Hội thảo quốc tế việt nam họC


Biến đổi về ngôn ngữ trong văn bản hành chính và ngôn ngữ viết tiếng Việt



tải về 6.05 Mb.
trang34/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   99
3. Biến đổi về ngôn ngữ trong văn bản hành chính và ngôn ngữ viết tiếng Việt

3.1. Sự biến đổi về ngôn ngữ viết trong văn bản hành chính Việt Nam thời thuộc Pháp - Sự biến đổi có tính căn bản và bước ngoặt trong lịch sử phát triển của hệ thống văn bản hành chính Việt Nam, ngôn ngữ viết tiếng Việt

Biến đổi về ngôn ngữ (viết) là một trong những biến đổi quan trọng đã diễn ra trong thời kỳ thuộc Pháp. Đây là một sự biến đổi có ý nghĩa bước ngoặt, đưa lịch sử chữ viết nói chung và chữ viết trong văn bản hành chính nói riêng sang một trang mới, một thời kỳ phát triển mới, hoàn toàn khác biệt so với phương tiện đã sử dụng trong hơn 18 thế kỷ đã qua trên lãnh thổ Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, trải qua hơn cả 100 thế kỷ (tính đến những năm đầu thế kỷ thứ X), ông cha ta mới tìm ra một thứ chữ viết “riêng” cho văn hoá Việt Nam. Đó là “chữ quốc ngữ Nôm”. Lịch sử Việt Nam ít nhất cũng ghi nhận những cố gắng vượt bậc của Hồ Quý Ly và Nguyễn Huệ - hai nhân vật có nhiều cố gắng phát huy việc sử dụng chữ Nôm trong đời sống văn hoá của xã hội nói chung và nhất là trong lĩnh vực hành chính nói riêng. Những cố gắng đó xét về mặt tinh thần dân tộc thật là đáng trân trọng, tôn thờ. Song xét về tính thực tế và khoa học trong hoạt động của xã hội nói chung, các hoạt động giao tiếp, giáo dục, truyền đạt và lưu giữ tri thức thì còn nhiều vấn đề cần bàn tới. Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ XIX94, những biến đổi quan trọng từ sự hình thành và phát triển hệ thống văn bản hành chính thời thuộc Pháp đã tạo ra những bước ngoặt có tính cơ bản, quyết định một quá trình phát triển hoàn toàn mới của ngôn ngữ viết tiếng Việt. Đó là việc sử dụng chữ quốc ngữ Latinh vào việc ban hành những văn bản hành chính của chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam. Những biến đổi có tính cơ bản đó có thể xác định một các rõ ràng là:

- Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển hệ thống văn bản hành chính Việt Nam, văn bản hành chính được diễn đạt bằng một phương tiện ngôn ngữ viết mới, không phải là ngôn ngữ của bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, nhất là dân tộc đang tiến hành xâm lược và cai trị Việt Nam cả về lãnh thổ, chủ quyền và văn hoá.

- Việc quyết định sử dụng chính thức chữ quốc ngữ Latinh trong văn bản hành chính từ ngày 01/01/1882 của Thống đốc Nam Kỳ95 đã tạo ra bước ngoặt cơ bản trong lịch sử hình thành và phát triển văn bản hành chính Việt Nam.

Xét về công dụng và tính khoa học của ngôn ngữ, có thể khẳng định chữ quốc ngữ Latinh là một ngôn ngữ viết rất phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Đó là một thứ ngôn ngữ viết tồn tại hoàn toàn độc lập cả về hình thức ghi âm, cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ pháp mà không cần phương tiện có tính chất cầu nối của chất liệu ngôn ngữ có tính hoàn chỉnh (nguồn từ ngữ) để chế tác ra nó. Với chữ quốc ngữ Latinh, người sử dụng không cần phải biết chữ Latinh mà chỉ cần biết sử dụng các ký tự (chữ cái) Latinh. Khác với việc sử dụng “chữ quốc ngữ Nôm”, khi sử dụng cần phải biết chữ Hán. Bởi vì chữ Nôm được chế tác từ việc ghép chữ Hán theo các kiểu: hội ý (dùng hai chữ Hán nguyên dạng ghép lại để tạo ý muốn nói), giả tá (mượn chữ Hán để đọc theo âm cổ, mượn nguyên dạng nguyên âm để diễn đạt từ khác nghĩa …), hình thanh, chỉ sự, tượng hình, chuyển chú96. Trong khi đó, “chữ quốc ngữ Latinh là một thứ chữ chỉ dùng tự mẫu (chữ cái)


La Mã để phiên âm tiếng An Nam
97. Suốt từ thế kỷ thứ I đến giữa thế kỷ XIX, hệ thống văn bản hành chính của các triều đại phong kiến xâm lược (thời Bắc thuộc) và các triều đại phong kiến Việt Nam đều dùng chữ Hán làm ngôn ngữ viết trong thi cử và giao dịch hành chính. Từ sau năm 188298 đến ngày nay, chữ quốc ngữ Latinh mới trở thành ngôn ngữ viết chính thức không chỉ trong văn bản hành chính mà cả trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như giáo dục, sáng tác thơ văn, trao đổi và truyền đạt thông tin, giao tiếp giữa các cá nhân, tổ chức nhà nước, xã hội. Ngay cả triều đình nhà Nguyễn, dù vẫn là thể chế chính quyền phong kiến, cơ bản vẫn mô phỏng hệ thống văn bản hành chính của nhà nước phong kiến phương Bắc, ngôn ngữ viết bằng chữ Hán đến những năm 30 của thế kỷ XX99 nhưng cũng đã xuất hiện rất nhiều những văn bản với thể thức hoàn toàn mới như nghị định, thông tư bằng chữ quốc ngữ Latinh. Đặc biệt, cả các văn bản có tính truyền thống về thể loại như chỉ, dụ,… trước đây diễn đạt bằng chữ Hán thì đến thời kỳ này cũng được trình bày bằng chữ quốc ngữ Latinh.

Như vậy, nhìn một cách tổng quát, ta thấy quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ Latinh từ thế kỷ XVI đến năm 1945 là một quá trình “ngoại sinh và nội phát”. Trước tiên, nó được hình thành từ yếu tố bên ngoài, ban đầu chỉ dùng để truyền đạo, ghi chép các hoạt động truyền đạo và hoạt động của các xứ đạo từ những năm 1620100. Qua các tài liệu hiện có, đặc biệt là các tài liệu hiện được lưu trữ tại Thư viện và Lưu trữ Vatican101, các văn bản loại này chủ yếu được hình thành dưới dạng viết tay. Như vậy, trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chữ quốc ngữ Latinh chỉ là phương tiện truyền đạo, hành đạo, bó hẹp trong phạm vi các cha cố người phương Tây và một số người Việt theo đạo Gia tô. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, thấy được những ưu điểm to lớn của loại chữ này so với chữ Pháp (gắn liền với đội quân xâm lược, khó được dân bản xứ chấp nhận) và chữ Hán, vừa khó học, vừa gắn liền với văn hoá phương Đông (khó tiếp cận và sử dụng của bộ máy cai trị thực dân). Vì vậy, họ tìm mọi cách phát triển (trước hết là trong lĩnh vực giao dịch hành chính) làm công cụ cai trị xứ thuộc địa “Cochinchine”102 một cách có hiệu quả nhất103: khi quy định việc sử dụng chữ quốc ngữ Latinh trong văn bản hành chính của chính quyền thực dân tại Nam Kỳ




Nghị định trên của chính quyền thực dân tại Nam Kỳ đã khai thác những ưu điểm của chữ quốc ngữ Latinh sử dụng trong văn bản hành chính, tạo mọi điều kiện để loại ngôn ngữ viết này phát triển sâu rộng trước hết là trong hàng ngũ quan lại cai trị cả người Pháp lẫn người Việt, chính quyền thực dân Pháp đã thực sự coi đó là một công cụ cai trị thiết yếu và có hiệu quả nhất, hơn hẳn ngôn ngữ viết tiếng Pháp và tiếng Hán trong công cuộc xâm lược và thống trị trước là tại Nam Kỳ, sau là toàn bộ ba kỳ của Việt Nam. Trên cơ sở đó, chữ quốc ngữ Latinh có điều kiện phát triển không chỉ trong lĩnh vực hành chính mà chuyển dần sang lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX và trở thành ngôn ngữ viết chính thức của dân tộc Việt Nam ngày nay.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương