HƯỚng dẫn một số VẤN ĐỀ CỤ thể thi hành đIỀu lệ ĐẢNG


Điều 8: Xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng



tải về 254.61 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích254.61 Kb.
#17851
1   2   3   4   5   6   7

10. Điều 8: Xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng


10.1- Điều 8 (điểm 1): Việc xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên.

a) Chi bộ xem xét, đề nghị lên đến cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: đảng viên bỏ sinh hoạt hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu: không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục, sau thời gian phấn đấu 12 tháng mà  không tiến bộ.

b) Thủ tục xem xét:

- Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi uỷ đã yêu cầu đến lần thứ 3 mà đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó. 

- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có), đảng uỷ cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xoá tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét như hướng dẫn tại điểm 4 (4.6) của Hướng dẫn này.

c) Giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên: thực hiện theo quy định tại điểm 11 Quy định số 23- QĐ/TW ngày 31-10-2006 của Bộ Chính trị.



10.2- Điều 8 (điểm 3): Đảng viên xin ra khỏi Đảng.

a) Đối tượng và thủ tục:

- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.

- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra  khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có), đảng uỷ cơ sở xem xét, báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xét quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.

b) Đảng viên đã được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp uỷ có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng'' cho những người đó.


11. Điều 11: Về tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ


1l.l- Đối với đại hội đảng bộ, chi bộ tiến hành theo nhiệm kỳ, thực hiện đầy đủ các nội dung mà Điều lệ Đảng quy định, thì nhiệm kỳ được tính theo thời điểm tiến hành đại hội. Số thứ tự đại hội tiếp nối theo thứ tự các nhiệm kỳ trước.

11.2- Những đảng bộ, chi bộ do chia tách, sáp nhập thì cách tính số thứ tự nhiệm kỳ đại hội là: số thứ tự đại hội qua các thời kỳ lịch sử (kể cả thời gian chia tách, sáp nhập) cộng thêm nhiệm kỳ hiện tại; đảng bộ, chi bộ được thành lập mới thì tính theo nhiệm kỳ mới.

Ví dụ:

Đảng bộ huyện X có thời gian trước khi chia tách, sáp nhập là 10 nhiệm kỳ + thời gian chia tách, sáp nhập 3 nhiệm kỳ + nhiệm kỳ hiện tại là đại hội lần thứ 14.



-   Một đảng bộ, chi bộ được tách làm hai thì hai đảng bộ, chi bộ mới được tính nhiệm kỳ liên tiếp như nhau.

-   Một đảng bộ, chi bộ mới được thành lập từ nhiều đơn vị khác nhau tính nhiệm kỳ đầu tiên.


12. Điều 11 (Điểm 3): Về đại biểu ở đại hội đại biểu


12.1- Đối với các đảng bộ tiến hành đại hội 2 vòng:

a) Đại biểu dự đại hội vòng 2 gồm các đại biểu đã dự đại hội vòng l còn đủ tư cách. Trong thời gian từ đại hội vòng l đến vòng 2, nếu đảng viên không phải là đại biểu dự đại hội vòng 1, được cấp trên chỉ định bổ sung vào cấp uỷ, thì các đồng chí đó là đại biểu đương nhiên của đại hội, được cộng vào tổng số đại biểu triệu tập. Nếu đảng bộ, chi bộ thiếu đại biểu thì có thể bầu bổ sung cho đủ số lượng được phân bổ thông qua hội nghị đảng bộ, chi bộ.

b) Các đại biểu dự khuyết đã thay đại biểu chính thức trong đại hội vòng l và đã được đại hội công nhận thì vẫn dự đại hội vòng 2 với tư cách là đại biểu chính thức (nếu còn đủ tư cách).

c) Sau đại hội vòng l, nếu có đại biểu chuyển công tác, sinh hoạt đảng ra ngoài đảng bộ, thì đảng bộ đó được cử đại biểu dự khuyết thay. Nếu chuyển công tác, sinh hoạt đảng sang đơn vị khác nhưng trong cùng đảng bộ, thì cấp uỷ triệu tập đại hội vẫn triệu tập đồng chí đó về dự đại hội vòng 2.

d) Trường hợp sau đại hội vòng l có tổ chức cơ sở đảng được chuyển từ đảng bộ này sang đảng bộ khác, thì đoàn đại biểu của tổ chức cơ sở đó được tham dự đại hội vòng 2 của đảng bộ mới (nếu có). Đoàn chủ tịch phải báo cáo việc này với đại hội.

e) Trường hợp 2 tổ chức đảng hợp nhất mà vẫn ở trong cùng một đảng bộ, thì 2 đoàn đại biểu của 2 tổ chức đảng đó hợp nhất thành một đoàn để dự đại hội cấp trên.

g) Trường hợp một tổ chức đảng tách làm hai mà vẫn trong cùng một đảng bộ, thì đoàn đại biểu cũng được tách ra làm 2 đoàn để đi dự đại hội cấp trên. Nếu cần, cấp uỷ triệu tập đại hội hướng dẫn cho đảng bộ cấp dưới được bầu bổ sung đại biểu. 

h) Trường hợp ở đại hội vòng l, do không tổ chức được đại hội nên cấp uỷ triệu tập đại hội đã chỉ định đại biểu đi dự đại hội cấp trên; đến đại hội vòng 2, nếu có điều kiện để tổ chức đại hội, cấp uỷ cấp trên cần hướng dẫn để đại hội đảng bộ bầu đại biểu đến dự đại hội vòng 2 của đại hội đảng bộ cấp trên thay cho đại biểu được chỉ định đã dự đại hội vòng l.

i) Đảng bộ nào tại đại hội vòng l bầu không đúng nguyên tắc, thủ tục, có đồng chí không được công nhận là đại biểu, hoặc bầu thiếu đại biểu, thì đến đại hội vòng 2 cấp uỷ cấp trên hướng dẫn để đảng bộ cấp dưới bầu bổ sung cho đủ số lượng đại biểu đã được phân bổ. Nếu bầu không đủ đại biểu chính thức thì không được cử đại biểu dự khuyết thay thế.

k) Đại hội vòng l đã biểu quyết thông qua việc thẩm tra tư cách đại biểu, đến đại hội vòng 2 ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo với đại hội về kết quả thẩm tra những đại biểu bị khiếu nại, tố cáo mà ở đại hội vòng l không đủ thời gian xem xét, kết luận. Những đại biểu vi phạm kỷ luật đến mức bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, bị truy tố trước pháp luật hoặc bị tạm giam, thì cấp uỷ không triệu tập đồng chí đó đến dự đại hội và báo cáo để đoàn chủ tịch trình đại hội.



12.2- Đại biểu đã được bầu dự đại hội đảng bộ cấp trên, khi thay đổi công tác sang đảng bộ khác nhưng cùng trực thuộc đảng bộ cấp trên, thì tham gia đoàn đại biểu đảng bộ cũ; nếu được cử làm trưởng đoàn cần sinh hoạt với đoàn đại biểu đảng bộ mới thì chuyển đại biểu về sinh hoạt tại đoàn đại biểu mới; đảng bộ cũ không cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu đó.

12.3- Thành viên đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu ở vòng 2: là những thành viên của đại hội vòng 1, trừ trường hợp chuyển công tác ra ngoài đảng bộ hoặc vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 11 (điểm 5) Điều 1ệ Đảng; riêng thành viên ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội, nếu vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên thì không giao nhiệm vụ này tại đại hội vòng 2. Đại hội bầu bổ sung số thiếu.

12.4- Việc đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên chyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về tham dự đại hội. Cấp uỷ cấp triệu tập đại hội phải thông báo và triệu tập số đảng viên được miễn công tác, miễn sinh hoạt và đảng viên đã chuyển sinh hoạt tạm thời đến đảng bộ khác về dự đại hội. Nếu về dự đại hội, số đảng viên này được tính vào tổng số đảng viên dự đại hội, nếu không về dự đại hội thì không tính vào tổng số đảng viên dự đại hội để tính kết quả bầu cử trong đại hội.

12.5- Việc tham gia cấp uỷ nơi sinh hoạt chính thức của cấp uỷ viên được cử đi học.

Cấp uỷ viên được cử đi học, đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đến trường thì đồng chí đó vẫn tính trong đảng số của đảng bộ và vẫn là cấp uỷ viên của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức. Cấp uỷ viên đi học dài hạn, đã chuyển sinh hoạt chính thức đến trường thì thôi tham gia cấp uỷ; nếu cần cơ cấu vào cấp uỷ khoá mới thì đồng chí đó phải chuyển sinh hoạt chính thức về đảng bộ nơi cử đi học và thực hiện các thủ tục để giới thiệu tham gia cấp uỷ hoặc được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như các đảng viên khác.




tải về 254.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương