KỸ SƯ TÀi năng ngành vật lý KỸ thuậT (Chuyên ngành: Vật liệu điện tử và công nghệ nano)



tải về 2.04 Mb.
trang10/23
Chuyển đổi dữ liệu07.04.2018
Kích2.04 Mb.
#36834
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23

PH3030 Trường điện từ


1. Tên học phần: TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

2. Mã số: PH3030

3. Khối lượng: 3(3-0-0-6)

  • Lý thuyết: 45 giờ

  • Bài tập/BTL: 0 giờ

  • Thí nghiệm: 0 bài

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên hệ đào tạo Kỹ sư Tài năng từ học kỳ 4.

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết:

  • Học phần học trước: PH1120

  • Học phần song hành:

6. Mục tiêu học phần:

Môn học này cung cấp cho sinh viên hệ đào tạo Kỹ sư Tài năng ngành Vật lý Kỹ thuật những kiến thức cơ bản về trường điện từ trong môi trường chất: trường tĩnh điện, từ trường không đổi, sóng điện từ, bức xạ điện từ, các tính chất điện từ của môi trường và phương trình điện động lực học dưới dạng hiệp biến.



7. Nội dung vắn tắt học phần:

Trường điện từ trong môi trường chất. Trường tĩnh điện. Từ trường không đổi. Sóng điện từ. Bức xạ điện từ. Các tính chất điện từ của môi trường. Điện động lực học tương đốI tính.



8. Tài liệu học tập:

  • Sách giáo trình

  1. Nguyễn Phúc Thuần. Điện động lực học, NXB ĐHQGHN, 1998, 273 tr.

  2. Nguyễn Văn Thỏa. Điện động lực học. NXB ĐH&THCN, T. 1,2, 1982.

  • Sách tham khảo: Xem phần tài liệu tham khảo

9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

  • Dự lớp: đầy đủ theo quy chế

  • Bài tập: hoàn thành các bài tập của học phần

10. Đánh giá kết quả: KT/BT(0.3)- T(TN/TL:0.7)

  • Điểm quá trình: trọng số 0.3

  • Bài tập làm đầy đủ

  • Kiểm tra giữa kỳ

  • Thi cuối kỳ (tự luận): trọng số 0.7

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể:

Tuần

Nội dung

Giáo trình

BT, TN, ..

1

CHƯƠNG 1:TRƯỜNG ĐIỆN TỪ TRONG MÔI TRƯỜNG CHẤT (7 LT)

1.1. Hệ phương trình Maxwell trong chân không

1.2. Những đặc điểm của trường điện từ trong môi trường chất

1.2.1 Các đại lượng vĩ mô

1.2.2 Giá trị trung bình của một đại lượng vật lý

1.2.3 Trung bình các phương trình Maxwell

1.3. Vector phân cực

1.4. Mật độ dòng trung bình



TLHT 1, Chương 2, 3

Giảng viên sẽ chọn lọc các bài tập thích hợp tương ứng với từng chương mục và giao cho sinh viên làm, rồi hướng dẫn và chữa

2

1.5. Hệ phương trình Maxwell trong môi trường

1.5.1 Hệ phương trình Maxwell trong môi trường

1.5.2 Hằng số điện môi

1.5.3 Độ cảm từ và độ thẩm từ

1.6. Các thế của trường điện từ

1.7. Các điều kiện biên cho các vectơ điện từ trường

1.7.1 Điều kiện biên đối với thành phần pháp tuyến của vectơ cảm ứng điện

1.7.2 Điều kiện biên đối với thành phần pháp tuyến của vectơ cảm ứng từ

1.7.3 Điều kiện biên đối với thành phần tiếp tuyến của vectơ cường độ điện trường

1.7.4 Điều kiện biên đối với thành phần tiếp tuyến của vectơ cường độ từ trường

1.7.5 Điều kiện biên của vectơ mật độ dòng điện


TLHT 1, Chương 2, 3




3

1.8. Định luật bảo toàn năng lượng của trường điện từ

CHƯƠNG 2: TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN (8 LT)


    1. Các phương trình của trường tĩnh điện


    2. Điện thế của trường tĩnh điện

2.2.1 Điện thế gây bởi một điện tích điểm đứng yên

2.2.2 Điện thế gây bởi hệ điện tích điểm đứng yên



TLHT 1, Chương 4 TLHT 2, Chương 2




4

    1. Thế gây bởi hệ điện tích tại khoảng cách lớn.

2.3.1 Khai triển thế của hệ điện tích tại khoảng cách lớn

2.3.2 Mômen lưỡng cực

2.3.3 Mômen tứ cực

2.4. Điện môi trong điện trường tĩnh



TLHT 1, Chương 4 TLHT 2, Chương 2




5

2.5. Các vật dẫn trong trường điện tĩnh

2.5.1 Tính chất của vật dẫn trong trường điện tĩnh

2.5.2 Điện dung của vật dẫn

2.5.3 Hệ hai vật dẫn

2.5.4 Tụ điện

2.6. Năng lượng của hệ điện tích đặt trong trường ngoài


2.7 Một số phương pháp giải các bài toán tĩnh điện

2.7.1 Phương pháp ảnh điện

2.7.2 Phương pháp nghịch đảo.


TLHT 1, Chương 4 TLHT 2, Chương 2




6
CHƯƠNG 3: TỪ TRƯỜNG KHÔNG ĐỔI (6 LT)

3.1. Các phương trình của từ trường không đổi

3.1.1 Các phương trình cơ bản

3.1.2 Định luật Biot-Savart

3.2. Mômen từ



3.2.1 Thế vectơ tại khoảng cách lớn


TLHT 1, Chương 5




7

3.2.2 Tính chất của mômen lưỡng cực từ

3.2.3 Vectơ cảm ứng từ của lưỡng cực từ

3.3. Năng lượng của dòng điện không đổi trong từ trường ngoài



TLHT 1, Chương 5




8

Kiểm tra
CHƯƠNG 4: SÓNG ĐIỆN TỪ (4 LT)

    1. Sóng điện từ trong các điện môi

4.1.1 Các phương trình sóng

4.1.2 Ví dụ giải phương trình sóng – sóng phẳng

4.2. Sóng phẳng đơn sắc


TLHT 1, Chương 7 TLHT 2, Chương 5




9

4.2.1 Biên độ, tần số và số sóng của sóng phẳng đơn sắc
4.2.2 Sự phân cực của sóng phẳng đơn sắc
4.3. Sóng điện từ trong các vật dẫn

4.4 Ống dẫn sóng

4.4.1 Ống dẫn sóng chữ nhật

4.4.2 Sóng E trong ống dẫn sóng chữ nhật

4.4.3 Sóng B trong ống dẫn sóng chữ nhật

4.5 Hộp cộng hưởng
CHƯƠNG 5: BỨC XẠ ĐIỆN TỪ (6 LT)

    1. Các thế của trường điện từ bức xạ- thế trễ

TLHT 1, Chương 8




10

    1. Thế gây bởi hệ điện tích tại khoảng cách lớn

TLHT 1, Chương 8




11

    1. Bức xạ của lưỡng cực điện

5.4 Bức xạ từ cực điện và bức xạ lưỡng cực từ.

CHƯƠNG 6: CÁC TÍNH CHẤT ĐIỆN TỪ CỦA MÔI TRƯỜNG (5 LT)

6.1. Sự phân cực của các điện môi


TLHT 2, Chương 6




12

6.2. Sự phụ thuộc của hệ số điện môi vào tần số. Lý thuyết tán sắc

6.2.1 Sự phụ thuộc của hệ số điện môi vào tần số

6.2.2 Tán sắc bình thường và tán sắc dị thường


TLHT 2, Chương 6, 7




13

6.3. Sự phân cực của các từ môi

CHƯƠNG 7: ĐIỆN ĐỘNG LỰC HỌC TƯƠNG ĐỐI TÍNH (8 LT)

7.1. Nguyên lý tương đối Einstein

7.2. Khoảng của các biến cố

7.2.1 Khái niệm về khoảng

7.2.2 Các loại khoảng

7.2.3 Thời gian riêng

7.3. Biến đổi Lorentz



TLHT 1, Chương 1




14

7.4. Các hệ quả của phép biến đổi Lorentz

7.5. Hàm số Lagrange của hạt điện trong trường điện từ

7.6. Vectơ và tenxơ bốn chiều

7.6.1 Vectơ bốn chiều

7.6.2 Tenxơ bốn chiều

7.7. Vectơ vận tốc bốn chiều

7.8. Các phương trình điện động lực học dạng bốn chiều

7.8.1 Phương trình liên tục viết dưới dạng bốn chiều


TLHT 1, Chương 1




15

7.8.2 Thế bốn chiều

7.8.3 Các phương trình Maxwell dạng bốn chiều

7.9. Các công thức biến đổi của trường điện từ.

7.10. Trường của một điện tích chuyển động đều

7.10. Hiệu ứng Doppler

7.10.1 Biến đổi của tần số

7.10.2 Hiệu ứng Doppler



TLHT 1, Chương 8





12. Tài liệu tham khảo

  1. Điện động lực học, Nguyễn Phúc Thuần, NXB ĐHQGHN, 1998, 273 tr.

  2. Điện động lực học, Nguyễn Văn Thỏa, T. 1,2, NXB ĐH&THCN, 1982.

  3. Giáo trình vật lý lý thuyết, Kompaheetx A. X., T.1, NXB ĐH&THCN- “MIR”, 1980.

  4. Những cơ sở lý thuyết của điện học, Tamm I. E., NXB KHKT, Hà Nội, 1972.

  5. Electromagnetic theory, E. Weber, Dover, NY,1965.

PH3060 Cơ học lượng tử
1. Tên học phần: CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

2. Mã số: PH3060

3. Khối lượng: 3(2-2-0-6)

  • Lý thuyết : 30 giờ

  • Bài tập: 30 giờ

  • Thí nghiệm: 0 giờ

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học Kỹ sư Tài năng ngành vật lý kỹ thuật.

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết:

  • Học phần học trước: PH1120

  • Học phần song hành:

6. Mục tiêu học phần:

Cơ học lượng tử cung cấp những kiến thức cơ bản về các hiện tượng vi mô (nguyên tử, điện tử) cho sinh viên các ngành vật lý kỹ thuật, kỹ thuật hạt nhân, công nghệ hoá học, công nghệ vật liệu, kỹ thuật điện tử,….; cho người học một quan niệm mới lạ mà xác thực về thế giới vi mô.

Học xong, sinh viên cần nắm được:


  • Các hiện tượng vi mô diễn biến rất khác (về tính chất và quy luật) với các hiện tượng vĩ mô, và có ứng dụng thực tế lớn.

  • Những thông tin có thể về trạng thái chuyển động của hệ vi mô là từ hàm sóng (hay vectơ trạng thái) trong cơ học lượng tử.

  • Mỗi đại lượng vật lý của hạt vi mô được tương ứng với một toán tử: Trị riêng của toán tử là giá trị đo được của đại lượng vật lý.

  • Biết các phương pháp tính gần đúng hàm sóng và trị riêng của toán tử.

  • Biết cách khảo sát và nắm được cấu trúc, các tính chất của hệ nguyên tử; vận dụng vào kỹ thuật (vi mạch, cảm biến, công nghệ nano,…)

7. Nội dung vắn tắt học phần:

Tính hai mặt Sóng - Hạt của các hạt. Hàm sóng và ý nghĩa. Phương trình cơ bản của cơ học lượng tử (phương trình Schrodinger)

Toán tử của đại lượng vật lý. Phương trình trị riêng của toán tử. Toán tử mômen động lượng: hàm riêng và trị riêng

Phương pháp nhiễu loạn (tính gần đúng)

Chuyển động trong trường đối xứng xuyên tâm. Nguyên tử hydrô. Phương trình của hạt chuyển động trong trường điện từ. Xác suất chuyển rời trạng thái.

Hệ các hạt đồng nhất. Nguyên lý Pauli. Nguyên tử nhiều electron: phương pháp trường tự hợp

Bước đầu bài toán tán xạ

8. Tài liệu học tập:


  • Sách giáo trình

  • Sách tham khảo: Cơ học lượng tử; Tác giả: A.X. Đavưđôv,nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1972.

Xem phần tài liệu tham khảo

9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

  • Dự lớp: đầy đủ theo thời khoá biểu

  • Bài tập: hoàn thành các bài tập của học phần

  • Chủ động học tập và đọc thêm các mục tương ứng trong sách tham khảo


10. Đánh giá kết quả: KT/BT (0.3) – T(TL: 0.7)

  • Điểm quá trình: Trọng số 0.3

- Bài tập làm đầy đủ

- Kiểm tra giữa kỳ



  • Khi cuối kỳ (tự luận): Trọng số 0.7

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể:

Tuần

Nội dung

Giáo trình

Thông tin

về BT

1


CHƯƠNG 1: PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CỦA CƠ HỌC LƯỢNG TỬ (3LT + 3BT)

1.1- Hàm sóng

1.1.1- Tính hai mặt Sóng – Hat: giả thuyết De Broglie

1.1.2- Nguyên lý bất định Heisenberg

1.1.3- Hàm sóng mô tả trạng thái

a) Của hạt tự do

b) Của hạt chuyển động bất kỳ

c) Ý nghĩa của hàm sóng

d) Trị trung bình của toạ độ

1.2- Phương trình Schrodinger

1.2.1- Cho trạng thái dừng

1.2.2- Phương trình Schrodinger tổng quát



Tham khảo

CHLT, A.X. Đavưđôv

Chương 1


mục 2,4

Chương 2


mục 15

Giảng viên sẽ chọn lọc các bài tập thích hợp tương ứng với từng chương mục và giao cho sinh viên làm, rồi hướng dẫn và sửa chữa

2

1.2.3- Phương trình liên tục

1.3-Một vài ứng dụng

1.3.1- Dao tử điều hoà (giải chi tiết)

1.3.2- Hiệu ứng đường ngầm (giải chi tiết)


CHƯƠNG 2: TOÁN TỬ CỦA ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ (5LT+4BT)

2.1- Sự tương ứng giữa đại lượng vật lý với toán tử

2.1.1- Thí dụ:

- Năng lượng ứng với toán tử Hamilton



- Động lượng ứng với toán tử-

2.1.2- Sự tướng ứng của đại lượng vật lý với toán tử:

a) Phương trình trị riêng (thừa nhận)

b) Toán tử và toán tử tuyến tính tự liên hợp

Ch.5 mục 33


Ch.1 mục 7,8




3

2.1.3- Một số toán tử của các đại lượng vật lý thường gặp: (Toán tử Hamilton, toán tử động lượng, toán tử toạ độ, toán tử mômen động lượng, toán tử chẵn lẻ)

2.2- Hàm riêng và trị riêng của toán tử

2.2.1- Phổ gián đoạn

2.2.2- Phổ liên tục

2.2.3- Trị trung bình của đại lượng vật lý

a) Tính đầy đủ của hệ hàm riêng

b) Trị trung bình


Ch.1


mục 9, 10




4

2.2.4- Hệ thức bất định

- Điều kiện để hai đại lượng vật lý

cùng xác định

- Rút ra hệ thức bất định

2.3- Sự thay đổi của đại lượng vật lý theo thời gian. Các đại lượng bảo toàn

2.4- Biểu diễn ma trận của toán tử

- Biểu diễn của toán tử (nói chung)

- Biểu diễn ma trận

- Ký hiệu Dirac

CHƯƠNG 3: MÔMEN ĐỘNG LƯỢNG (2LT+4BT)



3.1- Toán tử mômen động lượng quỹ đạo (Các hệ thức giao hoán, kể cả )

Ch.1


mục 8, 13

Ch.2


mục 17
Ch.4

mục 27, 28, 29






5

5


3.2- Trị riêng, hàm riêng

3.2.1- Trị riêng, hàm riêng của

3.2.2- Trị riêng, hàm riêng của

3.2.3- Toán tử mômen từ quỹ đạo

3.3- Toán tử spin

- Các ma trận Pauli

- Trị riêng và vectơ riêng của toán tử spin

- Mômen từ spin


Ch.8


mục 64




6

3.4. Toán tử mômen động lượng toàn phần (công nhận kết quả)

CHƯƠNG 4: CHUYỂN ĐỘNG TRONG TRƯỜNG XUYÊN TÂM (3LT + 3BT)

4.1- Các đặc điểm chung của chuyển động trong trường xuyên tâm

4.2- Chuyển động trong trường Coulomb



Ch.6

mục 34





7

4.3- Nguyên tử hydrô

4.4- Nguyên tử kim loại kiềm

CHƯƠNG 5: NHIỄU LOẠN (2LT + 4BT)

5.1- Nhiễu loạn trạng thái dừng không suy biến (giải chi tiết)



Ch.7 mục 47, 50

Ch.9 mục 74







8

5.2- Nhiễu loạn trạng thái dừng có suy biến

Hiệu ứng Stark (giải chi tiết)

5.3- Nhiễu loạn phụ thuộc thời gian


Ch.6 mục 38

Ch.7 mục 47, 50

Ch.9 mục 74





9

CHƯƠNG 6: TƯƠNG TÁC CỦA ELECTRON VỚI TRƯỜNG ĐIỆN TỪ (4LT + 4BT)

6.1- Phương trình Schrodinger cho một hạt điện trong trường điện từ

6.2- Phương trình Pauli. Sự tuế sai của spin electron trong từ trường


Ch.8

mục 58, 65, 72






10

6.3- Hiệu ứng Zeeman

6.4- Tương tác của nguyên tử với sóng điện từ. Sự chuyển rời trạng thái. Quy tắc lựa chọn




Ch.8

mục 72


Ch.9

mục 74,78,79






11

CHƯƠNG 7: HỆ CÁC HẠT ĐỒNG NHẤT (4LT + 2BT)

7.1- Nguyên lý không phân biệt các hạt đồng nhất

7.2. Tính đối xứng và phản đối xứng của hàm sóng

7.3- Đối xứng hoá và phản đối xứng hoá



Ch.10

mục 86, 87






12

7.4- Nguyên lý Pauli

7.5- Hàm sóng của hệ hai điện tử

CHƯƠNG 8: NGUYÊN TỬ (4LT + 3BT)

8.1- Nguyên tử hêly



Ch.10

mục 88, 89






13

8.2- Phương pháp trường tự hợp Hartree – Fok

8.3- Các trạng thái của nguyen tử




Ch.10, mục 90, 92




14

8.4- Bảng tuần hoàn các nguyên tố

CHƯƠNG 9: TÁN XẠ (3LT + 3BT)

9.1- Bài toán tán xạ

9.2- Tìm hàm sóng tán xạ



Ch.11

mục 95





15

9.4- Phép gần đúng Born

9.3- Biên độ tán xạ và tiết diện tán xạ

9.5- Một số ví dụ: Tán xạ Rutherford


Ch.11

mục 97






12. Tài liệu tham khảo:

[1] Cơ học lượng tử, A.X. Đavưđôv, nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp

Hà Nội 1972 (sách dịch từ tiếng Nga) (sách có ở thư viện Tạ Quang Bửu)

[2] Quantum Physics, S. Gasiorowicz (Sách tiếng Anh, có ở thư viện ITIMS)



PH3070 Kỹ thuật chân không

1. Tên học phần: KỸ THUẬT CHÂN KHÔNG

2. Mã số: PH3070

3. Khối lượng: 2(2-0-0-4)

  • Lý thuyết: 30 tiết

  • Bài tập/BTL: 0 tiết

  • Thí nghiệm: 0 bài

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên đại học các ngành Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật hạt nhân, Công nghệ vật liệu từ học kỳ 3

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết:

  • Học phần học trước: PH1120

  • Học phần song hành:

6. Mục tiêu học phần và kết quả mong đợi

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chân không và cách sử dụng các hệ thống chân không.

Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:


  • Nắm được các nguyên lý cơ bản và đặc tính của các loại bơm chân không.

  • Nắm được các nguyên lý cơ bản và đặc tính của các loại chân không kế.

  • Vận hành hệ chân không.

Mức độ đóng góp cho các tiêu chí đầu ra của chương trình đào tạo: <Xác định theo 3 loại: GT (chỉ giới thiệu), GD (giảng dạy) hoặc SD (yêu cầu SV sử dụng, rèn luyện) để đáp ứng với những tiêu chí con trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo>

Tiêu chí

1.1

1.2

1.3

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

3.1

3.2

3.3

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

Mức độ

GT

GD

GD

GD

GD

GD

GD

GD

GD

SD

SD

SD

GT

GD

GD

SD

SD

7. Nội dung vắn tắt học phần:

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị tạo chân không.

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo chân không.

- Vật liệu dùng trong các hệ chân không và nguyên tắc sử dụng hệ chân không.



8. Tài liệu học tập:

  • Sách giáo trình: Kỹ thuật chân không, Phùng Hồ, NXB Bách Khoa

  • Sách tham khảo:

  1. Foundations of Vacuum Science and Technology, James M. Lafferty, John Wiley & Sons. Inc, 1998

  2. A User's Guide to Vacuum Technology, John F. O'Hanlon, Second Edition, John Wiley & Sons. Inc , 1989

  3. High-Vacuum Technology, Marsbed H. Hablanian, Marcel Dekker Inc, 1990

  4. Vacuum Engineering Calculations, Formulas, and Solved Exercises; Armand Berman, Academic Press, 1992.

  5. Vacuum Physics and Techniques, T.A. Delchar, Chapman & Hall, 1993

9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

  • Tham dự đầy đủ các buổi học theo quy chế

  • Hoàn thành bài tập và trình bày báo cáo seminar theo yêu cầu

10. Đánh giá kết quả:

  • Điểm quá trình: trọng số 0.3

Tham dự giờ giảng, hoàn thành báo cáo Seminar

  • Thi cuối kỳ (tiểu luận hoặc tự luận hoặc vấn đáp): trọng số 0.7

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể

Tuần

Nội dung

Giáo trình

BT, TN,…

1

CHƯƠNG I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN TRONG KỸ THUẬT CHÂN KHÔNG

I.0. Mở đầu

I.1. Những khái niệm cơ bản

I.2. Những bài toán cơ bản



Sách tham khảo và bài giảng




2

I.3. Các chế độ chảy của chất khí trong ống dẫn

I.4. Xác định độ dẫn khí của ống dẫn hình trụ trong chế độ chảy lớp



Sách tham khảo và bài giảng

Bài tập

3

I.5. Độ dẫn khí của ống dẫn hình trụ trong chế độ chảy phân tử

I.6. Độ dẫn khí của diapham và của một hệ chân không trong chế độ chảy chuyển tiếp



Sách tham khảo và bài giảng

Bài tập

4

CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO CHÂN KHÔNG

II.1. Những vấn đề chung

II.2. Bơm cơ học

II.2.1. Bơm bản roto

II.2.2. Bơm bản stato

II.2.3. Bơm cơ học bì khí



* Bơm piston, bơm vòng chất lỏng, bơm cơ học hai trục.

Sách tham khảo và bài giảng




5

II.3. Bơm phân tử

II.3.1. Bơm phân tử Gaede

II.3.2. Bơm tuốc bin phân tử

II.3.3. Bơm phân tử đốt nóng



Sách tham khảo và bài giảng




6

II.4. Bơm khuyếch tán

II.4.1. Bơm khuyếch tán Gaede

II.4.2. Bơm tự phân loại dầu thủy tinh

II.4.3. Bơm tự phân loại dầu kim loại



* Bơm dòng hơi, bơm tia nước.

Sách tham khảo và bài giảng




7

II.5. Những quá trình hấp thụ

II.5.1. Hấp thụ vật lý

II.5.2. Hấp phụ hóa học

II.5.3. Quá trình hút thu



* Sự bay hơi, sự ngưng tụ.

Sách tham khảo và bài giảng




8

II.6. Các phương pháp rút khí bằng hấp thụ

II.5.1. Phương pháp dùng chất hấp thụ

II.5.2. Phương pháp dùng chất hấp phụ


Sách tham khảo và bài giảng




9

CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO CHÂN KHÔNG

III.1. Phân loại

III.2. Đánh giá mức độ chân không theo mầu các vùng phóng điện

III.3. Chân không kế cơ học



* Chân không dựa trên cấu trúc MEMS, dựa trên hiện tượng phóng xạ.

Sách tham khảo và bài giảng




10

III.4. Chân không kế nhiệt

* Chân không kế nhiệt điện trở.

Sách tham khảo và bài giảng




11

III.5. Chân không kế ion hóa

* Chân không kế Alpert.

Sách tham khảo và bài giảng




12

III.6. Chân không kế từ phóng điện

* Chân không kế manhetron và manhetron ngược.

Sách tham khảo và bài giảng




13

III.7. Các phương pháp đo áp suất riêng

* Khối phổ kế bốn cực, khối phổ kế thời gian bay.

Sách tham khảo và bài giảng




14

CHƯƠNG IV. HỆ THỐNG CHÂN KHÔNG VÀ VẬT LIỆU CHÂN KHÔNG

IV.1. Những yêu cầu của một hệ chân không

IV.2. Vật liệu chân không và các phương pháp gia công


Sách tham khảo và bài giảng




15

IV.3. Hệ thống chân không và các bộ phận

IV.4. Các phương pháp xác định chỗ dò khí



Sách tham khảo và bài giảng








tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương