HỌc viện nông nghiệp việt nam


HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG



tải về 7.51 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích7.51 Mb.
#36056
1   2   3   4   5   6   7

4.2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG

4.2.1. Hiện trạng hoạt động

4.2.1.1. Nhân lực, diện tích khu vực khai thác, nhà máy tuyển và các công trình phụ trợ


- Tổng số cán bộ công nhân viên làm việc hiện nay tại khu vực khai thác và tuyển quặng: 120 người.

- Hiện nay, diện tích đã khai thác trên khu vực mỏ tại thị trấn Lộc Thắng khoảng 160 ha (tính đến 11/2015).

- Diện tích khu nhà máy tuyển quặng là 50.000m2 (5 ha). Trong đó, gồm bãi chứa quặng nguyên khai, bãi chứa quặng tinh, hệ thống cô đặc bùn trong nước thải tuyển.

- Diện tích khu công nghiệp (văn phòng, nhà nghỉ ca, gara, bãi ôtô...) là: 3ha;

- Diện tích khu hồ thải quặng đuôi gồm 02 hồ, trong đó:



+Hồ số 5: 1,5ha có dung tích 1.986.000 m3. Hồ này đã đầy và đang dừng đổ thải (chờ khô để cải tạo phụ hồi môi trường).

+ Hồ số 6: 3,2 ha có dung tích 15.503.000 m3. Bắt đầu sử dụng tháng 3/2015.

- Diện tích khu hồ Cai Bảng, nước cấp cho nhà máy tuyển: 225ha, có dung tích 17.200.000 m3. Hiện nay, lưu lượng nước của hồ vẫn đảm bảo cung cấp cho nhà máy tuyển.

- Diện tích khu bãi thải đất đá: 13,98 ha. Hiện nay, diện tích chứa đất bóc/đất đá thải đã sử dụng là 1,2 ha.

4.2.1.2. Hiện trạng công suất khai thác, tuyển và nguyên vật liệu sử dụng


Hiện nay, công suất khai thác và tuyển đã đạt đến 90% theo công suất thiết kế. Hiện trạng công suất khai thác, tuyển và nguyên vật liệu như sau:

  • Công suất khai thác, tuyển quặng

Bảng 4.5. Tổng hợp công suất khai thác, tuyển theo từng năm

Đơn vị: triệu tấn/năm



TT

Hạng mục

2012

2013

2014

2015

Tổng cộng

1

Khai thác

1,2

1,3

2,5

3,3

8,3

2

Tuyển quặng tinh

0,48

0,52

1

1,3

3,3

Nguồn: Tổng hợp tại công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng.

  • Nguyên nhiên liệu chính

+ Nước sử dụng cho quá trình tuyển: Tổng lượng nước hiện nay đang sử dụng là 22,1 triệu m3/năm, tuần hoàn khoảng 60% và bổ sung mới là 40%, tương đương với 8.888.000m3/năm nước cấp mới.

+ Nước sinh cấp hoạt: 6.000 m3/năm, lấy tại giếng khoan khu vực xưởng tuyển. Nước chủ yếu phụ vụ vệ sinh cá nhân cho các công nhân làm việc tại nhà máy tuyển và khu vực khai thác.

+ Chất chợ lắng:41,6 tấn/năm (Polyacrylamide-PAM), xuất xứ Trung Quốc. PAM là chất keo tụ dạng polyme tan trong nước thường được sử dụng để trợ lắng làm trong nước cấp và nước thải...

+ Điện: 13,9 triệu KWh tấn quặng tinh/năm.

+ Thuốc nổ: 69,3 tấn/năm.

+ Dầu diezel: 1.868 tấn dầu diezel/năm.

4.2.1.3. Công nghệ khai thác và tuyển Bauxit


a. Quy trình công nghệ khai thác

Khai thác phần sườn núi: Sau khi phát quang bề mặt, đất mặt ở tầng thấp nhất sẽ được máy gạt, gạt trực tiếp xuống dưới chân núi, đất mặt của tầng trên được gạt trực tiếp xuống các block đã khai thác xong của tầng dưới. Sau khi gạt hết đất phủ sẽ làm tơi sơ bộ bằng khoan nổ mìn hoặc máy xới ở những vị trí có quặng kirat (theo thống kê của công ty, các khu vực quặng phải nổ mìn chiếm khoảng 10% tổng lượng quặng khai thác). Quặng được gạt từ phần cao của block khai thác xuống chân tầng để máy xúc lật xúc lên ô tô vận chuyển về nhà máy tuyển.



Hình 4.2. Sơ đồ quy trinh công nghệ khai thác bauxit -Cty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng

Khai thác phần đỉnh núi: Sau khi phát quang bề mặt, đất mặt sẽ được máy gạt gạt đến block đã khai thác xong làm bãi thải trong kết hợp với công tác hoàn thổ. Sau khi gạt hết đất phủ tiến hành công tác khoan nổ mìn ở những vị trí có quặng kirat, sau đó máy xúc thuỷ lực gầu ngược xúc trực tiếp từ gương xúc lên ô tô vận chuyển về nhà máy tuyển.

Quá trình hoạt động khai thác đã phát sinh ra chất thải rắn, khí thải, ồn, bui... tại các công đoạn (i) thu dọn thảm thực vật, (ii) gạt đất phủ, (iii) nổ mìn, (iv) Xúc bốc quặng, vận chuyển quặng. Dưới đây là sơ đồ công nghệ khai thác tại mỏ Lộc Thắng.

b. Quy trình công nghệ tuyển

Quặng nguyên khai được đổ vào sàng song có khe hở 200mm. Cấp hạt +200mm được đập cho lọt sàng. Quặng được phun rửa xuống sàng quay đánh tơi I có lỗ sàng 40mm. Cấp hạt –200+40mm được đập xuống -40mm, rồi nhập với sản phẩm -40mm lọt sàng quay I vào sàng quay đánh tơi II có lỗ sàng 10mm. Cấp hạt +10mm qua đánh tơi và rửa 2 lần được thu hồi thành sản phẩm. Cấp hạt –10mm lọt sàng quay II đưa vào phân cấp xoắn. Bùn tràn phân cấp xoắn được thải bỏ, cấp hạt +0,5-10mm của phân cấp xoắn được đưa vào sàng rung để thu hồi cấp –10+1mm làm sản phẩm, cấp hạt –1+0,5mm được thải bỏ, đây chính là quặng đuôi thải.



Quá trình tuyển rửa quặng bauxit Lộc Thắng cần dùng lượng nước lớn. Để sản xuất được 1 tấn alumin cần 2,5 tấn quặng tinh bauxit và để tuyển được 1 tấn quặng tinh bauxit cần 2,5 tấn quặng nguyên khai và 17 m3 nước/tấn quặng tinh bauxit. Tổng lượng nước cấp hiện nay cho nhà máy tuyển là 73.600 m3/ngày đêm. Nước thải sau khi được lắng tại bể cô đặc bùn được tuần hoàn lại và lắng trong ở hồ thải sẽ được sử dụng lại, lượng nước có thể tái sử dụng này là 44.000 m3/ngày đêm (chiếm 60% tổng lượng nước cấp cho nhà máy tuyển), như vậy lượng nước sạch cần bổ sung là 29.600 m3/ngày đêm. Lượng nước thải còn lại cùng với bùn loãng nằm trong bãi thải bùn, một phần bị bốc hơi, một phần rất nhỏ ngấm vào lòng đất không đáng kể, do đặc điểm địa chất của vùng đập thải quặng đuôi có nền đất sét.



Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ tuyển khoáng bauxit -Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng

4.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải và quản lý, xử lý môi trường của Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng

4.2.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải và lượng chất thải


a. Các nguồn phát sinh chất thải

Qua khảo sát về cộng nghệ khai thác và tuyển quặng bauxit và hiện trạng hoạt động khai thác và tuyển đã xác định được các nguồn phát sinh chất thải. Dưới đây là bảng tổng hợp các nguồn phát sinh chất thải.

Bảng 4.6. Bảng tổng hợp các nguồn phát sinh chất thải


Hoạt động

Nguồn phát sinh chất thải

Yếu tố tác động đến môi trường

Hoạt động khai thác quặng bauxit



- Hoạt động của các thiết bị máy móc khai thác.

- Chặt cây cối, bóc đất mặt, nổ mìn, san gạt, bốc xúc, vận chuyển



- Sinh ra tiếng ồn, bụi, rung, khí độc NOx, SOx, CO…

Nước mưa chảy tràn ở khu vực khai trường (vào mùa mưa)

Gây đục nguồn nước do cuốn theo bùn đất, chất rắn lơ lửng…

Nước thải sinh hoạt

Các chất hữu cơ, vi sinh...

Chất thải nguy hại

ác quy thải, mỡ thải, dầu thải….

Sảy ra sự cố trong quá trình khai thác

-Tai nạn lao động, sạt lở bãi thải, khai trường.

Hoạt động của nhà máy tuyển rửa quặng

Quá trình nhập quặng nhà máy tuyển; các thiết bị đập, nghiền, sàng...

- Gây ra bụi, khí thải của các máy ủi.

tiếng ồn, do quạt hút, quạt gió, máy nghiền, máy bơm...



- Tuyển rửa quặng

- quặng đuôi, các chất rắn, lỏng, ... Sự cố vỡ đập hồ thải quặng đuôi.

Nước thải sinh hoạt

Các chất hữu cơ, vi sinh... Tuy nhiên, tại khu vực khai thác và tuyển không bố trí nhà ở, nhà ăn, chỉ bố trí các nhà nghỉ giữa ca, tắm, nhà vệ sinh.

- Chất thải nguy hại

mỡ thải, dầu thải….

- Vệ sinh công nghiệp: nước rửa sàn, sân nhà máy tuyển.

Nước thải, bùn cặn, dầu mỡ...

Nguồn: Tổng hợp

b. Lượng chất thải

Dưới đây là bảng tổng hợp các nguồn chất thải đã thải ra tính đến tháng 11/2015.



Bảng 4.7. Tổng hợp lượng chất thải rắn, lỏng

TT

Nguồn phát sinh

Chất thải

Đơn vị

Lượng thải

1

Tuyển rửa quặng, quặng đuôi thải

Quặng đuôi+ nước thải ( đang lưu giữ tại hồ thải quặng đuôi)

Tấn

4.900.000

2

Bóc đất mặt/đất đá thải

Đất đá thải/ bóc (đang lưu giữ tại bãi thải)

m3

560.000

3

Tuyển+ khai thác: vệ sinh cá nhân của cán bộ công nhân

Nước thải sinh hoạt (thải ra hàng năm)

m3

2.300

4

Tuyển+ khai thác: sử chữa thay thế phụ tùng các thiết bị máy móc

Chất thải nguy hại (dầu mỡ thải, ác quy, lốp xe, rẻ lau...lưu giữ tai kho )

Tấn

3,5

5

Tuyển+ khai thác

Rác thải sinh hoạt (trong khu vực nhà máy tuyển và khai thác mỏ không có nhà bếp) do đó rác thải sinh hoạt không đáng kể.

-

-

Nguồn: Tổng hợp tại công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng (2015)

4.2.2.2. Công tác quản lý môi trường và các công trình, biện pháp xử lý
môi trường


a. Công tác quản lý môi trường

Công tác quản lý môi trường đang được thực hiện tại khu vực khai thác và nhà máy tuyển như sau:

- Công ty thành lập một phòng An toàn và Môi trường, trong đó gồm 1 trưởng phòng, 02 phó phòng và 5 nhân viên, để thực hiện công tác quản lý và an toàn của khu vực khai thác và nhà máy tuyển.

- Hàng năm, Công ty thực hiện định kỳ quan trắc, giám sát môi trường tại các khu vực khai thác và nhà máy tuyển theo báo cáo ĐTM (4 lần/năm).

- Đăng ký sổ chủ nguồn thải đồi với chất thải nguy hại.

- Ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Đô Thị Thành Phố Đà Lạt.

- Đã có giấy phép khai thác nước ngầm và nước mặt, giấy phép xả thải và nguồn nước phục vụ cho nhà máy tuyển quặng bauxit.

b. Các công trình, biện pháp xử lý môi trường

1) Công ty sử dụng 3 xe tưới nước chuyên dụng, thực hiện tưới nước khi có bụi tại các tuyến đường đổ thải và vận chuyển quặng nguyên khai. Biện pháp này đã giảm thiểu đáng kể bụi bay lên từ mặt đường.

2) Hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại: dầu mỡ, ác quy, rẻ lau dính dầu... Hệ thống này đảm bảo theo đúng quy định hiện hành như: có mái che, tường rào, hệ thống rãnh, hố thu gom khi gặp sự cố, biển cảnh báo...

3) Hệ thống tường rào bao quanh khu vực bãi chứa quặng tinh khu vực nhà máy tuyển. Ngăn ngừa đáng kể lượng nước mưa chảy tràn vào bãi chứa quặng tinh.

4) Bãi thải chứa đất bóc và đất đá thải. Bãi thải chưa có các rãnh ngẵn nước mưa chảy tràn và đập ngăn nước hoặc hố lắng chảy ra từ bãi thải vào mùa mưa. Chưa trồng cây xung quanh khu vực bãi thải. Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.

5) Hệ thống bể cô đặc bùn trong nước thải tuyển (sử dụng chất trợ lắng -PAM). Hệ thống bể này rất ưu việt trong quá trình lắng nhanh các chất rắn lơ lửng, nhằm giảm thiểu chất rắn lơ lửng trong nước thải để có thể tuần hoàn, tái sử dụng ngay cho quá trình tuyển.

6) Hiện nay, tổng diện tích đã khai thác là 160 ha, trong đó đã thực hiện hoàn thổ được 82 ha. Quy trình hoàn thổ, phủ đất màu lên, có độ dày khoảng 30-40cm vào khu vực kết thúc khai thác, sau đó tiến hành đào hố trồng hai loại cây chính là cây keo lá tràm và thông, mật độ cây 1660 cây/ha.

7) Hệ thống thu gom xử lý nước thải vệ sinh công nghiệp được dẫn vào hố lắng 3 ngăn sau đó tự chảy vào hệ thống bể lắng nước thải tuyển để tái sử dụng cho công tác tuyển rửa quặng.

8) Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn.



9) Hồ thải quặng đuôi: Mục đích hồ này chứa bùn thải (quặng đuôi) từ nhà máy tuyển quặng sau khi được cô đặc đến khoảng 23% chất rắn sẽ bơm vào hồ thải quặng đuôi để lưu giữ, một phần lượng nước trong hồ sẽ được tuần hoàn về nhà máy tuyển tái sử dụng. Khi kết thúc đổ thải, nước trong hồ sẽ được tháo ra, để tự khô, sau dó sẽ tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường.

Dưới đây là sơ đồ quy trình thải quặng đuôi tại công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng:


Nước thải (bùn cặn và nước) từ công đoạn tuyển được thải vào bể cô đặc. Tại bể cô đặc sử dụng chất trợ lắng mục đích làm lắng nhanh giảm hàm lượng bùn cặn trong nước thải, để nước thải có thể tuần hoàn ngay sử dụng cho tuyển (tuần hoàn khoảng 60% nước thải). Một lượng nước còn lại và bùn cặn được bơm về hồ thải quặng đuôi tiếp tục để lắng sau đó sẽ bơm phần nước trong về xưởng tuyển. Lượng bùn còn lại được lưu giữ đến khi kết thúc đổ thải sẽ được tháo khô và CTPHMT.



Hình 4.4. Sơ đồ quy trình thải quặng đuôi

Theo nguồn tin của các bộ công ty, năm 2014, hồ thải quặng đuôi của công ty trước đó đã sả ra sự cố vỡ đập. Sự cố sạt lở đê phụ hồ số 5 của Công ty TNHHMTV Nhôm Lâm Đồng. Ngày 08 tháng 10 năm 2014, đê phụ của TSF (hồ thải quặng đuôi) số 5 bị sạt lở, khu vực sạt lở có chiều dài khoảng 5 m, chiều cao khoảng 1 m. Lượng nước có lẫn bùn chảy từ Hồ thải đuôi quặng qua đoạn đê phụ bị sạt lở ra ngoài khoảng 9.000 m3. Lượng bùn, nước trên chảy xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Nhà máy tuyển và chảy xuống hồ Cai Bảng (hồ Cai Bảng do Tập đoàn TKV xây dựng và quản lý nằm trong Tổ hợp Bôxít – Nhôm Lâm Đồng, chủ yếu để cấp nước cho Nhà máy tuyển và Nhà máy alumin Tân Rai của Tổ hợp và kết hợp tưới tiêu phục vụ nông nghiệp trong khu vực).



Nguyên nhân

  • Trong thời gian thi công đắp đê phụ trên mặt đập chính thời tiết mưa liên tục, kéo dài, do đó, tuyến kênh dẫn nước trong phía sườn hồ bị sạt lở ở một số vị trí làm giảm khả năng tiêu thoát nước từ hồ ra ngoài, dẫn đến nước trong lòng hồ bị ứ lại và dâng lên.

  • Khi mực nước hồ dâng lên, làm gia tăng áp lực lên tuyến đê phụ, trong khi bản thân tuyến đê phụ đang trong quá trình thi công, chưa được lu nèn chặt nên bị suy yếu dẫn đến sạt lở đoạn yếu nhất của phần ngọn đê phụ có chiều dài 5,0m.

  • Việc xây dựng phương án thi công tuyến đê phụ chưa lường hết được sự ảnh hưởng của thời tiết, dẫn đến việc thi công không liên tục, không tạo được tuyến đê phụ đủ vững chắc theo phương án.

  • Khi tuyến mương dẫn nước trong ở sườn hồ bị sạt lở, Công ty chưa có biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn gây ra ứ nước trong hồ, mực nước dâng lên làm phá đê phụ dẫn đến sự cố.


tải về 7.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương