BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang21/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 2542/BNV-CQĐP ngày 21 tháng 8 năm 2008):

Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh được ban hành trên cơ sở đề nghị của UBND thành phố phù hợp với sự phát triển, đã tạo nhiều cơ chế tự chủ hơn cho thành phố Hồ Chí Minh trong việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên trong điều kiện, hoàn cảnh hiện nay, nhiều nội dung trong Nghị định số 93/2001/NĐ-CP đã không còn phù hợp. Bộ Nội vụ đồng ý với đề xuất cần phải đổi mới việc phân cấp hơn nữa cho thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, hiện nay Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn chỉnh các đề án về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương (trong đó có thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị). Bên cạnh việc nghiên cứu đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động thì vấn đề phân cấp, đặc biệt là đối với chính quyền đô thị cũng sẽ được Bộ Nội vụ nghiên cứu trong đề án. Dự kiến đề án sẽ trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII (cuối năm 2008). Nếu được Quốc hội nhất trí và ban hành Nghị quyết cho phép làm thí điểm, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan khẩn trương trình Chính phủ ban hành các văn bản để hướng dẫn thực hiện. Trong đó có nội dung thí điểm phân cấp một số lĩnh vực cho chính quyền đô thị (Nghị định 193/2001/NĐ-CP sẽ được xem xét để bổ sung, sửa đổi hoặc được thay thế).

24/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét lại việc sáp nhập Ban Tôn giáo vào Sở Nội vụ và Phòng Tôn giáo sáp nhập vào Phòng Nội vụ có phù hợp không. Đồng thời, sửa đổi một số chức danh Phó chánh văn phòng, Phó trưởng ban thành Phó văn phòng, Phó ban cho ngắn gọn”.

Trả lời (tại Công văn số 2523/BNV-TCCB ngày 19 tháng 8 năm 2008):

1. Thực hiện Nghị quyết số 01/2007/QH 12 ngày 31/7/2007 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII, Chính phủ đã có Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 về việc chuyển Ban Thi đua - khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ.

Theo đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo nguyên tắc chung thống nhất, đồng bộ với cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

Như vậy, việc sáp nhập Ban Tôn giáo vào Sở Nội vụ và Phòng Tôn giáo vào Phòng Nội vụ theo đúng quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cần thiết và hợp lý để bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về công tác quản lý tôn giáo từ Trung ương đến địa phương.

Mặt khác, việc sáp nhập Ban Tôn giáo vào Sở Nội vụ, Phòng Tôn giáo vào Phòng Nội vụ không làm ảnh hường đến vai trò quản lý nhà nước của địa phương về tôn giáo. Vì Ban Tôn giáo chuyển vào Sở Nội vụ theo hướng vẫn hoạt động độc lập tương đối (tương đương cấp chi cục, hoặc Phòng Tôn giáo), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan Nội vụ các cấp.

2. Về chức danh Phó Chánh văn phòng, Phó trưởng ban: tên gọi của các chức danh này được thực hiện thống nhất theo quy định chung trong hệ thống hành chính Nhà nước. Còn việc gọi tắt cho gọn la Phó văn phòng, phó ban như ý kiến của cử tri chủ yếu sử dụng trong giao tiếp công tác, nên không thể sửa đổi tên gọi một số chức danh này như ý kiến, kiến nghị của cử tri.



25/ Cử tri tỉnh Sơn La, Yên Bái kiến nghị: “Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn của UBND huyện có quy định cấp huyện không còn Phòng Dân tộc và nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc được giao cho Văn phòng HĐND và UBND huyện đảm nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế nếu giải thể Phòng Dân tộc cấp huyện và giao cho Văn phòng HĐND và UBND huyện đảm nhiệm là không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu tình hình hiện nay; do đó, đề nghị Chính phủ giữ nguyên Phòng Dân tộc cấp huyện, Ban Tôn giáo cấp tỉnh như hiện nay đối với các tỉnh miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống”.

Trả lời (tại Công văn số 2524/BNV-CQĐP ngày 19 tháng 8 năm 2008):

1. Thực hiện Nghị quyết số 01/2007/QH 12 ngày 31/7/2007 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII, Chính phủ đã có Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 về việc chuyển Ban Thi đua - khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ.

Theo đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo nguyên tắc chung thống nhất, đồng bộ với cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

2. Đối với các tỉnh miền núi tuy có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nhưng để triển khai thực hiện thống nhất việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cáp tỉnh, cấp huyện theo Nghị định số 13/2008/NĐ- CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP nêu trên; trong đó có Ban Tôn giáo cấp tỉnh sáp nhập vào Sở Nội vụ; Phòng Dân tộc và nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc giao cho Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện đảm nhận. Việc sáp nhập Ban Tôn giáo vào Sở Nội vụ để tạo tính thống nhất, thông suốt về công tác quản lý tôn giáo từ Trung ương đến địa phương. Mặt khác, việc sáp nhập Ban Tôn giáo vào Sở Nội vụ không làm ảnh hướng đến vai trò quản lý nhà nước của địa phương về, tôn giáo. Vì Ban Tôn giáo chuyển vào Sở Nội vụ theo hướng vẫn hoạt động tương đối độc lập (tương đương cấp chi cục, hoặc Phòng Tôn giáo), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan Nội vụ các cấp.

Riêng đối với Phòng Dân tộc chuyển vào Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện đảm nhận cho phù hợp với tổ chức thực hiện nhiệm vụ này ở cấp huyện và bảo đảm thống nhất chung cả nước. Mặt khác, trước đây việc tổ chức Phòng Dân tộc cấp huyện được thực hiện theo tiêu chí quy định tại Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ. Cụ thể việc thành lập Phòng Dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện khi có đủ một trong hai tiêu chí:

- Có ít nhất 5000 người dân tộc thiểu số đang cần nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển.

- Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.

Với quy định như trên và căn cứ vào thực tế các địa phương thì không phải cấp huyện nào cũng có đủ tiêu chí để thành lập Phòng Dân tộc.

Vì vậy, không tổ chức riêng Phòng Dân tộc ở cấp huyện, công tác dân tộc được giao cho Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện đảm nhận nhưng vẫn có cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác dân tộc thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, trong đó có thể phân công 1 Phó Văn phòng phụ trách công tác dân tộc và vẫn đặt dưới sự lãnh đạo chung của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trên thực tế, việc chuyển công tác dân tộc ở cấp huyện cho Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện căn cứ vào Văn phòng có chức năng tham mưu, tổng hợp các hoạt động chung của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong chỉ đạo, điều hành và điều hoà phối hợp hoạt động chung của các cơ quan chuyên môn cấp huyện, trong đó có công tác dân tộc.



26/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Đề nghị sớm có thông tư liên bộ hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện để các hội, hiệp hội có cơ sở triển khai thực hiện việc xây dựng điều lệ tổ chức, hoạt động quỹ hội các cấp theo đúng quy định của pháp luật”.

Trả lời (tại Công văn số 2537/BNV-CQĐP ngày 21 tháng 8 năm 2008):

Căn cứ Điều 38, Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định chi tiết hướng dẫn, tổ chức thực hiện thi hành Nghị định này.

Bộ Nội vụ đã dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và đã xin ý kiến đóng góp của các Ban Đảng, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, do quỹ xã hội, quỹ từ thiện là loại hình tổ chức phi chính phủ mới có ở nước ta, việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của quỹ cần được nghiên cứu kỹ. Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến đóng góp của các Ban, Bộ, cơ quan ngang Bộ, các địa phương để hoàn thiện dự thảo và sẽ sớm ban hành Thông tư trên.

27/ Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị: “Cử tri cho rằng đời sống của công chức, viên chức ở huyện Côn Đảo vốn rất khó khăn cho dù được trợ cấp thêm 50% lương. Vậy mà nay tiền trợ cấp lại bị giảm xuống 30% làm cho đời sống của họ càng khó khăn hơn”.

Trả lời (tại Công văn số 2350/BNV-CQĐP ngày 05 tháng 8 năm 2008):

Căn cứ đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2624/LĐTBXH-LĐTL ngày 28/7/2008 và ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 8681/BTC-PC ngày 24/7/2008, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 2286/BNV-TL ngày 31/7/2008 (kèm theo) về việc áp dụng mức phụ cấp thu hút 50% đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nhân viên làm việc tại huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thời gian hưởng chế độ phụ cấp thu hút là 3 năm, kể từ ngày 01/10/2007.



28/ Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ có quy định chế độ phụ cấp thâm niên miền núi cho cán bộ công tác ở các tỉnh miền núi, hải đảo có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên”.

Trả lời (tại Công văn số 2349/BNV-TL ngày 05 tháng 8 năm 2008):

Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã quy định 3 loại phụ cấp lương theo vùng khó khăn, gồm: phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực.

Kiến nghị của cử tri về chế độ phụ cấp thâm niên miền núi là một loại chế độ phụ cấp lương mới, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh trùng lặp với các chế độ phụ cấp lương hiện hành. Bộ Nội vụ xin ghi nhận để báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng Đề án chế độ phụ cấp đối với cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số theo Kết luận số 23-KL/TW ngày 08/4/2008 của Bộ Chính trị về những công việc cần cụ thể hoá để triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X).

29/ Cử tri tỉnh Đắk Nông, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Khánh Hoà, Cao Bằng, Quảng Bình, Nghệ An kiến nghị: “Việc quy định cán bộ công chức cấp xã chuyên trách không được tăng lương theo định kỳ mà bị giới hạn ở mức lương bậc 2 cho dù có được tái cử nhiều năm. Quy định như trên là bất hợp lý nhiều cán bộ tham gia công tác đến 20 năm nhưng vẫn hưởng lương ở mức 2; không có chế độ phụ cấp chức vụ, đề nghị Chính phủ quan tâm sửa đổi cho phù hợp”.

Trả lời (tại Công văn số 2347/BNV-TL ngày 05 tháng 7 năm 2008):

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và đang lấy ý kiến của nhân dân trên cổng thông tin điện tử Chính phủ, trong đó có quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ chuyên trách cấp xã để thay thế quy định hiện hành. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành địa phương và ý kiến của nhân dân, Bộ Nội vụ sẽ hoàn chỉnh dự thảo Nghị định này trình Chính phủ xem xét, quyết định trong thời gian tới.



30/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Cử tri xã Thắng Lợi, Ngọc Vừng huyện Vân Đồn kiến nghị: các xã Thắng Lợi và Ngọc Vừng đều là xã đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh biên giới biển đảo. Đây là những xã ở xa đất liền điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn chưa có hệ thống cung cấp điện và nước sạch… thuộc đối tượng đủ điều kiện áp dụng của Thông tư liên bộ số 10 ngày 05/10/2005 của liên bộ Nội vụ, Lao động thương binh và xã hội, Tài chính về chế độ phụ cấp thu hút, hiện nay trên cùng địa bàn có 2 đơn vị đồn biên phòng 24 và bộ đội đảo Ngọc Vừng đã được hưởng trợ cấp thu hút là 30% nhưng cán bộ, công chức ngành giáo dục và các ngành khác lại không được hưởng, đề nghị Chính phủ xem xét giải quyết cho cán bộ công chức được hưởng phụ cấp 30% như các đơn vị bộ đội bảo đảm công bằng và động viên cán bộ công chức, giáo viên yên tâm công tác”.

Trả lời (tại Công văn số 2348/BNV-TL ngày 05 tháng 8 năm 2008):

1. Hiện nay, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Đồn biên phòng 24 (Ngọc Vừng), tỉnh Quảng Ninh đang được áp dụng chế độ phụ cấp đặc biệt mức 30% theo quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có phụ cấp đặc biệt), không phải là chế độ phụ cấp thu hút theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

2. Theo quy định tại các văn bản nêu trên, thì việc bổ sung địa bàn được hưởng phụ cấp đặc biệt hoặc điều chỉnh mức phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các địa bàn thuộc tỉnh Quảng Ninh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh Quảng Ninh có văn bản đề nghị gửi Bộ Nội vụ theo hướng dẫn tại khoản 2, mục III, Thông tư số 09/2005/TT-BNV và khoản 3, mục III Thông tư số 83/2005/TT-BNV. Khi nhận được văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh Quảng Ninh, Bộ Nội vụ sẽ trao đổi với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan để xem xét, trả lời.

31/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:

Đề nghị xem xét, nâng phụ cấp khu vực từ 0,5 lên 0,7 đối với với xã É Tòng huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và đây là xã vùng 3, đường đi lại khó khăn hơn các xã Co Mạ, Long Hẹ huyện Thuận Châu (02 xã đã được hưởng phụ cấp 0,7).



Xã Dồm Cang và xã Sam Kha là 02 xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện miền núi biên giới Sốp Cộp tỉnh Sơn La đề nghị Chính phủ xem xét cho 02 xã được hưởng phụ cấp xã biên giới đặc biệt khó khăn.

Đề nghị nâng phụ cấp đặc biệt khó khăn từ 30% lên 50% cho xã Mường Lạn huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La là xã có đường biên hưởng phụ cấp 0,7”.

Trả lời (tại Công văn số 2370/BNV-TL ngày 05 tháng 8 năm 2008):

1. Về mức phụ cấp khu vực đối với xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La:

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc đã ban hành Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH- BTC-UBDT ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực và Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có phụ cấp khu vực).

Theo quy định tại các văn bản nêu trên, thì việc bổ sung địa bàn hưởng phụ cấp khu vực hoặc điều chỉnh mức phụ cấp khu vực đối với các địa bàn thuộc tỉnh Sơn La do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La có văn bản đề nghị gửi Bộ Nội vụ theo hướng dẫn tại khoản 1 mục III Thông tư số 1l/2005/TTLT-BNV-BLĐTBX và khoản 4 mục III Thông tư số 83/2005/TT-BNV nêu trên. Khi nhận được văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh Sơn La, Bộ Nội vụ sẽ trao đổi với Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan để xem xét trả lời.

2. Về phụ cấp đặc biệt đối với xã Dồm Càng, xã Sam Kha và xã Mường Lạn thuộc huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La:

a) Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 5457/BTC-PC ngày 26/4/2006, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 2653/BNV-TL ngày 03/7/2006 trả lời Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về chế độ phụ cấp khu vực và phụ cấp đặc biệt đối với một số xã thuộc tỉnh Sơn La, trong đó tại điểm c khoản 2 của công văn đã nêu 5 xã thuộc tỉnh Sơn La, gồm: xã Bó Sinh, xã Pa Bầu và xã Chiếng Phung thuộc huyện Sông Mã, xã Sam Kha và xã Dồm Cam thuộc huyện Sốp Cộp, không đủ điều kiện áp dụng chế độ phụ cấp đặc biệt quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (do 5 xã này không phải là xã biên giới).

b) Theo quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BNV nêu trên thì xã Mường Lạn (huyện Sốp Cộp) hiện có mức phụ cấp đặc biệt 30%. Mức phụ cấp đặc biệt này đã được xem xét trong tương quan với các địa bàn xung quanh và đã được thực hiện từ tháng 01/1994 theo quy định tại Thông tư số 02/LB-TT ngày 25/01/1994 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt.

32/ Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách phụ cấp khu vực đối với các đối tượng hưởng lương và bảo hiểm xã hội của thị xã Tam Điệp bởi vì thị xã Tam Điệp nằm trong vùng có khí hậu khắc nghiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề do khói bụi và chất thải độc của các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng trên địa bàn và ở vùng lân cận”.

Trả lời (tại Công văn số 2369/BNV-TL ngày 05 tháng 7 năm 2008):

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc đã ban hành Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, trong đó đã quy định mức phụ cấp khu vực hệ số 0,1 đối với 2 xã (gồm: xã Quang Sơn và xã Yên Sơn) thuộc thị xã Tam Điệp.

Các địa bàn còn lại thuộc thị xã Tam Điệp có đường quốc lộ 1A đi qua, cơ sở hạ tầng đã phát triển hơn trước; đồng thời giáp với các xã thuộc huyện Yên Mô và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình không có phụ cấp khu vực. Vì vậy, từ năm 2001 trên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc đã không quy định mức phụ cấp khu vực đối với các địa bàn còn lại thuộc thị xã Tam Điệp tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/200/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 18/01/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc) hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.

33/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét lại cho hưởng đúng chế độ Nhà nước đối với cán bộ công chức công tác tại xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu (xã đặc biệt khó khăn) nhưng hiện nay cán bộ công chức ở đây chỉ được hưởng hệ số phụ cấp khu vực 0,4. Đề nghị tăng hệ số phụ cấp khu vực lên 0,5 hoặc 0,7”.

Trả lời (tại Công văn số 2368/BNV-TL ngày 05 tháng 8 năm 2008):

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp trong các công ty nhà nước, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc đã ban hành Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, trong đó đã quy định mức phụ cấp khu vực hệ số 0,4 đối với xã Châu Nga (huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An).

Hệ số phụ cấp khu vực đối với xã Châu Nga nêu trên đã được xem xét trên cơ sở các yếu tố xác định phụ cấp khu vực hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT và cân đối tương quan với các địa bàn xung quanh, cụ thể là: xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) có phụ cấp khu vực hệ số 0,4 và xã Châu Hội (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) có phụ cấp khu vực hệ số 0,5.

34/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ điều chỉnh tăng mức phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công nhân viên chức công tác tại các huyện miền núi giáp Tây Nguyên của khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Xét về điều kiện tự nhiên, các địa phương nêu trên có đặc điểm tương đồng với khu vực Tây Nguyên và vùng Tây Bắc, tuy nhiên mức phụ cấp lại thấp hơn các khu vực này, chưa khuyến khích động viên cán bộ, công chức đến công tác ở miền núi. Trong đó, phụ cấp khu vực cho huyện Sơn Tây cần nâng mức 0,5 lên 0,7 như các huyện giáp ranh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam”.

Trả lời (tại Công văn số 2367/BNV-TL ngày 05 tháng 8 năm 2008):

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc đã ban hành Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, trong đó đã quy định mức phụ cấp khu vực hệ số 0,5 đối với 6 xã thuộc huyện Sơn Tây, gồm: xã Sơn Bua, xã Sơn Lập, xã Sơn Dung, xã Sơn Mùa, xã Sơn Tân và xã Sơn Tinh.

Hệ số phụ cấp khu vực nêu trên đã được xem xét trên cơ sở các yếu tố xác định phụ cấp khu vực hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV- BLĐTBXH-BTC-UBDT và cân đối tương quan với các địa bàn xung quanh, cụ thể là: Xã Sơn Thượng và xã Sơn Thuỷ (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có phụ cấp khu vực hệ số 0,3; xã Sơn Bao (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có phụ cấp khu vực hệ số 0,4; xã Trà Xinh chuyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) có phụ cấp khu vực hệ số 0,5; xã Đắk Ring và xã Đắk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) có phụ cấp khu vực hệ số 0,7.

35/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Kiến nghị Chính phủ quy định chỉ đạo các Bộ ngành liên quan sớm giúp thành phố xây dựng, triển khai đề án thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị và hướng dẫn thành phố trong quá trình thực hiện, trong đó thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường và thí điểm Chủ tịch UBND xã do nhân dân bầu trực tiếp”.

Trả lời (tại Công văn số 2377/BNV-TL ngày 06 tháng 8 năm 2008):

Thực hiện Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kế hoạch tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006-2010, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị trình Chính phủ. Tiếp đó thực hiện Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 (khoá X), Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Đề án không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

Sau khi rà soát và xem xét thực tế việc triển khai thực hiện các nội dung công việc có liên quan, để việc xây dựng các đề án không bị chồng chéo nhiệm vụ, ngày 10/7/2008 Bộ Nội vụ đã có Tờ trình Chính phủ số 2091/TTr-BNV đề nghị gộp chung Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị vào Đề án thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn chỉnh Đề án thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và Đề án thí điểm nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND xã. Dự kiến trong tháng 8 này sẽ trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ xem xét, tiếp đó trình Bộ Chính trị cho ý kiến. Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Chính phủ sẽ hoàn chỉnh Đề án trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII (cuối năm 2008).

Hai đề án này nếu được Quốc hội nhất trí và ban hành Nghị quyết cho phép làm thí điểm, Bộ Nội vụ sẽ khẩn trương trình Chính phủ ban hành các văn bản liên quan để hướng dẫn thực hiện. Dự kiến quý I/2009 sẽ triển khai thí điểm nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã, quý II/2009 sẽ triển khai thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Trong đó địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm được chọn để thực hiện thí điểm. Quá trình làm thí điểm, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện.

36/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: “Hiện nay nhiều sinh viên học theo chế độ cử tuyển không tìm được việc làm, cũng có người học xong thì không về nơi cử tuyển nhận công tác. Đề nghị Bộ Nội vụ có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng đảm bảo việc sử dụng toàn bộ những sinh viên được tỉnh cử đi học đại học, cao đẳng theo chế độ cử tuyển”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương