Chương mở đầu nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa máC – LÊnin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin


Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa



tải về 1.73 Mb.
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.73 Mb.
#24955
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó, nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình; cũng qua đó mà giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản lãnh đạo được toàn xã hội trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa và phát huy những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong lịch sử về vấn đề nhà nước và dân chủ. Ví dụ:

+ Thừa nhận quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân. Nhân dân có quyền bầu cử và bãi miễn các thành viên nhà nước.

+ Kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính pháp quyền của Nhà nước Tư sản: cũng có các cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ…) và cơ quan tư pháp (Tòa án, Viện Kiểm sát) nhưng quyền lực là thống nhất, không có “tam quyền phân lập” như nhà nước tư sản.

b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản: quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định; có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội; hình thành hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc nên nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có những đặc trưng riêng của nó, đó là những đặc trưng cơ bản sau đây:



- Một là, nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ để đàn áp một giai cấp nào đó, nhà nước đó thực hiện một chính sách giai cấp vì lợi ích của tất cả những người lao động nhưng đồng thời vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với nhà nước vẫn được duy trì.

- Hai là, nhà nước xã hội chủ nghĩa có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với nhà nước tư sản. Cũng là công cụ của chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của tất cả những người lao động tức là tuyệt đại đa số nhân dân, nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện sự trấn áp những kẻ chống đối phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Ba là, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực và trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn xem mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của chuyên chính vô sản. V.I.Lênin cho rằng, chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức xây dựng toàn diện xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

- Bốn là, nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, và theo V.I.Lênin, con đường vận động, phát triển của nó là: ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

- Năm là, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế – xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn, nhà nước “tự tiêu vong”. Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của nhà nước vô sản.

Với những đặc trưng đó, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa biểu hiện tập trung ở việc quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực bằng pháp luật.

Chức năng giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thực hiện cả bằng tổ chức có hiệu quả công việc xây dựng toàn diện xã hội mới, cả bằng việc sử dụng những công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội.

Bạo lực, trấn áp là cái vốn có của mọi nhà nước, do đó bạo lực, trấn áp cũng là cái vốn có của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đều cho rằng với bản chất của nhà nước vô sản, thì việc tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chức năng căn bản, chủ yếu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực nhà nước mới chỉ là giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn tiếp theo là phải sử dụng quyền lực nhà nước “để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”. Như vậy, rõ ràng chức năng tổ chức và xây dựng phải là chức năng chủ yếu của Nhà nước của giai cấp công nhân.

Phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề này, V.I.Lênin khẳng định, việc tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo ra một xã hội mới, đó là chức năng quan trọng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, quan trọng hơn cả việc đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản.

Từ hai chức năng trên, nhà nước xã hội chủ nghĩa có những nhiệm vụ:

+ Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế; cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân;

+ Quản lý văn hóa xã hội, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa,

+ Thực hiện sự nghiệp giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện

+ Ngoài ra, nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có chức năng, nhiệm vụ đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới.

Từ thực tế xây dựng xã hội mới ở nước Nga Xô viết, V.I.Lênin đã làm rõ nhiệm vụ của nhà nước vô sản trên hai lĩnh vực kinh tế và xã hội.



Đối với lĩnh vực kinh tế, nhà nước vô sản phải nhanh chóng phát triển mạnh số lượng sản phẩm, củng cố kỷ luật lao động mới và nâng cao năng suất lao động được xem là nhiệm vụ quan trọng.

Đối với lĩnh vực xã hội, phải xây dựng được quan hệ xã hội mới, hình thành những tổ chức lao động mới, tập hợp được đông đảo những người lao động có khả năng vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện từng bước cải tạo những người tiểu sản xuất hàng hóa thông qua những tổ chức thích hợp.

c. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, giai cấp công nhân khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người và mọi sự tha hóa của con người do chế độ tư hữu sản sinh ra, thì trước hết họ phải cùng với nhân dân lao động “phá hủy nhà nước tư sản” chiếm lấy chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản.

Sự cần thiết tất yếu phải xác lập chuyên chính vô sản, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh còn xuất phát từ thực tiễn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ còn tồn tại các giai cấp bóc lột, chúng hoạt động chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó khiến cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động thông qua nhà nước phải trấn áp bằng bạo lực khi cần thiết. Đồng thời, trong thời kỳ quá độ cũng còn có các giai cấp, tầng lớp trung gian khác và do địa vị kinh tế – xã hội vốn có, các giai cấp này thường dao động, họ không thể tự mình đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước thực tế đó, giai cấp công nhân phải tuyên truyền, thuyết phục, lôi cuốn họ đi theo mình trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trò là thiết chế cần thiết đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội.

Để mở rộng dân chủ tới mức tối đa với mọi tầng lớp nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi đi ngược lại những chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ chân chính của nhân dân, đòi hỏi phải có một thiết chế nhà nước phù hợp. Dân chủ cần phải có chuyên chính để giữ lấy dân chủ, để những hành vi gây tác hại tới quyền dân chủ của nhân dân được xử lý kịp thời… Các quyền đó phải được thể chế hóa trong hiến pháp, pháp luật và được thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu gắn liền với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Quá trình này cho thấy, dân chủ và pháp luật, dân chủ và kỷ cương không bài trừ và phủ định nhau, trái lại, đó chính là sự thống nhất biện chứng, là điều kiện, tiền đề tồn tại và phát triển của nhau.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Bởi vậy để đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa – một trong những công cụ chủ yếu của quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là một yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

II. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một từ Việt gốc Hán: Văn có nghĩa là vẻ đẹp, hóa có nghĩa là thay đổi, biến đổi, làm cho thay đổi, biến hóa. Nói gộp lại, văn hóa hiểu theo nghĩa gốc là “làm cho trở nên đẹp đẽ, văn vẽ”.

Có nhiều định nghĩa về văn hóa:

- Định nghĩa nêu trong “Tuyên bố về những chính sách văn hóa” của Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô năm 1982:

Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý.

Chính nhờ văn hóa mà con người thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.”

- Định nghĩa nêu trong giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học( 2003):

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người và loài người sáng tạo ra nhờ lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hóa biểu hiện trình độ phát triển mà xã hội đạt được trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được hiểu chủ yếu là văn hóa tinh thần, trước hết là tư tưởng, lý luận và những gì được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người. Tư tưởng cũng như văn học, nghệ thuật là những biểu hiện trực tiếp của văn hóa tinh thần.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ quan niệm về văn hóa bao hàm cả hai cấp độ rộng, hẹp đó. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.(Hồ Chí Minh:Toàn tập -1995,tập 53,tr.431)



Văn hóa với Văn minh, Văn hiến, Văn vật

Trong các từ điển, từ “văn minh” thường có một nghĩa chung là “trình độ phát triển”. Trong khi văn hóa luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh là một lát cắt đồng đại, nó cho biết trình độ phát triển của văn hóa ở từng giai đoạn. Nói đến văn minh, người ta còn nghĩ đến các tiện nghi. Như vậy, văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính giá trị: trong khi văn hóa chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh chủ yếu thiên về các giá trị vật chất mà thôi.

Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan.

Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tại cựu lục địa Âu – Á (Eurasia) đã hình thành hai vùng văn hóa lớn là “phương Tây” và “phương Đông”: phương Tây là khu vực tây bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran); phương Đông là khu vực đông nam gồm châu Á và châu Phi. Các nền văn hóa cổ đại lớn nhất mà nhân loại từng biết đến đều xuất phát từ phương Đông: Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập..

Ở Việt Nam còn có các khái niệm văn hiến và văn vật. Sự phân biệt bốn khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật được trình bày trong bảng sau:


VĂN VẬT

VĂN HIẾN

VĂN HÓA

VĂN MINH

Thiên về giá

trị vật chất



Thiên về giá

trị tinh thần



Chứa cả giá trị vật

chất lẫn tinh thần



Thiên về giá trị vật chất – kĩ thuật

Có bề dày lịch sử

Chỉ trình độ phát triển

Có tính dân tộc

Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp

Gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị

(Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm trong “ Cơ sở văn hóa Việt Nam” )

b. Khái niệm nền văn hóa

Khái niệm văn hóa được nói đến ở đây là hiểu theo nghĩa hẹp, chủ yếu là văn hóa tinh thần. Theo nghĩa này, nền văn hóa là tổng thể những hành vi và suy tư mà những người cùng sống trong một cộng đồng cần phải chia sẻ, thực hiện, mô phỏng, học tập, sáng tạo. Dựa vào nền văn hóa có thể phân biệt các cộng đồng khác nhau. (Nền văn hóa của một dân tộc bao gồm: niềm tin, quy tắc ứng xử, ngôn ngữ, tập tục, lễ nghi, nghệ thuật, kỹ thuật, trang phục, cách sản xuất và chế biến thức ăn, các hệ thống chính trị, kinh tế, tôn giáo tín ngưỡng v.v…).



Tóm lại khái niệm nền văn hóa thường gắn với một xã hội trong đó đại đa số thành viên, nếu không muốn nói là tất cả, đều có chung phương cách sống và tư duy. Nói đến nền văn hóa thường là nói đến đời sống văn hóa đã có chiều dài lịch sử, đã có chiều cao là những nhân tài với những sản phẩm tiêu biểu có giá trị cao về văn hóa.

c. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa là sự phát triển tự nhiên, hợp quy luật khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời và phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa đã hình thành. Theo V.I.Lênin,” văn hóa vô sản không phải ngẫu nhiên mà có, nó không phải do nhũng người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số nhũng kiến thức mà loài ngươì đã tích lũy được dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”.

Chế độ mới xã hội chủ nghĩa được xác lập với hai tiền đề quan trọng là tiền đề chính trị và tiền đề kinh tế. Từ hai tiền đề đó, tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đời sống tinh thần và nền văn hóa vô sản hay còn gọi là nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng.

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng toàn diện, triệt để trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… Chính vì vậy, V.I.Lênin đã khẳng định sự thay thế nền văn hóa tư sản bằng nền văn hóa vô sản là một sự thay đổi lớn về tư tưởng, “ lịch sử tư tưởng là lịch sử của quá trình thay thế của tư tưởng, do đó là lịch sử đấu tranh tư tưởng”.



d. Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Một là, chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng, ý thức là cốt lõi của mọi nền văn hóa. Trong mọi thời đại, tư tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng thống trị của thời đại đó. Chính vì vậy, sau khi giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền thì chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội là một tất yếu. Vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là điều kiện quyết định đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể tự giác sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của xã hội mới.

- Hai là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Đặc trưng này thể hiện mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, quá trình xây dựng xã hội mới. Trong các xã hội cũ, giai cấp thống trị bóc lột độc quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất và trên cơ sở đó cũng độc quyền chi phối đời sống tinh thần, nền văn hóa của xã hội.

Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa không còn là đặc quyền đặc lợi của thiểu số giai cấp bóc lột. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Công cuộc cải biến cách mạng toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội từng bước tạo ra tiền đề vật chất, tinh thần để đông đảo nhân dân tham gia xây dựng nền văn hóa mới. Chính trong quá trình đó, văn hóa hướng tới nhân dân, dân tộc va mọi thành tựu văn hóa trở thành tài sản của nhân dân.

Văn hóa luôn có sự kế thừa. Sự kế thừa và sáng tạo của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa luôn mang tính giai cấp công nhân với tư tưởng chính trị tiên tiến của thời đại và hướng tới nhân dân, dân tộc. Do đó, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

- Ba la, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước đối với văn hóa sẽ làm cho đời sống văn hóa tinh thần của xã hội mất phương hướng chính trị.

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang xây dựng chính là “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

- Khi nói đến nền văn hóa tiên tiến là nói đến văn minh tinh thần ở trình độ cao, thể hiện những giá trị truyền thống của dân tộc hòa quyện làm một với những tinh hoa của thế giới hiện đại. Nền văn hóa phát triển trên cơ sở một mặt bằng dân trí cao và một nền khoa học công nghệ đủ sức giải quyết các vấn đề của cuộc sống, đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng lên của quảng đại quần chúng nhân dân.

- Nền văn hóa tiên tiến phải là một nền văn hóa thấm nhuần những tư tưởng yêu nước và tiến bộ, mà cốt lõi là chủ nghĩa Mác – Lênin, là lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, là mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, toàn diện của con người.



  • Nền văn hóa tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong phương thức, phương tiện chuyển tải nội dung.

  • Nền văn hóa tiên tiến nhất thiết phải là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nói dân tộc là nói văn hóa, cũng như nói văn hóa không được quên cội nguồn dân tộc.

2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Việc xây dựng nền văn hóa xã hội Chủ nghĩa được đặt ra một cách tất yếu, xuất phát từ những căn cứ sau:

- Thứ nhất, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là cần thiết và tất yếu để thay đổi phương thức sản xuất tinh thần, làm cho nó phù hợp với phương thức sản xuất mới xét về mặt kinh tế đã hình thành. Chủ nghĩa xã hội hình thành với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới không chỉ dựa trên những tiền đề hiện thực về kinh tế và chính trị mà còn là tiền đề văn hóa. Cách mạng văn hóa bao hàm trong nó cả những cải biến cách mạng về tư tưởng và hệ tư tưởng, có nhiệm vụ giải quyết trực tiếp tiền đề văn hóa đó.

- Thứ hai, xây dựng nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của xã hội cũ để lại, thanh toán triệt để những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời, phản động của giai cấp thống trị cũ đã hằn sâu trong tư tưởng và ý thức các tầng lớp nhân dân, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực có trong những di sản truyền thống và phong tục, tập quán và lối sống.

- Thứ ba, xây dựng nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình khắc phục tình trạng thiếu thốn văn hóa. Theo V.I.Lênin, sự thiếu thốn này là trở ngại lớn nhất đối với những người xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi họ đã giành được chính quyền.

V.I.Lênin viết: “Về mặt kinh tế và chính trị, chính sách kinh tế mới hoàn toàn đảm bảo cho chúng ta có khả năng xây dựng được nền móng cho nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Tất cả chỉ là tùy ở lực lượng văn hóa của giai cấp vô sản và của đội tiền phong của nó” (V.I.Lênin toàn tập, Tập 45, tr.74)

- Thứ tư, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan: văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển kinh te - xã hội phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì một xã hội công bằng dân chủ văn minh, vì sự phát triển tự do, toàn diện của con người. Điều đó cho thấy văn hóa là kết quả của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhưng đồng thời các nhân tố văn hóa cũng luôn luôn gắn bó với đời sống kinh tế – xã hội và trở thành động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.

Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 (Khóa VIII) của Đảng ta nêu rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỉ cương… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển”.



3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

a. Những nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Một là, cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình hoạt động tự giác, sáng tạo của quần chúng nhân dân. Do đó, nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức mới trở thành nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Nâng cao trí tuệ vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là nhu cầu lâu dài của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí trở thành một điều kiện chủ quan tiếp nhận, kế thừa tri thức mà nhân loại đã có được để xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

Nâng cao dân trí gắn liền với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, hình thành đội ngũ trí thức mới. Muốn vậy, cần hình thành trong các thế hệ thanh niên, đặc biệt là trong các thế hệ sinh viên một hệ thống tri thức hiện đại, một tâm hồn thấm đượm giá trị văn hóa dân tộc.



tải về 1.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương