ĐỀ thi thử ĐẠi học lần II năm họC 2011 2012



tải về 2.17 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu11.12.2017
Kích2.17 Mb.
#35039
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

A. 5,56% B. 12,50% C. 8,33% D. 3,13%

Câu 27: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 10%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 12,25%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là

A. 0,65 AA : 0,25 Aa : 0,1 aa. C. 0,855 AA : 0,045 Aa : 0,1 aa.

C. 0,4225 AA : 0,455 Aa : 0,1225 aa. D. 0,4 AA : 0,5 Aa : 0,1 aa.

Câu 28: Theo mô hình operon Lac, nếu có một đột biến làm mất một đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc mất khả năng phiên mã.

A. đột biến làm mất một gen cấu trúc. B. đột biến làm mất vùng khởi động (P).

C. đột biến làm mất gen điều hoà. D. đột biến làm mất vùng vận hành (O)

Câu 29: Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ ?

A. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại

B. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm

C. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng

D. Ổ sinh thái của bướm sẽ thu hẹp

Câu 30: Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống thích nghi giống các loài khác, người ta gọi là hiện tượng bắt chước. Ví dụ một loài rắn bình thường không chứa nọc độc nhưng lại có các khoang giống như rắn cạp nong (một loài rắn độc). Giá trị thích nghi của hiện tượng bắt chước là

A. Hiện tượng đồng quy tính trạng giữa các loài khác nhau khi sống trong cùng một môi trường.

B. Đem lại thuận lợi trong việc nhận biết các cá thể khác giới để tiến hành giao phối và di truyền lại các đặc điểm cho thế hệ sau

C. Tạo sự đa hình trong các quần thể của các loài khác nhau

D. Đánh lừa kẻ thù của những loài bắt chước, tăng khả năng sống sót và sinh sản ra các thế hệ tiếp theo

Câu 31: Cho biết các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbDdee x AaBbDdEe cho thế hệ sau với kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn với tỉ lệ

A. 54/128. B. 27/256. C. 54/256. D. 27/128.

Câu 32: Lý do giải thích sự di truyền qua tế bào chất, kiểu hình của con luôn luôn giống mẹ là:

A. Sau khi thụ tinh, hợp tử chỉ chứa nguyên liệu di truyền của mẹ.

B. Gen trên NST của bố bị gen trên NST của mẹ lấn át.

C. Tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ bố chậm hơn tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ mẹ.

D. tế bào chất của hợp tử chủ yếu là tế bào chất của trứng, tế bào chất của tinh trùng không đáng kể.

Câu 33: Loại đột biến nào sau đây tạo nên “thể khảm” trên cơ thể?

A. Đột biến trong giảm phân tạo giao tử.

B. Đột biến trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

C. Đột biến trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng ở một mô nào đó.

D. Đột biến trong lần nguyên phân thứ hai của hợp tử

Câu 34: Khi nói về tính đa dạng của quần xã, điều nào sau đây không đúng?

A. Trong quần xã, số lượng quần thể càng nhiều thì kích thước của mỗi quần thể càng lớn.

B. Quần xã ở vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã ở vùng ôn đới.

C. Điều kiện tự nhiên càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần thể càng cao.

D. Thành phần quần thể và kích thước của mỗi quần thể thay đổi theo các mùa trong năm.

Câu 35: Trong thực tế, quần thể ngẫu phối có nhiều ưu điểm hơn so với quần thể giao phối không ngẫu nhiên trong quá trình tiến hóa. Nhận định nào dưới đây là chính xác về vấn đề nói trên?

A. Quần thể giao phối ngẫu nhiên có lượng biến dị tổ hợp lớn hơn, có sự đa hình lớn hơn nên có ưu thế trong chọn lọc và tiến hóa.

B. Quần thể giao phối ngẫu nhiên không có sự biến đổi tần số alen trong quần thể qua các thế hệ.

C. Quần thể ngẫu phối có khả năng hình thành, phát tán và nhân rộng các đột biến trong quần thể.

D. Chỉ có quần thể ngẫu phối mới có khả năng thích nghi tốt trước sự biến đổi của môi trường.

Câu 36: Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau:

Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Các gen A và B nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F­2­. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là bao nhiêu:



A. 0,4375 B. 0,250 C. 0,1875 D. 0,375

Câu 37: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây không góp phần dẫn đến hình thành loài mới?

A. Đảo đoạn. B. Lệch bội. C. Chuyển đoạn. D. Đa bội.

Câu 38: Có 2 loại protein bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Các phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào. Hiện tượng này xảy ra do:

A. Hai protein có cấu trúc không gian và chức năng khác nhau.

B. Một đột biến xuất hiện trước khi gen phiên mã làm thay đổi chức năng của gen.

C. Các gen được phiên mã từ những gen khác nhau.

D. Các exon trong cùng 1 gen được xử lý theo những cách khác nhau để tạo nên các phân tử mARN khác nhau.

Câu 39: Màu sắc lông ở một loài chuột do một gen có ba alen qui định : A - đen, hai alen lặn là : a1 - xám, a2- hung (A>a1>a2). Ở một quần thể của loài, đã xác định được chỉ có hai alen là A và a1, tỉ lệ chuột xám là 25%. Quần thể thứ hai có cả ba alen trên, tỉ lệ chuột xám là 16%, tỉ lệ chuột hung là 9%. Cho rằng cả hai quần thể đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền, khi đó tỉ lệ chuột lông đen ở quần thể thứ hai so với quần thể thứ nhất là :

A. nhỏ hơn hoặc bằng nhau.

B. lớn hơn hoặc bằng nhau.

C. bằng nhau.

D. có thể lớn hơn, có thể nhỏ hơn, cũng có thể bằng nhau.

Câu 40: Trong tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò :

A. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể mới so với quần thể gốc.

B. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li.

C. làm thay đổi tần số alen theo hướng thích nghi từ đó hình thành loài mới.

D. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các nòi, các loài.

II. PHẦN RIÊNG [10 câu]

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)

  1. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)

Câu 41: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:



A. (2) và (3). B. (3) và (4). C. (1) và (2). D. (1) và (4).

Câu 42: Ở ruồi giấm Drosophila melanogaster, phép lai giữa hai ruồi cánh cong sinh ra 74 ruồi con cánh cong và 35 ruồi con cánh thẳng. Điều giải thích nào dưới đây là phù hợp với kết quả phép lai?

A. Có một cặp gen thứ hai tác động lên quá trình hình thành tính trạng của cặp gen quy định hình dạng cánh.

B. Cánh cong là trội so với cánh thẳng ở con đực nhưng ở con cái thì cánh cong và cánh thẳng là đồng trội.

C. Cánh cong là trội so với cánh thẳng, trong phép lai trên một con ruồi cánh cong thuần chủng giao phối với một con ruồi cánh cong dị hợp.

D. Cánh cong là trội so với cánh thẳng, ruồi cánh cong đồng hợp bị chết trước khi sinh ra.

Câu 43: Đối với quá trình dịch mã di truyền, điều nào đúng với Ribôxôm?

A. Hai tiểu phần của riboxôm tách nhau ra khi kết thúc dịch mã.

B. Bắt đầu tiếp xúc với mARN từ bộ mã AUG.

C. Cấu trúc của Ribôxôm gồm tARN và protein histon.

D. Ribôxôm trư­ợt từ đầu 3' đến 5' trên mARN.

Câu 44: Ví dụ nào sau đây là cách li sau hợp tử?

A. Phấn của loài thuốc lá này không thể thụ phấn cho loài thuốc lá khác.

B. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối.

C. Cây lai giữa hai loài cà độc dược khác nhau bao giờ cũng bị chết.

D. Một cây bụi Ceanothus sống trên đất axit, một cây khác sống trên đất kiềm.

Câu 45: Ở phép lai giữa ruồi giấm XDXd và ruồi giấm XDY cho F1 có kiều hình lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Cho biết mỗi gen chi phối 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tần số hoán vị gen là

Каталог: web -> attachments
attachments -> KỲ thi thử ĐẠi học năM 2014 – Cho Cún Ngày thi: 09/4/2014 MÔn thi : toán thời gian làm bài: 180 phút
attachments -> MỘt số kinh nghiệm khi dạy và HỌc mạo từ A. MẠo từ không xáC ĐỊnh “A” – “AN”
attachments -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ViÖn to¸n häc MỘt số kiến thức về HÌnh olympiad
attachments -> Các bài trong các số Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ từ tháng 12/2005 đến nay
attachments -> TRƯỜng trung học phổ thông chuyêN  SỞ giáo dục và ĐÀo tạo tỉnh quảng bìNH
attachments -> Định lí: Cho là trung điểm, điểm chuyển động tùy ý trên. Từ kẻ. Chứng minh rằng Chứng minh
attachments -> KIỂu dữ liệu số nguyên trong ngôn ngữ LẬp trình pascal I / Loại
attachments -> Ứng dụng kiểu xâu trong phép toán với số nguyên lớn I. ĐẶt vấN ĐỀ
attachments -> I. so sánh bằNG: Affirmative: As + adj/adv + As Ví dụ
attachments -> TRƯỜng thpt chuyên võ nguyên giáp một số phảN Ứng tổng hợp ancol – phenol – andehit – xeton – axit cacboxylic đƠn chức bằng phưƠng pháp tăNG, giảm mạch cacbon

tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương