KỸ SƯ TÀi năng ngành vật lý KỸ thuậT (Chuyên ngành: Vật liệu điện tử và công nghệ nano)



tải về 2.04 Mb.
trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu07.04.2018
Kích2.04 Mb.
#36834
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

PH1120 Vật lý đại cương II


1. Tên học phần: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG II

2. Mã số: PH1120

3. Khối lượng: 3 (2-1-1-6)

  • Lý thuyết: 30 giờ

  • Bài tập: 15 giờ

  • Thí nghiệm: 6 bài (x 2 giờ)

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên hệ Kỹ sư Tài năng từ học kỳ 2.

5. Điều kiện học phần:

  • Học phần tiên quyết:

  • Học phần học trước:

  • Học phần song hành:

6. Mục tiêu học phần: Cung cấp cho sinh viên hệ Kỹ sư Tài năng những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương phần Điện từ, làm cơ sở để sinh viên học các môn kỹ thuật (Vật lý hôm nay là kỹ thuật ngày mai).

Sau khi học xong phần này, sinh viên cần nắm được:

- Khái niệm về trường: điện trường, từ trường.

- Các tính chất, các định luật về điện trường (định luật Coulomb, định lý O-G), về từ trường (định luật Biot-Savart-Laplace, định luật Ampere)

- Mối quan hệ giữa từ trường và điện trường (định luật Faraday, các luận điểm của Maxwell), trường điện từ thống nhất.

- Tính đặc biệt của lực từ và ứng dụng của nó

- Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa môi trường chất và trường điện từ (điện môi, vật dẫn, sắt từ, hiệu ứng áp điện)

- Biết vận dụng vào kỹ thuật: điện tử, phát dẫn điện, sóng điện từ.



7. Nội dung vắn tắt học phần:

Các loại trường: Điện trường, từ trường; nguồn sinh ra trường; các tính chất của trường, các đại lượng đặc trưng cho trường (cường độ, điện thế, từ thông,..) và các định lý, định luật liên quan. Quan hệ giữa từ trường và điện trường, trường điện từ thống nhất. Lực từ trường và ứng dụng.

Ảnh hưởng qua lại giữa môi trường chất và trường điện từ. Năng lượng trường điện từ.

Vận dụng xét dao động và sóng điện từ.



8. Tài liệu học tập

  • Sách, giáo trình chính:

1. Lương Duyên Bình- Dư Trí Công- Nguyễn Hữu Hồ: Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà nội 1992, 220 trang.

2. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Bài tập Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Giáo dục, 2006, 151 trang.



  • Sách tham khảo: xem đề cương chi tiết

9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

  • Dự lớp: đầy đủ theo quy chế

  • Bài tập: hoàn thành các bài tập của học phần

  • Thí nghiệm: hoàn thành đầy đủ các bài thí nghiệm của học phần. Phải bảo vệ đạt thí nghiệm.

10. Đánh giá kết quả: KT/BT(0.3)- T(TN/TL:0.7)

  • Điểm quá trình: trọng số 0.3

  • Bài tập làm đầy đủ

  • Làm thí nghiệm đầy đủ, có báo cáo và bảo vệ đạt.

  • Kiểm tra giữa kỳ

  • Thi cuối kỳ (trắc nghiệm và tự luận): trọng số 0.7

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể:


Tuần

Nội dung

Giáo trình

BT, TN, ..

1

PHẦN 3. ĐIỆN TỪ (30LT + 15BT)

CHƯƠNG 11. ĐIỆN TRƯỜNG TĨNH (6LT +3BT)

11.1. Định luật Coulomb

11.2. Điện trường

11.2.1. Khái niệm điện trường

11.2.2. Véctơ cường độ điện trường.

11.2.3. Nguyên lý chồng chất điện trường


Tài liệu học tập (TLHT)1, Chương1

TLHT2, chương1 (5, 9, 11, 12, 13, 16)

2

11.2.4. Mômen lưỡng cực điện

11.2.5. Đường sức điện trường.

11.3. Định lý Ostrogradski-Gauss

11.3.1. Điện cảm. Điện thông

11.3.2. Định lý Ostrogradski-Gauss và ứng dụng


TLHT1, Chương 1

TLHT2, chương 1 (17, 18, 19, 22, 24, 26)

3

11.4. Điện thế

11.4.1. Tính chất thế của điện trường tĩnh. Lưu số của véctơ cường độ điện trường

11.4.2. Thế năng tương tác điện

11.4.3. Điện thế và hiệu điện thế

11.4.4. Mặt đẳng thế (những tính chất).

11.5. Hệ thức liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế.



TLHT1, Chương 1

TLHT2, chương 1 (29, 32, 33, 34, 35, 38, 39)

4

CHƯƠNG 12. VẬT DẪN (2LT + 1BT)

12.1. Những tính chất của vật dẫn tích điện cân bằng. Điện dung của vật dẫn

12.2. Hiện tượng điện hưởng

12.2.1. Hiện tượng

12.2.2. Tụ điện và điện dung của tụ (phẳng, trụ, cầu)

12.3. Phương pháp ảnh điện

12.4. Năng lượng điện trường

12.4.1. Năng lượng tương tác của một hệ điện tích điểm và của vật dẫn mang điện

12.4.2. Năng lượng tụ điện phẳng và năng lượng điện trường


TLHT1, Chương 2

TLHT2, chương 2 (1, 3, 4, 10, 12, 15).


5

CHƯƠNG 13. ĐIỆN MÔI (2LT + 1BT)

13.1. Hiện tượng phân cực điện môi

13.1.1. Hiện tượng

13.1.2. Véctơ mômen lưỡng cực điện

13.1.3. Véctơ phân cực điện môi và liên hệ với mật độ điện tích mặt liên kết

13.2. Cường độ điện trường và điện cảm trong điện môi (giới thiệu công thức)

13.3. Điện môi đặc biệt

13.3.1. Điện môi Secnhet

13.3.2. Hiệu ứng áp điện.


TLHT1, Chương 3

TLHT2, chương 3 (3, 6, 7, 8, 10).




6

CHƯƠNG 14. TỪ TRƯỜNG (7LT + 4BT+1KT)

14.1. Những đại lượng đặc trưng của dòng điện.

14.1.1. Véctơ mật độ dòng điện và Định luật Ohm dạng vi phân

14.1.2. Nguồn điện và Suất điện động. Trường lạ.

14.2. Tương tác từ của dòng điện. Định luật Ampere


TLHT1, Chương 4

TLHT2, chương 4 (4, 5, 9, 10, 13)

7

14.3. Từ trường

14.3.1. Khái niệm từ trường

14.3.2. Véctơ cảm ứng từ (định luật Biot-Savart-Laplace)

14.3.3. Nguyên lý chồng chất từ trường. ứng dụng (cho dòng điện thẳng, dòng điện tròn (định nghĩa Mômen từ), hạt điện chuyển động).

14.3.4. Véc tơ cường độ từ trường


TLHT1, Chương 4

TLHT2, chương 4(14, 17, 20, 21, 23)

8

14.4. Từ thông

14.4.1. Đường cảm ứng từ. Từ thông

14.4.2. Định lý Ostrogradski-Gauss đối với từ trường

14.5. Định lý Ampere về lưu số của cường độ từ trường. Ứng dụng

14.6. Lực từ trường

14.6.1. Tác dụng của từ trường lên dòng điện

14.6.2. Khung dây điện trong từ trường


TLHT1, Chương 4

TLHT2, chương 4 (24, 29, 33, 34, 35)

9

14.7. Lực Lorentz. Chuyển động của hạt điện trong từ trường đều. Hiệu ứng Hall

14.8. Công của từ lực.


CHƯƠNG 15. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (2LT + 2BT)

15.1. Các định luật về hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng

15.2. Hiện tượng tự cảm. Độ tự cảm. Suất điện động tự cảm. Hiệu ứng bề mặt (định tính)

15.3. Hiện tượng hỗ cảm




TLHT1, Chương 5

TLHT2, chương 4 (37, 39, 42, 44, 46).

10

15.4. Máy biến thế.

15.5. Năng lượng từ trường của ống dây điện. Năng lượng từ trường bất kỳ.


CHƯƠNG 16. VẬT LIỆU TỪ (3LT + 0BT)

16.1. Sự từ hóa. Các loại vật liệu từ

16.2. Giải thích định tính nghịch từ và thuận từ

16.2.1. Mômen từ nguyên tử



TLHT1, Chương 5 và 6

Kiểm tra giữa kỳ

11

16.2.2. Hiệu ứng nghịch từ

16.2.3. Giải thích nghịch từ, thuận từ

16.2.4. Véctơ phân cực từ

16.3. Từ trường tổng hợp trong vật liệu từ

16.4. Sắt từ

16.4.1. Các tính chất của sắt từ (Nhiệt độ Curie, từ trễ, Ferit)

16.4.2. Thuyết miền từ hóa tự nhiên.


TLHT1, Chương 6

TLHT2, chương 5 (3, 4, 5, 6,7, 9)

12

CHƯƠNG 17. TRƯỜNG ĐIỆN TỪ (2LT + 1BT)

17.1. Điện trường xoáy. Luận điểm I của Maxwell. Phương trình Maxwell- Faraday

17.2. Dòng điện dịch. Luận điểm II của Maxwell. Phương trình Maxwell-Ampere

17.3. Trường điện từ. Hệ phương trình trường điện từ. Năng lượng trường điện từ



TLHT1, Chương 7

TLHT2, chương 5 (10, 12, 14, 16, 17, 23,).

13

CHƯƠNG 18: DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ (2LT + 1BT).

18.1. Dao động điện từ tự do trong mạch RLC (các trường hợp: điều hòa, tắt dần, không dao động)

18.2. Dao động điện từ cưỡng bức (có nêu tổng trở của mạch, cộng hưởng điện)


TLHT1, Chương 8

TLHT2, chương 7 (5, 6, 7); 8 (23,24, 25)

14

CHƯƠNG 19: SÓNG ĐIỆN TỪ(2LT)

19.1. Sự tạo thành sóng điện từ

19.2. Các tính chất tổng quát của sóng điện từ. Tính phân cực của sóng điện từ

19.3. Phương trình truyền sóng điện từ phẳng đơn sắc trong môi trường (đồng chất, đẳng hướng). Vận tốc sóng điện từ. Chiết suất.

19.4. Năng lượng và năng thông sóng điện từ.

19.5. Sự phát xạ các sóng điện từ

19.6. Hiệu ứng Doppler

19.7. Thang sóng điện từ.




TLHT1, Chương 9

TLHT2, chương 8 (26, 27, 28, 29, 30); 10 (20, 21).

15

THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH (2LT+0BT)





Ôn tập


Nội dung các bài thí nghiệm (thực hành, tiểu luận, bài tập lớn).

1. Đo điện trở bằng mạch cầu một chiều. Đo suất điện động bằng mạch xung đối

2. Khảo sát mạch cộng hưởng RLC

3. Xác định điện tích riêng của electron bằng phương pháp Magnetron

4. Xác định điện trở và điện dung bằng mạch dao dộng tích phóng dùng đèn neon

5. Xác định từ trường trong ống dây thẳng

6. Khảo sát năng lượng tổn hao của sắt từ và vẽ đường cong từ trễ.
12. Tài liệu tham khảo

1. Lương Duyên Bình (Chủ biên): Bài tập Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Giáo dục, 2006, 151 trang.

2. Lương Duyên Bình- Dư Trí Công- Nguyễn Hữu Hồ: Vật lý Đại cương tập 2: Điện- Dao động- Sóng, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà nội 1992, 220 trang.

3. Đặng Quang Khang: Vật lý Đại cương tập 2: Điện học, ĐH Bách Khoa Hà nội, 2000, 328 tr.

4. Trần Ngọc Hợi (Chủ biên), Phạm Văn Thiều: Vật lý Đại cương các nguyên lý và ứng dụng, tập 2: Điện, từ, dao động và sóng, NXB Giáo dục, 2006, 487 trang.




tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương