BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang22/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 2379/BNV-TL ngày 06 tháng 8 năm 2008):

Trong quy định về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Chính phủ đã quy định trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, của các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và người nọc về tổ chức tiếp nhận sau tốt nghiệp và bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo như sau:

- Đối với các cơ sở giáo dục: chậm nhất là 15 ngày sau khi người học theo chế độ cử tuyển được công nhận tốt nghiệp, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm gửi danh sách và hồ sơ của người học theo chế độ cử tuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cử đi học, đồng thời gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội danh sách người học theo chế độ cử tuyển để báo cáo.

Đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: chậm nhất là sau một tháng kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp, người học theo chế độ cử tuyển phải có mặt tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nơi đã cử đi học) để báo cáo kết thúc khoá học.

Căn cứ danh sách người học theo chế độ cử tuyển tốt nghiệp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân công công tác cho người tốt nghiệp về các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước.

- Đối với người học: Trường hợp người học theo chế độ cử tuyển bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự thôi học nhưng không có lý do chính đáng được cơ quan cử đi học chấp thuận hoặc người không chấp hành sự phân công công tác theo quy định sau khi tốt nghiệp hoặc người có thời gian làm việc dưới 60 tháng (đối với người học trình độ đại học, cao đẳng) và dưới 36 tháng (đối với người học trình độ trung cấp) theo sự phân công công tác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người bị kỷ luật không được phân công công tác sau khi tốt nghiệp hoặc bị thôi việc trong thời gian đang chấp hành sự phân công công tác đều phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

Như vậy, theo các quy định hiện nay trong chế độ cử tuyển trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và của người học được quy định rất rõ.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cử người đi học theo chế độ cử tuyển phải có trách nhiệm bố trí, sắp xếp công tác khi họ đã hoàn thành khoá học. Đối tượng này không phải là đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng mà thuộc đối tượng phải được bố trí, sắp xếp ngay sau khi người học đã hoàn thành khoá đào tạo.



37/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét lại chính sách ưu tiên cho con thương binh, liệt sỹ trong thi tuyển công chức và xét tuyển vào các trường. Như hiện nay do con thương binh, liệt sỹ được ưu tiên cộng điểm quá cao nên số học sinh, sinh viên mặc dù học lực giỏi vẫn không được tuyển dụng, làm suy giảm hiệu quả hệ thống công chức nhà nước”.

Trả lời (tại Công văn số 2378/BNV-TL ngày 06 tháng 8 năm 2008):

Theo quy định trong thi tuyển công chức thì thí sinh dự thi vào các nhóm công chức A và B phải tham gia 3 môn thi bắt buộc gồm: môn hành chính nhà nước, môn ngoại ngữ, môn tin học. Mỗi môn thi được tính theo thang điểm 100. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển; người được ưu tiên tuyển dụng được cộng thêm điểm ưu tiên vào tổng số điểm thi. Trong quy định điểm ưu tiên thì tuyển công chức đối với con liệt sỹ, con thương binh thì điểm ưu tiên là 20 điểm.

Như vậy, tỷ lệ điểm ưu tiên con liệt sỹ, con thương binh so với điểm thi tuyển công chức là 20/300. Các trường hợp có điểm thi 3 môn đạt loại khá trở lên thì trường hợp thí sinh là con liệt sỹ, con thương binh đạt điểm trung bình cũng chưa đủ điểm để trúng tuyển. Mặt khác, điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức nêu trên là thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đối với những người có công với cách mạng.

38/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Theo quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ngày 16/01/2004 thì Chủ tịch MTTQ xã không quá 60; theo công văn của Ban tổ chức trung ương thì những đồng chí lớn tuổi không tham gia cấp ủy được tiếp tục làm Chủ tịch MTTQ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu; nhưng gần đây thì lại được hướng dẫn Chủ tịch MTTQ phải là thường vụ cấp ủy. Như vậy là thiếu sự nhất quán trong việc hướng dẫn phát sinh vấn đề một đồng chí đã 50 tuổi nhưng chưa đủ 20 năm công tác sẽ bị thiệt thòi. Ngoài ra, việc tăng tuổi công tác của cán bộ cơ sở từ 55 tuổi đến 60 tuổi đã tạo ra số người không đủ chuẩn, đề nghị cần triển khai sớm thực hiện Nghị quyết TW 6 về giải quyết chính sách cho số cán bộ cơ sở không đủ chuẩn”.

Trả lời (tại Công văn số2498 /BNV-CCVC ngày 18 tháng 8 năm 2008):

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 về quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Bộ Nội vụ cũng đã thấy những khó khăn, vướng mắc của chính quyền cơ sở trong sắp xếp, sử dụng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã như ý kiến của cử tri tỉnh Quảng Bình đã nêu.

Những khó khăn, vướng mắc nêu trên cũng đã được Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trong quá trình tham mưu cho Chính phủ xây dựng cơ chế sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Theo chương trình công tác đã được Chính phủ giao, Bộ nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định nêu trên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khoá X, đó là một số chức danh cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn cần và có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ thì được xem xét chuyển thành công chức nhà nước để tạo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp; các chức danh cán bộ chuyên trách khác không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công chức Nhà nước thì thực hiện theo chế độ hiện hành, khi được giữ chức vụ do bầu cử thì hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm và thực hiện chế độ bảo hiểm, khi thôi đảm nhiệm chức vụ thì thôi hưởng phụ cấp và đóng bảo hiểm tự nguyện. Cán bộ không chuyên trách thì thực hiện theo hướng khoán kinh phí hoạt động và đóng bảo hiểm tự nguyện.

39/ Cử tri tỉnh Nghệ An, Bắc Ninh kiến nghị: “Nên có quy định rộng hơn về độ tuổi tuyển dụng vào công chức cấp xã đối với những cán bộ không chuyên trách đã được quy hoạch cho đi đào tạo để tạo nguồn các bộ cho cơ sở. Điều chỉnh chế độ tiền lương cho cán bộ chuyên trách đảm bảo phù hợp với mặt bằng chung của hệ thống tiền lương”.

Trả lời (tại Công văn số 2497/BNV-CCVC ngày 18 tháng 8 năm 2008):

1. Về tuổi tuyển dụng: theo quy định thì tuổi tuyển dụng lần đầu đối với công chức cấp xã là không quá 35 tuổi. Quy định này phù hợp với việc quy hoạch để tạo nguồn cho việc tuyển dụng cán bộ, công chức cấp trên (cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương) khi tuổi tuyển dụng lần đầu ở các cấp này được quy định là không quá 40 tuổi. Đồng thời, quy định đó nhằm bảo đảm việc trẻ hoá và sự liên thông của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX và Nghị quyết Trung ương 6 khoá X.

2. Về chế độ tiền lương: Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chế độ tiền lương đối với cán bộ chuyên trách cấp xã đảm bảo phù hợp với mặt bằng chung của hệ thống tiền lương. Dự thảo Nghị định này đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến để hoàn chỉnh và trình Chính phủ theo chương trình công tác được Chính phủ giao trong năm 2008.

40/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Bảng tên trụ sở Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương không thống nhất về tỷ lệ, về kiểu chữ”.

Trả lời (tại Công văn số 2494/BNV-TCBC ngày 18 tháng 8 năm 2008):

Bộ Nội vụ được giao nhiệm vụ “hướng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ quan hành chính nhà nước” theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Để có cơ sở xây dựng dự thảo Thông tư, Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại biển tên cơ quan hành chính nhà nước và ngày 07/8/2008 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BNV hướng dẫn về biển tên cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có quy định thống nhất về kiểu chữ, tỷ lệ, màu sắc… của biển tên cơ quan.

41/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Xã Mường Giôn huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La là một xã có diện tích rộng, địa hình phức tạp, để thuận lợi cho công tác quản lý, đề nghị Chính phủ cho tách xã Mường Giôn thành 02 xã”.

Trả lời (tại Công văn số 2247/BNV-TL ngày 28 tháng 7 năm 2008):

Cho đến nay, Bộ Nội vụ chưa nhận được đề nghị chính thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai thành hai xã. Khi nào có đề nghị chính thức, Bộ Nội vụ sẽ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.



42/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ điều chỉnh tăng lương cho cán bộ, công chức và người hưởng chính sách phù hợp với giá cả hiện nay”.

Trả lời (tại Công văn số 2560/BNV-TL ngày 22 tháng 8 năm 2008):

Căn cứ Kết luận số 20-KL/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá X về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 - 2012; Kết luận số 25-KL/TW ngày 05/8/2008 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008 và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm; Nghị quyết số 20/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về một số vấn đề kinh tế - xã hội năm 2008 trong tình hình mới; và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng phương án giải quyết tiền lương và trợ cấp trong những tháng cuối năm 2008 và năm 2009 đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động làm công ăn lương, người hưởng lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng để báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước (trong đó có tình hình giá cả) và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.



43/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Việc phong chức, phong phẩm trong các tôn giáo được quy đinh theo giới luật, hiến chương của giáo hội các tôn giáo, nhưng trong thực tế đã xảy ra phức tạp do quản lý không chặt chẽ và thiếu đống bộ giữa giới luật tôn giáo và pháp luật nhà nước nên một số cá nhân lợi dụng tự do tôn giáo tự phong chức, phong phẩm, gây chia rẽ đoàn kết trong nội bộ tôn giáo và nhân dân ở các địa phương. Đề nghị Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh sửa đổi bổ sung vào Nghị định 22 của Chính phủ cho phù hợp và không trái với các quy định của pháp luật”.

Trả lời (tại Công văn số 2641/BNV-TGCB ngày 28 tháng 8 năm 2008):

Việc phong chức, phong phẩm trong các tôn giáo hiện nay được quy định tại Điều 22 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Theo các điều luật trên thì việc phong chức, phong phẩm trong các tôn giáo do tổ chức tôn giáo thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức. Nhà nước chỉ đặt ra tiêu chí về tư cách công dân của người được phong chức, phong phẩm để tổ chức tôn giáo chọn lựa đó là: là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt; có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Sau khi phong chức, phong phẩm, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký người được phong, được bầu với Ban Tôn giáo Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tuỳ theo phẩm trật, chức vụ đạo.

Quy định trên đây là sự thay đổi cơ bản trong việc quản lý hoạt động phong chức, phong phẩm chức sắc, nhà tu hành; được các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước và các tổ chức quốc tế có thiện chí đánh giá cao; đã khắc phục được hiện tượng “tự phong”, “phong chui” diễn ra trước đây trong các tôn giáo.

Sau 4 năm thực hiện Pháp lệnh và Nghị định, chúng tôi chưa nhận được sự phản hồi nào về việc tự phong trong các tôn giáo. Nếu có hiện tượng tự phong, người tự phong sẽ không được Nhà nước thừa nhận.

Qua việc thực hiện Pháp lệnh và Nghị định, chúng tôi cũng nhận thấy quy định của Nghị định 22 về việc phong chức, phong phẩm đến nay vẫn phù hợp: với Pháp lệnh và không trái với các quy định của pháp luật.

Về ý kiến cho rằng giới luật tôn giáo và pháp luật của Nhà nước thiếu đồng bộ nên một số cá nhân lợi dụng tự do tôn giáo tự phong chức, phong phẩm, gây chia rẽ đoàn kết trong nội bộ tôn giáo, chúng tôi thấy chưa có cơ sở. Không thể yêu của pháp luật của Nhà nước phải đồng bộ với giới luật của tôn giáo. Tính đồng bộ chỉ có thể đặt ra trong một hệ thống pháp luật. Trường hợp giới luật của tôn giáo có những quy định trái với pháp luật của Nhà nước phải thực hiện theo pháp luật của Nhà nước.



44/Cử tri thành phố Hải phòng kiến nghị: “Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP đều có những điểm chung về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề công nghiệp nông thôn, tuy nhiên hai Nghị định này lại khác nhau về danh mục ngành nghề được khuyến khích và về chức năng quản lý nhà nước. Nghị định số 134/2004/NĐ-CP quy định chức năng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn thuộc Bộ Công nghiệp, Nghị định 66/2006/NĐ-CP quy định chức năng quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, thống nhất chức năng quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn và danh mục ngành nghề nông thôn được ưu tiên khuyến khích phát triển trong một nghị định chung để đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện”.

Trả lời (tại Công văn số 2608 /BNV-TL ngày 26 tháng 8 năm 2008):

1. Cơ quan trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định:

- Bộ Công nghiệp (trước đây) nay là Bộ Công Thương là cơ quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Về nội dung 2 Nghị định:

- Nghị định số 66/2007/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn có tính chất là một nghị định khung quy định các chính sách để phát triển ngành nghề nông thôn. Trên cơ sở Nghị định khung này các Bộ ngành hướng dẫn thi hành Nghị định theo chức năng và thẩm quyền được giao (tính chất này thể hiện tại Khoản 2, Điều 13).

- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn có tính chất là một Nghị định quy định các chính sách để áp dụng riêng về công nghiệp nông thôn.

Tuy nhiên, trên thực tế cùng một cơ sở sản xuất hoạt động tại địa bàn nông thôn, nhưng không quy định rõ khi nào và tiêu chí nào để xác định nó là ngành nghề nông thôn và hưởng chính sách khuyến khích theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP, khi nào và tiêu chí nào để xác định nó là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn và hưởng chính sách khuyến khích theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP. Hơn nữa, do không có cơ sở để phân biệt rạch ròi đâu là ngành nghề nông thôn, đâu là công nghiệp nông thôn, nên quá trình thực hiện hai văn bản nêu trên đã bộc lộ sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chức năng quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn của Sở Công Thương.

3. Phân công quản lý nhà nước:

Để xử lý sự chồng chéo trong việc quản lý ngành nghề nông thôn và công nghiệp nông thôn giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương, Bộ Nội vụ đã phối hợp với hai Bộ này trình Chính phủ ban hành các Nghị định về tổ chức của 2 Bộ được quy định như sau:

- Tại Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã.

- Tại Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương, quy định Bộ Công thương quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp ở địa phương.

Theo đó, Bộ Nội vụ đã phối hợp với hai Bộ ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn ở địa phương; trong đó có phân công quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn và công nghiệp nông thôn giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngành công thương ở địa phương. Cụ thể: Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BTC-BNV ngày 28/5/2008 của Bộ Công thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Như vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định khá rõ ràng phạm vi quản lý nhà nước giữa hai Bộ về ngành nghề nông thôn và công nghiệp nông thôn.

Nếu như việc thực hiện Nghị định số 66/2007/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn và Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn vẫn còn vướng mắc trong việc áp dụng chính sách khuyến khích phát triển thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương cần xây dựng và ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết về phạm vi áp dụng, tiêu chí xác định ngành nghề nông thôn và công nghiệp nông thôn để thực hiện thống nhất theo quy định của Chính phủ.



45/ Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: “Đề nghị sửa đổi, bổ sung thêm đối tượng là lực lượng thanh niên xung phong trước ngày 30/4/1975 là đối tượng được điều chỉnh của Pháp lệnh Cựu chiến binh. Hiện nay, theo Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh, thì lực lượng thanh niên xung phong trước ngày 30/4/1975 không còn được hưởng một số chế độ, chính sách như cựu chiến binh”.

Trả lời (tại Công văn số 2674/BNV-TCPCP ngày 01 tháng 9 năm 2008):

Căn cứ Nghị quyết số 35/2004/QH11 kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 11 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2005, Pháp lệnh Cựu chiến binh được giao cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, tố chức liên quan xây dựng dự thảo, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 11 xem xét quyết định. Ngày 07 tháng 10 năm 2005 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 11 thông qua.

Việc đề nghị sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Cựu chiến binh, trong đó bổ sung thêm đối tượng là lực lượng thanh niên xung phong trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 là đối tượng được điều chỉnh của Pháp lệnh Cựu chiến binh:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội khoá Xu, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật), thì “Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật”. Khoản 1 Điều 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”;

Khoản 1 Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết thi hành luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”.

Như vậy, căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Cựu chiến binh, trong đó bổ sung thêm đối tượng là lực lượng thanh niên xung phong trước ngày 30/4/1975 là đối tượng được điều chỉnh của Pháp lệnh cựu chiến binh thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, là căn cứ để Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh.



46/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Có cử tri cho rằng cần nghiên cứu bỏ mô hình Hội đồng nhân dân cấp huyện và tập trung hoạt động của mô hình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để bộ máy bớt cồng kềnh còn Hội đồng nhân dân cấp xã nên duy trì vì đây là nơi để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’

- Có cử tri đề nghị nhà nước sớm xác định, chỉ đạo xây dựng mô hình, cơ chế vận hành của mô hình Hội đồng nhân dân các cấp và tổ chức thí điểm trước khi áp dụng chung”.

Trả lời (tại Công văn số 2673/BNV-CQĐP ngày 01 tháng 8 năm 2008)

Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, trong đó có Hội đồng nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và đang từng bước triển khai thực hiện.

Đối với vấn đề cử tri nêu ra về việc nghiên cứu bỏ mô hình Hội đồng nhân dân cấp huyện, tập trung hoạt động của mô hình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, duy trì Hội đồng nhân dân cấp xã; xây dựng mô hình, cơ chế vận hành Hội đồng nhân dân các cấp và tổ chức thí điểm trước khi áp dụng chung đã được định hướng thực hiện trong Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X): Không tổ chức Hội đồng nhân dân ở huyện, ở huyện có Uỷ ban nhân dân với tính chất là đại diện của cơ quan hành chính cấp tỉnh để giải quyết các nhiệm vụ về hành chính và các công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên. Cơ chế giám sát đối với tổ chức, hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện được thực hiện thông qua hoạt động giám sát của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể và giám sát trực tiếp của nhân dân. Kiện toàn cấp uỷ huyện để đáp ứng tốt yêu cầu lãnh đạo toàn điện và lãnh đạo hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện.

Chính quyền xã có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lí ngân sách xã, quản lí nhà nước về các lĩnh vực giáo dục, y tế, đất đai, xây dựng, hộ tịch... trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, xác định cụ thể các chức danh công chức xã theo hướng ổn định và chuyên sâu về nghiệp vụ”.

Theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Nội vụ đang cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xây dựng Đề án thí điểm thực hiện chủ trương trên của Ban Chấp hành trung ương Đảng. Dự kiến Đề án này sau khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến sẽ hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét, quyết định. Nếu được Quốc hội thông qua Nghị quyết cho tiến hành thực hiện thí điểm, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành thí điểm. Trên cơ sở kết quả thí điểm và sơ kết, tổng kết quá trình thí điểm sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương và việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiến tới áp dụng thống nhất trong cả nước.

47/ Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét bổ xung ở cấp xã thêm 1 cán bộ làm Uỷ viên thường trực, hoặc cán bộ Văn phòng Hội đồng nhân dân riêng, vì như hiện nay công việc nhiều mà chỉ có 01 chức danh Phó chủ tịch chuyên trách như vậy là chưa phù hợp”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương