HƯỚng dẫn một số VẤN ĐỀ CỤ thể thi hành đIỀu lệ ĐẢNG


Điều 11 (điểm 5, 7), Điều 12 (điểm 3): Quy trình tổ chức đại hội



tải về 254.61 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích254.61 Kb.
#17851
1   2   3   4   5   6   7

13. Điều 11 (điểm 5, 7), Điều 12 (điểm 3): Quy trình tổ chức đại hội


13.1- Đại hội đảng đảng bộ có thể tiến hành hai phiên, phiên trù bị và phiên chính thức.

a) Trong phiên trù bị thực hiện các nội dung sau: bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy chế bầu cử, quy chế làm việc, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu.

b) Trong phiên chính thức thực hiện những nội dung quy định tại các điều 15, l8, 22, 24 của Điều lệ Đảng, phù hợp với mỗi cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và tương đương, cơ sở.

c) Trang trí trong đại hội nói chung như sau (nhìn từ dưới lên):

- Trên cùng là khẩu hiệu: Đảng Cộng sản Việt Nam Quang vinh muôn năm; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải).

- Các khẩu hiệu hành động của đảng bộ.

- Dưới là tiêu đề đại hội:

- Đảng bộ A...

- Đại hội lần thứ...

Nhiệm kỳ... (Nếu đại hội 2 vòng thì ghi “Vòng l”, “Vòng 2”).

Ví dụ: Đảng bộ huyện A.

Đại hội lần thứ XX.

Nhiệm kỳ 2006 - 2010.

d) Các bước tiên hành đại hội:

- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu đã bầu ở phiên trù bị thì mời lên làm việc).

- Diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Đọc báo cáo chính trị.

- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu (ở đại hội đảng viên báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội).

- Thảo luận báo cáo chính trị và văn kiện cấp trên (nếu có).

- Phát biểu của đại diện cấp uỷ cấp trên (tuỳ điều kiện cụ thể để bố trí trình tự cho phù hợp).

- Thực hiện việc bầu cử (bầu ban kiểm phiếu và thực hiện các công việc theo quy trình bầu cử).

- Thông qua nghị quyết đại hội và chương trình hành động.

- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).



13.2- Đối với đại hội đảng bộ, chi bộ chưa hết nhiệm kỳ, chỉ thực hiện các nội dung: bổ sung phương hướng, nhiệm vụ, thảo luận văn kiện cấp trên, bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, thì nói chung trình tự các bước tiến hành đại hội vẫn như trên, riêng tiêu đề đại hội ghi (ví dụ):

Đảng bộ huyện A.

Đại hội tiến tới Đại hội... (tên đảng bộ cấp trên).

14. Điều 13 (điểm 2): Việc chỉ định bổ sung hoặc tăng thêm cấp uỷ viên.


Một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

14.1- Đối với đảng uỷ cơ sở xã, phường, thị trấn, đại hội đảng bộ quyết định bầu từ 9 cấp uỷ viên trở lên, nhưng khi bầu không đủ 9 cấp uỷ viên, thì cấp uỷ cấp trên chỉ đạo củng cố, xem xét chỉ định bổ sung cấp uỷ viên để có đủ điều kiện bầu ban thường vụ cấp uỷ.

14.2- Khi thật cần thiết, do không bầu được bí thư, cấp uỷ cấp trên có thể chỉ định đảng viên trong hoặc ngoài đảng bộ, chi bộ tham gia cấp uỷ và trực tiếp làm bí thư.

14.3- Những đồng chí đã được đại hội giới thiệu vào danh sách bầu cử nhưng không trúng cử tại đại hội như cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định việc chỉ định bổ sung vào cấp ủy thì cần đánh giá, cân nhắc kỹ về uy tín, năng lực, cơ cấu cụ thể từng trường hợp và chỉ xem xét khi có ít nhất trên một nửa số cấp ủy viên đương nhiệm thống nhất giới thiệu.

14.4- Những nơi đại hội bầu thiếu trên một nửa cấp uỷ viên so với sổ lượng đại hội quyết định thì việc chỉ định bổ sung phải được xem xét thực hiện từng bước để bảo đảm chất lượng.

14.5- Việc chỉ định tăng thêm cấp uỷ viên ở đảng bộ cấp trên cơ sở qúa 10%; cấp cơ sở quá 20% so với số lượng cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định thì cấp uỷ trực thuộc Trung ương đề nghị, Ban Tổ chức Trung ương trả lời bằng văn bản.

15. Nhiệm vụ, quyền hạn của chi bộ sinh hoạt tạm thời.


15.1 Nhiệm vụ của chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí, theo dõi giúp đỡ quần chúng ưu tú, cảm tình đảng và đảng viên dự bị theo yêu cầu của tổ chức đảng nơi người đó công tác chính thức; thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp ủy cấp trên giao.

Chi uỷ, bí thư, phó bí thư do cấp uỷ cấp trên chỉ định.



15.2- Đảng viên sinh hoạt trong chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời không thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan lãnh đạo, bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên của tổ chức đảng nơi sinh hoạt tạm thời.

16. Điều 14 (điểm l): Việc lập cơ quan tham mưu giúp việc và đơn vị sự nghiệp của cấp ủy việc bố trí cán bộ chuyên trách đảng


16.1- Tổ chức cơ sở đảng không thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách, cấp ủy phân công cấp ủy viên phụ trách các mặt công tác văn phòng, tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra; các thành viên nói chung đều kiêm nhiệm.

Tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có dưới 200 đảng viên không bố trí cán bộ chuyên trách, có từ 200 đảng viên trở lên có thể được bố trí cán bộ chuyên trách, do tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp quyết định cụ thể.



16.2- Đảng bộ được giao quyền cấp trên cơ sở được các cơ quan tham mưu chuyên trách giúp việc, bố trí cán bộ chuyên trách. Đối với đảng bộ có dưới 1.000 (một ngàn) đảng viên, số cán bộ chuyên trách ở các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng uỷ được bố trí không qúa 3 người; đảng bộ có trên 1.000 đảng viên không quá 5 người; số lượng cán bộ chuyên trách cụ thể do cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định.

Trường hợp có yêu cầu cao hơn số biên chế nên trên thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.



16.3. Biên chế chuyên trách công tác đảng ở doanh nghiệp do lãnh đạo doanh nghiệp quyến định và tự trả lương.

17. Điều 34. Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên


17.1-  Tặng Huy hiệu Đảng:

a) Xét tặng Huy hiệu Đảng:

- Đảng viên có đủ 30, 40, 50, 60, 70, 80 năm tuổi đảng được xét tặng huy hiệu Đảng. Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu Đảng, đảng viên bị kỷ luật về Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội từ hình thức khiển trách trở lên thì chưa xét tặng; sau 3 tháng đối với kỷ luật khiển trách, 6 tháng đối với kỷ luật cảnh cáo, 12 tháng đối với kỷ luật cách chức, nếu không tái phạm khuyết điểm sẽ được xét tặng Huy hiệu Đảng.

- Đảng viên đã hy sinh, từ trần trnớc khi có Thông tri số 41-TT/TW ngày 25-1-1985 của Ban Bí thư (khoá V) mà lúc còn sống có đủ 40, 50 tuổi Đảng trở lên; đảng viên đã hy sinh, từ trần trước khi có Quy định số 29-QĐ/TW ngày 2-6-1991 của Bộ Chính trị (khoá VIII) mà lúc còn sống có đủ 60 năm tuổi đảng trở lên và đảng viên đã hy sinh từ trần trước khi có Quy định số 23-QĐ/TW ngày 3l-10-2006 của Bộ chính trị khoá X mà lúc còn sống đã có đủ 30 năm tuổi đảng trở lên, thì được truy tặng Huy hiệu Đảng.

- Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định.

- Khi tính tuổi đảng để xét tặng Huy hiệu Đảng phải theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và điểm 7 (7.2) Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị.

b) Trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng:

Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức vào các ngày kỷ niệm 3-2; 19- 5, 2-9 và ngày 7-1l hàng năm tại tổ chức cơ sở đảng. Việc tặng Huy hiệu 30 năm tuổi đảng được bắt đầu thực hiện vào dịp kỷ niệm 117 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-2007) trở về sau.

-  Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân.

-  Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng, khi hy sinh, từ trần, gia đình đảng viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm. 

-  Đảng viên để mất Huy hiệu Đảng, nếu có lý do chính đáng thì được xét cấp lại Huy hiệu Đảng.

-   Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng phải giao lại Huy hiệu Đảng cho tổ chức đảng.

c) Trách nhiệm của cấp uỷ về xet tặng Huy hiệu Đảng:

- Cấp uỷ cơ sở:

+ Làm thủ tục đề nghị cấp uỷ cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiểu chuẩn.

+ Tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng  viên.

+ Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, gửi lên cấp uỷ cấp trên theo quy định.

- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cấp uỷ cơ sở:

+ Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị  ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn.

+ Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ,

 Tỉnh uỷ và tương đương:

+ Xét, quy định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên.

+ Chỉ đạo, hướng đẫn, kiểm tra cấp uỷ cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu đảng.

+ Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi,

+ Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).

17.2- Khen thưởng đối với tổ chức đảng.

a) Tổ chức đảng có thành tích được xét khen thưởng gồm: Đảng bộ huyện và tương đương; tổ chức cơ sở đảng; đảng bộ bộ phận chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở; tổ đảng trực thuộc chi bộ; các ban tham mưu và đơn vị sự nghiệp của Đảng.

Các cấp uỷ có thẩm quyền xét khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên theo định kỳ hàng năm, gắn với việc tổng kết năm của đảng bộ, chi bộ;  theo nhiệm kỳ đại hội 5 năm/lần đối vời đảng bộ cấp huyện và tương đương, khen thưởng không theo định kỳ đối với tổ chức đảng và đảng viên có thành tích xuất sắc.

b) Xét khen thưởng chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở theo định kỳ:

- Đảng uỷ cơ sở xét tặng giấy khen cho những chi bộ đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu trong năm.

Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho những chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 3 năm liền.

Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho những chi bộ đạt tiêu chuẩn ''Trong sạch, vững mạnh'' tiêu biểu 5 năm liền.

Chi bộ đạt “Trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu là chi bộ được đảng uỷ cơ sở xem xét, công nhận khi đánh giá chất lượng chi bộ trong năm.


c) Xét khen thưởng tổ chức cơ sở đảng theo định kỳ:


Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho những tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu trong năm.

Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng cờ cho những tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 3 năm liền.

Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng cờ cho những tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 5 năm liền.

Tiêu chuẩn chi bộ, tổ chức cơ sở đảng “trong sạch, vững mạnh'' tiêu biểu thực hiện theo Hướng dẫn số 0l HD/BTCTW ngày 14-10-2006 của Ban tổ chức Trung ương.

d) Việc xét khen thưởng đảng bộ huyện và tương đương theo định kỳ:

Ban Thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng knen, tặng cờ cho những đảng bộ huyện và tương đương có thành tích trong nhiệm kỳ.

đ) Khen thưởng tổ chức đảng không theo định kỳ:

Ngoài việc xét khen thưởng cho tổ chức đảng theo định kỳ nêu trên, các cấp uỷ đảng cấp trên cần xét khen thưởng kịp thời những tổ chức đảng cấp dưới có thành tích đặc biệt xuất sắc, là điển hình tốt trong đảng bộ về từng lĩnh vực bằng những hình thức khen thưởng thích hợp.

e) Khen thưởng các ban tham mưu và đơn vị sự nghiệp của Đảng:

Các ban tham mưu và đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương căn cứ Điều lệ Đảng, Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị và Luật thi đua khen thưởng của Nhà nước để ban hành hướng dẫn khen thưởng thống nhất trong hệ thống các ban tham mưu đơn vị sự nghiệp của các cấp uỷ đảng.



17.3- Khen thưởng đối với đảng viên.

a) Khen thưởng đảng viên theo định kỳ:


- Đảng uỷ cơ sở xét tặng giấy khen cho đảng viên phấn đấu đạt tiêu chuẩn đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm.

- Ban thường vụ huyện uỷ (và tương đương) xét tặng giấy khen cho những đảng viên đạt tiêu chuẩn ''đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sác nhiệm vụ” 3 năm liền.

Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho những đảng viên phấn đấu đạt tiêu chuẩn ''đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ'' 5 năm liền.

Tiêu chuẩn “đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” thực hiện theo Hướng dẫn số 01-HD/BTCTW  ngày 14-10-2006 của Ban Tổ chức Trung ương.

b) Khen thưởng đảng viên không theo định kỳ:

Ngoài việc xét khen thưởng đảng viên theo định kỳ nêu trên, các cấp uỷ đảng cấp trên cần xét, khen thưởng kịp thời những đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong từng lĩnh vực, trong thực hiện nhiệm vụ được giao như trong lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, thể dục thể thao, quốc phòng, an ninh... được cấp có thẩm quyền trao giải thưởng hoặc có hành động dũng cảm trong chiến đấu, lao động, phòng chống thiên tai, chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, được Nhà nước xét tặng các danh hiệu anh hùng, chiến sĩ thi đua...

-  Ban thường vụ huyện uỷ và tương đương xét tặng giấy khen cho những đảng viên có thành tích xuất sắc, được Nhà nước trao giải thưởng trong các kỳ thi tuyển, thi đấu quốc gia; lá chiến sỹ thi đua tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố.

-   Ban thường vụ tỉnh uỷ và tương đương xét tặng bằng khen cho những đảng viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, được các tổ chức quốc tế trao giải thưởng; được Nhà nước, xét tặng danh hiệu anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc, đoạt giải nhất trong các kỳ thi tuyển, thi đấu quốc gia. 



17.4- Tặng phẩm, tiền thưởng, kinh phí khen thưởng.

a) Mức tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng, tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng của Đảng và Nhà nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư, Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của cơ quan tài chính Đảng và Nhà nước.

Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực hiện theo Điều 69, Điểu 73. Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30-9-2005 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật thi đua khen thưởng.

b) Định kỳ hằng năm (vào cuối quý III), cơ quan tổ chức của cấp uỷ lập dự trù kinh phí khen thưởng năm sau của đảng bộ, báo cáo ban thường vụ cấp uỷ tỉnh, thành, bộ, ngành để chuyển cho cơ quan Nhà nước, cơ quan tài chính các cấp tổng hợp thành kinh phí khen thưởng chung của các cấp uỷ, ban, bộ, ngành và địa phương.



Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 04 HD/TCTW ngày 05-02-2002 của Ban Tổ chức Trung ương; được phổ biến đến chi bộ, đảng viên và thực hiện kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các cấp uỷ phản ánh để Ban Tổ chức Trung ương xem xét, sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn.



TRƯỞNG BAN

(Đã ký)


Hồ Đức Việt

MỤC LỤC

1. Điều 1 (điểm 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng ở một số trường hợp đặc biệt 1

2. Điều 2 (điểm l): Đảng viên phải ''hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao'' 1

3- Điều 4: Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) 2

4. Điều 5: Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức (kể cả kết nạp lại), gồm có: 8

5. Điều 4 và Điều 5: Một số vấn đề liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức 9

6. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể 11

7. Điều 6: Phát và quản lý thẻ đảng viên 12

8. Điều 6: Quản lý hồ sơ đảng viên 13

8.2. Bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đảng viên: 14

9. Điều 6: Chuyển sinh hoạt đảng 18

10. Điều 8: Xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng 24

11. Điều 11: Về tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ 25

12. Điều 11 (Điểm 3): Về đại biểu ở đại hội đại biểu 26

13. Điều 11 (điểm 5, 7), Điều 12 (điểm 3): Quy trình tổ chức đại hội 28

14. Điều 13 (điểm 2): Việc chỉ định bổ sung hoặc tăng thêm cấp uỷ viên. 29

15. Nhiệm vụ, quyền hạn của chi bộ sinh hoạt tạm thời. 29

16. Điều 14 (điểm l): Việc lập cơ quan tham mưu giúp việc và đơn vị sự nghiệp của cấp ủy việc bố trí cán bộ chuyên trách đảng 30

17. Điều 34. Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên 30







tải về 254.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương