BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang20/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   67

Trả lời (tại Công văn số 2334/BNV-CQĐP ngày 04 tháng 8 năm 2008)

Theo Luật Đất đai năm 2003 thì không có quy định về “xâm canh”.

Khi thực hiện Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã (gọi tắt là Chỉ thị số 364-CT), tỉnh Sơn La đã hoàn thành việc xây dựng bộ hồ sơ, bản đồ hiện trạng về địa giới hành chính, đã được các cấp có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính và đưa vào lưu trữ quốc gia. Giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Hoà Bình không còn tồn đọng về tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa 2 tỉnh.

Do tính phức tạp về địa giới hành chính do lịch sử để lại, việc xây dựng bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp ngoài việc phải dựa vào các tiêu chí, còn phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý về địa giới hành chính nên bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp có hiện tượng một số khu vực đất đai thuộc địa giới hành chính địa phương này nhưng do người dân của địa phương liền kề sử dụng. Đây là hiện tượng bình thường có nhiều trên phạm vi cả nước. Do đó, hiện tượng người dân thuộc xã Pò Chài (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình) nhưng lại canh tác trên diện tích đất thuộc địa giới hành chính xã Loỏng Luông (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) và người dân thuộc xã Hang Kia (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình) nhưng lại canh tác trên diện tích đất thuộc địa giới hành chính xã Xuân Nha (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) không phải là trường hợp ngoại lệ.

Việc cử tri muốn tạo lập sự thống nhất giữa địa bàn cư trú với địa bàn có đất sản xuất, thì trước hết Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân các địa phương có liên quan thuộc 2 tỉnh phải phối hợp họp bàn, đồng ý chuyển giao phần đất để tạo sự thống nhất giữa địa bàn canh tác với địa phương cư trú; Uỷ ban nhân dân tỉnh 2 tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giúp việc phối hợp lập tờ trình và đề án trình Chính phủ (Bộ Nội vụ thẩm định) để trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết.

10/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: “Theo tinh thần phân chia địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, khi phân chia địa giới hành chính để các hộ gia đình có đất sản xuất cũ thuộc tỉnh, huyện, xã, bản khác được tiếp tục sản xuất, nên đã dẫn đến tình trạng xâm canh ở nhiều nơi, nhất là ở miền núi trong nhiều năm nay chưa giải quyết được. Đề nghị Bộ Nội vụ có chủ trương, biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng này”.

Trả lời (tại Công văn số 2335/BNV-CQĐP ngày 04 tháng 8 năm 2008)

Theo Luật Đất đai năm 2003 thì không có quy định về “xâm canh”.

Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã đã quy định: “...xây dựng và hoàn thành bộ bản đồ hiện trạng về địa giới hành chính của địa phương để có căn cứ chuẩn xác và cơ sở pháp lý làm tư liệu quản lý nhà nước về địa giới hành chính và lưu trữ quốc gia”.

Như vậy, căn cứ bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh Điện Biên đã xây dựng theo Chỉ thị 364-CT, đã được các cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện đưa vào quản lý, lưu trữ, thì trường hợp các hộ gia đình có đất sản xuất thuộc tỉnh, huyện, xã, bản này nhưng lại cư trú thường xuyên ở tỉnh, huyện, xã, bản khác là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đất đai và quản lý cư trú.

Việc cử tri muốn tạo lập sự thống nhất giữa địa bàn cư trú với địa bàn có đất sản xuất, thì trước hết Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các xã, huyện, tỉnh có liên quan phải họp bàn đồng ý chuyển giao phần đất để tạo sự thống nhất giữa địa bàn canh tác với địa phương cư trú; Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập tờ trình và đề án trình Chính phủ (Bộ Nội vụ thẩm định) để xem xét ban hành Nghị định (nếu chuyển giao giữa các địa phương trong nội tỉnh) hoặc để trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết (nếu chuyển giao giữa các tỉnh).

11/ Cử tri thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ), Lai Châu kiến nghị: “Nghị định 121 ngày 14/5/2004 của Chính phủ quy định Phó chỉ huy trưởng quân sự xã không phải là cán bộ chuyên trách, Pháp lệnh dân quân tự vệ sửa đổi quy định xã đội phó là cán bộ chuyên môn thuộc UBND xã, Nghị định 184 ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định xã đội phó là cán bộ chuyên trách cấp xã được hưởng lương với hệ số 1,46, nếu xã đội phó đã được đào tạo qua các trường quân sự thì đươc hưởng lương với hệ số 1,86. Như vậy lương của xã đội phó (hệ số 1,86) cao hơn lương của Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã trong khi Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã là thành viên của UBND xã được hưởng 1,75. Đề nghị xem xét , nghiên cứu điều chỉnh lương của Chỉ huy trưởng cấp xã cho phù hợp với vị trí, chức năng và nhiệm vụ được giao và quy định địa vị pháp lý thống nhất cho chức danh Phó chỉ huy quân sự xã”.

- Cử tri thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) và các tỉnh Phú Yên, Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Bắc Ninh, Hà Nam, , Hưng Yên, Bình Thuận, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Giang kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu trình Chính phủ tăng định biên cho cán bộ công chức cấp xã, sửa đổi Nghị định 121 theo hướng: quy định bổ sung chức danh Phó công an, Xã đội phó, cán bộ bảo hiểm xã hội, công chức phụ trách nông, lâm nghiệp, thú y, giao thông, thủy lợi, văn thư lưu trữ, thủ quỹ, thống kê, công tác thanh tra, kiểm tra, lĩnh vực thương binh xã hội, cán bộ Văn phòng đảng ủy xã, Trưởng đài truyền thanh xã, Phó chủ tịch mặt trận và cấp phó các đoàn thể xã vào đối tượng công chức xã. Đồng thời xem xét cho các chức danh Chủ tịch Hội cựu thanh niên xung phong, Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ, Phó chủ tịch hội người cao tuổi cấp xã được hưởng chế độ như phó đoàn thể, ban ngành của cấp xã”.

Trả lời (tại Công văn số 2311/BNV-CQĐP, 2310/BNV-CQĐP, 2314/BNV-CQĐP ngày 01 tháng 8 năm 2008)

Hiện nay, Bộ Nội vụ được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; dự thảo Nghị định đã được gửi tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ, ngành và đăng tải trên trang Website của Chính phủ để xin ý kiến.

Như vậy, sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Bộ, ngành (trong đó có ý kiến của cử tri thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ), Lai Châu, Phú Yên, Lào Cai, Lạng Sơn, Nghệ An, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Bình Thuận, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Giang), Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ xem xét quyết định.

12/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Cần bổ sung chính sách về chế độ bảo hiểm y tế và chế độ tử tuất cho cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng phụ cấp hàng tháng theo Quyết định 130 ngày 30/6/1975 của Chính phủ, Quyết định 111 ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định 121 chưa đề cập đến đối tượng này”.

Trả lời (tại Công văn số 2311/BNV-CQĐP ngày 01 tháng 8 năm 2008)

Tại khoản 7, mục III Thông tư liên tịch số 99/1998/TTLT- TCCP- BTC- BLĐTBXH ngày 19/5/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn quy định: cán bộ xã đang công tác được hưởng sinh hoạt phí và cán bộ xã đã nghỉ việc được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 1/1/1998, khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu.

Hiện nay, Bộ Nội vụ được Thủ tường Chính phủ giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; dự thảo Nghị định đã được gửi tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ, ngành và đăng tải trên trang Website của Chính phủ để xin ý kiến.

Như vậy, sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Bộ, ngành (trong đó có ý kiến của cử tri tỉnh Yên Bái) Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ xem xét quyết định.



13/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: “Thông tư liên bộ số 97 ngày 16/8/1995 của liên bộ Ban tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 50 ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. Thông tư lên bộ số 99 ngày 19/5/1998 của liên bộ Ban tổ chức Chỉnh phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 09/1998/NĐ-CP. Các văn bản trên có một số nội dung hướng dẫn không thống nhất về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã do đó trong quá trình triển khai thực hiện có một số cán bộ không được tính thời gian công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết vấn đề trên”.

Trả lời (tại Công văn số 2309/BNV-CQĐP ngày 01 tháng 8 năm 2008)

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công văn số 5875/VPCP-VX ngày 15/10/2007 của Văn phòng Chính phủ:

“Giao Bộ Nội vụ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng Đề án tổng thể về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở và soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ ở xã, phường, thị trấn là phù hợp với nội dung các đề án sẽ trình và triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 6, khoá X, trình Chính phủ xem xét trong quý II năm 2008”.

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Đề án tổng thể về chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở trong đó có đề cập những bất hợp lý về chế độ chính sách như cử tri nêu trên; đồng thời thống nhất với liên Bộ xem xét, hướng dẫn giải quyết các trường hợp cụ thể theo đề nghị của các địa phương trình Chính phủ.



14/ Cử tri tỉnh Gia Lai, Thanh Hoá, An Giang, Yên Bái kiến nghị: “Hiện nay việc giải quyết chế độ BHXH cho cán bộ xã có chức danh quy định tại Nghị định 09 nhưng sau đó không quy định trong Nghị định 121 gặp khó khăn, vướng mắc. Đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ đối với số cán bộ này”.

Trả lời (tại Công văn số 2296/BNV-CQĐP ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công văn số 5875/VPCP-VX ngày 15/10/2007 của Văn phòng Chính phủ:

“Giao Bộ Nội vụ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng Đề án tổng thể về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở và soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ ở xã, phường, thị trấn là phù hợp với nội dung các đề án sẽ trình và triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 6, khoá X, trình Chính phủ xem xét trong quý II năm 2008”.

Vấn đề cử tri nêu trên, Bộ Nội vụ đang tổng hợp thống nhất với liên Bộ, xem xét giải quyết trong Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định mới khi Chính phủ ban hành.



15/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Nghị định 09 quy định có cán bộ theo dõi công tác xóa đói giảm nghèo cấp xã nhưng Nghị định 121 không quy định chức danh này, do vậy các công việc có liên quan đến công tác giảm nghèo và chính sách hỗ trợ cho người nghèo triển khai ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, kém hiệu quả. Đề nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ bổ sung chức danh cán bộ theo dõi công tác xóa đói giảm nghèo cấp xã”.

Trả lời (tại Công văn số 2295/BNV-CQĐP ngày 31 tháng 7 năm 2008)

Nghị định số 121/2003/NĐ-CP quy định chức danh Văn hoá - xã hội là công chức, cùng với cán bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cán bộ không chuyên trách, có nhiệm vụ theo dõi công tác xoá đói giảm nghèo ở cấp xã.

Trong dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP trình Chính phủ đã quy định số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã: Loại 1 không quá 25 người, loại 2 không quá 23 người và loại 3 không quá 21 người; số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã: Loại 1 không quá 22 người, loại 2 không quá 19 người và loại 3 không quá 16 người. Các địa phương thực hiện phân công nhiệm vụ cho cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách theo dõi công tác xoá đói giảm nghèo ở cấp xã, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương mình.

Bộ Nội vụ đang tổng hợp ý kiến góp ý của Bộ, ngành, địa phương và nhân dân đối với dự thảo Nghị định mới nêu trên để trình Chính phủ xem xét, quyết định.



16/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị:

Ngày 26/7/1995 liên bộ Ban tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 97/TTLB-BTCCBCP-BTC ngày 16/8/1995 của hướng dẫn thực hiện Nghị định 50 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.



Ngày 19/5/1998, liên bộ Ban tổ chức Chỉnh phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư lên bộ số 99/1998/TTLB-BTCCBCP-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Các văn bản trên có nội dung không thống nhất về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn do đó trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Tuyên Quang có một số cán bộ không được tính thời gian công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết để có căn cứ thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ xã, phường, thị trấn”.

Trả lời (tại Công văn số 1352/BNV-CQĐP ngày 09 tháng 5 năm 2008):

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công văn số 5875/VPCP-VX ngày 15/10/2007 của Văn phòng Chính phủ:

“Bộ Nội vụ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng Đề án tổng thể về chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở và soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn phù hợp với nội dung các đề án sẽ trình và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 Khoá X, trình Chính phủ xem xét trong quý II năm 2008”.

Vấn đề Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Tuyên Quang nêu trên, Bộ Nội vụ đã tổng hợp và đang thảo luận, thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương, để trình Chính phủ xem xét, quyết định. Trong dự thảo Nghị định mới, về trách nhiệm hướng dẫn thi hành, Bộ Nội vụ đề xuất như sau:

“Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ ở cấp xã đang nghỉ chờ hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; cán bộ giữ các chức danh (kể cả giữ các chức danh khác) thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã quy định tại Điều 1 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; và chế độ đối với những người trước đây đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định điều động làm cán bộ lãnh đạo hợp tác xã quy mô toàn xã”.

17/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ sửa Nghị định số 40/CP về công an viên. Nên bố trí số lượng công an viên theo loại thôn (1, 2, 3) để đảm bảo tình hình an ninh tại những thôn có số dân đông. Vì hiện nay tính theo thôn bản mà không theo loại thôn thì rất khó khăn cho những thôn đông dân”.

Trả lời (tại Công văn số 2119/BNV-CQĐP ngày 18 tháng 7 năm 2008)

Ngày 23 tháng 6 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/1999/NĐ-CP về Công an xã; trong đó tại Khoản 1, Điều 9 đã quy định:

“Tổ chức Công an xã gồm có: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên. Công an viên được bố trí theo thôn, làng, ấp, bản. Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của việc bảo đảm an ninh, trật tư, an toàn xã hội ở địa phương, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc bố trí lực lượng công an xã cho phù hợp”.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; trong đó đã quy định: Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy) là công chức cấp xã; Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy) là cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Còn đối với công an viên được bố trí theo thôn, làng, ấp, bản (gọi chung là thôn) theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 40/1999/NĐ-CP: căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, Giám đốc Công an tỉnh, báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc bố trí lực lượng công an viên cho phù hợp.

Như vậy, việc bố trí lực lượng công an viên ở thôn theo quy mô thôn, hay theo tính chất phức tạp ở mỗi địa bàn thôn do Giám đốc Công an tỉnh báo cáo, đề xuất để Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.



18/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Đề nghị cho biết lý do vì sao xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ sau khi chia tách Cam Lộ - Đông Hà không được tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hồ sơ đề nghị đã làm hơn 10 năm”.

Trả lời (tại Công văn số 2139/BNV-BTĐKTTW ngày 21 tháng 7 năm 2008)

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng và quá trình tiếp nhận tờ trình của Bộ Quốc phòng, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương không nhận được đề nghị và hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 cũng không đề nghị lên Bộ Quốc phòng trong các đợt xem xét trước đây. Đề nghị cử tri liên hệ với Ban Chỉ huy quân sự huyện hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để được giải đáp.



19/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: “Hiện nay đối tượng có công tham gia đấu tranh chính trị trong 02 cuộc kháng chiến ở một số địa phương chưa được nhà nước xét tặng thưởng huân, huy chương. Cử tri đề nghị Chính phủ xét tặng thưởng huân, huy chương để thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho đối tượng này, đảm bảo công bằng với đối tượng lực lượng đấu tranh vũ trang”.

Trả lời (tại Công văn số 2139/BNV-BTĐKTTW ngày 21 tháng 7 năm 2008)

Nhà nước ta đã ban hành Điều lệ khen thưởng thành tích kháng chiến chống Pháp từ năm 1960, Điều lệ khen thưởng thành tích kháng chiến chống Mỹ từ năm 1981. Trong Điều lệ và các văn bản hướng dẫn đã nêu rõ tiêu chuẩn và điều kiện khen thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến đối với cá nhân có thành tích trong đấu tranh chính trị thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều năm qua, thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước, hàng triệu cá nhân và tập thể đã được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, trong đó có đối tượng đạt thành tích xuất sắc trong đấu tranh chính trị.

Ngày 24 tháng 11 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/2003/CT-TTg về việc hoàn thành việc giải quyết tồn đọng công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và giao trách nhiệm cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tổ chức rà soát, thẩm định hồ sơ trình Nhà nước khen thưởng, giải quyết dứt điểm các trường hợp có thành tích, đủ tiêu chuẩn và không để sót người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Hiện nay, theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, việc giải quyết khen thưởng thành tích kháng chiến đã cơ bản hoàn thành. Những trường hợp đặc biệt còn sót lại, có lý do chính đáng, đảm bảo tiêu chuẩn và thủ tục, vẫn được xem xét theo hướng giải quyết các trường hợp cá biệt.



20/ Cử tri thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) kiến nghị: “Việc chuyển xã Tân Đức, huyện Ba Vì về tỉnh Phú Thọ đã được chỉ đạo thực hiện từ năm 2002 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Cử tri xã Tân Đức đề nghị giữ nguyên là đơn vị hành chính của huyện Ba Vì”.

Trả lời (tại Công văn số 2246/BNV-CQĐP ngày 28 tháng 7 năm 2008)

Ngày 29/5/2008, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 14/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai.

Trong đó ghi rõ :

Chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên là 454,08 ha và dân số hiện tại là 2.721 người của xã Tân Đức thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây về thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.

21/ Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Về việc chuyển giao ấp C10, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước về tỉnh Đồng Nai: ấp C10 thuộc xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có khoảng 550 khẩu/120 hộ, do thuận lợi về điều kiện địa lý và kinh tế xã hội, mọi sinh hoạt của người dân nơi đây gắn liền với nhân dân xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.Từ năm 2002, hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai đã đề nghị Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh và chuyển giao ấp C10 về xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai quản lý. Chính phủ cũng đã có Công văn số 60/CP-NC ngày 4/5/2005 giửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có điều chỉnh ấp C10, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước về xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai quản lý. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quyết định của Quốc hội. Để tạo điều kiện cho nhân dân ấp C10 trong sinh hoạt và học tập, đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét quyết định”.

Trả lời (tại Công văn số 2245/BNV-CQĐP ngày 28 tháng 7 năm 2008):

Ngày 29/12/2008, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 14/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai.

Trong đó ghi rõ :

“Chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên là 128,48 ha và dân số hiện tại là 830 người của ấp C10 thuộc xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước về xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai”.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.

22/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: “Hiện tình trạng các Bộ, ngành trung ương triệu tập lãnh đạo các địa phương ra Hà Nội họp còn nhiều. Nhiều trường hợp tổ chức lấy ý kiến về một vấn đề nào đó cũng mời đại diện lãnh đạo sở ngành địa phương ra Hà Nội họp, gây lãng phí nhiều thời gian cũng như kinh phí. Cử tri đề nghị Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành hạn chế đến mức tối đa việc mời địa phương ra Hà Nội họp. Trường hợp thật sự cần thiết thì có thể tổ chức họp tại những khu vực khác nhau để tránh lãng phí thời gian, tiền của”.

Trả lời (tại Công văn số 2538/BNV-CQĐP ngày 21 tháng 8 năm 2008):

Hiện nay, thực tế đối với một cơ quan hành chính nhà nước, hàng năm diễn ra rất nhiều các cuộc họp với những tính chất và mục đích khác nhau. Về nguyên tắc, các cuộc họp này bảo đảm giải quyết công việc đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm được phân công và chỉ tiến hành khi thực sự cần thiết để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cơ quan, bộ, ngành còn quá tải việc họp hành, nhiều Bộ, ngành Trung ương triệu tập lãnh đạo các địa phương ra Hà Nội họp còn nhiều. Nhiều trường hợp tổ chức lấy ý kiến về một vấn đề nào đó cũng mời đại diện lãnh đạo sở, ngành địa phương ra Hà Nội họp, gây lãng phí nhiều thời gian cũng như kinh phí.

Nhằm đổi mới nội dung, phương thức và cải cách chế độ họp, Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2006-2010) kèm theo Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg tại nội dung Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, phần đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước có đề cập đến việc Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành qui định về chế độ họp của cơ quan hành chính nhà nước.

Thực hiện Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg, ngày 25/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Theo đó, đối tượng áp dụng của quy định này là các cá nhân, các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan bao gồm Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan tổ chức thuộc, trực thuộc Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, UBND các cấp và các cơ quan chức năng hữu quan.

Với mục tiêu nhằm giảm bớt số lượng, nâng cao chất lượng các cuộc họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp, các ngành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc tổ chức các cuộc họp, góp phần tích cực tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả sự chỉ đạo điều hành của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, quy định nói trên đã cụ thể hoá các nội dung cuộc họp và chỉ đạo những vấn đề có liên quan nhằm hướng dẫn các cơ quan, cá nhân thực hiện nghiêm quy chế hội họp theo quy định hiện hành.

Cũng tại Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2006-2010) và Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có quy định trách nhiệm trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào việc đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành để giảm bớt và nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc họp. Theo đó, thủ trưởng cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở các cấp, các ngành có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, vào việc đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để giảm bớt các cuộc họp; để không ngừng cải tiến nội dung, cách thức tiến hành, nâng cao chất lượng và hiệu quả các cuộc họp. Làm tốt được việc này sẽ giảm bớt tình trạng đi lại để tham dự các cuộc họp của lãnh đạo các địa phương, tránh lãng phí thời gian và tiền của.

Thực hiện Luật Công nghệ thông tin, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm từng bước nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước.

Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy thực hiện tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin sẽ góp phần nâng cao năng lực điều hành, quản lý, hoạt động quản lý nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện họp giao ban trực tuyến với một số địa phương. Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện giao ban trực tuyến thường kỳ với địa phương đã nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, hiệu quả và tăng cường thông tin hai chiều kịp thời giữa trung ương và địa phương, đồng thời tiết kiệm thời gian, kinh phí đi lại.

Một số Bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, giải quyết công việc hàng ngày với kết quả tốt như Cổng Thông tin điện tử Chính phủ do Văn phòng Chính phủ quản lý; Bộ Công thương cơ bản hoàn thành kết nối mạng thông tin điều hành thông suốt, đảm bảo công việc được xử lý kịp thời giữa hai nơi làm việc của Bộ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chạy thử nghiệm hệ thống Cổng thông tin điện tử của Bộ có nội dung tích hợp với Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức giao ban qua cầu truyền hình giữa Bộ và các Sở thông tin và Truyền thông; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nhiều buổi giao ban trực tuyến với các địa phương như với vùng Đồng bằng sông Cửu Long bàn về giải pháp giúp nông dân tiêu thụ lúa, cá tra, đẩy mạnh việc hỗ trợ ngư dân và phòng trừ rầy nâu hại lúa, giao ban trực tuyến về sản xuất nông nghiệp miền núi với Lãnh đạo 14 tỉnh miền núi phía Bắc và 2 tỉnh Bắc Trung Bộ là Thanh Hoá, Nghệ An…

Đây là những thành công bước đầu của việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, nhằm giảm bớt tình trạng quá tải họp giữa các bộ, ngành với địa phương.

Trong thời gian tới, Chính phủ cũng chỉ đạo cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Với vai trò là thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu phải chịu mọi trách nhiệm về hành vi cá nhân nếu để xảy ra các vi phạm trong việc họp tại đơn vị mình và có trách nhiệm đôn đốc, quản lý đơn vị thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thực hiện đúng các quy định về chế độ họp theo tinh thần cải cách.

23/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Nghị định 93/2001/NĐ-CP về phân cấp cho thành phố Hồ Chí Minh không còn phù hợp, kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định mới thay thế, tạo điều kiện phân cấp mạnh hơn nữa cho thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu quản lý nhà nước của một đô thị đặc biệt và phù hợp với việc thí điểm chính quyền đô thị”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương