HƯỚng dẫn môn học lịch sử nhà NƯỚc và pháp luật bình dưƠNG, NĂM 2014



tải về 193.94 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích193.94 Kb.
#19406
1   2   3

Nhà nước La Mã cổ đại

  1. Sự ra đời

La Mã nằm trên bán đảo Italia vươn ra Địa Trung Hải, có nhiều đồng bằng rộng lớn và đất đai màu mỡ. Bán đảo Italia là nơi gặp nhau những nền văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải, Bắc Phi. Trước khi La Mã chiếm toàn bộ bán đảo Italia, về đại thể bán đảo này có 3 tộc người sinh sống ở 3 vùng khác nhau. Vùng nam Italia là nơi người Hy Lạp đền kinh doanh và lập thành bang. Vùng Bắc Italia là nơi sinh sống của người Ê-tơ-rút-xcơ. Miền Trung Italia là nơi sinh sống của người Latinh. Thế kỷ VIII TCN người Latinh dựng thành La Mã nên họ được gọi là người La Mã.

Quá trình hình thành nhà nước La Mã là kết quả của hai yếu tố: sự phân hóa xã hội, phân hóa giai cấp ở hai tộc người Latinh và Ê-tơ-rút-xcơ và cuộc đấu tranh của người La Mã chống lại ách thống trị của người Ê-tơ-rút-xcơ. Ngoài ra, sự hình thành nhà nước La Mã còn có sự đấu tranh của tầng lớp người bình dân Pơ-lép. Họ không được xem là dân La Mã chính gốc, họ từ các xứ sở khác đến, họ có tự do nhưng không được hưởng bất kỳ quyền lực chinh trị nào. Chính những cuộc đấu tranh này mà vua Xéc-vi-út thuộc tộc người Ê-tơ-rút-xcơ đã tiến hành cải cách với ba nội dung chính:

- Thứ nhất, ba bộ lạc (ba tộc người) trước kia bị xóa bỏ, thay vào đó là 4 bộ lạc mới, thành 4 khu vực;

- Thứ hai, căn cứ theo tài sản, ruộng đất ông chia dân cư thành 5 đẳng cấp, cứ 5 năm lại đăng ký lại đẳng cấp một lần.

- Thứ ba, thay đại hội Curi bằng đại hội Xenturi. Xenturi không chỉ là đơn vị quân đội mà còn là đơn vị hành chính chính trị. Mỗi Xenturi thì bao gồm 100 binh sĩ. Khi bầu cử mỗi Xenturi được bỏ một lá phiếu.

Trong các kỳ đại hội các xenturi được quyền bỏ phiếu để thể hiện ý kiến của mình. Sự xuất hiện của đại hội xenturi chính là bước đầu đánh dấu cho sự thiết lập nhà nước. Nhà nước lúc bấy giờ là nhà nước của người Ê-tơ-rút-xcơ. Tuy việc cải cách của vua Xéc-vi-út đã được thực hiện song không thể dung hòa những mâu thuẫn giữa các tộc người. Đến năm 509 TCN người La Mã nổi dậy đánh đuổi vị vua cuối cùng của người Ê-tơ-rút-xcơ là Tác-canh ra khỏi lãnh thổ thì nhà nước La Mã mới được thiết lập.



  1. Tổ chức bộ máy nhà nước

Tổ chức bộ máy nhà nước La Mã bao gồm: Đại hội công dân, Viện nguyên lão, Hội đồng quan chấp chính, Hội đồng quan án và Viện giám sát (xem thêm giáo trình).

PHÂN ĐOẠN 3

Trong buổi học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về nhà nước chiếm hữu nô lệ nhưng ở phương đông.



  1. Nhà nước Ai Cập cổ đại

  1. Sự ra đời

Ai Cập nằm dọc theo lưu vực sông Nin thuộc vùng Đông Bắc châu Phi. Sông Nin có giá trị rất lớn đối với đời sống kinh tế xã hội Ai Cập. Cư dân Ai Cập đã sớm khai thác vùng đồng bằng sông Nin để trồng trọt. Người Ai Cập đã biết xây dựng những công trình thủy lợi từ rất sớm để tưới tiêu nước. Nghề thủ công, trong đó nghề đúc đồng sớm phát triển đã tạo ra khả năng lớn sản xuất những công cụ lao động sắc bén phục vụ kinh tế nông nghiệp. Nghề chăn nuôi cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Chính do những tiền đề kinh tế như vậy, mà xã hội Ai Cập bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo. Chế độ công xã thị tộc ban đầu ở Ai Cập, phương đông nói chung là chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, sau đó chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ. Công xã thị tộc phụ hệ hình thành và phát triển cũng là lúc xuất hiện những dấu hiệu báo hiệu sự tan rã của chế độ công xã thị tộc. Người đàn ông bắt đầu có tâm lý chiếm hữu tài sản chung thành tài sản riêng của gia đình, vì họ cho rằng họ làm ra nhiều của cải mà phải phân phối bình quân là không công bằng. Chế độ công xã thị tộc trong xã hội nguyên thủy dần tan rã và bị thay thế bởi công xã nông thôn bởi vì hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác không phát tiển mạnh mẽ.

Xã hội ở Ai Cập bắt đầu hình thành ba giai cấp: chủ nô, nô lệ và nông dân công xã. Tầng lớp đông đảo nhất trong giai cấp chủ nô là tầng lớp quý tộc thị tộc, sau đó là tần lớp tăng lữ và những người thương nhân giàu có khác. Nô lệ ở Ai Cập vốn xuất thân từ những tù binh chiến tranh hoặc những người bình dân bị phá sản. Nô lệ ở Ai Cập số lượng ít, không phải là lực lượng sản xuất chính, họ chủ yếu phục vụ trong gia đình chủ nô. Chủ nô có quyền bán, chuyển nhượng, trao tặng nô lệ của mình. Vì vậy nô lệ ở Ai Cập được gọi là Jets, có nghĩa là đồ vật. Chế độ nô lệ không quá hà khắc nên được gọi là chế độ nô lệ gia trưởng. Còn tầng lớp thứ ba là nông dân công xã, họ là những người lao động chủ yếu của xã hội. Thành phần của họ khá phức tạp. Có những người khá giả, có ruộng đất, súc vật, tư liệu sản xuất. Nhưng phần lớn họ là những người nghèo, có ít hoặc không có ruộng đất, phải thuê ruộng đất để cày cấy. Về địa vị xã hội nông dân công xã là người tự do. Ngoài ra, ỡ Ai Cập cũng có tần lớp thợ thủ công, nhưng không đông đảo, họ xuất hiện do nhu cầu phát triển kinh tế và yều cầu của những ngành xây dựng phục vụ giai cấp chủ nô.

Giai cấp trong xã hội Ai Cập đã hình thành, đã có đấu tranh giai cấp nhưng mâu thuẫn giai cấp chưa thật sự gay gắt đến mức không thể điều hòa được. Sự xuất hiện nhà nước ngoài yếu tố xuất hiện chế độ tư hữu dẫn đến xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp còn có yếu tố trị thủy và chiến tranh. Đây chính là đặc trưng của sự hình thành nhà nước ở phương đông. Ban đầu yếu tố trị thủy được giao cho một cơ quan chuyên biệt do công xã nông thôn cắt cử và phải có người đứng đầu làm thủ lĩnh quản lý điều hành. Dần dần nhà nước xuất hiện thay thế cho cơ quan này.

Ở Ai Cập nhiều công xã nông thôn hợp thành một khu vực, gọi là Xê Pa (theo người Ai Cập) hay là Nôm (theo sử gia Hy Lạp). Ai Cập có hàng chục các Nôm như thế. Các Nôm biệt lập với nhau. Mỗi Nôm có thủ phủ riêng, quân đội riêng. Cuối thế kỷ IV TCN các Nôm dần hợp lại với nhau tao thành hai vương quốc riêng biệt đó là nhà nước Thượng Ai Cập và nhà nước Hạ Ai Cập.


  1. Tổ chức bộ máy

Quá trình tồn tại hai vương quốc Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập cũng chính là quá trình đấu tranh dai dẳng, lâu dài giữa thồng nhất và chia cắt nhà nước Ai Cập cổ đại. Đến thời kỳ Tảo Vương Quốc (đầu thiên niên kỷ III TCN) thì xu hướng thống nhất đã thắng thế, thành lập ra một nhà nước Ai Cập cổ đại thống nhất.

Theo bảng phổ hệ của nhà sử học Ma-nê-tôn, Ai Cập cổ đại bao gồm 31 vương triều kế tiếp nhau, được chi thành 04 thời kỳ là: Tảo Vương Quốc (đầu thiên niên kỷ III TCN, gồm vương triều I, II), Cổ Vương Quốc (2778 – 2263 TCN, vương triều III, IV, V, VI), Trung Vương Quốc (2263 – 1717 TCN, vương triều VII - XVII) và Tân Vương Quốc (1560 – 332 TCN,vương tri62i XVIII - XXXI).

Bộ máy nhà nước Ai Cập còn đơn giản. Đứng đầu bộ máy nhà nước là Vua, còn được gọi là Pha-ra-ông. Pharaong là người có nhiều tài sản nhất, có quyền lực cao nhất, tuyệt đối nhất và được thần thánh hóa. Pharaong nắm giữ hệ thống quan lại ở trung ương và địa phương. Vua có quyền bổ nhiệm, bãi miễn, trừng phạt bất cứ ai và có quyền quyết định mọi công việc quan trọng của đất nước. Sau khi Vua chết, xác được chôn cất trong kim tự tháp để về với các vị thần.

Bên cạnh vua là hàng ngũ quan lại cao cấp giúp vua điều hành các lĩnh vực hành chính, tài chính, tư pháp, quân sự, thủy lợi…Người trực tiếp giúp vua cai quản bộ máy quan lại là một viên quan cao nhất gọi là Vi Di A. Quyền hạn của Vi Di A rất lớn, nắm hầu hết các chức năng quan trọng. Dưới Vidia là bộ máy quan lại gọi là scơ-ri-bơ là những người có học vấn, được chia thành các nhóm quan lại chuyên làm nhiệm vụ như: thu thuế, đê điều trị thủy, công trình công cộng, hay phụ trách quân đội…

Tuy nhiên đến thời kỳ Trung Vương Quốc do có sự tranh giành quyền lực nên Ai Cập được chia thành các Châu, đứng đầu Châu là Châu trưởng (nô-ma-cơ). Quyền lực của Pharaong bị giới hạn cũng giống như Châu trưởng, chỉ cai quản một vùng. Nhằm ngăn chặn tệ nạn cát cứ, Pharaong thường bổ nhiệm và điều động các châu trưởng.

Ngoài ra, trong nhà nước Ai Cập còn có hệ thống tòa án và Quân đội. Vua là người xét xử cao nhất. Cơ quan chuyên môn xét xử là gồm 6 viện, đứng đầu là một viên trưởng lý. Quan đội là công vụ thống trị quan trọng nhất của nhà nước và để chinh phục các tộc người khác. Viên tổng chỉ huy quân đội là người họ hàng với nhà vua. Nhà nước Ai Cập cổ đại là chính thể quân chủ chuyên chế.



  1. Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

  1. Sự ra đời

Lưỡng Hà đúng như tên gọi nghĩa là hai con sông, nằm ở lưu vực hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phrat, gồm lãnh thổ Iran và I-rắc ngày nay. Lưỡng Hà là nơi gặp nhau của nhiều con đường đông – tây – nam – bắc. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Lưỡng Hà phát triển về mọi mặt và trở thành trung tâm văn minh thế giới cổ đại. Cuối thiên niên kỷ IV TCN nghề nông ở Lưỡng Hà đã rất phát triển nhờ vào các công trình thủy lợi. Đầu thiên niên kỷ III TCN cư dân đã biết sử dụng công cụ sản xuất bằng đồng. Giữa thiên niên kỷ III TCN đồ sắt đã xuất hiện. Đặc biệt ở Lưỡng Hà sự trao đổi hàng hóa đã có từ rất sớm và kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ.

Trên cơ sở kinh tế phát triển đó, xã hội bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo. Nhiều gia đình giàu có, có thề lực bắt đầu tập hợp nhau lại thành tập đoàn người có sức mạnh chi phối các cơ quan của thị tộc, bộ lạc theo hướng có lợi cho họ. Ngoài ra, các cuộc chiến tranh xâm lược cũng cúng cấp nguồn nô lệ dồi dào. Từ đó xã hội phân chia thành ba gia cấp: giai cấp chủ nô (quý tộc thị tộc và quý tộc tăng lữ), nộ lệ và nông dân công xã. Quan hệ nô lệ ở Lưỡng Hà cũng không điển hình, mang tính chất gia trưởng, nộ lệ chủ yếu phục vụ gia đình chủ nô.

Cùng với tiền trình phát triển của xã hội, sự phân hóa giai cấp và yêu cầu về trị thủy, vào đầu thiên niên kỷ III TCN ở Lưỡng Hà bắt đầu xuất hiện mộ số tiểu vương quốc do người Xume thành lập như: Ê-ri-đu, Ua, La-gát, Um-ma, U-rúc…Đứng đầu các tiểu vương quốc này là vua, còn gọi là Pa-tê-si. Pa-tê-si ban đầu do bầu cử nhưng sau đó do cha truyền con nối. Vua là người chủ sở hữu tối cao ruộng đất, đại diện tối cao của tầng lớp quý tộc, người tổng chỉ huy tối cao, người có trách nhiệm cao nhất trong quản lý các công trình thủy lợi. Giúp việc cho vua là đội ngũ quan lại, đứng đầu đội ngũ quan lại là viên quan cao cấp gọi là Nu-ban-da.

Vào đầu thiên niên kỷ III TCN người Xê-mít thiên di đến định cư ở miền trung Lưỡng Hà, vua Sác-gôn sáng lập ra vương quốc Ác-cát, trở lên một quốc gia hùng mạnh, từng bước thống nhất được cả Lưỡng Hà. Đến thời kỳ của Sacalisara (2270 – 2230 TCN) vị vua cuối cùng của vương quốc Ác-cát phải đối mặt với hàng loạt những cuộc khởi nghĩa của nông dân nghèo và nô lệ. Đồng thời còn phải đối mặt với nhiều cuộc xâm lược từ các tộc người bên ngoài. Không lâu sau, toàn bộ khu vực Lưỡng Hà rơi vào tay của người Guti khoảng 60-70 năm.

Đến năm 2150 TCN Utukegan người Xume đã lãnh đạo tộc người của mình cùng với người Ác-cát đánh đuổi người Guti ra khỏi Lưỡng Hà. Tứ đó, các tiểu vương quốc Xume và Ác-cát được thiết lập trở lại, trong đó Ua là vương quốc lớn mạnh hơn cả, đặc biệt là từ vương triều thứ III trở đi. Các vị vua của vương triều này ra sức củng cố quyền lực và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Lúc này, các Pa-tê-si bị biến thành các quan lại ở địa phương, chịu sự kiểm soát của vua ở trung ương.

Đến khoảng 2024 TCN người A-mô-rít và Ê-lam đã tiến hành chiếm đóng và lật đổ vương triều III của Ua. Người Ê-lam đã định cư ở lại Lưỡng Hà và thành lập nên nhà nước Babylon. Vị vua có công đưa Babyilon thống nhất Lưỡng Hà là Hammurabi. Vương quốc cổ Babyon tồn tại được 300 năm và được xem là thời kỳ hoàng kim nhất của lịch sử Lưỡng Hà. Sau đó, Lưỡng Hà trải qua thời Tân Babylon của người Can-đê. Tộc người Can-đê đã đến định cư ở Lưỡng Hà vào khoảng thế kỷ XI TCN, sau đó lật đổ ách thống trị của người Át-xi-ri. Như vậy, nhà nước điển hình nhất của Lưỡng Hà cổ đại chính là vương quốc cổ Babylon.



  1. Tổ chức bộ máy

Đứng đầu nhà nước là Vua. Nhà vua có quyền sở hữu ruộng đất tối cao. Mọi hoạt động của vua đều được thần thánh hóa, vua thay mặt thần cai trị nhân dân. Vua Hammurabi chia lãnh thổ Babylon thành hai khu vực chính. Ác-cát và bắc Xume là một khu vực. Nam Xume và vùng còn lại là một khu vực. Đứng đầu mỗi khu vực là một viên Tổng đốc do vua trực tiếp bổ nhiệm. Thời kỳ đầu khi người Xume thống trị thì gọi là Nubanda. Thời kỳ vua Hammurabi thì ở Ác-cát và bắc Xume gọi viên quan này là Xucalu, miền nam thì gọi là Xinidinnama. Còn Bộ máy quan lại chưa được chuyên môn hóa. Ở các địa phương, tuy vẫn còn hội đồng trưởng lão nhưng hoạt động của nó bị đặt dưới quyền kiểm soát của tổng đốc.

Hội đồng công xã tuy vẫn tồn tại nhưng nhà vua đã cử quan lại về cai trị tận nơi. Công xã nông thôn vẫn được coi là đơn vị kinh tế-xã hội mà nhà nước dựa vào đó để thống trị nhân dân. Nhà nước dựa vào đó để thu thuế, bắt dân đi xây dựng đền đài, cung điện, đào lắp kênh mương và đi lính thông qua những quan lại được cắt cử tại địa phương.

Nhà nước cổ Babylon cũng có cơ quan tư pháp để xét xử. Hội đồng xét xử gồm các bô lão có uy tín trong vùng. Các phiên tòa tối cao thì do vua điều khiểu, xét xử. Ngoài ra, nhà nước cổ Babylon cũng có một quân đội hùng hậu, giúp vua chinh phục các vùng đất khác ở Lưỡng Hà. Binh lính được cấp ruộng đất và cả súc vật nhưng không được bán hoặc chuyển nhượng, họ chỉ được sử dụng.


  1. Nhà nước Ần Độ cổ đại

  1. Sự ra đời

Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại bao gồm các nước Ấn Độ, Pakixtan, Băng-la-dét và Nê-pan hiện nay. Ấn Độ nằm ở miền nam châu Á, việc đi lại giữa Ấn Độ với bên ngoài bằng đường bộ hầu như chỉ dựa vào các con đường hẻm ở miền tây bắc mà thôi, còn xung quanh Ấn Độ là núi cao hiểm trở và biển cả. Miền nam Ấn Độ có nhiều rừng, đất đai khô cằn. Miền bắc là hai đồng bằng rộng lớn, màu mỡ do hai con sông Hằng và Ấn tạo nên. Ấn Độ cổ đại không phải tồn tại một nhà nước mà có nhiều nhà nước được hình thành. Do các nhà nước ở Ấn Độ cổ đại được hình thành từ hai con sông Ấn và sông Hằng nên còn được gọi là văn minh sông Ấn và văn minh sông Hằng.

Các nhà nước được hình thành ở lưu vực sông Ấn vào khoảng đầu thiên niên kỷ III nửa đầu thiên niên kỷ II TCN. Việc phát hiện ra di chỉ khảo cổ học ở Ha-ráp-pa và Mô-hen-giô Đa-rô cho thấy rằng trong thời kỳ này nông nghiệp, thủ công nghiệp tương đối phát triển. Trong đó, người ta cũng phát hiện ra một số di tích là nhà những nhà lớn bé khác nhau, có nhà thì đẹp đẽ, có nhà lại lụp sụp. Bên cạnh đó người ta cũng thấy một số hiện vật bằng đất nung có hình người, thú và chữ, một số chữ mang ý nghĩa là người cầm quyền (Sasa), người cai trị (Pata), vua (Ragia). Như vậy, điều đó chứng tỏ trong xã hội đã có sự phân chia giai cấp và nhà nước đã hình thành.

Còn quá trình hình thành nhà nước ở lưu vực sông Hằng thì được phản ánh trong các tác phẩm văn học, mà tài liệu xưa nhất là kinh Vê-đa, cho nên được gọi là thời kỳ Vê-đa. Thời kỳ đầu tiên của Vê-đa là Rich Vê-đa (bộ kinh Rich Vê-đa), chủ nhân của nền văn minh sông Hằng là người Arya từ bên ngoài thiên di tới Ấn Độ. Trong Rich Vê-đa có nói tới các vương quốc (rastra), các vua (ragia). Ngoài ra, người ta cũng nhận trong thời Rich Vê-đa cũng nhắc tới vị quan tư tế (pu-rô-hi-ta), viên quan chỉ huy quân sự (sê-na-ni). Như vậy, điều này cũng chứng tỏ trong xã hội ở lưu vực sông Hằng cũng đã phân chia giai cấp, có nhà nước và có bộ máy quan lại.

Ở thời kỳ Rich Vê-đa của văn mình sông Hằng, cùng với các giai cấp, xã hội cũng được phân chia thành các đẳng cấp. Đẳng cấp thứ nhất là đẳng cấp Brama, boao gồm các tăng lữ của đạo Brama. Đẳng cấp thứ hai là Ksa-tơ-ria gồm vua, quan và những người trong quân đội. Đẳng cấp thứ ba là Vaisia gồm những người làm nông nghiệp, buôn bán, nghề thủ công. Đẳng cấp thứ tư là Su-đra là những người cùng khổ, con cháu của những người bại trận trong chiến tranh. Su-đra không phải là nô lệ. Nô lệ ở Ấn Độ gọi là Đa-xa. Nô lệ phần đông là người cùng tộc với chủ nên thường không bị đối xử tàn tệ, họ được coi như là một thành viên trong gia đình, họ cũng có thể có gia đình riêng, có chút ít tài sản. Nô lệ chủ yếu hầu hạ trong gia đình chủ. Chế độ đẳn cấp ở Ấn Độ gọi là chế độ Vác-na, nghĩa là màu sắc, thực chất, ám chỉ về nghề nghiệp, địa vị xã hội, địa vị chính trị.

Thời kỳ hưng thịnh và điển hình của Ấn Độ cổ đại là thời của vương quốc Mô-ria. Theo các tài liệu cổ thì ở từ thế kỷ VI TCN ở Ấn Độ có khoảng 10 tiểu vương quốc như: Anga, Vrigi, Maga-đa, Casi, Cô-sala, Vát-xa… Sau quá trình thôn tính lẫn nhau chỉ có hai vương quốc nổi lên mạnh là Cô-sala và Maga-đa. Tuy nhiên, do quá trình tự thôn tính mà Maga-đa bao trùm lên cả lưu vực sông Hằng. Thời vương quốc Maga-đa cũng là thời Phật sinh sống. Các vương triều ở Maga-đa là Bim-bisara (550-490 TCN) và Nanda (360-321 TCN). Năm 530 TCN thì đế quốc Ba Tư chiếm đóng. Năm 327 TCN thì đế quốc Ma-kê-đô-nia chiếm đóng, nhưng sau đó thì rút quân về. Khi đế quốc Ma-kê-đô-nia rút quân về thì nổi lên phong trào đấu tranh giải phóng, lãnh tụ là Sanđra-gúp-ta Mô-ria thuộc vương triều Nanda, lật đổ vương triều Nanda lên làm vua, lập ra vương triều Mô-ria. Vương triều Mô-ria trải qua các vương triều Bin-đusara và vương triều A-sô-ka. Su khi A-sô-ka mất thì vương quốc Mô-ria rơi vào thời kì hết sức phức tạp và tan rã.


  1. Tổ chứ bộ máy

Cũng giống như các nhà nước cổ đại phương đông khác, nhà nước Ấn Độ cổ đại là nhà nước quân chủ chuyên chế. Đứng đầu nhà nước là vua, có mọi quyền hành và được thần thánh hóa. Theo luật Manu, trời sán tạo ra vua để che chở cho cả thế giới. Vua là người nắm quyền tối cao về ruộng đất trong cả nước. Tiếp đến là quan đầu triều gọi là đại tư tế (pu-rô-hita) có vai trò như tể tướng, chứ không phải là tăng lữ Bala-môn, có vai trò rất lớn thay mặt nhà vua trong việc điều hành đất nước. Tiếp đến là hai quan ngân khố và thuế vụ và các quan chức khác. Đại tư tế, quan ngân khố, quan thuế vụ và các quan chức khác tạo thành hội đồng thượng thư. Bên cạnh các quan đại thần nói trên phụ trách các việc quan trọng còn có hội đồng ngự tiền gồm những quý tộc có thế lực, có nhiệm vụ kiến nghị những việc lớn lao cho vua với tư cách là tư vấn chứ không có quyền quyết định. Ngoài ra, còn có cơ quan giám sát do vua lập ra trực tiếp lãnh đạo làm nhiệm vụ thám thính các nơi, xem xét hành vi của quan lại và nhân viên nhà nước.

Ở địa phương thì nhà nước được chia thành một đặc khu trung tâm và bốn tỉnh. Dưới tỉnh có huyệ, dưới huyện có làng. Đứng đầu mỗi tỉnh là một hoàng thân có địa vị như phó vương. Riên đặc khu trung tâm thì co hội đồng quản trị gồm 30 quan chức, chia thành 6 ban, mỗi ban có 5 ủy viên , phụ trách 6 mặt khác nhau: thủ công, ngoại vụ, hộ tịch, thương mại, thuế vụ và giám sát việc cung cấp sản phẩm. Ngoài ra, ở Ấn Độ cũng có quận đội bao gồm lục quân và hải quân.



PHÂN ĐOẠN 4

Trong buổi học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về 2 nhà nước chiếm hữu nô lệ nhưng ở phương đông tiếp theo la Trung Quốc và Việt Nam



  1. Nhà nước Trung Quốc cổ đại

  1. Sự ra đời

Trung Quốc là một trong 4 trung tâm văn minh lớn của phương đông cổ đại. Lãnh thổ Trung Quốc được sự ưu ái của hai con sông Hoàng hà và Trường giang chảy qua. Khi mới thành lập, Trung Quốc cổ đại là một vùng đất nhỏ hẹp thuộc lưu vực sông Hoàng hà, sau đó phát triển xuống phía nam đến lưu vực sông Trường giang.

Thời xưa, ở Trung Quốc, tên nước được đặt theo tên triều đại vua. Đồng thời người Trung Quốc cổ đại cho rằng nước họ là quốc qua văn minh ở giữa, các tộc người xung quanh là lạc hậu gọi là Man, Di, Nhung, Địch. Vì vậy, họ dùng chử Trung Hoa hay Trung Quốc để chỉ vùng lãnh thổ của họ nhằm phân biệt với các vùng xung quanh, chứ chưa phải tên nước. Đến năm 1912 khi nhà Thanh bị lật đổ tên nước Đại Thanh bị xóa bỏ, chữ Trung Hoa nới trở thành tên nước chính thức, mà người ta quen gọi là Trung Quốc.

Vào khoảng thiên niên kỉ III TCN, cư dân lưu vực Hoàng Hà lần lượt chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ. Theo truyền thuyết, ở đây có rất nhiều bộ lạc sinh sống mà do những tù trưởng lãnh đạo như: Hoàng đế, Thiếu Hiệu, Thái Hiệu, Đế Cốc, Đế Chí, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ… Qua quá trình đấu tranh và liên hiệp giữa các bộ lạc, cuối cùng hình thành một liên minh bộ lạc lớn mạnh do Đường Nghiêu, Ngu Thuấn và Hạ Vũ kế tiếp nhau được bầu làm thủ lĩnh, thường được gọi là Tam Hoàng.

Trong thời kỳ này, công cụ lao động vẫn là đá, gỗ và xương nhưng do đất dai màu mỡ, tơi xốp và các công trình thủy lợi được xây dựng nên nghề nông phát triển cực nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Thời Hạ Vũ thì người Trung Quốc đã biết đến nghề làm đồ gốm, nghề đúc đồng. Do kinh tế phát triển nên trong xã hội bắt đầu có sự phân hóa giai cấp, phân chia tài sản diễn ra. Tầng lớp quý tộc thị tộc bắt đầu chiếm dụng ruộng đất của công xã làm của riêng gia đình. Thời Hạ Vũ thì thế lực và uy quyền của tầng lớp quý tộc thị tộc trở nên to lớn. Dần dần tầng lớp quý tộc thị tộc hình thành giai cấp quý tộc chủ nô. Trong xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp thành ba thành phần: giai cấp quý tộc chủ nô, nô lệ và nông dân công xã. Nô lệ thường là những tù binh chiến tranh, họ làm các công việc hầu hạ trong gia đình quý tộc chủ nô. Nông dân công xã vẫn là lực lương lao động đông đảo trong xã hội. Chính trong xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự mẫu thuẫn giai cấp, chiến tranh xâm lược và đặc biệt là công cuộc trị thủy của cộng đồng dân cư đã dẫn đến sự hình thành nhà nước để điều tiết xã hội.



  1. Lược sử các triều đại Trung Quốc cổ đại

Thời kỳ đầu tiên của nhà nước Trung Quốc cổ đại là nhà Hạ (do Hạ Vũ làm thủ lĩnh, từ thế kỷ XXI-XVI TCN) mà không phải là Đường Nghiêu hay Ngu Thuấn. Thời kỳ Đường Nghiêu, Ngu Thuấn vẫn là chế độ công xã thị tộc đang chuyển biến. Thời kỳ Hạ Vũ còn làm thủ lĩnh, khi sắp chết Hạ Vũ tính cử Cao Giao lên thay thế Hạ Vũ, nhưng Cao Giao chết trước Hạ Vũ nên các quý tộc thân cận ủng hộ con Hạ Vũ là Hạ Khải lên thay thế. Từ đó manh nha việc nối ngôi là cha truyền con nối. được coi là đương nhiên, hợp tập quán và đạo lý. Như vậy, việc bầu thủ lĩnh bị chấm dứt. Nhà nước là do Vua đứng đầu và được truyền cho đời sau. Hạ Khải chính là vị vua đầu tiên của Trung Quốc. Nhà Hạ tồn tại được khỏang 500 năm.

Khoảng thế kỷ XVI TCN một tộc người Thương ở hạ lưu sông Hoàng Hà bắt đầu bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước. Nhà Hạ thời kỳ này do Kiệt làm vua, là một tên bạo chúa nổi tiếng, áp bức bóc lột nông dân, nô lệ thậm tệ. mâu thuẫn trong xã hội phát triển tới mức gay gắt. Nhân đó, vua nước Thương là Thang đã đem quân đánh bại vua Kiệt, thôn tính nhà Hạ. Nhà Thương tồn tại cũng khoảng 500 năm, trải qua 30 đời vua. Khi mới thành lập, nhà Thương đóng đô ở đất Bạc, phía nam Hoàng Hà (nay thuộc huyện tài, tỉnh Sơn Đông). Đến thế kỷ XIV TCN, thời vua Bàn Canh, kinh đô dời đến đất Ân, phía bắc Hoàng Hà (nay thuộc huyện An Dương, tỉnh Hà Nam) nên còn được gọi là nhà Ân (hay Ân Thương). Từ thời nhà Thương trở đi các vị vua thường tự xưng, tự coi mình là Thiên tử (con trời). Trụ là ông vua cuối cùng của nhà Thương nổi tiềng tàn bạo. Nhân đó, nhà Chu ở phía tây, vốn là một nước phụ thuộc nhà Thương đã đem quân tấn công, tiêu diệt nhà Thương.

Sau khi tiêu diệt nhà nhà Thương, Cơ Phát lên nắm ngôi vua và lập nên nhà Chu (thế kỷ XVI – 771 TCN), đóng đô ở Cảo Kinh ( thuộc huyện Kỳ Sơn, thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Cảo Kinh là vùng đất thuộc miền trung của lưu vực sông Hoàng Hà nên được gọi là thời Tây Chu. Nhà Tây Chu tồn tại được khoảng 300 năm, trải qua 12 đời vua. Các vua thời Tây Chu thường tự xưng là vương và có lệ đặt tên hiệu cho mình. Chính sách nổi bật trong thời nhà Tây Chu là chế độ phong hầu. Tất cả đất đai thuộc quyền sở hữu của vua. Vua cắt đất phân cho con cháu, người thân thuộc và kèm theo phong tước cho họ. Cho nên những người được phong tước trở thành chư hầu cho vua. Tiếp đến các chư hầu lại phong cấp cho bề tôi của họ. Hệ quả là thời nhà Chu tạo nên một hệ thống chính trị dựa trên đẳng cấp chính trị quý tộc huyết thống.

Nhà Tây Chu từ đời Lệ Vương bắt đầu suy yếu. Do đo, Cảo Kinh bị tộc người Khuyển Nhung (Hung Nô) từ phương bắc tràn xuống tàn phá nặng nề nên Chu Bình Vương phải dời đô về phía đông, ở Lạc Ấp (nay thuộc Lạc Dương tỉnh HÀ Nam ngày nay). Đây được coi là thời kỳ Đông Chu ( 770 – 221 TCN). Nhà Đông Chu tồn tại được 514 năm, trải qua 25 đời vua. Do thế lực nhà Chu ngày càng trở nên suy yếu nên các hầu vương, chư hầu trước đây không tuân lệnh theo nhà vua nữa, bắc đầu xảy ra các cuộc chiến tranh để tranh hùng xưng bá. Do vậy thời kỳ Đông Chu còn đươc gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Thời Đông chu còn chia thành hai thời kỳ là Xuân Thu và Chiến Quốc. Thời Xuân Thu (770-475 TCN) là giai đoạn được ghi chép trong sách Xuân Thu do Khổng Tử biên soạn, nên dược gọi là Xuân Thu.Thời Chiến Quốc (474 -221 TCN) thì cuôc chiến tranh hùng xưng bá trở nên ác liệt nhất nên giai đoạn này gọi là Chiến Quốc. Thời Chiến Quốc, ở Trung Quốc có hơn 100 nước, trong đó có 5 nước nổ bật, lớn nhất là Nước Tề, nước Tấn, nước Sở, nước Ngô và nước Việt, còn được gọi là “Ngũ bá”. Sau đó thì chuyển sang cuộc tranh giành của 7 nước lớn là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triều, Ngụy, Tần được gọi là “Thất hùng”. Một hiện tượng nổ bật lúc bấy giờ là ở nước Tần, Thượng Ưởng được vua Tần Hiếu Côn trọng dụng đã đề xướng và thực hiện cuộc cải cách về các mặt từ năm 359 TCN. Nội dung chủ yếu của cuộc cải cách này là tăng cường trật tự trị an, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, khuyến khích lập quận công, ruộng đất được tự do mua bán, thống nhất đơn vị đo lường…Sự hùng mạnh của nước Tần làm cho sáu nước khác còn lại phải lo sợ nên đã liên hợp lại để chống Tần. Nhưng nước Tần có tướng Trương Nghi dung kế sách chia rẽ các nước, dụ nước này đánh nước kia, đến năm 230 TCN thì nước Tần thống nhất Trung Quốc. Từ đây Trung Quốc chuyển sang chế độ phong kiến.



  1. Tổ chức bộ máy

Thời kỳ nhà Hạ , nhà Thương thì bộ máy nhà nước còn đơn giản, còn mang đậm nết của tổ chức thị tộc. Đến thời Tây Chu thì bộ máy dần được hoàn thiện, mô hình của công xã thị tộc dần phai nhạt. Sang thời Xuân Thu – Chiến Quốc thì bộ máy nhà nước rõ nét nhất.

Đứng đầu nhà nước là Vua. Vu thời nhà Hạ, nhà Thượng gọi là Đế, còn nhà Chu gọi là Vương hay Thiên tử. Vù có quyền hành rất lớn về mọi mặt, quyết định mọi việc trọng đại của đất nước. Ý chí và lời nói của vua là pháp luật.

Dưới Vua là quan đầu triều. Thời nhà Hạ, nhà Thương thì viên quan vu sử giúp vua quản lý triều đình. Thời nhà Chu thì là chức quan thái sư tong tam công (thái sư, thái phó, thái bảo).

Tiếp dưới vua và quan đầu triều là bộ máy quan lại ở dưới vua. Thời nhà Hạ và nhà Thương thì còn sơ sài chỉ có một chức vụ quản lý các công việc như mục chính, xa chính, bảo chính. Thời nhà Chu thì vua lập ra tam công và tam cô (thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo) để quản lý triều đình. Về sau nhà Chu còn lập ra 6 chứa quan cao cấp trong triều (Lục khanh) gồm: Thái tể, Tư đồ, Tòng bá, Tư mã, Tư khấu, Tư không và Thái sử liêu gồm: Tả sử (ghi chép lời của vua), Hữu sử (ghi chép những sự kiện của đất nước).

Bộ máy quan lại địa phương thời Hạ- Thương là các tộc trưởng của các liên minh bộ lạc trước đây. Thời nhà Chu thì do chính sách phong chư hầu nên có các chư hầu đứng đầu các khu vực do vua cắt cử, phong chức.

Còn chính quyền cơ sở, thời kỳ Hạ- Thương là công xã nông thôn do tộc trưởng (thôn trưởng) đứng đầu, do công xã bầu ra. Thời nhà Chu thì thông trưởng vẫn do công xã bầu ra nhưng phải được viên quan cấp trên phê chuẩn.

Ngoài ra, nhà nước Trun Quốc cổ đại cũng có quân đội, Ngay từ thời nhà Thương quân đội được nhà vua chia ra thành 3 sư là hữu sư, trung sư và tả sư.



  1. tải về 193.94 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương