BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang19/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   67

Trả lời:

Ngày 02/11/2005 Chính phủ đã có Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Thực hiện một trong các nội dung của đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng Đề án đổi mới phương pháp giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo. Ngày 06/12/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có tờ trình số 12806/TTr-BGDĐT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nói trên. Mục tiêu của đê án nhằm phấn đấu đến năm 2010 tối thiểu 75% và năm 2012 đạt tỷ lệ 100% các cơ sở đào tạo đáp ứng 4 tiêu chí làm căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hàng năm, đó là:

1. Tiêu chí về số học sinh, sinh viên quy đổi/01 giáo viên, cán bộ giảng dạy quy đổi;

2. Tiêu chí về mức độ và trình độ tin học hoá trong giảng dạy, quản lý;

3. Tiêu chí về năng lực thiết bị chuyên ngành phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học;

4. Tiêu chí về số m2 diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học/01 sinh viên, học sinh quy đổi.

Trong 4 tiêu chí trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào áp dụng tiêu chí thứ nhất trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo năm 2007 và năm 2008. Ba tiêu chí sau, theo lộ trình sẽ được áp dụng vào các năm tiếp theo, khi đề án được Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm tiêu chí kiểm định chất lượng chương trình và kiểm định trường vào các tiêu chí để xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hàng năm. Các tiêu chí 2, 3, 4 để xác định chỉ tiêu tuyển sinh trước mắt là những định hướng trong những năm tới, giúp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tính toán chuẩn bị các điều kiện, lên kế hoạch áp dụng vào công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hàng năm, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Các tiêu chí trên áp dụng chung cho tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước. Do trên thực tế, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đóng trên các địa bàn khác nhau với những đặc thù kinh tế - xã hội khác nhau, nên trong đề án cũng đưa ra những giải pháp để áp dụng cho phù hợp với từng loại hình trường, từng ngành nghề, từng khu vực.

Đối với các trường thuộc miền Trung, Tây Nguyên (kể cảc khu vực Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long), hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ưu tiên dành ngân sách nhà nước cho các trường thuộc khu vực này để đầu tư trang thiết bị, mua sắm máy tính. Kinh phí chương trình mục tiêu dành cho các trường thuộc khu vực này cũng được ưu tiên hơn so với các trường thuộc các địa bàn khác. Cùng với ngân sách của Trung ương, ngân sách của địa phương và của các trường góp phần tăng cường thêm thiết bị, máy vi tính để các trường thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên tiếp cận gần với tiêu chí chung của cả nước, theo lộ trình của đề án đổi mới giao chỉ tiêu tuyển sinh.



53/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Bậc tiểu học quy định 35 học sinh/lớp và chương trình học tập đối với miền núi là không phù hợp với thực tế, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu để quy định lại về sĩ số học sinh cũng như chương trình học của học sinh ở miền núi cho phù hợp với thực tế hơn.

Trả lời:

a. Về việc quy định số học sinh/lớp đối với miền núi

Trong Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều 14, Khoản 1 quy định: “Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh”.

Với điều, khoản như vậy, đối với tỉnh, thành phố có mật độ dân số cao, số học sinh lớn, hạn chế không quá 35 học sinh/lớp để giáo viên có điều kiện chăm sóc, giáo dục học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục.

Các địa phương còn lại, đặc biệt đối với vùng khó khăn, tuỳ theo điều kiện thực tế được phép quyết định số lượng học sinh ít hơn 35 em/lớp cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học và đảm bảo chất lượng giáo dục.



b. Về việc quy định chương trình học đối với học sinh miền núi

Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương cắt giảm chương trình giáo dục đối với học sinh vùng dân tộc và miền núi nhằm đảm bảo cho học sinh dân tộc và học sinh người Kinh có trình độ ngang nhau ở mỗi cấp học. Đảm bảo học sinh dân tộc đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng khi học hết cấp học. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành nghiên cứu rà soát và hướng dẫn việc thực hiện chương trình giáo dục phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là cấp tiểu học.

Trong Chương trình giáo dục phổ thông có dành một khoảng thời gian để các địa phương bổ sung những nội dung giáo dục có liên quan đến địa phương như: lịch sử - địa lý địa phương, văn hoá dân tộc...

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiều giải pháp phát triển giáo dục vùng dân tộc như: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc, bồi dưỡng giáo viên vùng khó khăn, chính sách hỗ trợ cho giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý giáo dục vùng dân tộc...



BỘ NỘI VỤ

1/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “Đề nghị nghiên cứu xem xét tách cán bộ xã phụ trách văn hóa thể thao riêng, cán bộ phụ trách lao động thương binh xã hội riêng vì hiện nay khối lượng công việc cũng rất nhiều”.

Trả lời (tại Công văn số 2312/BNV-CQĐP ngày 01 tháng 8 năm 2008)

- Điểm b, khoản 2, điều 11, Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp quy định: một Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hoá - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác;

Điểm g, khoản 2, Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, quy định: cấp xã có công chức văn hoá - xã hội;

- Điểm đ, điểm h, điểm i khoản 3, Nghị định số 121/2003/NĐ- CP, quy định: cấp xã có cán bộ không chuyên trách:

đ) Cán bộ lao động thương binh và xã hội;

h) Cán bộ phụ trách đài truyền thanh ;

i) Cán bộ quản lý nhà văn hoá;

Như vậy ở cấp xã hiện tại đã được Chính phủ bố trí lực lượng cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện công tác văn hoá, thể thao và công tác lao động, thương binh, xã hội.

Để những hoạt động văn hóa, thể thao và công tác lao động, thương binh, xã hội có hiệu quả ở địa phương, cần có sự phân công cụ thể nhiệm vụ cho mỗi chức danh và có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền cấp xã với các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương cùng nhân dân tổ chức thực hiện.

2/ Cử tri tỉnh Cao Bằng và cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị: “Đề nghị điều chỉnh điểm 2 điều 15 Nghị định số 88 ngày 30/7/2003 của Chính phủ về việc thành lập các tổ chức hội theo hướng phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập hội; đồng thời đề nghị cho chuyển quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam từ Hội chữ thập đỏ về Hội nạn nhân chất độc da cam quản lý cho phù hợp”.

Trả lời (tại Công văn số 2292/BNV-TCPCP ngày 31 tháng 7 năm 2008)

1. Về đề nghị điều chỉnh điểm 2 Điều 15 Nghị định số 88/2003/NĐ-CP, ngày 30/7/2003 của Chính phủ về việc thành lập các tổ chức hội theo hướng phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập hội:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 88/2003/NĐ-CP, ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội nhằm tạo điều kiện để hội ra đời, phát triển, hoạt động có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý nhà nước về hội. Một trong những nội dung đang được xem xét, nghiên cứu là quy định thẩm quyền cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và phê duyệt điều lệ hội ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng: Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

2. Về đề nghị cho chuyển Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam từ Hội Chữ thập đỏ về Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam quản lý cho phù hợp:

Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam được thành lập theo Quyết định số 105/1998/QĐ-TTg, ngày 09/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam từ khi thành lập đến nay, được sự bảo trợ và chỉ đạo sát sao của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Quỹ luôn hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và triển khai tốt các hoạt động để huy động các nguồn lực xã hội, hỗ trợ kịp thời có hiệu quả đối với nạn nhân chất độc da cam. Tổ chức của Quỹ được củng cố và phát triển trong hệ thống Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ở 4 cấp chính quyền với 10 triệu hội viên tham gia.

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã đến dự và có ý kiến chỉ đạo: “Củng cố, phát triển tổ chức Quỹ, nhất là Quỹ ở cơ sở; xây dựng quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm công khai, minh bạch đúng nguyên tắc hoạt động Chữ thập đỏ và quy định của pháp luật. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Quỹ ở các cấp. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan chủ động đề xuất bổ sung, sửa đổi chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam cho phù hợp với tình hình thực tiễn”.

Từ những vấn đề trên, Bộ Nội vụ cho rằng hiện tại để Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là phù hợp và nhằm để ổn định về tổ chức và hoạt động của Quỹ.

3/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh Hoá, Cao Bằng, Quảng Bình kiến nghị: “Cử tri tiếp tục kiến nghị về chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố (quy định tại điều 2, điều 7 của Nghị định 121/2003/NĐ-CP). Đề nghị trung ương không phân cấp cho Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh quyết định chế độ phụ cấp cho các bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố mà trung ương quyết định cụ thể từng chức danh, vì hiện nay một số tỉnh không cân đối được nguồn kinh phí dẫn đến nhiều địa phương quy định mức hưởng khác nhau, gây mất công bằng giữa các vùng miền, địa phương. Đề nghị trung ương nghiên cứu, quyết định phù hợp chung cho cả nước. Đề nghị tăng mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương để chi trả cho cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn và tổ dân phố với mức tối thiểu bằng ½ lương tối thiểu chung”.

Trả lời (tại Công văn số 2297/BNV-CQĐP ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 Khoá X nêu: “Cán bộ không chuyên trách thì thực hiện theo hướng khoán kinh phí hoạt động và đóng bảo hiểm tự nguyện. Chính phủ quy định khung số lượng và khung mức phụ cấp để các địa phương thực hiện phù hợp với tình hình cụ thể”. Vì vậy, trong dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP trình Chính phủ đã quy định số lượng cán bộ không chuyên trách đối với cấp xã: Loại 1 không quá 22 người, loại 2 không quá 19 người và loại 3 không quá 16 người; ở thôn, tổ dân phố không quá 3 người. Mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.



4/ Cử tri tỉnh Gia Lai, Bắc Kạn kiến nghị: “Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, tham mưu với Chính phủ bổ sung Nghị định 14/2008/NĐ-CP các nội dung:

1. Quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện trong việc tham mưu, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện;

2. Thành lập Phòng Dân tộc ở cấp huyện để đảm bảo công tác này ở tỉnh đặc thù có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (Gia Lai có 45% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số”.

Trả lời (tại Công văn số 2307/BNV-TCBC ngày 01 tháng 8 năm 2008)

1. Về đề nghị bổ sung Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện trong việc tham mưu, phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND cấp huyện.

Tại Khoản 2 - Điều 107 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân cấp huyện là: “Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp trên”.

Căn cứ quy định nêu trên thì nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện sẽ do UBND cấp huyện quy định theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh. Vì vậy, nếu Nghị định của Chính phủ quy định quá chi tiết, cụ thể về nhiệm vụ của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện trong việc tham mưu, phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND cấp huyện thì không phù hợp với Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

2. Về đề nghị bổ sung Nghị đinh số 14/2008/NĐ-CP để thành lập Phòng Dân tộc ở cấp huyện để thực hiện công tác này ở những tỉnh đặc thù có nhiều đồng bào dân tộc:

- Để thực hiện Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31/7/2007 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII và quán triệt Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, thì yêu cầu đặt ra không chỉ đổi mới chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ mà còn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP được thực hiện theo những nguyên tắc chung là bảo đảm tính thống nhất với tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, đó là:

+ Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp huyện và tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến địa phương.

+ Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả, phù hợp đặc điểm của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính; không nhất thiết ở Trung ương có Bộ nào, cấp tỉnh có Sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.

- Công tác dân tộc là rất rộng, liên quan và gắn liền với trách nhiệm của các phòng, ban chuyên môn của UBND cấp huyện, của cả hệ thống chính trị ở cấp huyện, không phải là một ngành, một lĩnh vực chuyên môn.

Từ những nguyên tắc chung về tổ chức cơ quan chuyên môn ở cấp huyện và đặc điểm của công tác dân tộc nêu trên, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP đã giao cho Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện đảm nhận công tác dân tộc vì Văn phòng có chức năng tham mưu, tổng hợp các hoạt động chung của UBND trong chỉ đạo, điều hành và điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp huyện. Tại Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện bố trí cán bộ chuyên trách về công tác dân tộc và có sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp huyện trên cơ sở phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối văn hoá - xã hội chịu trách nhiệm chung.

Tổ chức như vậy vừa đảm bảo công tác dân tộc tại cấp huyện vẫn có tổ chức và cán bộ thực hiện và chịu trách nhiệm, vừa đảm bảo bộ máy gọn, nhẹ, thống nhất chung cả nước.

5/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Đề nghị cần phải hướng dẫn việc niêm yết các loại giấy tờ đến giao dịch ở nơi người dân dễ tiếp cận nhất nhằm giải quyết công việc hiệu quả và chất lượng hơn”.

Trả lời (tại Công văn số 2340/BNV-CCHC ngày 04 tháng 8 năm 2008)

Như chúng ta đã biết, cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bước nền hành chính quốc gia. Yêu cầu đặt ra là phải đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan Nhà nước với công dân và tổ chức trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc, đặc biệt là vấn đề niêm yết công khai hồ sơ, giấy tờ quy trình giải quyết công việc, tạo thuận lợi nhất cho công dân và tổ chức.

Tại điều 5 Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức có quy định: “Tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ đơn thư và giải quyết công việc của dân phải niêm yết công khai các quy định, thủ tục giải quyết từng loại công việc (sau khi đã được các Bộ, ngành soát xét, sửa đổi, bổ sung theo tinh thần trên đây). Phải xác định rõ từng loại việc do cơ quan nào là đầu mối giải quyết công việc đến cùng. Nếu có quy định về phí, lệ phí thì cũng phải được niêm yết công khai”.

Tiếp theo những thành công bước đầu về cải cách thủ tục hành chính Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 đã có những bước đột phá quan trọng cho chiến lược tổng thể cải cách hành chính quốc gia, trong đó bao gồm cải cách thủ tục hành chính. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã đặt vấn đề “công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân” như là một nguyên tắc được thực hiện của cơ chế một cửa.

Nhằm tạo sự chuyển biến thực chất và hiệu quả hơn của công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung việc thực hiện cơ chế một cửa nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thay thế Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg. Tại Quyết định này đã thể hiện rõ hơn nguyên tắc niêm yết các loại giấy tờ đến giao dịch ở nơi người dân dễ tiếp cận nhất nhằm giải quyết cộng việc hiệu quả và chất lượng hơn và cũng có hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này. Tại Khoản 1 Điều 1 của quy chế có quy định “Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước” và tại khoản 2 Điều 2 cũng quy định: “Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.”

Như vậy, việc niêm yết các loại giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ hành chính để người dân dễ tiếp cận nhất đã được quy định cụ thể. Trong thực tế, qua kiểm tra có nhiều địa phương đã chỉ đạo tốt công việc này. Tuy nhiên, qua kiểm tra cũng phát hiện có vi phạm, ví dụ như: không niêm yết công khai, niêm yết không đủ, nơi niêm yết không thuận tiện. Đây là những vấn đề cần tiếp tục phải chấn chỉnh trong thời gian tới.



6/ Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: “Đề nghị chỉ đạo tỉnh Bình Thuận trả lại dòng chảy cho sông Đu Đủ để Bến Lội (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu) khỏi bị bồi lấp, thuận tiện cho ghe tàu ra vào. Nếu không, mỗi năm nhà nước phải tốn hàng chục tỷ đồng cho việc nạo vét luồng lạch nơi đây”.

Trả lời (tại Công văn số 2338/BNV-CQĐP ngày 04 tháng 8 năm 2008)

Theo Quyết định 763/TTg ngày 22/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định ranh giới hành chính giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu thì đường địa giới hành chính giữa 2 tỉnh bắt nguồn từ đỉnh núi Mây Tào đi theo nhánh phía Tây của suối Tà Răng theo sông Đu Đủ, tiếp theo sông Chùa đi ra biển đông.

Khi triển khai thực hiện Quyết định nói trên, tỉnh Bình Thuận cho rằng đường địa giới hành chính giữa 2 tỉnh không thể đi theo đoạn sông dài khoảng 1.300 m ở ngoài thực địa do nhân dân tỉnh Bình Thuận đào năm 1987, mà phải đi theo đoạn sông Chùa (hình thành tự nhiên, còn dấu vết do đã bị bồi lấp) chảy về phía cảng Bình Châu thời kỳ trước năm 1987.

Như vậy, để đảm bảo dòng chảy của sông Đu Đủ tiếp nối theo dòng chảy của sông Chùa (hình thành tự nhiên) ra biển Đông, nhằm hạn chế sự bồi lấp bến Lội (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phản ánh nội dung kiến nghị trên đây của cử tri để Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức việc khôi phục dòng chảy của đoạn sông Chùa đã bị bồi lấp nêu trên.



7/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hoà Bình kiến nghị: “Đề nghị sớm giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính giữa xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa với xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình”.

Trả lời (tại Công văn số 2337/BNV-CQĐP ngày 04 tháng 8 năm 2008)

Khi thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã (gọi tắt là Chỉ thị 364-CT), toàn quốc đã giải quyết được 405 điểm tranh chấp cấp tỉnh, còn tồn đọng 27 điểm, trong đó: giữa tỉnh Hoà Bình với các tỉnh giáp ranh còn tồn tại 14 điểm, trong đó có điểm tranh chấp với tỉnh Thanh Hoá nêu trên.

Trước đây, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã phối hợp với các cơ quan Trung ương có liên quan họp bàn nhiều lần với lãnh đạo các địa phương để giải quyết, nhưng do việc giải quyết chưa được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc được cấp có thẩm quyền thông qua, cũng như quá trình dân chủ hoá (xin ý kiến nhân dân) chưa được coi trọng nên chưa đạt kết quả. Để khắc phục tình hình này, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp thống nhất xây dựng 04 nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp và đã được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận (Công văn số 713/VPQH-TH ngày 10/4/2006 của Văn phòng Quốc hội), đó là:

- Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội đã ban hành về điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đảm bảo lợi ích chung của quốc gia, có tính đến đề nghị hợp lý của địa phương.

- Tôn trọng hiện trạng và thực tế quản lý.

- Thuận tiện cho nhân dân, cho công tác quản lý Nhà nước.

Trên cơ sở các nguyên tắc này, trong thời gian qua thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã phối hợp với hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan tham mưu để Thủ tướng Chính phủ giải quyết một số điểm nổi cộm. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành trung ương có liên quan làm việc với tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hoà Bình, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết các điểm còn tranh chấp.



8/ Cử tri thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) kiến nghị: “Đề nghị xác định địa giới hành chính giữa xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) và xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình”.

Trả lời (tại Công văn số 2336/BNV-CQĐP ngày 04 tháng 8 năm 2008)

Khi thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã (gọi tắt là Chỉ thị 364-CT), toàn quốc đã giải quyết được 405 điểm tranh chấp cấp tỉnh, còn tồn đọng 27 điểm, trong đó: giữa tỉnh Hoà Bình với thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) còn tồn tại 9 điểm, trong đó có điểm nêu trên.

Trước đây, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã phối hợp với các cơ quan Trung ương có liên quan họp bàn nhiều lần với lãnh đạo các địa phương để giải quyết, nhưng do việc giải quyết chưa được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc được cấp có thẩm quyền thông qua, cũng như quá trình dân chủ hoá (xin ý kiến nhân dân) chưa được coi trọng nên chưa đạt kết quả. Để khắc phục tình hình này, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp thống nhất xây dựng 04 nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp và đã được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận (Công văn số 713/VPQH-TH ngày 10/4/2006 của Văn phòng Quốc hội), đó là:

- Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội đã ban hành về điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đảm bảo lợi ích chung của quốc gia, có tính đến đề nghị hợp lý của địa phương.

- Tôn trọng hiện trạng và thực tế quản lý.

- Thuận tiện cho nhân dân, cho công tác quản lý Nhà nước.

Trên cơ sở các nguyên tắc này, trong thời gian qua thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các Bộ, ngành trung ương có liên quan tham mưu để Thủ tướng Chính phủ giải quyết một số điểm nổi cộm. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành trung ương có liên quan làm việc với tỉnh Hoà Bình và thành phố Hà Nội (mới) tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết các điểm tranh chấp còn tồn tại nêu trên.



9/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Vấn đề tranh chấp đất đai, xâm canh giữa các xã: Pa Cò, huyện Mai Châu, Hòa Bình với xã Loỏng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; xã Hang Kia với xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La xảy ra nhiều năm nhưng chưa được giải quyết. Đề nghị Bộ Nội vụ quan tâm sớm giải quyết”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương