HỌc viện nông nghiệp việt nam


ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI THỊ TRẤN LỘC THẮNG, HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG



tải về 7.51 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích7.51 Mb.
#36056
1   2   3   4   5   6   7

4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI THỊ TRẤN LỘC THẮNG, HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG


Dựa trên việc đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực khai thác và tuyển quặng bauxit để đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường: (i) giải pháp bảo vệ môi trường không khí; (ii) giải pháp bảo vệ môi trường nước; (iii) giải pháp bảo vệ môi trường đất; (iv) giải pháp đối với cảnh quan, địa hình.

4.4.1. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí


Kết quả đo đạc, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường và các nguồn phát sinh bụi, khí thải tại thời điểm lấy mẫu chưa vượt quá quy chuẩn cho phép và gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất, khu vực xung quanh, nhưng sẽ là những nguồn phát sinh chất thải có thể tác động tiêu cực đến môi trường không khí từ các khu vực bãi thải, bãi chứa quặng, khai trường, phương tiện vận chuyển. Dưới đây là một số giải pháp giảm thiểu các nguồn ô nhiễm môi trường không khí.

  • Công đoạn khai thác

- Do quá trình khai thác có sử dụng khoan, nổ mìn gây ra tiếng ồn và một lượng bụi lớn. Để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn gây ra khi nổ mìn, mọi công tác có liên quan đến nổ mìn phải chấp hành đúng các điều quy định trong QCVN 02:2008/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy - Vật liệu nổ công nghiệp.

+ Bán kính an toàn khi nổ mìn đối với người là >300m;

+ Phải tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh khi nổ mìn.

+ Áp dụng nổ mìn vi sai để giảm chấn động và tối ưu hoá kích cỡ quặng thu được từ nổ mìn.

+ Để hạn chế tác động của bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn, phải thường xuyên phun nước trong khu vực khai trường và các tuyến đường nội mỏ. Công nhân trong mỏ phải được trang bị bảo hộ lao động tránh tiếng ồn và bụi.

- Vào mùa hanh khô, cần thường xuyên tưới, phun nước cho các đường nội mỏ vận chuyển quặng và bãi chứa quặng nguyên khai khu vực nhà máy tuyển.

- Khí thải của phương tiện vận tải trong bãi thải/ khai trường chứa các chất ô nhiễm bao gồm: bụi, khói, khí độc SO2, NO2, CO…Để giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra do khí thải các phương tiện vận tải, áp dụng các biện pháp sau:

+ Chỉ sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. chỉ số octane, cetane thấp bằng nhiên liệu có chỉ số octane, cetane cao phù hợp với thiết kế của xe.

+ Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị vận tải, điều chỉnh sửa chữa kịp thời xe máy nhằm đảm bảo để làm việc ở điều kiện thiết bị tốt nhất, an toàn có năng suất cao và sinh ra khí thải độc hại ít nhất. Không chở quá trọng tải quy định, nhằm bảo vệ môi trường chung.

- Lu lèn kỹ các tuyến đường trong bãi thải để giảm bụi do gió cuốn và xe chạy tạo ra.

- Trông hàng cây xung quanh bãi thải đất đá, bãi chứa quặng nguyên khai và các tuyến đường chính thường xuyên vận chuyển quặng từ khai trường về nhà máy tuyển.



  • Công đoạn tuyển quặng

- Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí trong nhà máy tuyển quặng cũng chủ yếu là tiếng ồn và khí thải của máy xúc ủi nhập quặng vào tuyển. Để hạn chế tác động của bụi, nhà máy phải thường xuyên được phun nước, phun mù để lắng đọng nhanh các hạt bụi. Các phương tiện vận chuyển quặng ra vào nhà máy phải theo đúng quy trình, tránh tăng giảm ga đột xuất làm phát sinh bụi.

- Các bộ phận trong dây chuyền tuyển quặng phải được chống rung, hạn chế tối đa việc phát ra tiếng ồn. Công nhân vận hành dây chuyền tuyển quặng phải được trang bị bảo hộ lao động để tránh tác hại của tiếng ồn và bụi.

- Xung quanh nhà máy phải trồng hàng rào cây xanh cách ly với bên ngoài. Hàng rào này vừa là ranh giới vừa là ‘máy hút bụi’ của nhà máy nhằm tránh phát tán bụi ra diện rộng, ảnh hưởng tới môi trường ngoài nhà máy.

4.4.2. Giải pháp bảo vệ môi trường nước


Từ kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm, nước thải khu vực hoạt động khai thác đã tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt do các bãi chứa quặng, khai trường, hồ thải quặng đuôi, vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn cuốn theo cặn lơ lửng, bùn đất xuống dưới hạ lưu. Dưới đây là một số giải pháp giảm thiểu các nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường nước.

Công đoạn khai thác quặng

- Nước mưa chảy tràn từ khai trường cuốn theo nhiều cặn bẩn, chất rắn và các hạt min. Khu vực này cần thiết kế hệ thống rãng thu gom tập trung nước mưa từ khu vực khai thác và dẫn ra hồ sinh học, lắng trong (có thể tận dụng địa hình thung lũng) sau đó để chảy tràn ra ngoài. Hệ thống thu gom tập trung nước mưa không chỉ làm giảm độ đục của nước mưa trước khi chảy ra môi trường mà còn hạn chế xói mòn, sạt lở bờ dốc trong khu mỏ.



- Khu vực bãi thải cần xây dựng hệ thống kênh chắn nước và thu nước sẽ phụ thuộc vào vị trí của từng đoạn kênh chảy qua, đặc điểm địa chất công trình và lượng mưa. Có thể đào kênh đơn thuần nếu độ dốc của sườn đồi <2% và xây kè bằng đá nếu độ dốc >2%, hoặc xây bằng đá hoặc bê tông ở những nơi độ dốc của sườn đồi >5% và những nơi có tốc độ dòng chảy lớn. Chiều rộng các kênh có thể giao động từ 0,5 đến 1 m, sâu từ 0,5 đến 1m.

Công đoạn tuyển khoáng

Để đảm bảo hồ thải quặng đuôi luôn luôn ở trạng thái ổn định và không bị tràn ra ngoài gây ảnh hưởng tới môi trường đất và nước xung quanh, định kỳ giám sát hoạt động của bãi để kịp xử lí các sự cố phát sinh.



  • Định kỳ quan trắc nước thải ở hồ thải quặng đuôi, đạt tiêu chuẩn thải, trước khi cho chảy vào hồ Cát Quế.

  • Xây dựng hệ thống mương thu gom, nắn dòng nước mưa chảy tràn tại bãi chứa quặng nguyên khai, nhằm tránh nước mưa chảy tràn xuống suối Dangna.

  • Thiết kế hệ thống giếng thu nước trong hồ đối với hồ thải quặng đuôi mới, kích thước tương đối của bãi thải được tính toán dựa trên khoảng cách từ miệng ống xả bùn tới giếng thu nước của bãi thải. Mục đích không để nước chảy tràn qua đập khi đầy nước hoặc vào mùa mưa và đảm bảo lượng bùn được lắng/giữ tại bãi thải là tối đa và đảm bảo an toàn cho đập thải. Công thức như sau:

Khoảng cách từ giếng thu nước đến miệng ống xả bùn phải đảm bảo theo công thức:

Lg ≥ 2 x Lo – b (m)

Trong đó:

+ Lo : Chiều dài để lắng toàn bộ hạt rắn trong bùn (m)



+ H : Chiều sâu dâng nước ở bãi thải.

+ W : Tốc độ lắng của hạt theo chiều thẳng đứng.

+ V1, V2: Tốc độ dòng chảy của bùn ở đầu ống xả và cuối bãi thải.

+ b : Chiều rộng vùng lắng.


  • Về an toàn hồ thải quặng đuôi, cần lưu ý đến các sự cố có thể xẩy ra như sự cố vỡ đập hồ thải quặng đuôi có thể do những trận mưa lớn kéo dài gây nên, sẽ ảnh hưởng đáng kể nếu đập thải quặng đuôi bị vỡ và hàng chục triệu m3 bùn thải tràn ra ngoài môi trường. Cụ thể một số biện pháp như sau:

  • Dự báo tình trạng đập bằng mô hình

Dựa trên các thông số về thiết kế đập thải và đặc tính của bùn thải quặng đuôi, có thể sử dụng các mô hình thủy động lực học để dự báo về tình trạng đập thải.

Mô hình thủy động lực học có nguồn gốc từ 2 phương trình vi phân của Barre Saint Venant vào năm 1871. Các công thức tính như sau:

Công thức tính bảo toàn khối lượng:


  1. (∂Q/∂X) + ∂(A + A0) / ∂t - q = 0

Công thức tính bảo toàn động lực:

  1. (∂Q/∂t) + { ∂(Q2/A)/∂X } + g A ((∂h/∂X ) + Sf + Sc ) = 0

Trong đó:

Q: Dòng thải;

A0: Diện tích dòng chảy hoạt động;

h: Độ cao của mặt nước;

q: Dòng chảy bên;

x: Khoảng cách dọc đường phân nước;

t: Thời gian;

Sf: Độ dốc;

Sc: Độ mở rộng của dốc;

G: Gia tốc trọng trường.



  • Kiểm tra TSF bao gồm:

  • Vị trí của hồ lắng, mực nước so với đỉnh.

  • Kiểm tra các thông số chính như độ ẩm, sự rò rỉ, xói mòn.

  • Hiện trạng của hệ thống phát hiện rò rỉ.

  • Hiện trạng của hệ thống đo dòng chảy tự động và báo động sự cố.

  • Hiện trạng của bơm và đường ống.

  • Tác động tới đa dạng sinh học đặc biệt là các loài sử dụng nước trong khu vực TSF.

  • Các lớp quặng đuôi thải mỏng để đảm bảo tốc độ bốc hơi tối đa và giảm đến mức tối thiểu sự rò rỉ.

  • Kế hoạch ứng phó khẩn cấp:

  • Nhận diện các điều kiện dẫn đến tình huống khẩn cấp (ví dụ như bão).

  • Mô tả các thủ tục đảm bảo an toàn trước các sự cố, bao gồm cảnh báo và sơ tán dân cư khu vực hạ lưu.

  • Xác định kế hoạch ứng phó để giảm thiểu tác động.

  • Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện hành động ứng phó khẩn cấp và kế hoạch ứng phó.

  • Xác định nhu cầu đào tạo ứng phó khẩn cấp cho các cán bộ chủ chốt.

  • Các tài liệu về vị trí xảy ra tình huống khẩn cấp và các yêu cầu trong bảo trì để có thể khắc phục.

4.4.3. Giải pháp bảo vệ môi trường đất


  • Đối với việc sử dụng đất

Khu vực khai thác chiếm dụng một diện tích đất khá lớn cho việc khai thác và chế biến quặng bauxit. Phần lớn diện tích đất là các đồi chè của dân địa phương và các đồi thông. Một phần nhỏ là diện tích đất canh tác và nhà ở. Vì vậy, khi sử dụng, khai thác đến phải thực hiện thật tốt công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển chỗ ở và xây dựng kinh tế mới.

Việc khai thác mỏ phải tiến hành song song với việc hoàn thổ đất trồng và đất canh tác. Công tác thải bỏ quặng đuôi và đất đá phải được kiểm soát chặt chẽ và theo những quy định nghiêm ngặt để tránh làm chai cằn và phong hoá đất, tránh để đất đá thải lẫn lộn với đất hoàn thổ.

Khoanh vùng khu đất của khu mỏ và quyển được địa phương cấp cho để tiện quản lý và chịu các trách nhiệm về pháp lí cũng như các vấn đề về môi trường và hoàn thổ sau khai thác. Để tránh xảy ra hiện tượng chai cằn và phong hoá đất, kết hợp trồng cây với công tác hoàn thổ các bãi sau khai thác.


  • Đối với chất lượng đất

Áp dụng các biện pháp sau nhằm hạn chế tối đa tác động của các hoạt động khai thác và chế biến quặng tới môi trường đất:

- Kiểm soát chặt chẽ việc thải bỏ các chất thải rắn, thải bỏ đúng nơi quy định, hạn chế phát sinh bụi trong diện rộng bằng hàng rào cây xanh xung quanh;

- Quản lý chặt chẽ dầu mỡ từ các thiết bị thi công để tránh nước mưa cuốn trôi ra khu vực xung quanh;

- Dẫn nước mưa chảy theo hướng nhất định vào hồ lắng không để chảy tràn lan làm ô nhiễm diện tích lớn;

- Tiến hành hoàn thổ phục hồi môi trường các khu vực đã khai thác xong và các hồ thải, bãi thải đã kết thúc đổ thải.

4.4.4. Giải pháp đối với cảnh quan, địa hình


Khi mỏ ngừng khai thác (đóng cửa mỏ) thì khả năng phục nguyên sinh thái khu vực sau khai thác là không thể thực hiện được hoặc nếu có thì cũng phải mất một thời gian rất dài. Biện pháp tốt nhất có thể áp dụng là trồng lại những loài cây phổ biến kết hợp với công tác hoàn thổ ngay sau khi khai thác xong một khu vực. Trong quá trình cải tạo phục hồi môi trường cần lưu ý những điểm sau:

  • Thiết kế địa mạo và tiến hành xây dựng:

Tạo dáng và cải tạo khu vực là một khía cạnh quan trọng của vấn đề CTPHMT. Khi lập kế hoạch và quản lý mỏ tốt sẽ giảm bớt khối lượng công việc tạo lại hình dáng cho khu vực. Địa mạo cuối cùng phải phù hợp về mặt thuỷ văn của khu vực xung quanh. Các sườn nghiêng của địa mạo cần phải ổn định và phải hài hoà với cảnh quan tự nhiên của khu vực xung quanh. Ví dụ, nếu độ dốc của các sườn nghiêng của địa mạo mới tương tự như độ dốc của các sườn nghiêng tự nhiên sẽ không gây ra sự khó chịu khi quan sát cảnh quan của toàn bộ khu vực. Khi thiết kế địa mạo mới cần phải cân nhắc các yếu tố sau đây:

-Tính ổn định;

-Tính thoát nước.

  • Kiểm soát mức độ xói mòn:

Kiểm soát mức độ xói mòn là một vấn đề quan trọng cả trong quá trình khai thác cũng như trong quá trình CTPHMT. Một trong những mục tiêu chủ yếu của CTPHMT là lập lại thảm thực vật nhằm làm cho khu vực ổn định, bền vững và có thể ngăn ngừa và kiểm soát được mức độ xói mòn. Trước khi thảm thực vật được tạo ra cần phải áp dụng các biện pháp chống xói mòn cho khu vực.

  • Lập lại thảm thực vật:

Khi muốn khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên không có nghĩa là lập lại thảm thực vật đúng nguyên bản ban đầu của nó. Thời gian tốt nhất để lập lại thảm thực vật được xác định bởi sự phân bố lượng mưa thực tế. Tất cả các công việc chuẩn bị phải được hoàn thành trước mùa nảy mầm và phát triển của các hạt, tức là có đủ lượng nước mưa và nhiệt độ thích hợp.

PHẦN 5. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ


5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu luận văn đánh giá hiện trạng môi trường khu vực khai thác và tuyển quặng bauxit tôi rút ra được một số kết luận như sau:



1. Hiện trạng hoạt động khai thác và tuyển quặng bauxit và các nguồn phát sinh chất thải:

- Công suất khai thác quặng nguyên khai: 3,3 triệu tấn/năm

- Công suất tuyển quặng tinh: 1,3 triệu tấn/năm

- Quặng đuôi thải từ nhà máy tuyển: 8,3 triệu tấn

- Đất đá thải quá trình khai thác: 560.000 m3

- Nước thải sinh hoạt của công nhân: 2.300 m3/năm



2. Hiện trạng môi trường khu vực khai thác, tuyển và khu vực xung quanh

- Hiện trạng môi trường không khí khu vực khai thác và tuyển quặng (khu vực sản xuất) đảm bảo vệ sinh môi trường lao động.

- Hiện trạng môi trường không khí xung quanh chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm và đảm bảo theo quy chuẩn hiện hành.

- Hiện trạng môi trường nước mặt đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất rắn. Các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường nước như nước mưa chảy tràn cuốn theo bùn, các chất rắn lơ lửng tại các khu vực bãi chứa quặng, khai trường làm đục nguồn nước mặt khu vực.

- Hiện trạng môi trường nước ngầm đã có dấu hiệu ô nhiễm coliform.

- Hiện trạng môi trường đất chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi kim loại nặng.

- Quá trình khai thác chiếm dụng đất lớn. Hàng năm làm mất đi 60-80 ha diện tích thảm thực vật và rừng. Gây xáo trộn địa hình, cảnh quan và lớp đất mặt.

- Sự cố môi trường tại hồ thải quặng đuôi như sụt lún, vỡ đập. Đây là một trong vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất.

- Những tác động tiêu cực này đều ở mức độ có thể giảm thiểu, khắc phục được nếu quan tâm đúng mức và thực hiện các giải pháp phù hợp. Hơn nữa, khu vực khai thác nằm giữa một vùng đồi ở cao nguyên, dân cư thưa thớt, không gian thoáng đãng, những nguồn phát sinh chất thải như­ độ ồn, khí thải ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại mỏ.

- Hồ thải quặng đuôi là một trong những nguồn thải có thể xảy ra sự cố, gây ô nhiễm đến chất lượng môi trường nước, đất của khu vực, nếu không được lưu giữ và quản lý tốt.



3. Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu như:

- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do bụi, tại các khu vực bãi thải, đường nội mỏ.

- Giải pháp ngăn ngừa, thu gom nước mưa chảy tràn nhằm giảm thiểu lượng nước cuốn trôi bùn cặn tại các bãi thải đất đá, bãi chứa quặng ra môi trường xung quanh.

- Giải pháp tính toán, dự báo sự cố, kiểm tra, quản lý đập hồ thải quặng đuôi, xây dựng giếng thu nước cho hồ thải quặng đuôi. Nhằm ngăn ngừa sự sô môi trường trong suốt thời gian hoạt động của mỏ.

- Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường, cảnh quan khu vực.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Tuân thủ mọi quy định về quản lý và quan trắc môi trường trong suốt thời kỳ khai thác mỏ và tuyển.

- Xây dựng hệ thống rãnh thu gom nước mưa chảy tràn tại các bãi chứa quặng, các khai trường mới nhằm giảm thiểu nước mưa chảy tràn cuốn theo bùn đất ra môi trường xung quanh.

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.

- Thường xuyên giám sát, quan trắc độ sụt lún, nứt đập hồ thải quặng đuôi.

- Thực hiện thường xuyên việc hoàn thổ và thực hiện phục hồi môi trường các khu vực khai trường kết thúc khai thác.



- Cần tiếp tục nghiên cứu cải tạo phục hồi môi trường tại các bải thải, hồ thải, khai trường bằng các loại cây có năng lượng và giá trị kinh tế cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

  1. Bộ Công thương (2007). Quy hoạch tham dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 đến 2015, có xét đến 2025. tr. 57-60.

  2. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học (2009). Vai trò của công nghiệp khai thác Bôxit-sản xuất alumin-nhôm đối với phát triển kinhtế -xã hội Tây Nguyên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường văn hoá khu vực.

  3. Công ty CP Tư vấn (2012). Đầu tư mỏ và công nghiệp Báo cáo ĐTM dự án khai thác mỏ Bauxit Nhân Cơ – tỉnh Đắk Nông.

  4. Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng (2006). Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng. tr. 32-34.

  5. Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng (2010). Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của dự án tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng. tr. 38-40.

  6. Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng (2011, 2012, 2013, 2104, 2015). Báo cáo quan trắc định kỳ.

  7. Đảng bộ huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng (2014). Báo cáo tổng kết năm 2014.

  8. KS.Đinh Văn Tôn (2015). Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu sự cố và ô nhiễm môi trường từ các hồ thải trong chế biến một số loại khoáng sản trên toàn quốc. tr. 81-83.

  9. PGS.TS.Hồ Sỹ Giao và TS.Mai Thế Toản (2010). Những điểm nóng môi trường trong hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam. Báo cáo tại Hội nghị KHKT Mỏ quốc tê, Hạ Long.

  10. TS.Nguyễn Thúy Lan (2010). Điều tra, thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của các nguồn thải trong khai thác và chế biến khoáng sản.
    tr. 52-54.

  11. TS.Nguyễn Thúy Lan (2011). Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng, khai thác, chế biến và sử dụng quặng Bauxit giai đoạn đến năm 2020 và có xét đến năm 2030. tr. 75-78.

  12. TS. Nguyễn Quốc Khánh (2009). Tài liệu Hội thảo khoa học về các dự án bôxit Tây Nguyên - Phục hồi môi trường sau khai thác quặng bauxit và chế biến alumin.

  13. Trạm khí tượng Bảo Lộc (2015). Số liệu thống kê về khí tượng thủy văn.

  14. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2015). Báo các hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015. tr. 82-89.

  15. Craig Walkemeyer. Alcoa(2009). Giải pháp và kinh nghiệm phục hồi khu vực mỏ đã khai thác và bảo tồn sinh thái trong khai thác bauxit và sản xuất alumin-Tài liệu Hội thảo khoa học về các dự án bôxit Tây Nguyên.

Tiếng Anh:

  1. Greg Power, Markus Grafe and Craig Klauber (2009). Review of current bauxite residue management, disposal and storage practices, engineering and science. CSIRO May.

  2. International Council on Metals and the Environmetnt and United Nations Environment Progammem (1998).

  3. Raw Materials Data. Copyright: Raw Materials Group (2009). Stockholm.

  4. Mineral Commodity Summaries (2014).

  5. http://baolam.lamdong.gov.vn/.

  6. www.infomine.com/.

  7. www.uranium.org/.





tải về 7.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương