Hội thảo quốc tế việt nam họC


Biến đổi về hệ thống và thể loại văn bản hành chính



tải về 6.05 Mb.
trang32/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   99
2. Biến đổi về hệ thống và thể loại văn bản hành chính

2.1. Những biến đổi cơ bản về thẩm quyền ban hành, thể loại văn bản hành chính thời thuộc Pháp

Trước hết cần nói đến sự biến đổi về hình thức thể loại của văn bản hành chính thời thuộc Pháp. Đây là một trong những biến đổi không chỉ có tính hình thức mà còn kéo theo cả những biến đổi trong cách cấu thành và thể hiện các định chế pháp lý thông qua sự thể hiện chế độ chính sách, chế tài pháp luật trong hệ thống văn bản hành chính theo kiểu chế độ cộng hoà lập hiến mà thực dân Pháp mang vào Việt Nam. Chính sự biến đổi này là cơ sở cho việc hình thành thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản hành chính Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam từ khi xuất hiện văn bản hành chính thành văn đến ngày nay, về cơ bản chỉ xuất hiện và tồn tại hai hình thức thể loại văn bản hành chính:

- Hệ thống văn bản hành chính của chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế Phương Đông (theo kiểu Trung Hoa): sắc, chỉ, tấu,…

- Hệ thống văn bản hành chính của chế độ cộng hoà lập hiến90: Décret (sắc lệnh), Décret-loi (sắc luật), Délibération (nghị quyết), Arrêté (nghị định), Décision (quyết định), …

Hai hệ thống thể loại văn bản hành chính trên hoàn toàn khác nhau về tính cấu trúc và thể thức trình bày, về giá trị pháp lý và chủ thể pháp nhân ban hành. Do đặc điểm cơ bản của văn bản hành chính phải gắn với một thể chế chính quyền nhất định nên hệ thống văn bản hành chính thời Bắc thuộc và nhất là từ thế kỷ thứ X (nhà Lý) đến năm 1945 của các triều đại phong kiến Việt Nam thuộc một hình thái - hình thái văn bản hành chính của chính quyền quân chủ chuyên chế Phương Đông theo kiểu Trung Hoa. Nét cơ bản về thể loại và cấu trúc của hệ thống văn bản hành chính của chính quyền phong kiến luôn hướng vào một chủ thể duy nhất có thẩm quyền cao nhất, tập trung nhất: Vua. Vì vậy, các loại văn bản trong hệ thống này được hình thành từ cao tới thấp theo một cấu trúc quyền lực hình chóp duy nhất. Tất cả các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều từ những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của Vua - nhánh quyền lực duy nhất của nhà nước, chế độ xã hội - Vua. Vì vậy, thẩm quyền ban hành văn bản cũng chỉ tập trung duy nhất vào một cá nhân - Vua.

Với hình thái thứ hai: hệ thống văn bản của chính quyền thực dân hoàn toàn mới về hình thức thể loại, cấu trúc nội dung và hình thức thể hiện. Đó là hệ thống văn bản hành chính theo kiểu cộng hoà lập hiến được chính quyền thực dân Pháp áp dụng từ năm 1862 - ngay thời kỳ đầu cuộc viễn chinh xâm lược của họ tại Nam Kỳ91. Hệ thống văn bản này được xây dựng trên cơ sở vận dụng từ thể loại đến thẩm quyền ban hành theo cơ cấu tổ chức và mối quan hệ phụ thuộc với hệ thống văn bản của chính quyền Pháp tại chính quốc. Các quyền lập pháp (tại thuộc địa), hành pháp và tư pháp đều được quy định một cách rõ ràng cho từng cấp chính quyền92 và bị chi phối bởi các nhánh quyền lực theo kiểu “tam quyền phân lập” tại chính quốc. Ngay trong phạm vi hoạt động lập pháp tại Đông Dương, thẩm quyền ban hành nghị định loại này của Toàn quyền Đông Dương cũng phải được Bộ trưởng trực tiếp quản lý phê duyệt (approuver). Nếu không đồng ý phải dự lập dự thảo trình tổng thống để ban hành thành sắc lệnh lập pháp cho thuộc địa (trên cơ sở pháp lý là bản Sénalus - Consulte ngày 03/5/1854) thay thế cho nghị định của toàn quyền không được bộ trưởng phê duyệt93. Ngay tại ba kỳ của Đông Dương, chính quyền các kỳ chỉ có quyền lập quy nhằm thực thi các nghị định của Toàn quyền và các sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Đặc biệt sau năm 1884, khi triều đình nhà Nguyễn chấp nhận nền bảo hộ của nước Pháp thì ngay cả thẩm quyền ban hành của hệ thống văn bản của chính quyền phong kiến tại Trung Kỳ (nơi chính quyền này còn tổ chức khá hoàn chỉnh hệ thống chính quyền từ trung ương đến cơ sở) cũng bị điều chỉnh bởi các nghị định của Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ.

Như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau cơ bản giữa hai hệ thống văn bản hành chính nói trên là sự phân quyền và tập quyền trong toàn bộ hành vi lập pháp, hành pháp và tư pháp thông qua hệ thống văn bản hành chính của chính quyền thực dân và chính quyền phong kiến. Vì vậy, có thể kết luận về giá trị của những biến đổi về thẩm quyền ban hành và thể loại văn bản hành chính thời thuộc Pháp là những biến đổi có tính bước ngoặt, thúc đẩy sự phát triển có chiều hướng tích cực dù mục đích xuất hiện của hệ thống văn bản hành chính của chính quyền thực dân Pháp hoàn toàn xa lạ với những mục đích nhân văn cao cả - phát triển văn hoá, văn minh của dân tộc Việt Nam. Một sự tích cực ngoài ý muốn chủ quan của các nhà cai trị thực dân.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương