Hội thảo quốc tế việt nam họC


Bộ máy quan liêu cấp thấp



tải về 6.05 Mb.
trang42/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   99
4. Bộ máy quan liêu cấp thấp

Bên cạnh tri châu là nhân vật trung tâm của quan hệ chính trị giữa quyền lực địa phương và người Pháp, chúng ta cũng cần xem xét những người giúp việc cho ông ta.

Năm 1915, nhà cầm quyền nhận thấy rằng các vị quan của tỉnh Sơn La không có lấy một thư ký chính thức trong khi những đồng cấp của họ ở các tỉnh kế bên là Lai Châu và Sầm Nưa (Lào) lại có được đội ngũ thuộc cấp ăn lương hành chính131. Các tri châu của Sơn La đã tuyển dụng nhân sự và quy định mức lương cho những người này. Mỗi tri châu do đó có một phìa thổ chuyên trách việc văn phòng. Những người này bắt buộc phải được chọn từ một gia đình thân hào, như là chức tri châu, và sẽ thế chân tri châu khi cần. Rất nhanh chóng, nhà cầm quyền ý thức được rằng các tri châu Sơn La không biết sử dụng chữ Hán cũng như chữ quốc ngữ, song ngay cả các phìa thổ cũng vậy, ngoại trừ một trường hợp ngoại lệ vì tất cả đều dùng chữ viết của người Thái. Tuy nhiên, việc sử dụng chữ quốc ngữ trở thành bắt buộc ở khắp nơi, trong trao đổi thư tín với Công sứ cũng như để có thể biết thông tin từ Công báo được chuyển đến. Trở ngại đã được khắc phục bằng cách tuyển dụng thêm nhân viên thứ hai, người Thái hoặc người Kinh, vừa biết chữ quốc ngữ lại vừa biết chữ Thái. Người này được gọi tên là thông lại, cho dù anh ta không nắm chức này. Tri châu trả lương cho thông lại song trên thực tế thì chính dân chúng ở mỗi châu mới là người chịu trách nhiệm cung cấp nguồn lúa gạo tương ứng cho thông lại.

Tóm lại, các tri châu giữ vai trò kiểm soát đối với cấp dưới giữ vai trò “điều hành” của hành. Tri châu bổ nhiệm cấp phó trực tiếp của mình là người thường thực thi đủ loại công việc từ nhỏ đến lớn của tri châu. Song chính tri châu lại nằm ngoài mọi sự kiểm soát của chính quyền. Chính quyền thuộc địa kết luận rằng các phìa thổ không thể bị loại bỏ, ngay cả khi họ không biết chữ quốc ngữ “vì họ tạo nên những bánh xe của tổ chức bán-phong kiến của xứ sở”. Các phìa thổ bắt buộc phải là người Thái đen sinh quán ở đây trong khi thông lại có thể là người Kinh. Thế nhưng thật khó tìm ra một người Kinh tự nguyện làm việc trong vùng này. Ở miền châu thổ, chức này nhận được tiền lương tháng là 6$, song thêm vào đó anh ta còn có các nguồn “phụ”. Còn ở Sơn La, người Thái chỉ biết đến tri châu và các phìa của họ, và chỉ có những người này mới nhận được đồ cống nạp bằng hiện vật theo tập tục của xứ.

Hai vấn đề khu biệt cần phải được giải đáp: một mặt chính quyền mong mỏi rằng tỉnh Sơn La phải tuân thủ theo luật chung và phải có những viên thư ký có năng lực trong việc hành chính. Mặt khác, nó lại không thể xoá bỏ chức phìa thổ, và ngược lại nó mong muốn cấp cho họ một sự thừa nhận chính thức. Bằng cách đưa họ vào bộ máy hành chính, khiến họ trở thành những nhân viên mà chính quyền có được các phương tiện để hành động. Sự chuẩn hoá được mong đợi này không bao giờ được triển khai trong hiện thực vì các tri châu và các phìa đều không chấp nhận bất kỳ sự kiểm soát nào đối với hoạt động của họ, nhất là khi việc này lại được thực hiện bởi những nhân viên cấp dưới xa lạ phục vụ cho người Pháp.



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương