ĐỀ CƯƠng hưỚng dẫn môn họC



tải về 44.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích44.29 Kb.
#32061
ĐẠI HỌC MỞ – BÁN CÔNG TP. Hồ Chí Minh

KHOA XÃ HỘI HỌC

---------------


. ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC


MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC LỐI SỐNG

1.THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN:

1.Thạc sĩ Lâm Thị Ánh Quyên

2.Địa chỉ liên lạc: 56/2 Khu phố 2, P. Tân Thới Nhất, Q. 12

3.Điện thoại: 8833386. E-mail: lamthianhquyen@hcm.vnn.vn
2.THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC

1.Tên môn học: Xã hội học lối sống

2.Mục tiêu môn học:

a)Khái niệm “Lối sống” có tầm quan trọng như những khái niệm cơ bản của Xã hội học “Giai cấp” và “Tầng lơp”. Nghiên cứu “Lối sống” trong Xã hội học nhằm để phân tích cơ cấu xã hội.

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản, những lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu về “phong cách sống”.

b)Yêu cầu:

-Sinh viên nắm vững các khái niệm, các lý thuyết được vận dụng trong môn học và phương pháp để giải thích các chiều cạnh của lối sống.

-Hiểu được các yếu hình thành nên bất bình đẳng trong xã hội.

-Phân tích “Lối sống” cũng nhằm giúp sinh viên củng cố thêm các kiến thức về văn hoá- nghệ thuật trên thế giới và Việt Nam (hội họa, âm nhạc,văn học…), những sự kiện trong đời sống hàng ngày (ăn uống, nhà ở, giao tiếp…) góp phần giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn .

3. Số đơn vị học trình: 2

4. Phân bổ thời gian: 30.00.00

5. Các kiến thức cơ bản cần học trước: Nhập môn xã hội học, Lịch sử Xã hội học

6. Hình thức giảng dạy chính của môn học: Giảng lý thuyết, thảo luận

7. Giáo trình, tài liệu:

a)Tài liệu chính:

-Mueller, Hans Peter, Sozialstruktur und Lebensstile, Suhrkamp Verlag Frankfurt am Main 1992.

-Bourdieu, Pierre, Die feinen Unterschiede: Die Kritik der gesellschaftlichen Urteilskraft. Uebersetzt von Bernd Schwibs und Achim Russer, Suhrkamp Verlag Frankfurt am Main 1996.

-Heinz Abels, Einfuehrung in die Soziologie, Band 2, Westdeutscher Verlag, 2002.

-Lê Như Hoa, Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Hà Nội, Viện Văn hóa và nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2003.

-Chu Khắc Thuật- Nguyễn Văn Thủ (Chủ biên), Văn hóa, lối sống với môi trường, Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về phát triển, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1998.

-Trung tâm KHXH VÀ NV QG, Viện Xã hội học, Xã hội học. Từ nhiều hướng tiếp cận và những thành tựu bước đầu, Nhà xuất bản KHXH Hà Nội, 1994.

b)Tài liệu tham khảo:

-Vũ Quang Hà (Dịch), Các lý thuyết xã hội học, Tập 1 và 2, NXBĐHQG Hà Nội, 2002.

-Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXBĐHQG Hà Nội, 2002.

-Lương Hồng Quang (Chủ biên), Văn hóa của nhóm nghèo. Thực trạng và giải pháp, Viện văn hóa và Nhà xuất bản văn hóa- thông tin, Hà Nội, 2001.

-Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Khoa triết học, Giáo trình Mỹ học Mac- Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

-Mai Văn Hai- Mai Kiệm, Xã hội học văn hóa, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.

-Tương Lai, Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, cơ sở lý luận và phương pháp luận, Tạp chí xã hội học số 3 (51), 1995, Viện Xã Hội Học.

-Đặng Mai Hiền Quân, Tâm trạng xã hội của thanh niên- động thái xã hội của thời kỳ đổi mới, Tạp chí Xã hội học số 3 (51), 1995, Viện Xã Hội Học.

-Pierre Ansart, Các trào lưu Xã hội học hiện nay, Tạp chí xưa và nay- Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2001.

-Ulrich Beck, Risikogesellschaft. Auf dem Weg in eine andere Moderne, Frankfurt/ Mainz, 1986.

-Wiswede, Guenter, Soziologie: Grundlagen und Perspektiven fuer den wirtschafts- und sozialwissenschaftlichen Bereich, Verlag Moderne Industrie, 1998.

8. Các công cụ bổ trợ khác: Overhead.

3.NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC


CHƯƠNG 1:

1.Tên chương: Xã hội học lối sống- Dẫn nhập.

2.Số tiết dự kiến: 6

3.Mục tiêu yêu cầu của chương: Giới thiệu khái niệm “Lối sống”, phân biệt khái niệm, Lịch sử của khái niệm “Lối sống” trong Xã hội học và quan điểm của các nhà cổ điển, các nguyên tắc phân tích lối sống trong Xã hội học.

4. Chi tiết các đề mục của chương:

1.Khái niệm “Lối sống”

2.Định nghĩa “Lối sống”

2.1. Định nghĩa

2.2. Phân biệt các khái niệm: Lối sống, nếp sống, cách sống, lẽ sống, mức sống.

2.3. Phân loại lối sống

3.Lịch sử khái niệm “Lối sống” trong xã hội học- Quan điểm của các nhà Xã hội học cổ điển

3.1. Max Weber

3.2. Thorstein Veblen

3.3. Georg Simmel

3.4. Alfred Adler

4.Các nguyên tắc nghiên cứu lối sống trong xã hội học

5. Chức năng của nghiên cứu lối sống trong xã hội học

5.Kiến thức cốt lõi cần nắm:

-Phân biệt khái niệm “Lối sống” với các khái niệm tương tự khác (nếp sống, mức sống, cách sống, lẽ sống), lối sống phương Đông và lối sống phương Tây, lối sống đô thị và lối sống nông thôn.

-Nắm vững quan điểm của các nhà cổ điển.

-5 nguyên tắc nghiên cứu “Lối sống “ trong xã hội học.

-Khái niệm “Phong cách hoá của lối sống”.

6.Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết, thảo luận trong lớp.

7. Giáo trình, tài liệu:

-Mueller, Hans Peter, Sozialstruktur und Lebensstile, Suhrkamp Verlag Frankfurt am Main 1992, 355-380

-Heinz Abels, Einfuehrung in die Soziologie, Band 2, Westdeutscher Verlag, 2002, 232-264

-Lê Như Hoa, Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Hà Nội, Viện Văn hóa và nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2003, 9-39; 105-131

-Chu Khắc Thuật- Nguyễn Văn Thủ (Chủ biên), Văn hóa, lối sống với môi trường, Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về phát triển, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1998, 35-88

8. Câu hỏi, bài tập chương 1:


  1. Anh chị hãy phân biệt khi sử dụng các khái niệm lối sống, mức sống.

  2. Lịch sử của khái niệm “Lối sống” trong xã hội học. Các điểm chính yếu có thể vận dụng từ M. Weber khi nghiên cứu lối sống trong xã hội hiện đại là gì?

  3. Theo anh chị, hành vi “tiêu dùng cố ý biểu hiện” của Veblen có đồng nghĩa với “Bệnh phô trương” trong xã hội Việt Nam hiện nay?

  4. “Văn hóa khách quan” và “Văn hóa chủ quan” trong quan điểm của Simmel? Vì sao trong xã hội hiện đại có nhiều lối sống?

  5. 5 nguyên tắc chính trong nghiên cứu “Lối sống” của xã hội học. Định nghĩa “Phong cách hóa” của lối sống?

CHƯƠNG 2


1.Tên chương: Cơ sở lý thuyết

2.Số tiết dự kiến: 6 tiết

3.Mục tiêu yêu cầu của chương: Giới thiệu các lý thuyết của các nhà xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu lối sống. Tổng kết các lý thuyết.

Yêu cầu: Sinh viên nắm vững các lý thuyết và những ưu và nhược điểm của nó.

4.Chi tiết các đề mục của chương:

1.Tiên đề tâm lý phát triển của Arnold Mitchell

2.Nghiên cứu định lượng cơ cấu xã hội của Michael Sobel

3.Nghiên cứu định tính về “thế giới đời sống” của Ulrich Beck

4.Lý thuyết giai cấp- Lý thuyết bất bình đẳng xã hội

4.1.Karl Marx

4.2.Peter Blau: Lý thuyết bất bình đẳng cơ cấu xã hội

4.3.Anthony Giddens: Lý thuyết bất bình đẳng chính trị xã hội

4.4.Pierre Bourdieu: Lý thuyết bất bình đẳng văn hóa xã hội

5.Tổng kết các hình thức phân tích lối sống

5.Kiến thức cốt lỗi cần nắm:

-Các lý thuyết

-Mô hình phân tích lối sống

6.Phương pháp giảng dạy: Giảng thuyết, thảo luận trong lớp

7.Giáo trình, tài liệu:

-Mueller, Hans Peter, Sozialstruktur und Lebensstile, Suhrkamp Verlag Frankfurt am Main 1992, 55- 341

-Pierre Ansart, Các trào lưu Xã hội học hiện nay, Tạp chí xưa và nay- Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2001,76-87

-Wiswede, Guenter, Soziologie: Grundlagen und Perspektiven fuer den wirtschafts- und sozialwissenschaftlichen Bereich, Verlag Moderne Industrie, 1998, 227-235; 311-314

-Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXBĐHQG Hà Nội, 2002,182-186; 217-224; 319-328

-Vũ Quang Hà (Dịch), Các lý thuyết xã hội học, Tập 1 và 2, NXBĐHQG Hà Nội, 2002, 59-60 (Tập 1); 96-110 (Tập 2)

8.Câu hỏi, bài tập chương 2:


  1. Tiên đề tâm lý phát triển của Arnold Mitchell được xây dựng dựa vào đâu?

  2. Anh chị hãy nêu nhận định về “Nghiên cứu định lượng cơ cấu xã hội” của Michael Sobel.

  3. Anh chị hãy so sánh lý thuyết của Karl Marx, Anthony Giddens và Pierre Bourdieu về cơ cấu giai cấp.

  4. Trong lý thuyết của Pierre Bourdieu có bàn về “Tập tính”. Anh chị hãy định nghĩa “Tập tính”.

  5. Quan điểm của Bourdieu về “vốn”.

  6. Nhận định của Peter Blau về giao tiếp xã hội. Các anh chị hãy vận dụng để giải thích thực trạng người nghèo ở Việt Nam.

  7. Bốn chiều kích mà lối sống thể hiện ra.

CHƯƠNG 3:

1.Tên chương: Lối sống và cơ cấu xã hội

2.Số tiết dự kiến: 5 tiết

3.Mục tiêu yêu cầu của chương: Giới thiệu lý thuyết của Bourdieu về thị hiếu và lối sống. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Ông và bước đầu hương dẫn sinh viên nghiên cứu về “Lối sống- Phong cách sống”.

4.Chi tiết các đề mục của chương:

1.Cơ cấu xã hội và giai cấp xã hội

1.1.Nguồn gốc của vị trí giai cấp trong xã hội

1.2.Đấu tranh giai cấp

2.Giai cấp- Thị hiếu và lối sống

2.1.Định nghĩa thị hiếu

2.2.Sự phân chia thị hiếu

2.3.Các loại lối sống

3.Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Bourdieu

5.Kiến thức cốt lõi cần nắm:

-Nắm vững khái niệm “Thị hiếu”, “Tiềm năng mỹ học”.

-Các loại lối sống.

6.Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết, làm các bài tập, thảo luận.

7. Giáo trình, tài liệu:

-Bourdieu, Pierre, Die feinen Unterschiede: Die Kritik der gesellschaftlichen Urteilskraft. Uebersetzt von Bernd Schwibs und Achim Russer, Suhrkamp Verlag Frankfurt am Main 1996.

-Vũ Quang Hà (Dịch), Các lý thuyết xã hội học, Tập 2, NXBĐHQG Hà Nội, 2002, 96-110

-Trung tâm KHXH VÀ NV QG, Viện Xã hội học, Xã hội học. Từ nhiều hướng tiếp cận và những thành tựu bước đầu, Nhà xuất bản KHXH Hà Nội, 1994, 133-151

-Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Khoa triết học, Giáo trình Mỹ học Mac- Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

8. Câu hỏi, bài tập chương 3:

1)Vì sao nói đấu tranh giai cấp bao gồm cả lĩnh vực kinh tế và biểu tượng?

2)Quan điểm của Emanuel Kant và Pierre Bourdieu về “tiềm năng mỹ học”?

3)Anh chị hãy vận dụng cách phân chia các loại thị hiếu và lối sống của Bourdieu để ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam?
CHƯƠNG 4

1.Tên chương: Nghiên cứu lối sống tại Việt Nam

2.Số tiết dự kiến: 7

3.Mục tiêu yêu cầu của chương: Tình hình nghiên cứu “Lối sống” tại Việt Nam. Lối sống truyền thống được chú trọng nghiên cứu. Do tình hình Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ nên lối sống cũng đang biến chuyển.

4.Chi tiết các đề mục của chương:

1.Lối sống truyền thống

1.1.Những điều kiện ảnh hưởng đến lối sống truyền thống của con người Việt Nam

1.2.Những biểu hiện và đặc điểm của lối sống truyền thống của người Việt Nam

1.3.Nhìn nhận lối sống của người Việt Nam

2.Lối sống xã hội chủ nghĩa

3.Lối sống trong xã hội Việt Nam hiện nay

3.1.Ứng dụng mô hình phân tầng để nghiên cứu “Lối sống” tại Việt Nam

3.2.Một số lối sống tiêu cực trong xã hội Việt Nam hiện nay

4.Lối sống thanh niên

4.1.Khái niệm thanh niên

4.2.Sự cần thiết nghiên cứu lối sống thanh niên

4.3.Đặc điểm xã hội của thanh niên

4.4.Những nội dung cơ bản khi tìm hiểu lối sống thanh niên

5.Kiến thức cốt lỗi cần nắm: Lối sống truyền thống của người Việt Nam và những ưu nhược điểm của nó, tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, cách ứng dụng mô hình phân tầng vào trong nghiên cứu “Lối sống”, những nội dung trong nghiên cứu lối sống thanh niên.

6.Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết và thảo luận.

7.Giáo trình, tài liệu:

-Lê Như Hoa, Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Hà Nội, Viện Văn hóa và nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2003. 105-152; 287-345

-Chu Khắc Thuật- Nguyễn Văn Thủ (Chủ biên), Văn hóa, lối sống với môi trường, Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về phát triển, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1998, 89-134

-Trung tâm KHXH VÀ NV QG, Viện Xã hội học, Xã hội học. Từ nhiều hướng tiếp cận và những thành tựu bước đầu, Nhà xuất bản KHXH Hà Nội, 1994,133-151

-Tương Lai, Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, cơ sở lý luận và phương pháp luận, Tạp chí xã hội học số 3 (51), 1995, Viện Xã Hội Học.

-Đặng Mai Hiền Quân, Tâm trạng xã hội của thanh niên- động thái xã hội của thời kỳ đổi mới, Tạp chí Xã hội học số 3 (51), 1995, Viện Xã Hội Học.

8.Câu hỏi, bài tập chương 4:

1)Các đặc điểm của lối sống truyền thống của người Việt Nam? Những ưu điểm và nhược điểm của lối sống đó?

2)Hiện nay tại Việt Nam, người ta đang bàn đến những loại lối sống tiêu cực nào?

3)Mô hình phân tầng được ứng dụng nghiên cứu lối sống tại Việt Nam như thế nào?

4)Nghiên cứu lối sống thanh niên là tìm hiểu những nội dung cơ bản nào?
CHƯƠNG 5:

1. Tên chương: Cá thể hóa và sự đa dạng của lối sống và đa dạng của môi trường trong xã hội hiện đại- Các loại hình lối sống và môi trường

2. Số tiết dự kiến: 6

3.Mục tiêu yêu cầu của chương:

Giải thích hiện tượng “đa dạng lối sống”, “cá thể hoá” trong xã hội hiện đại, khái niệm “Môi trường xã hội”.

4.Chi tiết các đề mục của chương:



  1. Cá thể hóa và sự đa dạng của lối sống

1.1.Giả thiết “Cá thể hóa” của Ulrich Beck

1.2.Đa dạng của lối sống trong xã hội công nghiệp.



  1. Các loại hình lối sống

  2. Các loại hình môi trường

3.1.Định nghĩa môi trường

3.2.Lối sống theo các môi trường

5.Kiến thức cốt lỗi cần nắm:

Nắm vững khái niệm “Môi trường xã hội”, hiện tượng ”Cá thể hóa” trong xã hội hiện đại.

6. Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết và thảo luận.

7. Giáo trình, tài liệu:

-Ulrich Beck, Risikogesellschaft. Auf dem Weg in eine andere Moderne, Frankfurt/ Mainz, 1986, 206-220

-Mueller, Hans Peter, Sozialstruktur und Lebensstile, Suhrkamp Verlag Frankfurt am Main 1992, 355-381

-Wiswede, Guenter, Soziologie: Grundlagen und Perspektiven fuer den wirtschafts- und sozialwissenschaftlichen Bereich, Verlag Moderne Industrie, 1998, 311-314, 407-412

8. Câu hỏi, bài tập chương 5:

1)”Cá thể hóa” trong xã hội hiện đại được biểu hiện qua những chiều cạnh nào?

2) Định nghĩa “môi trường xã hội”?

3)Trong xã hội hiện đại, các nhà xã hội học bàn nhiều về hiện tượng “đa dạng của lối sống”. Anh chị hãy giải thích hiện tượng trên?
4.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP (Tỷ lệ điểm)
Dự lớp: …..%

Thảo luận %

Bài tập %

Thuyết trình



Báo cáo

Thi giữa học kỳ



Thi cuối học kỳ 100%

Khác

tải về 44.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương