

2.3 - Tính chất của hàm phân bố thống kê (có chứng minh định lý Liouville)

2.4 - Giả thuyết chuẩn e-go-dic


Chương 1

Chương 2


Bài tập chương 2

2

CHƯƠNG 2. Những cơ sở của Vật lý thống kê cổ điển (2 tiết LT)

2.5 - Các phân bố Gibbs cổ điển



Chương 2

Bài tập chương 2

3

CHƯƠNG 2. Những cơ sở của Vật lý thống kê cổ điển (2 tiết LT)

2.5 - Các phân bố Gibbs cổ điển



Chương 2

Bài tập chương 2

4

CHƯƠNG 3. Những cơ sở của Vật lý thống kê lượng tử (2 tiết LT)

3.1 - Mở đầu : Đặc điểm của hệ nhiều hạt lượng tử

3.2 - Ma trận mật độ và toán tử thống kê (có chứng minh phương trình Liouville lượng tử)


Chương 3

Bài tập chương 3

5

CHƯƠNG 3. Những cơ sở của Vật lý thống kê lượng tử (2 tiết LT)

3.3 - Các phân bố Gibbs lượng tử (một phần)



Chương 3

Bài tập chương 3

6

CHƯƠNG 3. Những cơ sở của Vật lý thống kê lượng tử (1 tiết LT)

3.3 - Các phân bố Gibbs lượng tử (một phần) 3.4 - Quan hệ giữa thống kê cổ điển và thống kê lượng tử

CHƯƠNG 4 – Cơ sở thống kê của Nhiệt động lực học (1 tiết LT)

4.1 - Công do hệ sinh ra

4.2 - Nguyên lý thứ nhất của Nhiệt động lực học từ quan điểm thống kê


Chương 3

Chương 4


Bài tập chương 4

7

CHƯƠNG 4 – Cơ sở thống kê của Nhiệt động lực học (1 tiết LT)

4.3 - Entropi. Nguyên lý thứ hai và thứ ba của Nhiệt động lực học từ quan điểm thống kê

CHƯƠNG 5 – Khí lý tưởng (1 tiết LT)

5.1- Hệ khí lý tưởng đồng nhất và hàm phân bố một hạt

5.2 - Các phân bố Maxwell- Boltzmann, Fermi-Dirac và Bose-Einstein đối với khí lý tưởng (một phần)


Chương 4

Chương 5


Bài tập chương 4

8

CHƯƠNG 5 – Khí lý tưởng (2 tiết LT)

5.2 - Các phân bố Maxwell- Boltzmann, Fermi-Dirac và Bose-Einstein đối với khí lý tưởng (một phần)

5.3 - Phương trình trạng thái khí lý tưởng


Chương 5

Bài tập chương 5

8

CHƯƠNG 6 – Khí thực (2 tiết LT)

6.1 - Thế năng tương tác giữa các phân tử

6.2 - Phương trình trạng thái của khí thực (một phần)


Chương 6

Bài tập chương 6

9

CHƯƠNG 7 – Các thăng giáng (2 tiết LT)

7.1 - Khái niệm thăng giáng và phân bố Gauss

7.2 - Thăng giáng của các đại lượng nhiệt động cơ bản


Chương 7

Bài tập chương 7

11

CHƯƠNG 7 – Các thăng giáng (2 tiết LT)

7.3 - Tương quan của các thăng giáng

7.4 - Tính đối xứng của các hệ số động học. Hệ thức Onsager.

7.5 - Hàm tiêu tán năng lượng


Chương 7

Bài tập chương 7

12

CHƯƠNG 8 – Những cơ sở chủ yếu của Động học vật lý (2 tiết LT)

8.1 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Động học vật lý

8.2- Hàm phân bố một hạt cho hệ không cân bằng

8.3 - Các phương trình động học kinh điển (Phương trình chủ Pauli, phương trình động học Boltzmann)

8.4 - Một số ứng dụng của phương trình động học (Định lý H)


Chương 8

Bài tập chương 8


13

CHƯƠNG 8 – Những cơ sở chủ yếu của Động học vật lý (2 tiết LT)

8.4 - Một số ứng dụng của phương trình động học (Hàm phân bố cân bằng Maxwell, hệ không cân bằng với nhiệt độ tuyệt đối âm, ứng dụng phương trình động học để xác định thời gian hồi phục,ứng dụng phương trình động học để nghiên cứu các hiện tượng vận chuyển trong chất khí và chất rắn)



Chương 8

Bài tập chương 8


14

CHƯƠNG 9 - Chuyển pha (2 tiết LT)

9.1 - Mở đầu (Định nghĩa pha, chuyển pha, các đặc trưng chung của các quá trình chuyển pha, phân loại chuyển pha)



9.2 - Phương pháp nghiên cứu chuyển pha

9.3 - Sự cân bằng pha

9.4 - Chuyển pha loại I (Ẩn nhiệt, phương trình Clapeyron-Clausius)


Chương 9

Bài tập chương 9

15

CHƯƠNG 9 - Chuyển pha (2 tiết LT)

9.5 - Chuyển pha loại II ( Đặc điểm của chuyển pha loại II, hệ phương trình Ehrenfest, lý thuyết Landau về chuyển pha loại II)

9.6 – Ví dụ về chuyển pha (Chuyển pha lỏng-khí và trạng thái tới hạn, chuyển pha sắt từ-thuận từ)


Chương 9

Bài tập chương 9





tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương