Hội thảo quốc tế việt nam họC


Sơ đồ. Sự giao thoa ngôn ngữ: Pháp - Hán Việt - Chữ quốc ngữ Latinh (tiếng Việt)



tải về 6.05 Mb.
trang37/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   99
Sơ đồ. Sự giao thoa ngôn ngữ: Pháp - Hán Việt - Chữ quốc ngữ Latinh (tiếng Việt)


PHẦN
GIAO THOA NGÔN NGỮ TẠO RA TỪ TIẾNG VIỆT MỚI

Ghi chú:

 Xuất xứ thể loại, công dụng: tiếng Pháp

 Cách phát âm, ý nghĩa: Hán - Việt.

 Cách viết: Chữ quốc ngữ Latinh - tiếng Việt.

Phần giao thoa tạo ra lớp từ mới.



Bảng thống kê một số từ được tạo lập bởi sự giao thoa ngôn ngữ Pháp - Hán - Việt

Sự tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ Pháp - Hán - Việt đã thực sự tạo ra bước phát triển mới cho ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ viết tiếng Việt từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Kết quả của hiện tượng này là yếu tố tích cực tạo ra một số hệ quả như sau:



a) Về sự phát triển chung của tiếng Việt

Có thể nói, đến trước thế kỷ thứ XVI - XVII, ngôn ngữ viết tiếng Việt nói chung chỉ quanh quẩn với chữ Hán, chữ Nôm. Vì vậy, ngôn ngữ tiếng Việt cũng không thể thoát khỏi những ảnh hưởng của văn chương, vốn từ, các quy tắc ngữ pháp của loại ngôn ngữ này. Sau đó, chữ quốc ngữ ra đời. Ban đầu, chữ quốc ngữ được sử dụng trong việc truyền đạo, sau được truyền bá rộng rãi. Đặc biệt, năm 1882 nhà cầm quyền Nam Kỳ thuộc địa chính thức đặt quy định sử dụng trong giao dịch thông qua văn bản hành chính bằng chữ quốc ngữ (1865 xuất bản công báo: Gia Định báo)115 quyết định này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì:

- Thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ viết bằng ký tự Latinh không chỉ trong lĩnh vực giao dịch hành chính mà mở ra cả các lĩnh vực khác như: giáo dục, báo chí... Điều này thực sự là động lực có tính pháp lý để phát triển và xã hội hoá chữ quốc ngữ Latinh.

- Tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng chữ Hán trong giao dịch hành chính bằng văn bản116.



b) Về sự phát triển của ngôn ngữ viết tiếng Việt

Đây là vấn đề khá quan trọng không chỉ với ngôn ngữ (nhất là ngôn ngữ viết) mà cả trong lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam. Việc tạo ra chữ Nôm - thứ chữ viết cho riêng dân tộc trong lịch sử là một cố gắng lớn của những nhà trí thức Việt Nam, là sự tự tôn dân tộc, là ý muốn thoát khỏi sự phụ thuộc đế quốc Trung Hoa. Song chữ Nôm được tạo ra từ chữ Hán. Nếu không biết chữ Hán thì không thể biết chữ Nôm. Như vậy, chữ Nôm chưa đáp ứng được yêu cầu của một loại ngôn ngữ viết của dân tộc. Còn chữ quốc ngữ thì khác. Người học, người sử dụng không hề biết chữ Latinh song vẫn có thể học và sử dụng thành thạo chữ quốc ngữ. Chính nhà cầm quyền ở Nam Kỳ thuộc địa (cuối thế kỷ XIX) đã thấy sự ưu thế, sự tiện lợi của chữ quốc ngữ và chú ý để phát triển chữ quốc ngữ làm công cụ chữ viết chính thức trong các văn bản hành chính. Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn ngôn ngữ viết của dân tộc từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ và chính thức đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ viết tiếng Việt sau này.



c) Về sự phát triển của ngôn ngữ thuộc phong cách hành chính

Cũng như với ngôn ngữ viết, ngôn ngữ thuộc phong cách hành chính - công vụ nhờ những yếu tố và quyết định nói trên mà phát triển theo một chiều hướng mới. Từ chỗ kho từ vựng chỉ có các từ như: chiếu, chỉ, tấu, sớ, công đồng truyền, công đồng sai, công đồng khiển,...117 đến việc sử dụng những từ và khái niệm hoàn toàn mới như sắc lệnh, sắc luật, nghị định, thông tư, quyết định, căn cứ,...118 Tất cả những từ ngữ trên xuất phát từ hệ thống văn bản hành chính mà người Pháp đã mang vào Việt Nam làm công cụ cai trị. Chính từ hệ thống văn bản này, với việc sử dụng vốn từ Hán - Việt và việc khai thác tính ưu việt của chữ quốc ngữ đã làm xuất hiện sự giao thoa ngôn ngữ. Từ hiện tượng này, một lớp từ mới xuất hiện và phát triển cho đến ngày nay. Kho từ vựng, các quy tắc ngữ pháp của phong cách ngôn ngữ hành chính trong tiếng Việt xuất hiện và phát triển những yếu tố hoàn toàn mới xuất xứ từ hệ thống văn bản hành chính của người Pháp, sử dụng âm và nghĩa Hán - Việt. Điều này thực sự làm phát triển không chỉ ngôn ngữ của phong cách hành chính - công vụ mà cả ngôn ngữ viết tiếng Việt nói chung.



d) Về sự phát triển của ngành hành chính Việt Nam

Sự biến đổi ngôn ngữ trong văn bản hành chính của thời kỳ này đã thực sự làm thay đổi bộ mặt của văn bản hành chính xuất phát từ cơ sở Hán - Nho và thể chế chính quyền phong kiến Trung Quốc. Đó là sự thay đổi về từ ngữ, quy tắc ngữ âm, chính tả bằng chữ quốc ngữ Latinh trong hệ thống văn bản hành chính mới. Kèm theo sự thay đổi về ngôn ngữ là sự thay đổi toàn bộ hệ thống từ thể loại, thể thức và mẫu trình bày, thẩm quyền ban hành của hệ thống văn bản này. Đây là sự đóng góp có tính cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đặt nền móng cho nền hành chính ngày nay. Như vậy, chính hiện tượng ngôn ngữ này đã góp phần phát triển và hoàn thiện nền hành chính Việt Nam. Tạo ra một bước phát triển mới của lịch sử hành chính, lịch sử văn hoá và ngôn ngữ tiếng Việt. Từ thời điểm này, hệ thống văn bản hành chính Việt Nam bắt đầu sử dụng một phương tiện thể hiện mới - chữ quốc ngữ Latinh - ngôn ngữ viết chính thức của dân tộc Việt Nam. Việc hệ thống văn bản hành chính sử dụng ngôn ngữ chính thức của dân tộc là một trong những đóng góp rất quan trọng trong việc phát triển nền hành chính quốc gia ngày một hoàn thiện. Có thể nói, cùng với sự xuất hiện của thể loại văn bản mới, cơ cấu chính quyền theo kiểu mới, việc hình thành văn bản hành chính bằng chữ quốc ngữ Latinh là một trong những biến đổi lớn trong lịch sử hình thành nền hành chính Việt Nam. Từ thời điểm này, cùng những biến đổi khác, văn bản hành chính bằng tiếng Việt đã góp phần hoàn thiện một cách căn bản nền hành chính Việt Nam - nền hành chính sử dụng văn bản bằng ngôn ngữ viết chính thức của dân tộc.



1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương