Hội thảo khoa học về Đa dạng sinh học và CÁc chất có hoạt tính sinh họC


Dẫn liệu mới về môi trường và sinh vật trong các hang ngầm và hồ nước mặn khu vực Vịnh Hạ Long, Cát Bà



tải về 167.9 Kb.
trang5/45
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích167.9 Kb.
#31572
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   45
Dẫn liệu mới về môi trường và sinh vật trong các hang ngầm và hồ nước mặn khu vực Vịnh Hạ Long, Cát Bà
Nguyễn Đăng Ngải, Đậu Văn Thảo, Đỗ Công Thung, Lê Thị Thúy, Phạm Văn Lượng

Cao Thu Trang, Vũ Thị Lựu, Đàm Đức Tiến, Nguyễn Văn Quân, Phạm Văn Chiến

Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Hang ngầm và hồ nước mặn là 2 dạng sinh cảnh khá phổ biến ở Hạ Long và Cát Bà, do nhiều nguyên nhân khác nhau đến nay chúng rất ít được quan tâm nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu bước đầu về môi trường và quần xã sinh vật trong 3 hang ngầm (Hang Sáng, Hang Tối, Hang Quả Bàng) và 3 hồ nước mặn (Đầu Bê, Áng Dù, Áng Quả Bàng) cho thấy: Môi trường nước có sự khác biệt giữa các hồ, đặc biệt là trong hồ kín như Áng Dù có độ mặn thấp (9‰), trong khi các hồ có cửa thông với biển có độ mặn gần tương đương với môi trường ngoài (23-27‰). Hàm lượng chất khí hòa tan như DO trong các hồ nước mặn khá cao từ 7,63-9,03mg/l, cao hơn trong hang ngầm và cao hơn ở môi trường biển xung quanh. Các yếu tố vật lý và hóa học trong môi trường nước tại các hang ngầm gần tương đương với môi trường ngoài do có các hang ngầm đều thông với biển và có nước chảy thường xuyên theo sự lên xuống của thủy triều. Quần xã sinh vật trong các hang khá phong phú với trên 142 loài được tìm thấy, phổ biến nhất là hải miên và san hô mềm, chúng phân bố dọc chiều dài hang. Có một số loài có giá trị kinh tế cao thường gặp trong hang là cù kì Myomenippe hardwickii,ghẹ Portunus pelagicus, ốc nón Trochus pyramis, cá Dìa Siganus sutor, cá hồng Lutjanus russellii... Chưa phát hiện thấy các loài chuyên biệt sống cố định trong hang. Ở các hồ nước lưu thông với môi trường ngoài có sự xuất hiện của rạn san hô, chúng tạo thành một dải hẹp bao quanh hồ. Các bãi cát thường xuất hiện quanh hồ ở độ sâu 0,5-2m có các loài đặc sản như phi phi, tu hài, hải sâm với mật độ khá cao (Áng Đầu Bê, Áng Quả Bàng). Trong Áng kín không có rạn san hô do độ mặn thấp, có sự phân tầng của nhiệt độ và độ muối làm cho nhiệt độ ở tầng mặt thấp hơn tầng đáy 3-60C đây là hiện tượng bất thường ở hồ này.


65




Каталог: images -> Thanhha
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs
Thanhha -> CHƯƠng trình hội thảO Đa dạng sinh học và CÁc chất có hoạt tính sinh họC
Thanhha -> VIỆn hàn lâm khoa học và CÔng nghệ vn
Thanhha -> HỘi thảo khoa học về Đa dạng sinh học và CÁc chất có hoạt tính sinh họC
Thanhha -> ChưƠng trình hội thảO Đa dạng sinh học và CÁc chất có hoạt tính sinh họC
Thanhha -> Viện hàn lâm khoa học và CÔng nghệ vn

tải về 167.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương