KỸ SƯ TÀi năng ngành vật lý KỸ thuậT (Chuyên ngành: Vật liệu điện tử và công nghệ nano)



tải về 2.04 Mb.
trang2/23
Chuyển đổi dữ liệu07.04.2018
Kích2.04 Mb.
#36834
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

Mục tiêu chương trình


Chương trình đào tạo Kỹ sư tài năng (KSTN) ngành Vật lý kỹ thuật nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cũng như các kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tế. Những kiến thức về vật lý và các lĩnh vực liên quan giúp cho người học phát huy ưu thế của những nhà vật lý thực nghiệm: vừa hiểu sâu về vật lý, vừa nắm vững kỹ thuật, có khả năng thích ứng cao, có khả năng phục vụ tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, có tốc độ phát triển nhanh như công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu. Các KSTN sau khi tốt nghiệp có thể làm nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Vật liệu tiến tiến tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trở thành các nhà khoa học hoặc làm việc tại các ngành công nghiệp công nghệ cao.
  1. Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi


Sau khi tốt nghiệp chương trình, KSTN ngành Vật lý kỹ thuật được trang bị:

1. Khả năng phát hiện, xác lập và giải quyết những vấn đề vật lý ứng dụng trong kỹ thuật. Cụ thể:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hóa học, tin học để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình, sản phẩm trong một số lĩnh vực công nghệ cao như vi điện tử, quang điện tử và quang tử, vật liệu điện tử và nano…

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về vật lý kỹ thuật, hình họa-vẽ kỹ thuật, điện, điện tử, cơ khí, máy tính để nghiên cứu, phân tích và chế tạo các hệ thống, thiết bị vật lý phức tạp, các thiết bị điện tử chuyên dụng và dân dụng.

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức vật lý hiện đại, chuyên sâu vào lĩnh vực vật liệu điện tử và công nghệ nano.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực làm việc trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, chuyên ngành như quang học và quang điện tử, vật liệu điện tử và công nghệ nano, tính toán trong vật lý và khoa học vật liệu... trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực CN cao;

4.3 Năng lực tham gia thiết kế, giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc các lĩnh vực nêu trên;

4.4 Năng lực tham gia chế tạo và thực hiện các công việc có liên quan;

4.5 Năng lực vận hành, khai thác và sử dụng các thiết bị có độ chính xác, tiên tiến về CN cao.

5. Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu XD và BV Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình qui định chung của Bộ GD-ĐT

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng – an ninh theo chương trình qui định chung của Bộ GD-ĐT.

  1. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa


  • Thời gian đào tạo theo thiết kế: Thời gian đào tạo theo thiết kế là 5 năm (10 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

  • Khối lượng kiến thức toàn khoá: 161 Tín chỉ (TC)
  1. Đối tượng tuyển sinh


Học sinh tốt nghiệp phổ thông tham dự kỳ thi đại học khối A có tổng điểm hơn điểm xét tuyển của Trường một mức quy định theo từng năm, khi nhập trường phải tham dự một kỳ thi tuyển chọn bổ sung. Diện được tuyển thẳng theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được xét theo điều kiện cụ thể của từng năm.
  1. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp


Quy trình đào tạo được tổ chức theo học chế tín chỉ, tuân theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ban hành theo Quyết định số 804/QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  1. Thang điểm


Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.





Thang điểm 10

(điểm thành phần)



Thang điểm 4

Điểm chữ

Điểm số

Điểm đạt*

từ

9,5

đến

10

A+

4,0

từ

8,5

đến

9,4

A

4,0

từ

8,0

đến

8,4

B+

3,5

từ

7,0

đến

7,9

B

3,0

từ

6,5

đến

6,9

C+

2,5

từ

5,5

đến

6,4

C

2,0

từ

5,0

đến

5,4

D+

1,5

từ

4,0

đến

4,9

D

1.0

Không đạt

Dưới 4,0

F

0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.


  1. tải về 2.04 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương