H­íng dÉn thùc hiÖn chuÈn kiÕn thøc kÜ n¨ng Cña ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc phæ th ng m n ho¸ häc líp 12 Ch­¬ng tr×nh chuÈn


Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng



tải về 412.03 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích412.03 Kb.
#32196
1   2   3   4

Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được: Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí , trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm .

Hiểu được:

 Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại.

 Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy

 Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm.

 Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh;

 Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.



Kĩ năng

 Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm

 Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.

 Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm, nhận biết ion nhôm

 Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.

 Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.

 Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.

 Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng;


B. Trọng tâm

 Đặc điểm cấu tạo nguyên tử nhôm và các phản ứng đặc trưng của nhôm

 Phương pháp điều chế nhôm

 Tính chất hoá học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3.

 Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.

C. Hướng dẫn thực hiện

 Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử nhôm: có 3e lớp ngoài cùng [10Ne] 3s23p1

 Các phản ứng đặc trưng của nhôm: tính khử mạnh Al  Al3+ + 3e

+ Tác dụng với phi kim

+ Tác dụng với dung dịch axit và các axit oxi hoá

Al thụ động với các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội

+ Tác dụng với nước

+ Tác dụng với dung dịch kiềm

+ Tác dụng với một số oxit kim loại

 Phương pháp điều chế nhôm: điện phân nhôm oxit nóng chảy

2Al2O3 4Al + 3O2

 Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:

+ Al2O3: là oxit lưỡng tính

Al2O3 + 6H+  2Al3+ + 3H2O

Al2O3 + 2OH  2AlO + H2O

+ Al(OH)3: * là hiđroxit lưỡng tính

Al(OH)3 + 3H+  Al3+ + 3H2O

Al(OH)3 + OH  AlO+ 2H2O

* Bị nhiệt phân tích

2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O

* Điều chế bằng tác dụng của Al3+ với dung dịch NH3 hoặc AlO với CO2:

Al3+ + 3NH3 + 3H2O  Al(OH)3  + 3NH

AlO+ CO2 + H2O  Al(OH)3  + HCO

+ Al2(SO4)3 : * Trong dung dịch nước có môi trường axit

Al3+ + 3H2O  Al(OH)3  + 3H+

* Ứng dụng: phèn chua KAl(SO4)2.12H2O

 Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch: dùng dung dịch NaOH từ từ đến dư

+ trước hết xuất hiện kết tủa: Al3+ + 3OH  Al(OH)3

+ sau đó kết tủa tan khi dư NaOH: Al(OH)3 + OH  AlO+ 2H2O

 Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn tính chất hóa học của nhôm và hợp

chất của nhôm

+ Viết phương trình điều chế nhôm từ Al2O3 và một số hợp chất

+ Cách nhận biết Al3+, Al2O3, Al(OH)3

+ Bài toán xác định nồng độ mol của Al3+, AlO và tính thành phần hỗn hợp



Bài 30: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM

VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG



A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

 So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.

 Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

 Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng.



Kĩ năng

 Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

 Quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

 Viết tường trình thí nghiệm.



B. Trọng tâm

 So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.

 Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

 Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3 .



C. Hướng dẫn thực hiện

Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như:

+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm

+ Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút

+ Cắt miếng kim loại Na

+ Thả chất rắn vào chất lỏng

+ Lắc chất lỏng trong ống nghiệm

+ Đun nóng ống nghiệm

Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét

Thí nghim 1. So sánh kh năng phn ng ca Na, Mg và Al vi nước

+ Phản ứng ở ống nghiệm (1) xảy ra mạnh, bọt khí thoát ra nhanh và nhiều, dung dịch nhuốm màu hồng nhanh chóng.

+ Ở ống nghiệm (2) phản ứng xảy ra chậm, chỉ có ít bọt khí thoát ra, ở ống nghiệm (3) hầu như chưa thấy phản ứng xảy ra.

+ Khi đun nóng hai ống (2) và (3) thì phản ứng xảy ra nhanh hơn và bọt khí thoát ra ở ống (2) nhiều hơn so với ống (3).



Thí nghim 2. Nhôm phn ng vi dung dch kim

+ Lúc đầu chưa thấy có bọt khí thoát ra, sau một lúc thì bọt khí thoát ra nhanh hơn, do lúc đầu dung dịch NaOH hòa tan Al2O3 bao bọc bên ngoài, sau đó Al tan trong dung dịch NaOH và khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn.



Thí nghim 3. Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3 .

+ kết tủa keo trắng ở cả hai ống nghiệm;

+ Thêm H2SO4 loãng và lắc nhẹ thì kết tủa tan, dung dịch dần trong suốt.

+ Thêm NaOH và lắc nhẹ thì kết tủa tan, dung dịch dần trong suốt.



CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

Bài 31: SẮT

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt.

- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).

- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt.

- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt.

- Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.



B. Trọng tâm

 Đặc điểm cấu tạo nguyên tử sắt và các phản ứng minh họa tính khử của sắt



C. Hướng dẫn thực hiện

 Đặc điểm cấu hình electron của sắt: có 2e lớp ngoài cùng [Ar]3d64s2

+ Fe thuộc nhóm VIIIB và là nguyên tố d

+ Nguyên tử Fe dễ nhường 2e  Fe+2, nhưng có thể nhường thêm 1e  Fe+3 để phân lớp 3d trở thành bán bão hòa.

+ Trong các hợp chất, nguyên tố sắt thường có số oxi hóa +2 và +3

 Các phản ứng đặc trưng của sắt: tính khử trung bình

*với chất oxi hóa yếu: Fe  Fe2+ + 2e

*với chất oxi hóa mạnh: Fe  Fe3+ + 3e

+ Tác dụng với phi kim: * S oxi hóa Fe  Fe2+

* O2 oxi hóa Fe  Fe2+ và Fe3+

* Cl2 oxi hóa Fe  Fe3+

+ Tác dụng với axit: * HCl và H2SO4 loãng oxi hóa Fe  Fe2+

* HNO3 dư, H2SO4 đặc nóng, dư oxi hóa Fe  Fe3+

Fe thụ động với các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội

+ Tác dụng với dung dịch muối: Fe bị oxi hóa  Fe2+

+ Tác dụng với nước: ở nhiệt độ thường, Fe không khử được H2O

nhưng ở nhiệt độ cao, Fe khử hơi H2O  H2 và Fe3O4 hoặc FeO

 Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng minh họa tính khử của sắt.

+ Bài toán tính theo phương trình, xác định thành phần hỗn hợp
Bài 32: HỢP CHẤT CỦA SẮT

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.

Hiểu được :

+ Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).

+ Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).



Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.

- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.

- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.

- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.

- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.



B. Trọng tâm

 Khả năng phản ứng của các hợp chất sắt (II) và sắt (III)

 Phương pháp điều chế các hợp chất sắt (II) và sắt (III)

C. Hướng dẫn thực hiện

 Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:

+ FeO: * Tính khử FeO Fe2O3 và FeO Fe3+;

* Tính oxi hóa FeO Fe (X là một trong các chất: CO, H2, Al, C)

* Tính oxit bazơ FeO Fe2+.

+ Fe(OH)2: * Tính khử Fe(OH)2 Fe(OH)3;

* Tính bazơ Fe(OH)2 Fe2+.

+ Fe2+: * Tính khử Fe2+ Fe3+

(X là một trong các chất: Cl2, O2, KMnO4, SO2, HNO3, H2SO4 đặc)

* Tính oxi hóa Fe2+ Fe (X là một trong các chất: Mg, Al, Zn)

+ Fe2O3: * Tính oxi hóa Fe2O3 Fe3O4  FeO  Fe

(X là một trong các chất: CO, H2, Al, C)

* Tính oxit bazơ Fe2O3 Fe3+.

+ Fe(OH)3: * Tính bazơ Fe(OH)2 Fe2+.

* kém bền với nhiệt 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

+ Fe3+: * Tính oxi hóa Fe3+ Fe2+ (X là một trong các chất: Fe, Cu, H)

hoặc Fe3+ Fe (X là một trong các chất: Mg, Al, Zn)

 Điều chế hợp chất:

+ Điều chế FeO : Fe2O3 FeO (X là một trong các chất: CO, H2)

+ Điều chế Fe(OH)2: Fe2+ + 2OH  Fe(OH)2

+ Điều chế Fe2+: Fe, FeO, Fe(OH)2 Fe2+

hoặc Fe3+ Fe2+ (X là một trong các chất: Fe, Cu, H)

+ Điều chế Fe2O3 : 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

+ Điều chế Fe(OH)3: Fe3+ + 3OH  Fe(OH)3

+ Điều chế Fe3+: Fe2O3, Fe(OH)3 Fe3+

hoặc Fe, FeO, Fe(OH)2 Fe3+ (X là một trong các chất: HNO3, H2SO4 đặc)

 Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng minh họa tính chất hóa học của các hợp chất sắt.

+ Viết phương trình điều chế các hợp chất sắt từ các chất khác

+ Bài toán tính theo phương trình, xác định công thức hợp chất và tính thành

phần hỗn hợp



Bài 33: HỢP KIM CỦA SẮT

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Định nghĩa và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo và chuyển vận của lò cao, biện pháp kĩ thuật) .

- Định nghĩa và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp

Mác - tanh, Be- xơ - me, Lò điện: ưu điểm và hạn chế)

- ứng dụng của gang, thép.



Kĩ năng

- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép.

- Viết các PTHH phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép.

- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, bằng thép.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí được một số hợp kim của sắt.

- Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất.



B. Trọng tâm

 Thành phần gang, thép

 Nguyên tắc và các phản ứng hóa học xảy ra khi luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép

C. Hướng dẫn thực hiện

 Thành phần của gang, thép:

+ Gang: là hợp kim của sắt – cacbon chứa 2 – 5% khối lượng cacbon

+ Thép: là hợp kim của sắt – cacbon chứa 0,01 – 2% khối lượng cacbon

ngoài C, gang và thép còn chứa một lượng rất nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S, P...

 Nguyên tắc và các phản ứng hóa học xảy ra:

+ Luyện quặng thành gang: khử oxit sắt trong quặng  Fe

* Tạo chất khử C + O2 CO2 và C + CO2 2CO

* Khử Fe2O3 Fe3O4 FeO Fe

* Tách bẩn quặng CaCO3 CaO + CO2

CaO + SiO2 CaSiO3

+ Luyện gang thành thép: loại bỏ phần lớn các nguyên tố C, Si, Mn, S...ra khỏi gang bằng cách oxi hóa chúng và chuyển thành xỉ

* C + O2 CO2 và S + O2 SO2 (khí)

Si + O2 SiO2 và 4P + 5O2 2P2O5 (rắn)

* CaO + SiO2 CaSiO3 và 3CaO + P2O5 Ca3(PO4)2 (xỉ)

 Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hóa học xảy ra khi luyện

quặng thành gang và luyện gang thành thép.

+ Bài toán tính khối lượng gang, thép, từ quặng hoặc ngược lại (có H%)



Bài 34: CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lượng riêng) của crom, số oxi hoá; tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dung dịch axit).

- Tính chất của hợp chất crom (III), Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lưỡng tính); Tính chất của hợp chất crom (VI), K2CrO4, K2Cr2O7 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá).



Kĩ năng

- Dự đoán và kết luận được về tính chất của crom và một số hợp chất .

- Viết các PTHH thể hiện tính chất của crom và hợp chất crom.

- Tính thể tích hoặc nồng độ dung dịch K2Cr2O7 tham gia phản ứng.



B. Trọng tâm

 Đặc điểm cấu tạo nguyên tử crom và các phản ứng đặc trưng của crom

 Tính chất hoá học cơ bản của các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3; K2CrO4, K2Cr2O7

C. Hướng dẫn thực hiện

 Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử crom: [18Ar] 3d54s1

+ Trong các phản ứng hóa học crom thường tạo ra các hợp chất có số oxi hóa +2; +3; +6

 Các phản ứng đặc trưng của crom: tính khử

+ Tác dụng với phi kim (ở nhiệt độ cao) Cr  Cr+3 + 3e

+ Tác dụng với dung dịch axit (khi đun nóng và không có KK) Cr  Cr+2 + 2e

Crom bị thụ động đối với các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội

+ Crom bền với nước và không khí do có màng oxit bền vững bảo vệ

 Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất:

+ Cr2O3: là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc

Cr2O3 + 6H+  2Cr3+ + 3H2O

Cr2O3 + 2OH  2CrO + H2O

+ Cr(OH)3: * là hiđroxit lưỡng tính

Cr(OH)3 + 3H+  Cr3+ + 3H2O

Cr(OH)3 + OH  CrO+ 2H2O

+ Cr3+ : * Trong môi trường axit có tính oxi hóa

2Cr3+ + Zn  2Cr2+ + Zn2+

* Trong môi trường bazơ có tính khử

2Cr3+ + 3H2O2 + 10 OH  2CrO + 8H2O

2CrO + 3Br2 + 8OH  2CrO+ 6Br + 4H2O

+ CrO3 : * là oxit axit CrO3 + H2O  H2CrO4

2CrO3 + H2O  H2Cr2O7

* có tính oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH, NH3... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 2CrO3 + 2NH3  Cr2O3 + N2 + 3H2O

+ CrO, Cr2O: * Trong dung dịch, tồn tại cân bằng

Cr2O + H2O 2CrO + 2H+

(da cam) (vàng)

* có tính oxi hóa mạnh: Cr2O + 6I + 14H+  2Cr3+ + 3I2 + 7H2O

Cr2O + 6Fe2+ + 14H+  2Cr3+ + 6Fe3+ + 7H2O

 Luyện tập: + Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng đặc trưng của crom và hợp

chất của crom

+ Bài toán xác định nồng độ mol và tính thành phần hỗn hợp

Bài 35: ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

 Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí, ứng dụng của đồng.

 Đồng là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim, axit có tính oxi hoá mạnh).

 Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính bazơ, tính tan), CuSO4.5H2O (màu sắc, tính tan, phản ứng nhiệt phân). ứng dụng của đồng và hợp chất.

Kĩ năng

 Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của đồng và hợp chất của đồng.

 Sử dụng và bảo quản đồng hợp lí dựa vào các tính chất của nó.

 Tính thành phần phần trăm về khối lượng đồng hoặc hợp chất đồng trong hỗn hợp.



Каталог: UserFiles
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 412.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương