HộI ĐỒng quý chức quý Chức Họ Đạo Ở Việt Nam Tham Gia Vào Thừa Tác Vụ Của Linh Mục


SI : Sacerdos Indoniensis (Báo) TCĐPT



tải về 1.51 Mb.
trang8/349
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.51 Mb.
#31911
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   349
SI : Sacerdos Indoniensis (Báo)
TCĐPT : Thơ Chung Địa Phận Thanh (1920)
TCĐPĐN : Thơ Chung Địa Phận Tây Đàng Ngoài (1901 – 1908)
: Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân (Decr. Apostolicam Actuositatem, 18.11.1965)
TG : Sắc lệnh về hoạt động Truyền Giáo của Giáo Hội (Decr. Ad Gentes, 7. 12. 1965)
TH : Sách Tử Hầu (1942)
sd : sách dẫn
tr. : trang
trg. : trong

Luận án tiến sĩ thần học của cha Giuse Mai Đức Vinh, Xuân Bích,

dưới sự hướng dẫn của cha Raphaël MOYA, Đa-Minh

trình năm 1977

tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thoma Aquino, Roma, Ý Đại Lợi


NHẬP ĐỀ

QUÝ CHỨC CỦA CÁC HỌ ĐẠO TẠI VIỆT NAM THAM GIA VÀO THỪA TÁC VỤ CỦA LINH MỤC’ (La participation des Notables de Chrétientés vietnamiennes aux Ministères des Prêtres) (1) là đề tài luận án của chúng tôi.


Những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài này thì đơn giản và cụ thể: sau nhiều năm làm việc tại Đại Chủng Viện Giáo Tỉnh Huế, chúng tôi luôn ưu tư về việc huấn luyện mục vụ cho các chủng sinh (2). Trong các giáo phận gửi chủng sinh đến chủng viện, có nhiều vấn đề trầm trọng đặt ra về việc đào tạo giáo dân, cách riêng các thành viên của các Hội Đồng Giáo Xứ, để họ dấn thân làm việc tông đồ (3). Từ mối ưu tư đó, tôi ý thức nhiều về tầm quan trọng lớn lao của việc tông đồ giáo dân gắn liền với thừa tác mục vụ của linh mục. Đang khi đó, Hội Đồng Quí Chức Họ Đạo là tổ chức tuyệt hảo trong việc tông đồ có tương quan thường xuyên với các linh mục. Vì thế tôi quyết tâm đào sâu một vấn đề nào trực tiếp tương quan như vậy trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội.
Trong hoàn cảnh riêng của Giáo Hội Việt Nam, việc tổ chức Hội Đồng Giáo Xứ theo giáo huấn Công Đồng Vatican II, không phải là một sáng kiến hoàn toàn mới mẻ. Đúng ra chúng ta có thể nói tổ chức này chỉ là một việc đổi mới, việc thích ứng hay canh tân một hệ thống đã có ngay từ buổi đầu của lịch sử truyền giáo tại Việt Nam: Hội Đồng Quí Chức hay Hội Đồng Chức Việc của Họ Đạo. Chính vì thế, chúng tôi cảm nghiệm sâu đậm rằng: việc nghiên cứu lịch sử và mục vụ của tổ chức tông đồ giáo dân này đối với chúng tôi, là thiết yếu.
Công việc nghiên cứu này được đóng khung giữa hai niên tuế quan trọng 1533 và 1953. Năm 1533 chính là năm khởi đầu công trình Truyền Giáo tại Việt Nam, hay đúng hơn là năm chào đời của Giáo Hội Việt Nam. Chính vì đời sống của Giáo Hội này mà Hội Đồng Quí Chức được thiết lập. Tổ chức này tiến triển và gầy tạo nhiều sự nghiệp tông đồ sáng giá. Còn năm 1953 là năm ấn hành lần cuối cùng một tài liệu liên quan trực tiếp đến tổ chức các Hội Đồng Quí Chức. Đó là cuốn Chức Sở Mục Lệ do đức cha Colombert đã soạn và xuất bản năm 1884. rồi đức cha Phêrô Ngô Đình Thục, bấy giờ là giám mục giáo phận Vĩnh Long, đã tu chính lại đôi chút trước khi tái bản, năm 1953. Hơn thế 1953, là niên tuế giáp cận với một biến cố lớn trong Lịch Sử Nước Việt Nam: Ngày 20.07.1954, hiệp định đình chiến tại Genève chia đôi nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17, Miền Bắc thuộc chính phủ Cộng Sản và Miền Nam thuộc chính phủ Quốc Gia. Đương nhiên Giáo Hội Việt Nam cũng bị chia thành hai: Giáo Hội Miền Bắc nằm dưới chế độ Cộng Sản, và Giáo Hội Miền Nam dưới chế độ Quốc Gia (4).
Công việc làm của chúng tôi nhằm vào những mốc điểm rõ ràng: Trước tiên chúng tôi trình bày đại cương lịch sử của Giáo Hội Việt Nam (Ch. I) và sự tiến triển lịch sử của Hội Đồng Quý Chức (Ch. II). Hội Đồng Quí Chức không được thành hình trên bình diện quốc gia hay giáo phận, mà thực tế chỉ ở trên bình diện mỗi họ đạo. Vì thế, sau khi trình bày những đường nét chung lịch sử, chúng tôi quan tâm đến khuôn mặt của một họ đạo tại Việt Nam: Một trong những đặc tính đáng chú ý của các họ đạo Việt Nam, là được tổ chức theo khuôn khổ của một làng xã cổ truyền và hành chánh. Vì thế chúng tôi phải trình bày khuôn mặt của một làng xã hành chánh và cổ truyền trước khi vẽ lại khuôn mặt của một họ đạo Việt Nam (Ch. III). Tuy đơn giản, nội dung trình bày của ba chương đầu cho phép chúng tôi đề cập đến việc tham gia của Quí Chức vào các Thừa Tác Vụ của Linh Mục: Thừa Tác Vụ Thánh Hóa (officium sanctificandi) (Ch. IV), Thừa Tác Vụ Giảng Huấn (officium docendi) (Ch. V), và Thừa Tác Vụ Quản Trị (officium regendi) (Ch. VI). Những dữ kiện trình bày trong các chương trước, cho phép chúng tôi nhận định Hội Đồng Quí Chức dưới ánh sáng của Công Đồng Vatican II, nghĩa là trước hết trình bày những tương quan giữa Hội Đồng Quí Chức với việc tông đồ giáo dân theo quan điểm và giáo huấn của Công Đồng Vatican II, đồng thời trình bày về những điểm tương đồng và những điểm dị biệt so chiếu với Hội Đồng Giáo Xứ ngày nay (Ch. VII). Sau cùng, chúng tôi kết thúc công việc nghiên cứu bằng mấy nhận định vắn gọn về sự khôn ngoan mục vụ và phương pháp truyền giáo chính thống của các Linh Mục và Tu Sĩ Thừa Sai, về địa vị thiết yếu của họ đạo và của giáo xứ, và nhất là về sự hợp tác của giáo dân vào việc tông đồ tại các xứ truyền giáo hôm qua và ngày nay (Tổng kết).
Về phương pháp làm việc, chúng tôi nói đơn sơ rằng: chúng tôi đọc chăm chú một số sách và bài báo viết về Giáo Hội Việt Nam, và đặc biệt về tổ chức Hội Đồng Quí Chức, chúng tôi tập trung các dữ kiện và các sự việc lịch sử và mục vụ làm nền tảng cho việc nghiên cứu. Phải thú nhận rằng, trước Công Đồng Vatican II, hoạt động tông đồ giáo dân hầu như bị quên lãng, người ta không quý trọng đủ chỗ đứng, việc làm, sự cộng tác truyền giáo của giáo dân mà những giáo dân ưu tuyển chính là các Quí Chức họ đạo (5). Chắc chắn có nhiều tài liệu khác được giữ cẩn thận trong các văn khố của các Hội Thừa Sai Paris hay của Bộ Truyền Giáo (6), nhưng những ước nguyện tham khảo của một sinh viên nhỏ bé như chúng tôi đã không được chấp nhận. Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu của chúng tôi còn nghèo nàn về tài liệu.
Ý thức về những điểm thiếu sót và những điểm mơ hồ (imprécis) tản mát trong các chương trình bày của chúng tôi, chúng tôi thành thực cáo lỗi, và mong có những người khác bổ túc lại.
Roma, Lễ Thánh Cả Giuse, 19.03.1997
Giuse Mai Đức Vinh xb.
-----------------------------
Chú thích
(1) Theo thói quen tại Việt Nam, chúng tôi sẽ dùng danh từ ‘HỌ ĐẠO’ (La Chrétienté) để chỉ chung về các họ đạo chính hay họ lẻ của một Giáo Xứ (Quasi-paroisse), là những nơi có nhà thờ hay nhà nguyện, có tập đoàn tín hữu đưọc hướng dẫn bởi các Chức Việc hay Quí Chức, linh mục cư ngụ tại đó hay hàng năm đến làm phúc, thăm viếng…

(2) Xem: ĐT 4, 5, 11, 19 trg AAS 58 (1966), tr. 716-717, 722, 725; GM 30 trg AAS 58 (1966) tr.688; TĐ 10, 18, 30 trg AAS 58 (1966) tr. 847, 852, 861.

(3) Xem: GH 37 trg AAS 57 (1965) tr. 43 ; TĐ 24-26 trg AAS 58 (1966) tr.856-859; GM 15 trg AAS 58 (1966) tr.679 ; LM 9 trg AAS 58 (1966) tr. 726 ; ĐT 20 trg AAS 58 (1966) tr.726.

(4) Sau trận Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp điều đình với chính phủ Cộng Sản Việt Nam. Kết quả là Hiệp định đình chiến ký ngày 20.07.1954 chia đôi Nước Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm danh giới : Miền Bắc thuộc về Cộng Sản và Miền Nam thuộc về Quốc Gia.

(5) Sau đây là một trường hợp: Năm 1972, nhân dịp kỷ niệm 350 năm thiết lập Bộ Truyền Giáo, tại Sài Gòn, đã tổ chức một cuộc triển lãm lớn về công trình phát triển Giáo Hội Việt Nam với rất nhiều lược đồ, sách vở, hình ảnh và tài liệu đủ loại… nói lên những hoạt động truyền giáo của các linh mục thừa sai, của các dòng tu, với những con số gia tăng các họ đạo, giáo xứ, các hội đoàn công giáo tiến hành… nhưng hoàn toàn không có một chỗ nào trưng bày, không một bài bản nào nói đến sự nghiệp truyền giáo của giáo dân nói chung và Hội Đồng Quí Chức Họ Đạo nói riêng. Ngày 15.03.1974, tôi đến nhà ông Phaolô Nguyễn Văn Nghĩa, Trùm cả của Hội Đồng Chức Việc xứ Chợ Quán, xin ông một vài tài liệu, tôi được nghe những lời phàn nàn từ tốn về sự quên lãng đáng tiếc này. Ngày 01.04.1974, tôi đã đến nhà ông Micae Lê Văn Đời, chánh thư ký của Hội Đồng Chức Việc xứ Cầu Kho, mượn ông bản văn đầu tiên của cuốn Chức Sở Mục Lệ đi làm ‘photocopi’, tôi được nghe lại những lời than phiền như trên.

(6) Văn khố của Hội Thừa Sai Paris nằm tại 128 rue du Bac, 75007 Paris; Văn khố của Bộ Truyền Giáo nằm tại Piazza di Spagna 48, Roma.




tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   349




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương