Hoïc vieän coâng ngheä böu chính vieãn thoâng Taøi Lieäu Söu Taàm



tải về 0.88 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.88 Mb.
#17888
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




THAM KHAÛO THEÂM:Lắp ráp máy tính "Made by... tự tui"

Trước khi gắn mainboard vào thùng máy, bạn cần phải gắn miếng che các cổng I/O (gọi là ATX I/O panel) phía sau thùng máy. Trên thùng máy mới mua thường có sẵn miếng che I/O. Bạn cần phải gỡ nó ra để lấy chỗ gắn miếng che kèm theo mainboard.

Miếng che I/O panel là miếng kim loại có sẵn nhiều lỗ để cho các cổng cắm thiết bị ngoại vi trên mainboard “thò” ra ngoài. Nó được cung cấp kèm theo mainboard.

 

Trên miếng che này chỉ để trống sẵn các lỗ cho các cổng thông dụng. Tùy theo model mainboard, nếu nó được cung cấp các cổng I/O nào mà trên miếng che bị bít lại, bạn hãy gỡ miếng kim loại che ngõ đó đi.

 

Gắn miếng che vào ô trống dành cho panel I/O phía sau thùng máy. Nhớ xoay miếng che cho đúng chiều tương ứng với vị trí các cổng I/O đang có trên mainboard. Luôn luôn phải gắn miếng che từ phía ngoài vào. Nó có gờ để “ăn” vào các mép của ô panel. Hãy chú ý gắn cho chắc và chính xác.

 

Tiếp theo, bạn phải gắn các chân đỡ (miếng đệm, spacer) bắt vít giữ mainboard. Hãy kiểm tra vị trí các lỗ cắm trên mainboard mà bắt các chân cắm này cho tương ứng. Với các thùng máy dùng chân đỡ mainboard bằng kim loại (dạng ốc), bạn phải vặn chúng vào mainboard cho thật chắc ở các vị trí tương ứng với mainboard. Còn với các thùng máy xài chốt gài bằng kim loại hay nhựa, bạn cũng tiến hành gài chúng vào các vị trí tương ứng.

 

Đây là những chân đỡ dạng bắt ốc kim loại. Với hầu hết các mainboard chuẩn ATX, bạn cần tới 9 chân đỡ. Xin chú ý, nếu thùng máy sử dụng các miếng đệm đỡ mainboard bằng nhựa thì không sao, còn khi xài loại chân đỡ ốc kim loại, bạn chỉ được bắt các ốc đỡ này đúng số lượng và đúng vị trí các lỗ trên mainboard. Bởi chỉ có các lỗ này mới có miếng cách điện. Trong trường hợp gắn dư ốc đỡ, nếu nó nằm ở vị trí không có lỗ cắm của mainboard, khi tiếp xúc với bảng mạch của mainboard mà trúng ngay những mạch điện, nó có thể gây chập điện. Nhẹ thì CPU không chạy, nặng thì “ôi thôi rồi” cả loạt thiết bị rủ nhau “đi về nơi xa vắng” bỏ lại khổ chủ mặt mày méo xệch!

 


Một chân đỡ sau khi đã được vặn chặt vào thùng máy.

Dùng cả hai bàn tay đỡ mainboard và đặt vào thùng máy. Chú ý nghiêng cạnh mainboard nằm ở phía mặt trước thùng máy, tức vị trí gắn các ổ đĩa, để nó lọt vào hẳn trong thùng máy, sau đó mới xoay trở cạnh phía sau của mainboard có vị trí các cổng I/O lọt chính xác vào các lỗ trên miếng che kim loại đã gắn sẵn. Cũng cần chú ý tránh vướng víu vào các dây cáp bên trong thùng máy.

 

Sau khi mainboard được gắn chính xác, các cổng I/O của mainboard “ló” hẳn ra phía sau thùng máy tiện cho bạn gắn các đầu cáp thiết bị ngoại vi.

 

Dùng các ốc vít được cung cấp sẵn theo thùng máy (nếu mất, có thể xin hay mua tại các cửa hàng dịch vụ máy tính) để bắt mainboard dính chặt vào thùng máy.

 

Dùng tuốc-nơ-vít 4 cạnh để bắt các ốc vít cố định mainboard vào thùng máy. Bắt ốc cho đều các góc, khoan siết cứng vội, đợi cân chỉnh xong xuôi mới tiến hành vặn chặt các ốc.

 


Vậy là mainboard đã được cố định vào thùng máy.

B.- GẮN CÁC CÁP ĐIỆN NGUỒN

Sau khi đã gắn mainboard vào thùng máy, bạn tiến hành đấu nối các cáp điện. Hầu hết các mainboard Pentium 4 cần phải được cấp điện bằng hai cáp ATX và ATX_12V. Sở dĩ nói là hầu hết, vì có một số mainboard Intel sử dụng chipset 915 và 925 đòi hỏi phải được cấp thêm một nguồn điện thứ ba (trưng dụng một đầu cáp điện 4 chân vốn dùng cho các ổ đĩa quang, đĩa cứng).

Các mainboard trước thế hệ CPU LGA775 sử dụng cáp điện ATX chính có đầu cắm 20 chân.

 

Mainboard cho thế hệ CPU LGA775 bắt đầu sử dụng đầu cắm điện nguồn ATX chính kiểu mới có tới 24 chân. Đầu cắm này cũng tương thích với các mainboard server vốn sử dụng một đầu cắm điện SSI.

 

Ngoài nguồn điện ATX chính, mainboard từ Pentium 4 trở đi còn cần một nguồn điện bổ sung 12V với đầu cắm ATX12V có 4 chân. Đây là nguồn điện bổ sung để chạy các CPU cao tốc và trong một vài trường hợp được sử dụng cho các cổng AGP Pro.

 

Một số mainboard Intel đời i915 và i925 đòi thêm nguồn điện thứ ba bằng cáp điện IDE 4 chân.

 

Trên các mainboard trước thế hệ CPU LGA775, với ổ cắm điện nguồn ATX chính có 20 chân, bạn chỉ việc cắm đầu cáp nguồn ATX cũng 20 chân vào. Không sợ gắn nhầm vị trí đâu, vì các vị trí lỗ cắm có những hình dạng khác nhau được sắp xếp cho tương ứng giữa ổ cắm với đầu cắm. Bạn chỉ cần chú ý cho vị trí móc gài trên đầu cáp nằm cùng hướng với ngàm khóa trên ổ cắm.

 

Cắm thẳng đầu cáp xuống và có thể nghe một tiếng click nhẹ khi móc gài “bập” vào ngàm khóa. Khi muốn tháo đầu cáp ra, bạn nhớ bóp phía trên móc gài để cái móc bung ra khỏi ngàm rồi mới rút ra được.Trong trường hợp sử dụng mainboard cho CPU LGA775, nếu tậu được bộ nguồn ATX mới có đầu cáp điện ATX chính 24 chân, bạn chỉ việc cắm vào ổ cắm trên mainboard. Nếu xài bộ nguồn cũ chỉ có đầu cáp 20 chân, bạn phải bỏ bớt 4 lỗ chân cắm cuối (vị trí chân 11,12, 23 và 24). Một số nhà sản xuất mainboard cẩn thận dùng miếng giấy (sticker) dán bít 4 lỗ cắm này. Nhưng thật ra nhà thiết kế ổ cắm đã tính toán rất kỹ để 4 chân cắm thêm này có sắp xếp hình dạng riêng khiến bạn không thể nào gắn đầu cáp 20 chân trúng vào chúng đâu. Nếu có đầu cáp 24 chân mà ổ cắm trên mainboard có dán bít lỗ 4 chân bổ sung, bạn nhớ gỡ miếng dán đó ra.

Bây giờ thì bạn đường hoàng cắm đầu cáp ATX chính vào ổ cắm.

 

Ấn đầu cắm điện nguồn ATX chính vào ổ cắm cho thật sát. Móc khóa trên đầu cắm sẽ tự động bập vào ngàm trên ổ cắm một khi đầu cắm đã được gắn vào hoàn toàn.

 

Giờ thì bạn gắn đầu cáp ATX12V 4 chân vào ổ cắm 4 chân dành cho nó trên mainboard (thường nằm ở vị trí phía sau, gần CPU và các cổng I/O). Chú ý à nghen, nó cũng có móc khóa đó. Nhấn đầu cắm xuống cho khít hoàn toàn với ổ cắm. Khi gỡ đầu cắm này ra, bạn cũng cần bóp ở chân móc khóa để móc bung ra khỏi ngàm rồi mới có thể rút ra.

 


Nguồn điện ATX12V thế là đã được gắn xong.

C.- GẮN CÁC ĐẦU CẮM BẢNG ĐIỀU KHIỂN PHÍA TRƯỚC (FRONT PANEL)

Bạn xả hơi một chút bằng cách ngắm nghía dung nhan cái mặt tiền của thùng máy. Bạn có thấy mấy cái đèn LED nằm chung một nhóm với công tắc nguồn và công tắc reset không? Muốn chúng hoạt động, bạn phải đấu bộ cáp của thùng máy vào các chân cắm gọi là Front Panel Header trên mainboard. Bạn cần phải mở cuốn sách hướng dẫn (manual) của mainboard để tìm vị trí của bộ chân cắm này và chức năng của từng chân cắm. Một số nhà sản xuất như Gigabyte... dùng mã màu sắc khác nhau để giúp bạn dễ xác định chức năng của các chân cắm “mặt tiền” này.

Bộ chân cắm Front Panel có 9 chân, nhưng ta bỏ chân số 9 (+5V DC), tức chân “cô đơn” (N/C).

 

Nguyên tắc cắm cáp là từng cặp lẻ và từng cặp chẵn (thí dụ, chân 1 đi với 3 và chân 2 đi với 4).

Chân số 1 nằm đầu hàng 5 chân (và là hàng chân lẻ). Nó bao giờ cũng là chân dương (+) của cáp đèn LED báo hoạt động của ổ đĩa cứng (HDD LED). Nó đi kèm với chân số 3 (-, gound, chân mát).

Chân số 2 nằm đầu hàng 4 chân (và là hàng chân chẵn). Cặp chân số 2 và 4 cho cáp đèn LED nguồn (Power LED). Nếu đèn LED một màu, ta gắn dây dương vào vị trí số 2 và dây mát vào số 4. Nếu là đèn LED hai màu, ta đảo ngược vị trí.

Cặp chân số 5 và 7 cho nút công tắc khởi động nóng (Reset Switch). Chân 5 là âm, chân 7 là dương.

Cặp chân số 6 và 8 cho công tắc điện nguồn (Power Switch). Số 6 là dương, số 8 là âm.

 

Bộ chân cắm Front Panel có 9 chân. Trong ảnh là của mainboard Gigabyte GA-8GPNXP Duo với mã màu riêng biệt cho từng cặp chân cắm. Bạn chú ý tới bảng in nằm cạnh bộ chân cắm chỉ rõ vị trí từng cặp chân cắm theo chức năng và có đánh dấu dây dương (+) và dây âm (-).

 

Bộ đầu cáp Front Panel của thùng máy có in sẵn chức năng của các cặp đầu cắm. Về các dây điện, theo quy ước chung, dây màu là điện cực dương, dây trắng là âm. Trong trường hợp cặp đầu cắm gồm dây màu và dây đen thì dây màu là dương. Hầu hết nhà sản xuất thùng máy có đánh dấu mũi tên hay chấm ở đầu cáp dương.

Được cái là cái vụ gắn cáp này cũng rất dễ chịu, nếu gắn nhầm vị trí cáp, đèn LED tương ứng sẽ không hoạt động, bạn chỉ cần đảo vị trí lại là xong.

Nhưng nhớ là phải tắt nguồn trước khi gắn lại cáp. Còn riêng với các cáp công tắc, thường thì cho dù có gắn nhầm đầu dương hay âm, chúng vẫn hoạt động được.

 

Trước hết, bạn cắm cặp cáp đèn báo điện nguồn Power LED vào chân cắm tương ứng (chân số 2 và 4). Dây dương ở chân 2. Nếu gắn nhầm cực, đèn không sáng. Bạn chỉ việc gắn lại.

 

Kế đó, cắm cặp cáp công tắc nguồn Power Switch vào các chân cắm số 6 và 8. Chân số 6 là dương. Thường thì có gắn nhầm cực cũng chẳng sao.

 

Thứ ba mới đến cặp cáp đèn ổ cứng HDD LED vào chân số 1 và 3. Số 1 là dương. Nếu gắn nhầm cực, đèn không sáng. Bạn chỉ việc gắn lại cho đúng.

 

Cuối cùng là cặp cáp công tắc khởi động nóng Reset Switch được gắn vào chân số 5 và 7. Chân 7 là dương. Nếu gắn nhầm cực thường thì cũng chẳng sao.




  • Hình ảnh minh họa của HardwareZone  




BIOS và cập nhật BIOS





1. BIOS là gì?

BIOS (Basic Input/Output System - hệ thống xuất nhập cơ bản) là một chương trình nhỏ “nhúng” trong một con “chíp” Flash ROM trên bo mạch chủ (mainboard) để quản lý các thao tác khởi động, kiểm tra ở mức thấp đối với thiết bị phần cứng (POST – Power On Self Test) và phân chia các nguồn dự trữ hệ thống (IRQ – Interrupt Request và DMA – Direct Memory Access) mỗi khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính.

2. Tại sao lại phải nâng cấp BIOS?

Giống như hệ điều hành, BIOS cũng cần nâng cấp để cập nhật các thiết bị mới, sửa chữa những vấn đề đã gặp trong phiên bản trước và hơn cả là giúp cho phần cứng hoạt động tốt hơn. Sau khi nâng cấp BIOS, bạn có thể gắn thêm nhiều thiết bị đời mới vào hệ thống mà không phải gặp sự cố không tương thích.

3. Lấy các file cập nhật BIOS ở đâu?

Thông thường bạn vào Website nhà sản xuất bo mạch chủ mà mình đang sử dụng, kiểm tra phiên bản và tải về để cập nhật. Cách này thường dành cho những bo mạch chủ trước đây, còn bây giờ hầu hết các nhà sản xuất đều có công cụ gọi là Live Update dùng để cập nhật trực tuyến. Mọi việc bạn cần làm là cài chương trình này vào máy, kết nối với Internet và tiến hành cập nhật.

Tuy nhiên, do chất lượng đường truyền không ổn định, an toàn hơn cả là bạn download file cập nhật BIOS về máy và tự tiến hành cập nhật.



4. Kiểm tra phiên bản BIOS có trong máy.

Đây là một bước quan trọng và bạn cần phải kiểm tra thật cẩn thận để tránh những hậu quả đáng tiếc (cập nhật sai BIOS chẳng hạn).

- Nhà sản xuất (Intel, Asus, Gigabyte...) và model của bo mạch chủ mà bạn đang sử dụng.

- Phiên bản hiện tại của BIOS (ví dụ: GA-8IG1000MK FH).

- Loại bộ xử lý đang dùng (ví dụ: Intel P4 2.4Ghz, AMD Athlon 2200 Mhz+...).

Để biết được những thông tin này, khi khởi động máy, bạn quan sát màn hình khởi động (sau tiếng bíp của quá trình POST), nếu nhanh quá không xem kịp thì ngay sau khi nghe tiếng bíp bạn bấm phím Pause/Break (ngay cạnh đèn Scroll Lock) để dừng quá trình đó lại và xem, để tiếp tục bạn bấm Enter.

5. Ghi lại những thiết lập đang có trong BIOS.

Thường khi cập nhật BIOS, chương trình sẽ xóa hết các thiết lập trong CMOS RAM. Để ghi lại những thiết lập bạn có thể vào BIOS và ghi lại từng thiết lập một ra giấy, sau khi cập nhật xong có thể dùng lại được. Nếu bạn có máy in thì đơn giản hơn: bấm Shift+PrintScreen để in từng trang trong BIOS ra giấy.

6. Tiến hành cập nhật BIOS.

Sau đây là các bước tiến hành cập nhật thường gặp nhất. Ở đây tôi ví dụ là đang cập nhật cho main GA-8IG1000MK của Gigabyte và BIOS phiên bản FH. Mặc dù các bước cơ bản có thể tương tự nhau, nhưng do từng hãng sản xuất bo mạch chủ và từng loại BIOS có cách cập nhật khác nhau, bạn nên vào Website của nhà sản xuất bo mạch chủ để tham khảo cách thức cập nhật BIOS chính xác.

- Ghi lại các thiết lập cần thiết trong BIOS (nếu không có gì đặc biệt thì cũng không cần).

- Bỏ đĩa mềm vô ổ A và tiến hành Format (ngay trên Windows cũng được), chọn tùy chọn làm đĩa khởi động DOS (hay dùng lệnh DOS: format A: /s).

- Giải nén file BIOS đã tải về lên thư mục tạm trên đĩa cứng. Ví dụ ở đây là bios_ig1000mk_fh.exe, sau khi giải nén gồm các file autoexec.bat, ig1000mk.fh, Flash879.exe, trong đó file có phần mở rộng exe thường là chương trình để cập nhật, file có đuôi bat là file chứa các lệnh, file có đuôi txt chứa thông tin, còn đuôi khác như fh, bin,.. hay không đuôi là file chứa thông tin BIOS cần cập nhật.

- Chép hết các file đã giải nén lên đĩa mềm.

- Khởi động máy bằng đĩa mềm này. Thông thường nếu đĩa A có chứa file autoexec.bat thì chương trình cập nhật sẽ tự chạy và bạn sẽ không phải gõ bất kỳ lệnh nào cả, chỉ có chọn Yes khi được hỏi thôi.

- Sau khi chương trình báo BIOS được cập nhật thành công, bạn lấy đĩa ra và khởi động lại máy tính.

- Vào lại BIOS kiểm tra xem phiên bản có đúng với phiên bản bạn cập nhật không.

- Sau đó trong phần Setup, bạn chọn Load Setup Defaults.

- Nếu có các thiết lập đặc biệt đã ghi ra giấy, bạn nên thiết lập lại. Xong bấm F10, chọn Y để lưu lại và thoát.



Lưu ý: Trong quá trình cập nhật BIOS, bạn không được làm gián đoạn (cúp điện hay reset lại máy) bởi vì như thế sẽ làm cho máy bạn không khởi động được. Tốt hơn hết là bạn hãy sử dụng bộ lưu điện (UPS) để tránh mất điện khi cập nhật. Nếu bị trục trặc khi cập nhật BIOS, bạn cũng đừng quá lo lắng. Những bo mạch chủ đời mới của những nhà sản xuất lớn hiện nay có thêm chức năng phục hồi BIOS sẽ giúp bạn lấy lại BIOS trước khi cập nhật, nếu chẳng may gặp sự cố. Còn không thì bạn chỉ có nước đem bo mạch chủ (hay bê cả máy) ra cửa hàng để người ta nạp lại BIOS cho bạn.



Kiểm tra tốc độ đường truyền Internet

NẾU BẠN KẾT NỐI INTERNET KIỂU QUAY SỐ THÌ TỐC ĐỘ TỐI ĐA CHỈ LÀ 56KBPS. CÒN NẾU SỬ DỤNG ĐƯỜNG TRUYỀN ADSL BĂNG THÔNG RỘNG THÌ TỐC ĐỘ TỐI ĐA CÓ THỂ LÊN ĐẾN 2MBPS. NHƯNG CHẮC CHẮN TỐC ĐỘ KẾT NỐI THỰC TẾ SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐẠT ĐẾN CON SỐ TỐI ĐA VÀ TỐC ĐỘ NÀY LẠI THAY ĐỔI TÙY THEO TỪNG THỜI ĐIỂM SỬ DỤNG. XIN LƯU Ý CÁC BẠN LÀ KHI KẾT NỐI THÀNH CÔNG QUA MODEM, SẼ XUẤT HIÊN ICON THÔNG BÁO TỐC ĐỘ DƯỚI THANH STATUS BAR CỦA WINDOWS, NHƯNG ĐÓ CHỈ LÀ TỐC ĐỘ KẾT NỐI NHẤT THỜI TẠI THỜI ĐIỂMVỪA KẾT NỐI NÊN KHÔNG PHẢN ÁNH CHÍNH XÁC TỐC ĐỘ CỦA MODEM. ĐỂ BIẾT TỐC ĐỘ THỰC TẾ, CHÚNG TA CÓ THỂ SỬ DỤNG HAI PHƯƠNG PHÁP LÀ ĐO TỐC ĐỘ BẰNG DỊCH VỤ CÓ SẴN TRÊN CÁC TRANG WEB HAY BẰNG PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG.

1. ĐO TỐC ĐỘ BẰNG CÁC DỊCH VỤ TRÊN WEBSITE

Hiện nay trên Internet xuất hiện khá nhiều dịch vụ miễn phí cho phép đo tốc độ đường truyền của máy người truy cập. Khi sử dụng các dịch vụ này, máy bạn sẽ kết nối vào một server tuỳ chọn hay mặc định của dịch vụ. Máy server sẽ gởi các “gói” thông tin đến máy bạn (và nhận phản hồi), đồng thời đo thời gian để tính ra tốc độ truyền thực tế. Một số dịch vụ khác thì đơn giản hơn, yêu cầu trình duyệt tải một trang Web mẫu có đủ hình, text. Sau đó lấy dung lượng trang Web chia cho thời gian tải để suy ra tốc độ kết nối.Trong quá trình kiểm tra tốc độ, bạn không nên tải tập tin, hay tải trang Web khác về để tránh ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra. Và khi được yêu cầu lựa server để test, tốt nhất bạn nên chọn các server đặt ở Taiwan, China... để tiết kiệm thời gian kiểm tra. Một số trang web cung cấp dịch vụ miễn phí như:

- http://www.numion.com/YourSpeed (Nên chọn các server trong châu Á)

- http://www.link.net.id/ info/ tools/ speedtest.asp (Jakarta)

- http://www.sijiwae.net/ speedtest(Malaysia)

-http://www2.macau.ctm.net/ testspeedindex_ie.html (Macao)

Bạn cũng có thể vào Google (www.google.com.vn) gõ các từ khóa như “test modem speed” để được cung cấp thêm các trang Web có dịch vụ miễn phí khác.

2. ĐO TỐC ĐỘ THỰC TẾ CỦA MODEM BẰNG PHẦN MỀM

Việc đo tốc độ của modem bằng các phần mềm như thế này tương đối thuận tiện, ta còn có thể biết thêm tốc độ upload nữa. Nhưng các phần mềm như thế này thì ta khó biết được kết nối chính xác tại một thời điểm.Một số phần mềm chuyên dùng để đo tốc độ download hay upload như:

- DU Meter: Tiến trình download và upload được thể hiện khá chi tiết qua các biểu đồ. Ngoài ra chương trình còn cung cấp dung lượng tập tin upload, download, thời gian truy cập Internet khá đầy đủ. Tải phiên bản dùng thử 30 ngày tại địa chỉ: www.dumeter.com (dung lượng 1,04MB, giá19,95 USD).

- BWmeter: cónhững tínhnăng hoàn toàn tương tự như DU Meter nhưng trực quan và đơn giản hơn rất nhiều. Bạn có thể tải bản dùng thử tại: www.bwmeter.com, giá 30 USD,dung lượng 314KB.

Каталог: data -> dqducspkt -> file
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
file -> Muoán Laáy Maät Ñöøng Phaù Toå Ong
file -> Hoïc vieän coâng ngheä böu chính vieãn thoâng Taøi Lieäu Söu Taàm

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương